• Không có kết quả nào được tìm thấy

Thuốc trị sán lá, sán máng

thuốc kháng khuẩn và điều trị virus

6.1 Thuốc điều trị giun sán

6.1.3 Thuốc trị sán lá, sán máng

6.1.3.1 Bệnh sán lá: Sán lá ở ruột gồm có Fasciolopsis burki, Haplorchis taichui, H. pumilio, Stellantchasmus falcatus, Megalonimus yokogawai, Heterophyes heterophyes, Echinostoma spp. và Gastrodiscoides hominis.

Sán lá gan gồm có Clonorchis sinensis, Opisthorchis viverrini, O. felineus và Fasciola hepatica. Ở một số vùng, bệnh do C. sinensis và Opisthorchis spp. gây ung thư đường mật. Bệnh do sán lá phổi gồm có bệnh do Paragonimus phổ biến ở Viễn Đông, Đông Nam Á, Châu Phi.

Praziquantel đã làm biến đổi cách điều trị đa số bệnh sán lá. Điều trị triệt để ký sinh trùng đạt được ở hầu hết các trường hợp (trừ nhiễm Fasciola) mà không có ADR nào nghiêm trọng xảy ra, nhưng khi điều trị nhiễm Paragonimus phải điều trị tại bệnh viện vì có thể có tổn hại đến hệ thần kinh trung ương (xem chuyên luận Praziquantel - Mục 6.1.3.1).

Triclabendazol là một hợp chất của benzimidazol có hiệu quả cao khi dùng một liều duy nhất hoặc dùng 2 liều chia nhỏ để điều trị cả hai nhiễm Fasciola và Paragonimus.

TRICLABENDAZOL

Tên chung quốc tế: Triclabendazole.

Dạng thuốc và hàm lượng: Viên nén 250 mg.

Chỉ định: Nhiễm sán lá gan, mật (do Fasciola hepatica và Fasciola gigantica), sán lá phổi (Paragonimus).

172 6.1.3 Thuốc trị sán lá, sán máng Liều dùng

Cách dùng: Ivermectin uống với nước vào lúc đói, tránh ăn trong vòng 2 giờ trước và sau khi dùng thuốc.

Liều lượng: Người lớn, trẻ em ≥ 15 kg và trên 5 tuổi:

Bệnh giun chỉ Onchocerca: Dùng một liều duy nhất 0,15 mg/kg. Liều cao hơn sẽ làm tăng phản ứng có hại mà không tăng hiệu quả điều trị. Cần phải tái điều trị với liều như trên cách 3 - 12 tháng đến khi không còn triệu chứng.

Nhiễm giun chỉ do Wucheria bancrofti: Dùng liều duy nhất 0,15 mg/kg kết hợp với albendazol.

Bệnh giun lươn ở ruột do Strongyloides stercoralis: Nhà sản xuất khuyến cáo dùng một liều duy nhất 0,2 mg/kg, tiến hành theo dõi xét nghiệm phân. Liều dùng khác: 0,2 mg/kg/ngày, trong 2 ngày.

Ấu trùng di chuyển trên da do Ancylostoma braziliense: 0,2 mg/kg/ngày, trong 1 - 2 ngày.

Nhiễm giun đũa do Ascaris lumbricoides: Dùng một liều duy nhất 0,15 - 0,2 mg/kg.

6.1.3 Thuốc trị sán lá, sán máng

6.1.3.1 Bệnh sán lá: Sán lá ở ruột gồm có Fasciolopsis burki, Haplorchis taichui, H. pumilio, Stellantchasmus falcatus, Megalonimus yokogawai, Heterophyes heterophyes, Echinostoma spp. và Gastrodiscoides hominis.

Sán lá gan gồm có Clonorchis sinensis, Opisthorchis viverrini, O. felineus và Fasciola hepatica. Ở một số vùng, bệnh do C. sinensis và Opisthorchis spp. gây ung thư đường mật. Bệnh do sán lá phổi gồm có bệnh do Paragonimus phổ biến ở Viễn Đông, Đông Nam Á, Châu Phi.

Praziquantel đã làm biến đổi cách điều trị đa số bệnh sán lá. Điều trị triệt để ký sinh trùng đạt được ở hầu hết các trường hợp (trừ nhiễm Fasciola) mà không có ADR nào nghiêm trọng xảy ra, nhưng khi điều trị nhiễm Paragonimus phải điều trị tại bệnh viện vì có thể có tổn hại đến hệ thần kinh trung ương (xem chuyên luận Praziquantel - Mục 6.1.3.1).

Triclabendazol là một hợp chất của benzimidazol có hiệu quả cao khi dùng một liều duy nhất hoặc dùng 2 liều chia nhỏ để điều trị cả hai nhiễm Fasciola và Paragonimus.

TRICLABENDAZOL

Tên chung quốc tế: Triclabendazole.

Dạng thuốc và hàm lượng: Viên nén 250 mg.

Chỉ định: Nhiễm sán lá gan, mật (do Fasciola hepatica và Fasciola gigantica), sán lá phổi (Paragonimus).

173 6.1.3 Thuốc trị sán lá, sán máng Chống chỉ định: Mẫn cảm với thuốc.

Thận trọng: Nhiễm sán lá phổi - điều trị tại bệnh viện vì có thể gây tổn thương thần kinh, nhiễm sán lá gan nặng - cơn đau bụng cấp tính do tắc ống dẫn mật bởi sán chết tại ống mật.

Liều dùng

Nhiễm sán lá gan: Người lớn và trẻ em trên 4 tuổi uống 10 mg/kg, một liều duy nhất.

Nhiễm sán lá phổi: Người lớn và trẻ em trên 4 tuổi uống 20 mg/kg, chia làm 2 lần.

Tác dụng không mong muốn: Rối loạn tiêu hóa, đau đầu.

6.1.3.2 Bệnh sán máng

Bệnh sán máng (Schistosomiasis) là một bệnh ký sinh trùng lây qua đường nước do một số sán máng (sán lá trong máu). Về tác động kinh tế xã hội, bệnh này chỉ đứng sau bệnh sốt rét. Sán máng gây bệnh chủ yếu do Schistosoma mansoni (ở đại tràng và mạc treo), cũng như S. japonicum (phần lớn ở tĩnh mạch đường tiêu hóa và hệ thống tĩnh mạch cửa) S. mekongi và S. intercalatum. Bệnh sán máng tiết niệu (bàng quang) do S. haematobium là nguyên nhân quan trọng dẫn đến ung thư tế bào lát bàng quang.

Bệnh chủ yếu xuất hiện ở Châu Phi, Đông Á, Nam Mỹ và vùng Caribê do tiếp xúc với nước ngọt chứa vật chủ trung gian là ốc sên bị nhiễm sán.

Ấu trùng có đuôi được ốc sên giải phóng vào nước và từ đó xâm nhập qua da người gây ngứa nổi sần. Ký sinh trùng trưởng thành ở phổi và gan trong khoảng 6 tuần, sau đó, di chuyển đến mạch máu, bàng quang hoặc ruột. Sán cái trưởng thành đẻ trứng và trứng được đào thải vào phân hoặc nước tiểu, hoặc cư trú ở mô. Phản ứng miễn dịch cấp đối với trứng, gây sốt tự hết nhưng đôi khi gây tử vong, thường do S. japonicum.

Giai đoạn mạn tính của bệnh thường không có triệu chứng trong nhiều năm, nhưng thường dẫn đến hình thành u bạch cầu hạt và xơ mô trong đó chứa trứng sán, như ở gan, phổi, ruột, hoặc đường tiết niệu, tùy thuộc vào chủng sán.

Praziquantel đã làm thay đổi điều trị bệnh sán máng, một liều duy nhất thường có hiệu quả đối với tất các chủng ký sinh trùng. Thuốc có một giá trị đặc biệt đối với người bệnh bị nhiễm hỗn hợp và người bệnh không đáp ứng đầy đủ đối với các thuốc khác. Thuốc dung nạp cũng rất tốt và thích hợp với các chương trình điều trị trong cộng đồng. Dùng thuốc rộng rãi nhiều năm không thấy có ADR nghiêm trọng hoặc độc tính hoặc tác dụng gây đột biến hoặc ung thư trên động vật thực nghiệm.

Nhiều thuốc khác vẫn còn được dùng, gồm có oxamniquin có tác dụng đối với S. mansoni. Chủng kháng oxamniquin ở Nam Mỹ đã được điều trị có hiệu quả bằng praziquantel. Nên hoãn điều trị bằng oxamniquin cho

174 6.1.3 Thuốc trị sán lá, sán máng

người mang thai cho tới khi sinh trừ khi phải can thiệp ngay. Không nên dùng thuốc này cho người mẹ cho con bú.

Năm 2000, TCYTTG đã bỏ khuyến cáo ngừng metrifonat để điều trị sán máng đường tiết niệu S. haematobium vì thuốc tỏ ra không hiệu quả bằng thuốc praziquantel. Sau khi nghiên cứu dữ liệu của 24 thử nghiệm trên 6 315 người tham dự, các nhà nghiên cứu cho thấy metrifonat là một thuốc có giá trị thêm vào thuốc duy nhất hiện nay chống sán đường tiết niệu. Tuy ban đầu có lo lắng về độc tính tiềm tàng, thuốc dung nạp tốt, được dùng hiệu quả và rộng rãi trong các chương trình cộng đồng. Liều dùng ở người lớn và trẻ em: 7,5 - 10 mg/kg, 3 lần cách nhau 2 tuần, chữa khỏi 40 - 80% trường hợp. Ngay cả khi sán còn sống, số lượng trứng sau 1 năm cũng giảm dưới 20% so với mức trước khi điều trị.

METRIFONAT

Tên chung quốc tế: Metrifonate.

Dạng thuốc và hàm lượng: Viên nén 100 mg.

Chỉ định: Điều trị nhiễm sán máng S. haematobium.

Chống chỉ định: Mẫn cảm với thuốc, người bệnh đang điều trị metrifonat không nên cho dùng thuốc khử cực chẹn thần kinh cơ như suxamethonium trong ít nhất 48 giờ, người bệnh giảm cholinesterase trong huyết tương hoặc hồng cầu.

Thận trọng: Phụ nữ mang thai và cho con bú. Cần tránh dùng metrifonat ở những người mới tiếp xúc với các thuốc diệt côn trùng hoặc các hóa chất khác dùng trong nông nghiệp có hoạt tính kháng cholinesterase.

Bột thuốc metrifonat khi hít, nuốt phải hoặc bị dính vào tay rất độc.

Thuốc dính trên da có thể rửa sạch bằng nước và xà phòng. Nếu bị dính vào mắt phải rửa mắt ngay. Lọ đựng thuốc nên ngâm trong dung dịch natri hydroxyd 2%.

Tác dụng không mong muốn: Buồn nôn, nôn, ỉa chảy, đau bụng, nhức đầu, chóng mặt, mệt mỏi. Máu: Nồng độ enzym cholinesterase trong huyết tương bị ức chế tới mức gần như hoàn toàn và trong hồng cầu bị ức chế tới 80%.

Liều dùng: Người lớn và trẻ em: Một liều 7,5 - 10 mg/kg × 3 đợt, mỗi đợt cách nhau 2 tuần. Người bệnh khó tuân thủ phác đồ này có thể dùng 1 liều đơn độc 10 mg/kg, cho cách nhau 3, 6 hoặc 12 tháng. Dùng liều 5 mg/kg × 3 lần trong 1 ngày cũng cho kết quả tương tự.

Quá liều và xử trí: Ngộ độc cấp: Phải xử trí ngay lập tức. Nếu mới chỉ uống trong vòng 1 - 2 giờ: Gây nôn ngay. Atropin sulfat (đối với người lớn: 1 mg, cứ 6 giờ 1 lần) được xem là chất giải độc đặc hiệu làm giảm nhẹ các triệu chứng của hoạt tính cholinergic.

174 6.1.3 Thuốc trị sán lá, sán máng

người mang thai cho tới khi sinh trừ khi phải can thiệp ngay. Không nên dùng thuốc này cho người mẹ cho con bú.

Năm 2000, TCYTTG đã bỏ khuyến cáo ngừng metrifonat để điều trị sán máng đường tiết niệu S. haematobium vì thuốc tỏ ra không hiệu quả bằng thuốc praziquantel. Sau khi nghiên cứu dữ liệu của 24 thử nghiệm trên 6 315 người tham dự, các nhà nghiên cứu cho thấy metrifonat là một thuốc có giá trị thêm vào thuốc duy nhất hiện nay chống sán đường tiết niệu. Tuy ban đầu có lo lắng về độc tính tiềm tàng, thuốc dung nạp tốt, được dùng hiệu quả và rộng rãi trong các chương trình cộng đồng. Liều dùng ở người lớn và trẻ em: 7,5 - 10 mg/kg, 3 lần cách nhau 2 tuần, chữa khỏi 40 - 80% trường hợp. Ngay cả khi sán còn sống, số lượng trứng sau 1 năm cũng giảm dưới 20% so với mức trước khi điều trị.

METRIFONAT

Tên chung quốc tế: Metrifonate.

Dạng thuốc và hàm lượng: Viên nén 100 mg.

Chỉ định: Điều trị nhiễm sán máng S. haematobium.

Chống chỉ định: Mẫn cảm với thuốc, người bệnh đang điều trị metrifonat không nên cho dùng thuốc khử cực chẹn thần kinh cơ như suxamethonium trong ít nhất 48 giờ, người bệnh giảm cholinesterase trong huyết tương hoặc hồng cầu.

Thận trọng: Phụ nữ mang thai và cho con bú. Cần tránh dùng metrifonat ở những người mới tiếp xúc với các thuốc diệt côn trùng hoặc các hóa chất khác dùng trong nông nghiệp có hoạt tính kháng cholinesterase.

Bột thuốc metrifonat khi hít, nuốt phải hoặc bị dính vào tay rất độc.

Thuốc dính trên da có thể rửa sạch bằng nước và xà phòng. Nếu bị dính vào mắt phải rửa mắt ngay. Lọ đựng thuốc nên ngâm trong dung dịch natri hydroxyd 2%.

Tác dụng không mong muốn: Buồn nôn, nôn, ỉa chảy, đau bụng, nhức đầu, chóng mặt, mệt mỏi. Máu: Nồng độ enzym cholinesterase trong huyết tương bị ức chế tới mức gần như hoàn toàn và trong hồng cầu bị ức chế tới 80%.

Liều dùng: Người lớn và trẻ em: Một liều 7,5 - 10 mg/kg × 3 đợt, mỗi đợt cách nhau 2 tuần. Người bệnh khó tuân thủ phác đồ này có thể dùng 1 liều đơn độc 10 mg/kg, cho cách nhau 3, 6 hoặc 12 tháng. Dùng liều 5 mg/kg × 3 lần trong 1 ngày cũng cho kết quả tương tự.

Quá liều và xử trí: Ngộ độc cấp: Phải xử trí ngay lập tức. Nếu mới chỉ uống trong vòng 1 - 2 giờ: Gây nôn ngay. Atropin sulfat (đối với người lớn: 1 mg, cứ 6 giờ 1 lần) được xem là chất giải độc đặc hiệu làm giảm nhẹ các triệu chứng của hoạt tính cholinergic.

175