• Không có kết quả nào được tìm thấy

Thuốc chống thấp khớp tác dụng chậm

CÁC CHUYÊN LUẬN THUỐC

Mục 2: Thuốc giảm đau, hạ sốt, chống viêm

2.4 Thuốc chống thấp khớp tác dụng chậm

90 2.3.2 Thuốc dùng trong gút mạn PROBENECID

Tên chung quốc tế: Probenecid.

Dạng thuốc và hàm lượng: Viên nén 500 mg.

Chỉ định: Tăng acid uric huyết mạn tính. Tăng acid uric huyết thứ phát do các nguyên nhân khác. Hỗ trợ liệu pháp kháng sinh để tăng và kéo dài nồng độ thuốc trong huyết tương. Dự phòng nhiễm độc thận do cidofovir.

Chống chỉ định: Dị ứng với probenecid. Rối loạn chức năng đông máu.

Sỏi thận, đặc biệt là sỏi urat. Sử dụng cùng aspirin hay các dẫn chất salicylat. Cơn gút cấp. Rối loạn chuyển hóa porphyrin cấp. Trẻ em dưới 2 tuổi. Suy thận có hệ số thanh thải creatinin < 30 ml/phút (Phụ lục 4). Tăng acid uric huyết thứ phát do các bệnh máu ác tính.

Thận trọng: Bệnh nhân có tiền sử loét tiêu hóa. Không nên phối hợp với các kháng sinh nhóm penicilin cho bệnh nhân suy thận. Mang thai và cho con bú. Tương tác thuốc (Phụ lục 1).

Liều dùng

Cách dùng: Uống trong bữa ăn. Trong thời gian điều trị nên bù đủ lượng dịch (2 - 3 lít/ngày) và duy trì pH nước tiểu kiềm. Đối với trẻ < 6 tuổi, cần nghiền viên nén chứa probenecid sau đó trộn lẫn với sữa chua hoặc các dung dịch lỏng có đường.

Liều dùng

Người lớn: Tăng acid uric máu trong bệnh gút: Dùng liều thấp để giảm khả năng gây một đợt cấp. Uống 250 mg, 2 lần/ngày trong tuần đầu, tăng lên 500 mg, 2 lần/ngày, tăng dần liều thêm 500 mg nếu cần, sau mỗi 4 tuần đến khi đạt liều tối đa 2 g/ngày. Phối hợp với liệu pháp kháng sinh họ beta-lactam: Liều thường dùng của probenecid là 500 mg/lần, 4 lần/

ngày. Giảm liều ở người cao tuổi có suy thận. Liều lượng tùy thuộc vi khuẩn gây bệnh. Dự phòng độc tính trên thận gây ra bởi cidofovir:

Uống 2 g probenecid 3 giờ trước khi truyền cidofovir và lặp lại liều 1 g probenecid 2 giờ và 8 giờ sau khi kết thúc truyền cidofovir (tổng liều probenecid là 4 g).

Trẻ em: Phối hợp với liệu pháp kháng sinh họ beta-lactam: Trẻ 2 - 14 tuổi:

Khởi đầu 25 mg/kg/ngày, chia làm 4 lần, sau đó tăng lên 40 mg/kg/ngày, chia làm 4 lần.

Tác dụng không mong muốn

Thường gặp: Đau đầu, chán ăn, buồn nôn, nôn, đau lợi, cảm giác chóng mặt, tiểu tiện nhiều lần.

Hiếm gặp: Phản ứng phản vệ kèm theo sốt, viêm da, ngứa, mày đay, ban da, rất hiếm khi gặp sốc phản vệ hoặc hội chứng Stevens-Johnson. Hoại tử gan, hội chứng thận hư, thiếu máu bất sản, thiếu máu tan máu ở bệnh nhân thiếu hụt G6PD.

91

92 2.4 Thuốc chống thấp khớp tác dụng chậm

các biểu hiện ngoài khớp như viêm mạch. Các thuốc ức chế miễn dịch được dùng trong viêm khớp vảy nến. Các phản ứng phụ gồm có rối loạn máu, rụng tóc, buồn nôn, nôn.

Penicilamin không phải là thuốc hàng đầu và sử dụng bị hạn chế vì nhiều tác dụng phụ gồm có rối loạn máu (ức chế tủy xương), protein niệu và phát ban.

Corticosteroid (Mục 18.1) chống viêm mạnh nhưng còn nhiều ý kiến bàn cãi về điều trị đối với viêm khớp dạng thấp. Lợi ích của thuốc bị hạn chế do nhiều tác dụng phụ và phải được các thầy thuốc chuyên khoa chỉ định. Thường thuốc được chỉ định trong các đợt tiến triển kết hợp điều trị bằng các thuốc chống thấp khớp và cho người bệnh có các biểu hiện ở ngoài khớp như viêm mạch. Corticosteroid cũng được dùng để khống chế bệnh trong liệu pháp ban đầu bằng DMARD. Corticosteroid làm mất chất xương có liên quan đến liều dùng: Bắt đầu dùng liều thấp trong 2 năm đầu viêm khớp dạng thấp vừa đến nặng có thể làm tăng tốc độ phá hủy xương.

Phải dùng liều thấp nhất có hiệu quả, như prednisolon uống 7,5 mg mỗi ngày, liều phải giảm dần để tránh tác dụng phụ có thể có do dùng kéo dài.

Cần dùng liều tương đối cao một loại corticoid cùng với một thuốc trong nhóm DMARDs để khống chế bệnh.

Glucosamin sulfat được coi như là thuốc bảo vệ sụn làm ngừng biến đổi cấu trúc trong thoái hóa xương khớp, ít gây tai biến nhưng phải dùng lâu dài.

CICLOSPORIN

(Cyclosporin; cyclosporin A)

Thuốc do thầy thuốc chuyên khoa chỉ định.

Tên chung quốc tế: Ciclosporin.

Dạng thuốc và hàm lượng: Nang chứa chất lỏng: 25 mg; 50 mg;

100 mg. Nang chứa chất lỏng để làm nhũ tương: 25 mg; 100 mg. Dung dịch:

100 mg/ml. Dung dịch dạng nhũ tương: 25 mg. Ống tiêm 1 ml, 5 ml dung dịch 50 mg/ml để pha truyền tĩnh mạch.

Chỉ định: Phòng sự thải loại mảnh ghép: Thận, gan, tim, phổi và tụy; sau khi ghép tủy xương; dự phòng phản ứng mảnh ghép chống người nhận (Mục 8.1). Điều trị viêm khớp dạng thấp tiến triển nặng khi đáp ứng kém với methotrexat. Bệnh vảy nến mảng lan rộng gây tàn tật khó chữa trị, hội chứng thận hư do bệnh ở tiểu cầu thận.

Chống chỉ định: Quá mẫn với ciclosporin. Viêm khớp dạng thấp, bệnh vảy nến có giảm chức năng thận. Tăng huyết áp không được kiểm soát, hoặc các bệnh ác tính.

92 2.4 Thuốc chống thấp khớp tác dụng chậm

các biểu hiện ngoài khớp như viêm mạch. Các thuốc ức chế miễn dịch được dùng trong viêm khớp vảy nến. Các phản ứng phụ gồm có rối loạn máu, rụng tóc, buồn nôn, nôn.

Penicilamin không phải là thuốc hàng đầu và sử dụng bị hạn chế vì nhiều tác dụng phụ gồm có rối loạn máu (ức chế tủy xương), protein niệu và phát ban.

Corticosteroid (Mục 18.1) chống viêm mạnh nhưng còn nhiều ý kiến bàn cãi về điều trị đối với viêm khớp dạng thấp. Lợi ích của thuốc bị hạn chế do nhiều tác dụng phụ và phải được các thầy thuốc chuyên khoa chỉ định. Thường thuốc được chỉ định trong các đợt tiến triển kết hợp điều trị bằng các thuốc chống thấp khớp và cho người bệnh có các biểu hiện ở ngoài khớp như viêm mạch. Corticosteroid cũng được dùng để khống chế bệnh trong liệu pháp ban đầu bằng DMARD. Corticosteroid làm mất chất xương có liên quan đến liều dùng: Bắt đầu dùng liều thấp trong 2 năm đầu viêm khớp dạng thấp vừa đến nặng có thể làm tăng tốc độ phá hủy xương.

Phải dùng liều thấp nhất có hiệu quả, như prednisolon uống 7,5 mg mỗi ngày, liều phải giảm dần để tránh tác dụng phụ có thể có do dùng kéo dài.

Cần dùng liều tương đối cao một loại corticoid cùng với một thuốc trong nhóm DMARDs để khống chế bệnh.

Glucosamin sulfat được coi như là thuốc bảo vệ sụn làm ngừng biến đổi cấu trúc trong thoái hóa xương khớp, ít gây tai biến nhưng phải dùng lâu dài.

CICLOSPORIN

(Cyclosporin; cyclosporin A)

Thuốc do thầy thuốc chuyên khoa chỉ định.

Tên chung quốc tế: Ciclosporin.

Dạng thuốc và hàm lượng: Nang chứa chất lỏng: 25 mg; 50 mg;

100 mg. Nang chứa chất lỏng để làm nhũ tương: 25 mg; 100 mg. Dung dịch:

100 mg/ml. Dung dịch dạng nhũ tương: 25 mg. Ống tiêm 1 ml, 5 ml dung dịch 50 mg/ml để pha truyền tĩnh mạch.

Chỉ định: Phòng sự thải loại mảnh ghép: Thận, gan, tim, phổi và tụy; sau khi ghép tủy xương; dự phòng phản ứng mảnh ghép chống người nhận (Mục 8.1). Điều trị viêm khớp dạng thấp tiến triển nặng khi đáp ứng kém với methotrexat. Bệnh vảy nến mảng lan rộng gây tàn tật khó chữa trị, hội chứng thận hư do bệnh ở tiểu cầu thận.

Chống chỉ định: Quá mẫn với ciclosporin. Viêm khớp dạng thấp, bệnh vảy nến có giảm chức năng thận. Tăng huyết áp không được kiểm soát, hoặc các bệnh ác tính.

93 2.4 Thuốc chống thấp khớp tác dụng chậm Thận trọng: Xem Mục 8.1. Chỉ dùng ciclosporin dưới sự giám sát của thầy thuốc có kinh nghiệm về liệu pháp giảm miễn dịch. Giai đoạn đầu điều trị hoặc khi có thay đổi lớn trong liệu pháp ciclosporin phải được thực hiện trong bệnh viện có trang bị phương tiện xét nghiệm và hồi sức đầy đủ. Không nên dùng ciclosporin đồng thời với những thuốc giảm miễn dịch khác vì tăng nguy cơ nhiễm khuẩn và nguy cơ u lympho. Vì nguy cơ phản vệ, chỉ truyền tĩnh mạch khi người bệnh không dung nạp đường uống. Khi truyền tĩnh mạch ciclosporin, phải sẵn sàng trợ giúp hô hấp, các biện pháp hồi sức khác và các thuốc để điều trị phản vệ. Việc theo dõi nồng độ ciclosporin trong máu hoặc huyết tương đặc biệt quan trọng ở những người được ghép gan đồng loại, vì sự hấp thu thuốc ở những người này có thể thất thường. Mang thai (Phụ lục 2), cho con bú (Phụ lục 3), suy thận (Phụ lục 4), suy gan (Phụ lục 5). Tương tác thuốc (Phụ lục 1).

Liều dùng

Cách dùng: Xác định liều ciclosporin cho từng cá thể; theo dõi nồng độ ciclosporin trong máu hoặc huyết tương để xác định liều. Dạng thông thường và dạng nhũ tương không tương đương về sinh học và không được dùng thay đổi cho nhau mà không có sự giám sát của thầy thuốc. Phải dùng dạng ciclosporin uống theo một thời biểu ổn định về thời gian trong ngày và sự liên quan với các bữa ăn. Dịch thuốc có thể hòa với sữa hoặc dịch quả (không dùng nước ép bưởi) ngay trước khi uống để cho dễ uống.

Liều lượng: Viêm khớp dạng thấp: Liều uống bắt đầu là 2,5 mg/kg mỗi ngày, chia 2 lần, trong thời gian 6 hoặc 8 tuần. Nếu đáp ứng lâm sàng không đủ thì có thể tăng dần lên tới tối đa là 4 mg/ngày. Nếu sau 3 - 4 tháng mà không có đáp ứng thì phải ngừng điều trị.

Ghép cơ quan: Xem Mục 8.1.

Tác dụng không mong muốn: Xem Mục 8.1.

CLOROQUIN

Thuốc do thầy thuốc chuyên khoa chỉ định.

Tên chung quốc tế: Chloroquine.

Dạng thuốc và hàm lượng: 100 mg cloroquin base tương ứng 161 mg cloroquin phosphat, tương ứng 136 mg cloroquin sulfat. Viên nén 100 mg, 150 mg và 250 mg cloroquin base. Thuốc tiêm cloroquin hydroclorid chứa khoảng 47,5 mg đến 52,5 mg cloroquin dihydroclorid/ml. Thuốc tiêm cloroquin sulfat; thuốc tiêm cloroquin phosphat.

Chỉ định: Phòng ngừa hoặc điều trị sốt rét cấp tính do P. malariae, P.

vivax, P. ovale và P. falcifarum nhạy cảm với thuốc (Mục 6.6.4). Diệt amíp ngoài ruột. Viêm đa khớp dạng thấp, lupus ban đỏ, phản ứng dị ứng với ánh sáng.

94 2.4 Thuốc chống thấp khớp tác dụng chậm

Chống chỉ định: Quá mẫn với các hợp chất 4-aminoquinolin. Có các thay đổi về thị lực, võng mạc gây ra bởi 4-aminoquinolin hoặc bất kỳ nguyên nhân khác.

Thận trọng: Cần khám mắt trước khi dùng thuốc dài ngày và theo dõi mỗi 6 tháng trong suốt quá trình điều trị. Chú ý những người có bệnh về gan, thận (Phụ lục 4 và 5), hoặc có những vấn đề về chuyển hóa porphyrin, bệnh vẩy nến, tiền sử động kinh, người mang thai, cho con bú (Phụ lục 2 và 3). Những người bệnh thiếu hụt enzym G6PD cần theo dõi hiện tượng thiếu máu do tăng quá trình phá hủy hồng cầu trong thời gian dùng cloroquin. Thận trọng ở người nghiện rượu vì thuốc có khả năng tích lũy ở gan. Nếu thấy có rối loạn máu nặng trong khi đang điều trị thì ngừng thuốc ngay. Nếu người bệnh dùng thuốc trong một thời gian dài, cần có các xét nghiệm đều đặn về công thức máu. Tương tác thuốc (Phụ lục 1).

Liều dùng

Cách dùng: Liều lượng của cloroquin thông thường được tính bằng cloroquin base. Uống thuốc trong bữa ăn làm tăng tác dụng sinh học.

Viêm khớp dạng thấp: Uống 150 mg/ngày (liều tối đa 2,5 mg/kg/ngày).

Dùng khoảng 6 tháng, trong những trường hợp đặc biệt có thể dùng 10 tháng/năm.

Tác dụng không mong muốn: Khi sử dụng liều cao và kéo dài, cloroquin có ảnh hưởng lên thị lực của người bệnh cần ngừng thuốc, đặc biệt khi soi đáy mắt có viêm hắc tố võng mạc. Rối loạn tiêu hóa, nhức đầu, phản ứng da (phát ban, ngứa); rối loạn điện tâm đồ, co giật, thay đổi thị giác, tổn thương võng mạc, bệnh giác mạc, độc tính cho tai, tóc bạc màu, rụng tóc, da và niêm mạc mất màu; hiếm có rối loạn máu (giảm tiểu cầu, giảm bạch cầu hạt, thiếu máu bất sản); thay đổi tâm thần (rối loạn cảm xúc, bệnh tâm thần); bệnh cơ (bao gồm bệnh cơ tim); bệnh mụn mủ ngoại ban toàn thân cấp, viêm da, hồng ban đa dạng (hội chứng Stevens-Johnson) và tổn thương gan. Loạn nhịp tim, co giật khi quá liều.

METHOTREXAT

Thuốc do thầy thuốc chuyên khoa chỉ định.

Tên chung quốc tế: Methotrexate.

Dạng thuốc và hàm lượng: Viên nén 2,5 mg; 5,0 mg; 7,5 mg; 10 mg và 15 mg. Thuốc tiêm: 25 mg/ml. Lọ 2 ml; 4 ml; 8 ml; 10 ml, 40 ml. Bột đông khô pha tiêm: Lọ 20 mg, 50 mg và 1 g. Dung dịch tiêm truyền 25 mg/ml. Dung dịch tiêm truyền đậm đặc 100 mg/ml.

Chỉ định: Bệnh ung thư (Mục 8.2.1.3). Bệnh vảy nến. Viêm khớp vảy nến, viêm khớp dạng thấp, u sùi dạng nấm.

94 2.4 Thuốc chống thấp khớp tác dụng chậm

Chống chỉ định: Quá mẫn với các hợp chất 4-aminoquinolin. Có các thay đổi về thị lực, võng mạc gây ra bởi 4-aminoquinolin hoặc bất kỳ nguyên nhân khác.

Thận trọng: Cần khám mắt trước khi dùng thuốc dài ngày và theo dõi mỗi 6 tháng trong suốt quá trình điều trị. Chú ý những người có bệnh về gan, thận (Phụ lục 4 và 5), hoặc có những vấn đề về chuyển hóa porphyrin, bệnh vẩy nến, tiền sử động kinh, người mang thai, cho con bú (Phụ lục 2 và 3). Những người bệnh thiếu hụt enzym G6PD cần theo dõi hiện tượng thiếu máu do tăng quá trình phá hủy hồng cầu trong thời gian dùng cloroquin. Thận trọng ở người nghiện rượu vì thuốc có khả năng tích lũy ở gan. Nếu thấy có rối loạn máu nặng trong khi đang điều trị thì ngừng thuốc ngay. Nếu người bệnh dùng thuốc trong một thời gian dài, cần có các xét nghiệm đều đặn về công thức máu. Tương tác thuốc (Phụ lục 1).

Liều dùng

Cách dùng: Liều lượng của cloroquin thông thường được tính bằng cloroquin base. Uống thuốc trong bữa ăn làm tăng tác dụng sinh học.

Viêm khớp dạng thấp: Uống 150 mg/ngày (liều tối đa 2,5 mg/kg/ngày).

Dùng khoảng 6 tháng, trong những trường hợp đặc biệt có thể dùng 10 tháng/năm.

Tác dụng không mong muốn: Khi sử dụng liều cao và kéo dài, cloroquin có ảnh hưởng lên thị lực của người bệnh cần ngừng thuốc, đặc biệt khi soi đáy mắt có viêm hắc tố võng mạc. Rối loạn tiêu hóa, nhức đầu, phản ứng da (phát ban, ngứa); rối loạn điện tâm đồ, co giật, thay đổi thị giác, tổn thương võng mạc, bệnh giác mạc, độc tính cho tai, tóc bạc màu, rụng tóc, da và niêm mạc mất màu; hiếm có rối loạn máu (giảm tiểu cầu, giảm bạch cầu hạt, thiếu máu bất sản); thay đổi tâm thần (rối loạn cảm xúc, bệnh tâm thần); bệnh cơ (bao gồm bệnh cơ tim); bệnh mụn mủ ngoại ban toàn thân cấp, viêm da, hồng ban đa dạng (hội chứng Stevens-Johnson) và tổn thương gan. Loạn nhịp tim, co giật khi quá liều.

METHOTREXAT

Thuốc do thầy thuốc chuyên khoa chỉ định.

Tên chung quốc tế: Methotrexate.

Dạng thuốc và hàm lượng: Viên nén 2,5 mg; 5,0 mg; 7,5 mg; 10 mg và 15 mg. Thuốc tiêm: 25 mg/ml. Lọ 2 ml; 4 ml; 8 ml; 10 ml, 40 ml. Bột đông khô pha tiêm: Lọ 20 mg, 50 mg và 1 g. Dung dịch tiêm truyền 25 mg/ml. Dung dịch tiêm truyền đậm đặc 100 mg/ml.

Chỉ định: Bệnh ung thư (Mục 8.2.1.3). Bệnh vảy nến. Viêm khớp vảy nến, viêm khớp dạng thấp, u sùi dạng nấm.

95 2.4 Thuốc chống thấp khớp tác dụng chậm Chống chỉ định: Nhạy cảm với methotrexat hoặc bất cứ thành phần nào của thuốc. Người suy dinh dưỡng, suy gan nặng (Phụ lục 5), suy thận nặng, suy giảm miễn dịch, rối loạn tạo máu. Mang thai và cho con bú (Phụ lục 2 và 3).

Thận trọng: Với người bệnh suy tủy, suy gan hoặc suy thận (Phụ lục 4), nghiện rượu, hoặc người có bệnh loét đường tiêu hóa, người cao tuổi hoặc trẻ nhỏ. Theo dõi kỹ các triệu chứng ở phổi như ho khan, khó thở; các dấu hiệu nhiễm khuẩn. Khi bạch cầu giảm trong máu, cần tạm thời ngừng methotrexat. Tương tác thuốc (Phụ lục 1).

Liều dùng

Viêm khớp dạng thấp: Uống hoặc tiêm dưới da, tiêm bắp, tiêm tĩnh mạch 7,5 mg mỗi tuần 1 lần, hoặc uống 3 liều, mỗi liều 2,5 mg, cách nhau 12 giờ, tối đa 20 mg/tuần. Thuốc có thể uống liều 1 lần/tuần. Phác đồ điều trị hàng tuần ít độc cho gan hơn là điều trị hàng ngày. Trẻ em: Viêm khớp dạng thấp cho trẻ vị thành niên, bắt đầu liều 10 mg/m2 mỗi tuần 1 lần. Viêm khớp tự phát ở trẻ vị thành niên, viêm da trẻ em, viêm mạch, viêm màng bồ đào, xơ cứng bì từng vùng, lupus ban đỏ hệ thống: 10 - 15 mg/m2 mỗi tuần 1 lần, tối đa 25 mg/m2 mỗi tuần 1 lần.

Người cao tuổi: Giảm liều nếu cần.

Bệnh nhân suy gan mức nhẹ và vừa: Giảm liều, theo dõi bằng xét nghiệm sinh hóa và sinh thiết gan. Bilirubin từ 3,1 đến 5 mg/dl hoặc transaminase tăng 3 lần: Dùng 75% liều bình thường. Không dùng cho người có nồng độ bilirubin cao hơn 5 mg/100 ml (85,5 micromol/lít).

Bệnh nhân suy thận: Chỉnh liều theo hệ số thanh thải creatinin:

Clcr > 50 ml/phút: 100% liều bình thường, Clcr 20 - 50 ml/phút: 50% liều dùng bình thường.

Tác dụng không mong muốn: Thay đổi theo đường dùng và liều dùng.

Với liều dùng trong hóa trị liệu thì thường gặp các độc tính trên gan, đường hô hấp. Các phản ứng này ít gặp hơn khi dùng liều điều trị bệnh khớp. Thường gặp: Chóng mặt, sốt, bệnh não, động kinh, loét miệng, buồn nôn, tiêu chảy, tăng enzym gan. Rối loạn máu, nhiễm độc phổi; suy thận, phản ứng da, rụng tóc, đau khớp, đau cơ, đái tháo đường...

Quá liều và xử trí: Biểu hiện: Loét niêm mạc miệng, ức chế tủy xương là dấu hiệu sớm. Xử trí: Dùng calci folinat càng sớm càng tốt, dùng chậm sau 1 giờ ít có tác dụng. Liều calci folinat thường bằng hoặc cao hơn liều methotrexat đã dùng. Khi dùng methotrexat liều cao hoặc quá liều, có thể dùng calci folinat truyền tĩnh mạch tới liều 75 mg trong 12 giờ.

Sau đó dùng với liều 12 mg tiêm bắp, 4 liều, cứ 6 giờ một liều. Nếu tiêm methotrexat vào ống tủy sống quá liều thì cần dùng liệu pháp hỗ trợ toàn thân: Liều cao calci folinat, kiềm hóa nước tiểu, dẫn lưu dịch não tủy nhanh, truyền dịch não thất tủy sống.

96 2.4 Thuốc chống thấp khớp tác dụng chậm PENICILAMIN

Thuốc do thầy thuốc chuyên khoa chỉ định.

Tên chung quốc tế: Penicillamine.

Dạng thuốc và hàm lượng: Viên nén, viên nang: 125 mg, 250 mg.

Chỉ định: Bệnh viêm khớp dạng thấp mà người bệnh giảm đáp ứng với thuốc điều trị thông thường, nhưng không có giá trị trong điều trị viêm cột sống dính khớp. Bệnh Wilson (xơ gan do ứ đọng đồng). Viêm gan mạn tính tiến triển. Cystin niệu. Điều trị nhiễm độc kim loại nặng (đồng, thủy ngân, chì).

Chống chỉ định: Phụ nữ mang thai. Người bệnh có tiền sử suy tủy, giảm bạch cầu hạt, thiếu máu không tái tạo, giảm tiểu cầu nặng. Dị ứng penicilamin, penicilin và các cephalosporin vì có thể có phản ứng chéo giữa các beta-lactam và D-penicilamin. Lupus ban đỏ hệ thống.

Thận trọng: Người bệnh suy thận, nếu cần phải điều chỉnh liều (Phụ lục 4).

Công thức máu và xét nghiệm phân tích nước tiểu phải làm hàng tuần trong hai tháng đầu điều trị và sau mỗi lần thay đổi liều lượng. Nên uống bổ sung 25 mg pyridoxin mỗi ngày cho những người bệnh điều trị dài hạn với penicilamin vì thuốc này làm tăng nhu cầu về vitamin B6. Penicilamin làm chậm lành vết thương, vì vậy nên giảm liều penicilamin trong 6 tuần trước khi phẫu thuật và trong thời kỳ sau mổ cho tới khi lành vết thương. Mang thai (Phụ lục 2), cho con bú (Phụ lục 3). Tương tác thuốc (Phụ lục 1).

Liều dùng

Cách dùng: Penicilamin nên uống xa bữa ăn, ít nhất 1 giờ trước bữa ăn hoặc 2 giờ sau bữa ăn.

Liều lượng: Bệnh viêm khớp dạng thấp tiến triển nặng: Người lớn:

125 - 250 mg/24 giờ trong 4 tuần đầu, sau đó cứ 4 tuần một lần tăng liều thêm một lượng bằng liều ban đầu cho đến khi bệnh thuyên giảm. Liều duy trì thông thường 500 - 700 mg/24 giờ chia 3 lần. Một số ít người bệnh có thể phải dùng tới 2 g/24 giờ để có tác dụng tốt. Khi đáp ứng tốt, duy trì 6 tháng, sau đó giảm còn 250 mg/ngày, trong vòng 2 - 3 tháng. Nên ngừng điều trị nếu không đạt hiệu quả trong vòng 12 tháng. Trẻ em: 15 - 20 mg/

kg/24 giờ, liều khởi đầu nên là 2,5 - 5,0 mg/kg/24 giờ, tăng dần 4 tuần 1 lần, dùng 3 - 6 tháng.

Người cao tuổi: Độc tính thường tăng ở người cao tuổi, không liên quan đến chức năng thận. Liều khởi đầu: 50 - 125 mg/24 giờ, trong 4 - 8 tuần, sau đó, cứ 4 tuần lại thêm một lượng bằng liều ban đầu cho đến khi bệnh thuyên giảm. Liều cao nhất có thể tới 1 000 mg/ngày.

Tác dụng không mong muốn: Hầu hết tác dụng phụ của penicilamin phụ thuộc vào liều. Phản ứng gây chết người có thể xảy ra do giảm tiểu cầu, giảm bạch cầu hạt, thiếu máu do suy tủy. Ban đầu thường nôn, buồn nôn,