• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài giảng; Giáo án - Trường TH&THCS Tràng Lương. #navigation_collapse{display:none}#navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#banner{height:150px}@media(min-width:1050px){#wrapper,#banner{width:1050px}.miniNav{wid

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bài giảng; Giáo án - Trường TH&THCS Tràng Lương. #navigation_collapse{display:none}#navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#banner{height:150px}@media(min-width:1050px){#wrapper,#banner{width:1050px}.miniNav{wid"

Copied!
42
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

TUẦN 1 Ngày soạn: 4/ 9/ 2020

Ngày giảng: Thứ 2 / 7/9/ 2020

Toán

Tiết 1: ÔN TẬP CÁC SỐ ĐẾN 100 I. MỤC TIÊU

* MT chung a)Kiến thức:

- Củng cố về: Viết các số từ 0 100; Thứ tự của các số.

- Nhận biết được số có 1, 2 chữ số, số lớn nhất, bé nhất có 1 chữ số, có 2 chữ số. Số liền trước, số liền sau của một số.

b)Kỹ năng: Rèn kĩ năng đọc viết các số từ 0 100 c)Thái độ: Có thái độ tích cực, hứng thú trong học tập.

* MT riêng: ( HS Chức: Khả năng nghe, viết của Chứcc hậm; ngôn ngữ diễn đạt lúng túng, không tự tin, không chủ động nói; khả năng nhận biết số kém chỉ hiểu thông tin qua trực quan, làm mẫu.)

Sau khi được cô giáo và các bạn giúp đỡ HS Chức:

- Viết được các số có 1 chữ số từ 0 đến 9( bài 1) - Được cô giáo , các bạn giúp đỡ trong học tập.

- Chăm học.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Một bảng ô vuông như bài 2 ( VBT).

IV. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

HĐ của GV HĐ của HS HS Chức

1- Giới thiệu bài(1p):

Ở lớp 1 các em đã được học viết các số từ 1100. Hôm nay cô sẽ củng cố lại các số trong phạm vi 100.

2- Hướng dẫn học sinh làm bài tập

- Bài tập 1( 10p): Củng cố về số có một chữ số.

- Giáo viên chữa bổ sung.

- Bài tập 2( 10p): Củng cố về số có hai chữ số( tương tự bài tập 1).

-Lắng nghe.

- 2HS nhắc tên bài.

1.- Học sinh nêu miệng các số có 1 chữ số.

VD: 09

- Học sinh điền bài phần a.

-Học sinh tiếp tục tự làm phần b, c.

Củng cố cho học sinh: Có 10 số có 1 chữ số:

0,1,2,3,4,5,6,7,8,9.

Số 0 là số bé nhất.

Số 9 là số lớn nhất.

2.- Có 90 số có 2 chữ số: 10

99.

Số 10 là số bé nhất.

Lắng nghe (Phương án đồng loạt) -Viết các số từ 0 đến 9.

( P/án đa trình độ)

Nhìn vào dãy số đọc từ bélớn.0,1,2,3,4, 5,6,7,8,9.( P/án thay thế)

(2)

- Bài tập 3(10p): Củng cố về số liền trước, liến sau.

- Học sinh làm bài- Giáo viên chữa.

- Trò chơi( 3p)

Nêu nhanh số liền trước và số liền sau của 1 số cho trước.

Giáo viên và học sinh cùng đánh giá kết quả trò chơi

3- Củng cố, dặn dò.(1p) - Giáo viên nhận xét giờ học.

- Bài sau: Ôn tập tiếp.

Số 99 là số bé nhất.

3.-Gọi 3 HS tham gia chơi + HS1 nêu số đã cho

+ HS2 nêu số liền trước số đã cho.

+ HS3 nêu số liền sau số đã cho.

_____________________________________

Đạo đức

BÀI 1: HỌC TẬP, SINH HOẠT ĐÚNG GIỜ (Tiết 1)

I. Mục đích yêu cầu.

Kiến thức. Học sinh hiểu biết các biểu hiện cụ thể và ích lợi của việc học tập, sinh hoạt đúng giờ.

Kĩ năng : Thực hiện một số hoạt động học tập, sinh hoạt đúng giờ ở trên lớp và ở nhà.Lập kế hoạch thời gian biểu cho việc học tập, sinh hoạt đúng giờ.

Thái độ . Đồng tình với các bạn biết học tập, sinh hoạt đúng giờ.

- Không đồng tình với các bạn học tập, sinh hoạt không đúng giờ.

*Mục tiêu riêng: Hs Chức hiểu được, biểu hiện cụ thể và ích lợi của sinh hoạt đúng giờ.

II. Chuẩn bị

Giáo viên : Dụng cụ phục vụ chơi sắm vai cho HĐ2 tiết 1.

- Phiếu giao việc cho hoạt động 1, 2 tiết 2.

- Học sinh : Vở BT Đạo đức 2.

III. Cá`c họat động dạy chủ yếu 1.Ổn định : Hát

2. Kiểm tra bài cũ : Kiểm tra sách vở và đồ dùng học tập của học sinh 3. Bài mới :

HĐ của GV HĐ của HS HS Chức

I.Ổn định : Hát

II. Kiểm tra bài cũ : Kiểm tra sách vở và đồ dùng học tập của học sinh

III. Bài mới : 1,Giới thiệu bài : 2,Hoạt động 1:

Bày tỏ ý kiến

- Chia nhóm và giao cho mỗi

-T hảo luận theo các tình huống.

Tham gia thảo luận cùng các bạn và đưa ra ý kiến.

(3)

nhóm

Bày tỏ ý kiến về việc làm trong một tình huống: Việc làm nào đúng, viêc làm nào sai?

Tại sao đúng (sai)?

Tình huống 1:

- Trong giờ học Toán, cô giáo đang hướng dẫn cả lớp làm BT.

Bạn Lan tranh thủ làm BT Tiếng Việt, còn bạn Tùng vẽ máy bay trên vở nháp.

Tình huống 2:

- Cả nhà đang ăn cơm vui vẻ, riêng bạn Dương vừa ăn cơm vừa xem truyện

* Giáo viên kết luận:

+ Đang giờ học Toán mà Lan, Tùng ngồi làm việc khác không chú ý nghe cô hướng dẫn sẽ không hiểu bài ảnh hưởng tới kết quả học tập.

Như vậy trong giờ học, các em sẽ không làm tròn bổn phận, trách nhiệm của các em, chính điều đó làm ảnh hưởng đến quyền được học tập của các em.

Lan và Tùng nên cùng làm BT Toán vớI các bạn.

+ Vừa ăn vừa xem truyện có hại cho sức khoẻ. Dương nên ngừng xem truyện và cùng ăn cơm với cả nhà.

Kết luận : Làm 2 việc cùng một lúc không phải là học tập ,sinh hoạt đúng giờ.

3,Hoạt động 2:

Xử lý tình huống.

GV chia nhóm và giao nhiệm vụ:

Mỗi nhóm lựa chọn cách ứng xử phù hợp và chuẩn bị đóng vai.

Tình huống 1:

Ngọc đang ngồi xem chương trình TV rất hay. Mẹ nhắc Ngọc đã đến giờ đi ngủ.

- Theo em bạn Ngọc có thể ứng

- Việc làm của hai bạn Lan và Tùng là sai. Vì nếu không chú ý nghe cô hướng dẫn sẽ không hiểu bài ảnh hưởng tới kết quả học tập.

- Việc làm của Dương là sai.

Vì vừa ăn vừa xem truyện có hại cho sức khoẻ.

- Đại diện nhóm lên trình bày kết quả thảo luận.

- Các nhóm nhận xét bổ sung.

- HS nghe, ghi nhớ.

-Hai HS đọc lại.

Chia nhóm cử nhóm trưởng và nhận tình huống.

Lắng nghe cô giáo giảng bài.

Tham gia thảo luận cùng các bạn và đưa ra ý kiến.

(4)

xử như thế nào? Em hãy lựa chọn giúp Ngọc cách ứng xử phù hợp.

Vì sao cách ứng xử đó là phù hợp?

Tình huống 2:

Đầu giờ HS xếp hàng vào lớp.

Tịnh và Lai đi học muộn, khoác cặp đứng ở cổng trường. Tịnh rủ bạn:

”Đằng nào cũng bị muộn rồi.

Chúng mình đi mua bi đi!”

Kết luận:

Mỗi tình huống có thể có nhiều cách ứng xử. Chúng ta nên biết lựa chọn cách ứng xử phù hợp nhất.

4,Hoạt động 3:

Giờ nào việc nấy.

GV giao nhiệm vụ thảo luận cho từng nhóm.

Nhóm 1: Buổi sáng em làm những việc gì?

Nhóm 2: Buổi trưa em làm những việc gì?

Nhóm 3: Buổi chiều em làm những việc gì?

Nhóm 4: Buổi tối em làm những việc gì?

Kết luận:

Cần sắp xếp thời gian hợp lý để đủ thời gian học tập, vui chơi, làm việc nhà và nghỉ nghơi.

IV. Củng cố dặn dò

-Yêu cầu HS về nhà tự xây dựng thời gian biểu của mình và thực hiện theo đúng thời gian biểu.

- Nhận xét tiết học.

+ Ngọc nên tắt TV đi ngủ đúng giờ để đảm bảo sức khoẻ không làm mẹ lo lắng.

+ Bạn Lai nên từ chối đi mua bi và khuyên bạn không nên bỏ học đi làm việc khác.

- Đại diện các nhóm lên diễn lại các tình huống.

- Nhận xét và giải thích cách xử lý.

- Hai HS nhắc lại.

- Các nhóm HS thảo luận.

- Ghi ra giấy theo mẫu những việc

cần làm.

- Đại diện các nhóm dán lên bảng lớp và trình bày.

-Trao đổi, nhận xét bổ sung giữa các nhóm.

-HS đọc câu: Giờ nào việc nấy.

Lắng nghe cô giáo giảng bài.

Nêu những việc có thể làm được

vào các buổi trong ngày.

________________________________________

(5)

Buổi chiều

Toán

Tiết 1: ÔN TẬP CÁC SỐ ĐẾN 100( TT) I/ MỤC TIÊU

* MT chung a)Kiến thức:

- Củng cố về: Viết các số từ 0 100; Thứ tự của các số.

- Nhận biết được số có 1, 2 chữ số, số lớn nhất, bé nhất có 1 chữ số, có 2 chữ số. Số liền trước, số liền sau của một số.

b)Kỹ năng: Rèn kĩ năng đọc viết các số từ 0 100 c)Thái độ: Có thái độ tích cực, hứng thú trong học tập.

* MT riêng: ( HS Chức: Khả năng nghe, viết của Chức chậm; ngôn ngữ diễn đạt lúng túng, không tự tin, không chủ động nói; khả năng nhận biết số kém chỉ hiểu thông tin qua trực quan, làm mẫu.)

Sau khi được cô giáo và các bạn giúp đỡ HS Chức:

- Viết được các số có 1 chữ số từ 0 đến 9( bài 1) - Được cô giáo , các bạn giúp đỡ trong học tập.

- Chăm học.

II/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Một bảng ô vuông như bài 2 ( VBT).

IV/ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

HĐ của GV HĐ của HS HS Chức

1- Giới thiệu bài(1p):

Ở lớp 1 các em đã được học viết các số từ 1100. Hôm nay cô sẽ củng cố lại các số trong phạm vi 100.

2- Hướng dẫn học sinh làm bài tập

- Bài tập 1( 10p): Củng cố về số có một chữ số.

- Giáo viên chữa bổ sung.

- Bài tập 2( 10p): Củng cố về số có hai chữ số( tương tự bài tập 1).

- Bài tập 3(10p): Củng cố về số

-Lắng nghe.

- 2HS nhắc tên bài.

1.- Học sinh nêu miệng các số có 1 chữ số.

VD: 09

- Học sinh điền bài phần a.

-Học sinh tiếp tục tự làm phần b, c.

Củng cố cho học sinh: Có 10 số có 1 chữ số:

0,1,2,3,4,5,6,7,8,9.

Số 0 là số bé nhất.

Số 9 là số lớn nhất.

2.- Có 90 số có 2 chữ số: 10

99.

Số 10 là số bé nhất.

Số 99 là số bé nhất.

3.-Gọi 3 HS tham gia chơi

Lắng nghe (Phương án đồng loạt) -Viết các số từ 0 đến 9.

( P/án đa trình độ)

Nhìn vào dãy số đọc từ bélớn.0,1,2,3,4, 5,6,7,8,9.( P/án thay thế)

(6)

liền trước, liến sau.

- Học sinh làm bài- Giáo viên chữa.

- Trò chơi( 3p)

Nêu nhanh số liền trước và số liền sau của 1 số cho trước.

Giáo viên và học sinh cùng đánh giá kết quả trò chơi

3- Củng cố, dặn dò.(1p) - Giáo viên nhận xét giờ học.

- Bài sau: Ôn tập tiếp.

+ HS1 nêu số đã cho

+ HS2 nêu số liền trước số đã cho.

+ HS3 nêu số liền sau số đã cho.

__________________________________

Bồi dưỡng toán

ÔN TẬP CÁC SỐ ĐẾN 100 I. MỤC TIÊU

* MT chung a)Kiến thức:

- Củng cố về: Viết các số từ 0 100; Thứ tự của các số.

- Nhận biết được số có 1, 2 chữ số, số lớn nhất, bé nhất có 1 chữ số, có 2 chữ số. Số liền trước, số liền sau của một số.

b)Kỹ năng: Rèn kĩ năng đọc viết các số từ 0 100 c)Thái độ: Có thái độ tích cực, hứng thú trong học tập.

* MT riêng: ( HS Chức: Khả năng nghe, viết của Chứcc hậm; ngôn ngữ diễn đạt lúng túng, không tự tin, không chủ động nói; khả năng nhận biết số kém chỉ hiểu thông tin qua trực quan, làm mẫu.)

Sau khi được cô giáo và các bạn giúp đỡ HS Chức:

- Viết được các số có 1 chữ số từ 0 đến 9( bài 1) - Được cô giáo , các bạn giúp đỡ trong học tập.

- Chăm học.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Một bảng ô vuông như bài 2 ( VBT).

IV. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

HĐ của GV HĐ của HS HS Chức

1- Giới thiệu bài(1p):

Ở lớp 1 các em đã được học viết các số từ 1100. Hôm nay cô sẽ củng cố lại các số trong phạm vi 100.

2- Hướng dẫn học sinh làm bài tập

- Bài tập 1( 10p): Củng cố về số có một chữ số.

- Giáo viên chữa bổ sung.

-Lắng nghe.

- 2HS nhắc tên bài.

1.- Học sinh nêu miệng các số có 1 chữ số.

VD: 09

Lắng nghe (Phương án đồng loạt) -Viết các số từ 0 đến 9.

( P/án đa trình độ)

(7)

- Bài tập 2( 10p): Củng cố về số có hai chữ số( tương tự bài tập 1).

- Bài tập 3(10p): Củng cố về số liền trước, liến sau.

- Học sinh làm bài- Giáo viên chữa.

- Trò chơi( 3p)

Nêu nhanh số liền trước và số liền sau của 1 số cho trước.

Giáo viên và học sinh cùng đánh giá kết quả trò chơi

3- Củng cố, dặn dò.(1p) - Giáo viên nhận xét giờ học.

- Bài sau: Ôn tập tiếp.

- Học sinh điền bài phần a.

-Học sinh tiếp tục tự làm phần b, c.

Củng cố cho học sinh: Có 10 số có 1 chữ số:

0,1,2,3,4,5,6,7,8,9.

Số 0 là số bé nhất.

Số 9 là số lớn nhất.

2.- Có 90 số có 2 chữ số: 10

99.

Số 10 là số bé nhất.

Số 99 là số bé nhất.

3.-Gọi 3 HS tham gia chơi + HS1 nêu số đã cho

+ HS2 nêu số liền trước số đã cho.

+ HS3 nêu số liền sau số đã cho.

Nhìn vào dãy số đọc từ bélớn.0,1,2,3,4, 5,6,7,8,9.( P/án thay thế)

_____________________________________

Tập viết CHỮ HOA A I. MỤC TIÊU

* MT chung

a)Kiến thức: - Biết viết chữ cái viết hoa A( theo cỡ chữ vừa và nhỏ)

- Biết viết ứng dụng câu “ Anh em thuận hoà ” theo cỡ chữ nhỏ, chữ viết đúng mẫu, đều nét và nối chữ đúng quy định.

b)Kỹ năng: Rèn kĩ năng viết đúng mẫu và quy trình viết chữ A.

c)Thái độ: Giáo dục HS có ý thức rèn chữ đẹp, giữ vở sạch.

*MT riêng: ( HS Chức: Khả năng nghe, viết của Chức chậm; ngôn ngữ diễn đạt lúng túng, không tự tin, không chủ động nói; khả năng đọc chậm còn phải đánh vần tiếng từ khó, phát âm còn ngọng, đọc hiểu văn bản kém, chỉ hiểu thông tin qua trực quan, làm mẫu.)

a)Kiến thức: Được nghe,quan sát, nhìn cô viết mẫu chữ A em Phúc nhận biết được chữ A hoa.

-Được cô giáo bắt tay viết 1 dòng chữ A hoa cỡ nhỡ và 1 dòng chữ A hoa cỡ nhỏ.

b)Kỹ năng: Viết đúng quy trình viết chữ A.

c)Thái độ: Giáo dục em giữ vở sạch.

(8)

II/ CHUẨN BỊ

GV: Mẫu chữ hoa A đặt trong khung chữ ( như SGK), phấn màu.

- Bảng phụ ( hoặc giấy khổ to) viết sẵn mẫu chữ cỡ nhỏ trên dòng kẻ li: Anh (dòng 1), Anh em thuận hoà ( dòng 2).

-HS: BẢng con, Vở tập viết 2, tập một.

III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

HĐ của GV HĐ của HS HS Chức

A.Mở đầu( 1’)

- Yêu cầu tiết học tập viết lớp 2:

+ Ở lớp 1 trong các tiết tập viết các em đã tập tô chữ hoa. Lên lớp 2 các em sẽ tập viết chữ hoa;

Viết câu có chữ hoa.

+ Để học tốt tiết tập viết các em cần có bảng con, phấn, khăn lau, bút chì, bút mực, gọt bút chì, vở Tv...

+ Tập viết đòi hỏi các đức tính cẩn thận, kiên nhẫn.

B.Dạy bài mới:

1-Giới thiệu bài (1’): Nêu mục tiêu tiết học+ ghi tên bài

2- Hướng dẫn viết chữ hoa( 4’) - Hướng dẫn học sinh quan sát và nhận xét chữ A hoa.

- Giáo viên chỉ vào chữ mẫu trong khung, hỏi: Các em cho cô biết chữ này cao mấy li, gồm mấy đường kẻ ngang? Được viết bằng mấy nét?

- Giáo viên chỉ vào chữ mẫu, miêu tả:

- Chỉ dẫn cách viết:

+ Nét 1: Đặt bút ở đường kẻ ngang 3, viết nét móc ngược trái từ dưới lên, nghiêng về bên phải và lượn ở phía trên, dừng bút ở đường kẻ 6.

+ Nét 2: Từ điểm dừng bút ở nét 1, chuyển hướng bút viết nét

- Lắng nghe.

-HS nêu: Cao 5 li – 6 đường kẻ ngang, viết bằng 3 nét.

Nét 1 gần giống nét móc ngược( trái) nhưng hơi lượn ở phía trên và nghiêng về bên phải.

Nét 2 là nét móc phải.

- Lắng nghe ( P/án đồng loạt)

Được nghe,quan sát, nhìn cô viết mẫu chữ A em Phúc nhận biết được chữ A hoa.

( P/án đa trình độ)

(9)

móc ngược phải, dừng bút ở đường kẻ 2.

+ Nét 3: Lia bút lên khoảng giữa thân chữ, viết nét lượn ngang thân chữ từ trái qua phải.

- Giáo viên viết mẫu chữ A cỡ vừa( 5 dòng kẻ li) trên bảng lớp;

Kết hợp nhắc lại cách viết để học sinh theo dõi.

- Hướng dẫn học sinh viết trên bảng con( 2’)

- Cho học sinh tập viết chữ A 2- 3 lượt. Giáo viên nhận xét, uốn nắn, có thể nhắc lại quy trình viết nói trên để học sinh viết đúng.

3. Hướng dẫn viết câu ứng dụng( 4’)

- Giới thiệu câu ứng dụng:

- Gọi học sinh đọc câu ứng dụng Anh em thuận hoà

- Giúp học sinh hiểu nghĩa câu ứng dụng: Đưa ra lời khuyên anh em trong nhà phải yêu thương nhau.

-Hướng dẫn học sinh quan sát và nhận xét.

- Hỏi: Độ cao của các chữ cái:

- Các chữ A ( A hoa cỡ nhỏ) và h cao mấy li?

- Chữ t cao mấy li?

- Những chữ còn lại: n, m, o, a cao mấy li?

- Cách đặt dấu thanh ở các chữ?

- Hỏi: Các chữ( tiếng) viết cách nhau một khoảng bằng chừng nào?

- Giáo viên viết mẫu chữ Anh trên dòng kẻ( tiếp theo chữ mẫu), nhắc học sinh lưu ý: điểm cuối của chữ A nối liền với điểm bắt đầu chữ n.

- Hướng dẫn học sinh viết chữ Anh vào bản con.

- Học sinh tập viết chữ Anh vào bảng con 2- 3 lần.

Nét 3 là nét lượn ngang.

- 2HS viết bảng lớp. Lớp viết bảng con.

-

2,5 li.

- 1,5 li.

- 1 li.

- Dấu nặng đặt dưới â, dấu huyền đặt trên a.

- Bằng khoảng cách viết chữ cái o.

- Quan sát

- Viết bảng con cá nhân.

- GV bắt tay em viết bảng con.

( P/án đa trình độ)

- Được cô giáo bắt tay viết bảng con . ( P/án đa trình

(10)

- Giáo viên nhận xét, uốn nắn.

4. Hướng dẫn học sinh viết vào vở TV( 20’)

- Giáo viên nêu yêu cầu viết:

- Giáo viên theo dõi, giúp đỡ học sinh yếu kém viết đúng quy trình, hình dáng và nội dung.

5. Chấm,chữa bài( 3’)

- Giáo viên chấm nhanh khoảng 5, 7 bài.

- Sau đó, nêu nhận xét để cả lớp rút kinh nghiệm.

6. Củng cố, dặn dò( 2’) - Giáo viên nhận xét tiết học.

- Khen HS viết đúng, đẹp, nhanh.Về luyện viết.

- Viết vở tập viết cá nhân

- Lắng nghe.

- Lắng nghe.

độ)

-Được cô giáo bắt tay viết 1 dòng chữ A hoa cỡ nhỡ và 1 dòng chữ A hoa cỡ nhỏ.

( P/án đa trình độ)

- Lắng nghe.

( P/án đồng loạt)

- Lắng nghe.Người thân giúp em.

( P/án đồng loạt)

–––––––––––––––––––––––––––––––––––––

Ngày soạn: 4 / 9 / 2020

Ngày giảng: Thứ ba 8 / 9 /2020

Tập đọc

CÓ CÔNG MÀI SẮT, CÓ NGÀY NÊN KIM: ( 2 tiết) I. MỤC TIÊU

* MT chung a)Kiến thức:

- Đọc đúng, đọc to, rõ ràng, lưu loát toàn bài.

+ Đọc đúng các từ: nắn nót, quyển, nguệch ngoạc.

+ Biết nghỉ hơi sau các dấu chấm, phẩy và các cụm phân biệt được lời nhân vật (cậu bé, bà cụ).

- Rút ra được lời khuyên của câu chuyện: Làm việc gì cũng phải kiên trì, nhẫn nại mới thành công.

b)Kỹ năng:

- Rèn kỹ năng đọc to, rõ ràng, lưu loát.

c)Thái độ:

Có thái độ kiên trì, nhẫn nại khi học tập.

* MT riêng : (HS Chức: Khả năng nghe, viết của Chức chậm; ngôn ngữ diễn đạt lúng túng, không tự tin, không chủ động nói; khả năng đọc chậm còn phải đánh vần tiếng từ khó, phát âm còn ngọng, đọc hiểu văn bản kém, chỉ hiểu thông tin qua trực quan, làm mẫu.)

- Sau khi quan sát tranh, được nhìn, nghe cô giáo đọc em Chí đọc được đoạn 1 của bài.

- Được nghe cô giáo hướng dẫn cách nghỉ sau dấu chấm, dấu phẩy.

II/CÁC KĨ NĂNG SỐNG ĐƯỢC GIÁO DỤC TRONG BÀI.

(11)

- Tự nhận thức về bản thân ( hiểu về mình, biết tự đánh giá ưu, khuyết điểm của mình để tự điều chỉnh).

- Lắng nghe tích cực.

- Kiên định.

- Đặt mục tiêu( biết đề ra mục tiêu và lập kế hoạch thực hiện).

III/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - Tranh minh hoạ SGK

- Bảng phụ viết sẵn câu cần đọc.

IV/ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

HĐ của GV HĐ của HS HS Chức

1- Giới thiệu bài(2p):

2- Luyện đọc(20p)

a) Giáo viên đọc mẫu toàn bài.

b) Giáo viên hướng dẫn học sinh luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ - Đọc từng câu:

- Luyện đọc từ khó: nắn nót, quyển, nguệch ngoạc.

- Học Học sinh đọc nối tiếp câu L1.

- Học sinh đọc nối tiếp câu L2.

- Đọc từng đoạn trước lớp:

- Giáo viên hướng dẫn các em ngắt, nghỉ hơi đúng chỗ và thể hiện tình cảm qua giọng đọc:

+ Câu dài, cần biết nghỉ hơi đúng:

Mỗi khi cầm quyển sách,/cậu chỉ đọc vài dòng/ đã ngáp ngắn ngáp dài, / rồi bỏ dở.//(Nghỉ hơi sau dấu phẩy, nghỉ hơi giữa các cụm từ dù không có dấu câu, nhấn giọng ở những từ ngữ được in đậm.

+ Câu hỏi (câu nghi vấn), câu cảm (câu cảm thán), cần thể hiện đúng tình cảm:

+ Giáo viên giúp các em hiểu nghĩa các từ ngữ mới trong đoạn.

- Giáo viên gọi học sinh đọc nối tiếp đoạn trong nhóm.

- Đọc từng đoạn trong nhóm.

- Giáo viên cho thời gian cho các nhóm đọc.

- Giáo viên theo dõi, hướng dẫn các nhóm đọc đúng.

- Thi đọc giữa các nhóm.

- Giải nghĩa từ: chú thích

- Học sinh nối tiếp nhau đọc từng đoạn.

- Học sinh lắng nghe và thực hiện.

- Bà ơi,/ bà làm gì thế?//.

(Lời gọi với giọng lễ phép, phần sau thể hiện sự tò mò) - Thỏi sắt to như thế,/ làm sao bà mài thành kim đựơc?//

(Giọng ngạc nhiên nhưng lế phép)

- Học sinh các nhóm đọc.

- Các nhóm thi đọc.

- Học sinh nhận xét

-Nhìn lên bảng đọc các từ khó cô đã viết và đọc mẫu - Đọc nối tiếp câu

( P/án đồng loạt)

-Chỉ được dấu phẩy, dấu chấm có trong bài.

( Phương án đa trình độ)

-Em đọc nối tiếp đoạn cùng bạn trong nhóm ( Phương án đồng loạt)

-Nhìn vào tranh

(12)

- Giáo viên gọi 2- 3 nhóm thi đọc.

- Gọi học sinh nhận xét và chấm điểm cho các nhóm thi.

- Giáo viên nhận xét và khen các nhóm.

- Cả lớp đọc đồng thanh Đ1+ Đ2 3. Tìm hiểu bài đoạn 1 + 2(8p) - Giáo viên gọi 1 học sinh đọc đoạn 1. Lớp đọc thầm đoạn1.

- Giáo viên gọi 1 học sinh đọc câu hỏi 1 trong sách giáo khoa :Lúc đầu cậu bé học hành thế nào?

+ Gọi học sinh nhận xét.

+ Giáo viên nhận xét câu trả lời của học sinh.

- Giáo viên gọi 1 học sinh đọc câu hỏi 2: Cậu bé thấy bà cụ đang làm gì?

+ Goị 1 học sinh trả lời.

+ Gọi học sinh nhận xét.

+ Giáo viên nhận xét.

- Bà cụ mài thỏi sắt vào tảng đá để làm gì?

+ Gọi học sinh trả lời.

+ Gọi học sinh nhận xét.

+ Giáo viên nhận xét, đưa tranh giảng.

- H: Cậu bé có tin là từ thỏi sắt mài đựơc thành chiếc kim nhỏ không?

+ Gọi học sinh trả lời.

+ Gọi học sinh nhận xét.

+ Giáo viên nhận xét.

- H: Những câu văn nào cho thấy cậu bé không tin?

+ Gọi học sinh trả lời.

+ Gọi học sinh nhận xét.

+ Giáo viên nhận xét, chốt câu đúng

3 - Củng cố, dặn dò.

- Câu chuyện khuyên em cần có đức tính tốt gì trong htập hay làm việc nói chung?

?Trong câu chuyện em thích nhân

-Học sinh đọc.

-Học sinh đọc.

- Mỗi khi cầm quyển sách cậu chỉ đọc vài dòng là chán, bỏ đi chơi. Viết chỉ nắn nót được mấy chữ đầu rồi nguệch ngoạc cho xong chuyện.

- Học sinh đọc.

- Bà cụ đang cầm thỏi sắt mải miết mài vào tảng đá.

- Học sinh nhận xét.

- Để làm thành 1 cái kim khâu.

- Cậu bé không tin.

- Học sinh nhận xét.

Thỏi sắt to như thế, làm sao bà mài thành kim được?

chỉ và trả lời:

Tranh vẽ những ai?

( Bà và cậu bé phương án thay thế)

-Nhìn vào tranh em thấy bà cụ đang làm gì?

( mài sắt)

-HS trả lời theo sự hướng dẫn của giáo viên

(13)

vật nào,vì sao?

*)TH: Trẻ em đều có quyền được học tập, có bổn phận phải chăm chỉ học tập, tu dưỡng để trở thành người có ích.

- Giáo viên nhận xét tiết học,

-.

_____________________________

Buổi chiều

Chính tả: (tập chép)

CÓ CÔNG MÀI SẮT, CÓ NGÀY NÊN KIM I. MỤC TIÊU

* MT chung

a)Kiến thức: - Chép lại chính xác đoạn trích trong bài, qua bài tập chép học sinh hiểu cách trình bày một đoạn văn: chữ đầu câu viết hoa, chữ đầu đoạn viết hoa và lùi vào 1 ô.

- Củng cố quy tắc viết c / k.

- Điền đúng các chữ cái vào ô trống theo tên chữ.

- Thuộc lòng 9 chữ cái đầu trong bảng chữ cái.

b)Kỹ năng: Rèn kĩ năng viết đúng chính tả và trình bày bài viết.

c)Thái độ: Giáo dục HS có ý thức rèn chữ đẹp, giữ vở sạch.

* MT riêng: ( HS Chức: Khả năng nghe, viết của Chức chậm; ngôn ngữ diễn đạt lúng túng, không tự tin, không chủ động nói; khả năng đọc chậm còn phải đánh vần tiếng từ khó, phát âm còn ngọng, đọc hiểu văn bản kém, chỉ hiểu thông tin qua trực quan, làm mẫu.)

- Được hướng dẫn cách để vở, tư thế ngồi viết và giữ vở sạch sẽ.

- Được cô giáo hướng dẫn viết được 1 câu đầu của bài đúng cỡ chữ nhỏ.

- Có ý thức giữ gìn vở sạch sẽ.

II/ CHUẨN BỊ

-GV: Bảng phụ, phấn màu.

- HS: Vở ô li+ VBT

III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC.

HĐ của GV HĐ của HS HS Chức

A.Mở đầu( 1’)

- Giáo viên nêu yêu cầu về giờ chính tả:

+ Viết đúng, sạch, đẹp các bài chính tả; Làm đúng các bài tập phân biệt những âm, vần dễ viết sai; Thuộc bảng chữ cái.

+KT đồ dùng chuẩn bị của học sinh : Vở, bút, bảng, phấn, VBT...

B.-Dạy bài mới

1- Giới thiệu bài(1’) Nêu MT tiết

-Lắng nghe

-Để đồ dùng lên trên bàn

-2HS nhắc lại tên bài.

-Lắng nghe ( P/án đồng loạt)

-Để đồ dùng lên trên bàn.

( P/án đồng loạt)

(14)

học + viết tên bài.

2- Hướng dẫn tập chép( 22’) - Hướng dẫn học sinh chuẩn bị.

- Giáo viên đọc đoạn chép trên bảng.

- Gọi 3 – 4 học sinh đọc đoạn chép trên bảng.

- Giúp học sinh nắm nội dung đoạn chép:

+ Đoạn này chép từ bài nào?

+ Đoạn chép này là lời của ai nói với ai?

+ Bà cụ nói gì?

- Gọi học sinh trả lời.

- Gọi học sinh nhận xét.

- Giáo viên nhận xét.

- Hướng dẫn học sinh nhận xét.

+ Đoạn chép có mấy câu?

+ Cuối mỗi câu có dấu gì?

+ Những chữ nào trong baì chính tả được viết hoa?

+ Chữ đầu đoạn được viết như thế nào?

- Giáo viên cho học sinh tập viết vào bảng con những chữ khó:

Ngày, mài, sắt, cháu.

+Học sinh chép bài vào vở. Giáo viên theo dõi uốn nắn.

+Chấm, chữa bài.

- Chữa bài: Học sinh tự chữa lỗi.

Gạch chân từ viết sai, viết từ đúng bằng bút chì ra lề vở hoặc vào cuối bài chép.

- Giáo viên chấm khoảng 8 bài, nhận xét từng bài về các mặt: chép nội dung(đúng/ sai), chữ

viết( sạch, đẹp/ xấu, bẩn), cách trình bày(đúng/ sai).

3.- Hướng dẫn học sinh làm bài tập chính tả:(10’)

* Bài tập 2. Điền vào chỗ trống c hay k.

- Học sinh lắng nghe.

- Học sinh đọc.

*HĐ tập thể

- Bài: Có công mài sắt, có ngày nên kim.

- Lời của bà cụ nói với cậu bé.

- Bà cụ Giảng giải cho cậu bé biết: kiên trì, nhẫn nại thì việc gì cũng làm được.

+ 2 câu

+ Dấu chấm.

+ Những chữ đầu câu, đầu đoạn được viết hoa- chữ Mỗi, Giống.

+Viết hoa chữ cái đầu tiên, lùi vào 1 ô - chữ Mỗi.

- Học sinh chép bài.

-Nhìn bảng lớp dùng bút chì soát và chữa lỗi

-8 HS tổ 1 nộp vở.

-1HS.

-Lắng nghe.

( P/án đồng loạt)

-Mở SGK đọc thầm đoạn viết.

( P/án đa trình độ)

-Được cô giáo hướng dẫn cách để vở, tư thế ngồi viết và giữ vở sạch sẽ.

- Được cô giáo hướng dẫn viết được 1 câu đầu của bài đúng cỡ chữ nhỏ.

( P/án đồng loạt)

-Điền được 2 từ:

cậu bé; kiên

(15)

- Giáo viên đọc yêu cầu + mẫu - chỉ viết 1 từ.

- Gọi 2 học sinh lên bảng làm.

Học sinh dưới lớp làm ra nháp.

- Cả lớp và giáo viên nhận xét, chốt lại lời giải đúng.

- Cả lớp viết lời giải đúng vào VBT.

*Bài tập 3: viết vào vở những chữ cái còn thiếu trong bảng.

- Gọi học sinh đọc yêu cầu của bài.

- Giáo viên nhắc lại yêu cầu bài tập.

- Gọi 1 học sinh làm mẫu.

- Gọi 2- 3 học sinh lên bảng lần lượt viết từng chữ cái.

- Gọi 4- 5 học sinh đọc lại thứ tự đúng của 9 chữ cái.

- Cả lớp viết vào vở 9 chữ cái theo thứ tự đúng: a, ă, â, b, c, d, đ, e, ê.

* Học thuộc lòng bảng chữ cái.

- Giáo viên xoá những chữ đã viết ở cột 2, gọi 2- 3 học sinh nói lại hoặc viết lại những chữ vừa xoá.

- Học sinh nhìn cột 3 đọc lại tên 9 chữ cái ở cột 3, yêu cầu học sinh nhìn chữ cái ở cột 2 nói hoặc víêt lại tên 9 chữ cái.

- Giáo viên xoá bảng, từng học sinh đọc thuộc lòng tên 9 chữ cái.

C/ Củng cố, dặn dò.( 1’) - Gv nhận xét tiết học.

- Nhắc nhở học sinh về nhà viết lại bài chính tả vào vở ô li ở nhà.

-2 HS làm bảng lớp.

- kim khâu; cậu bé; kiên nhẫn ; bà cụ

- cá nhân làm VBT.

- Học sinh đọc.

- Học sinh làm bài.

-2- 3 học sinh Làm VBT cá nhân.

-4-5 HS đọc

2- 3 học sinh.

-Lắng nghe.

nhẫn.

( p/án đồng loạt)

-Viết được 4 chữ cái đầu.

( P/án đồng loạt)

-Nhìn vào bảng chữ cái nhận mặt và đọc được tên các chữ cái ( P/án đa trình độ)

-Lắng nghe.

(P/án đồng loạt)

_________________________________

Bồi dưỡng tiếng việt( lớp 1)

Bài 1A a- b

( Tiết 1)

I.MỤC TIÊU:

- Đọc đúng âm a,b đọc trơn các tiếng, từ ngữ của bài học. Hiểu nghĩa từ ngữ qua tranh

-Viết đúng a,b,bà

(16)

Nói được các tiếng từ các vật chứa a,b II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- Giáo viên:Tranh phóng to HĐ 1, HĐ 4 - Học sinh:VBT Tiếng Việt, tập một - Vở tập viết 1, tập 1

III. HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC

HĐ của giáo viên HĐ của học sinh

1. Tổ chức HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG HĐ 1: Nghe – Nói

Quan sát tranh và tìm nhanh những con vật được vẽ trong tranh?

- Các con thấy trong tranh vẽ gì?

- Môi trường sống ở đâu?

Nhận xét – tuyên dương

2. Tổ chức HOẠT ĐỘNG KHÁM PHÁ HĐ 2: Đọc

a/ Đọc, tiếng, từ

- GV làm mẫu: Viết chữ bà lên bảng:

Đánh vần- đọc trơn tiếng bà

- Giới thiệu chữ a,b in thường và in hoa trong sách

b/ Tạo tiếng mới:

- Làm mẫu đưa tiếng ba vào mô hình:

Âm đầu Vần Thanh Tiếng

b a ba

b a ?

Cả lớp: Nghe gv yêu cầu: đính thẻ chữ ba,bà,bã,bá.vào bảng phụ,

Nhận xét – tuyên dương c. Đọc hiểu

+ Làm việc nhóm đôi:

- Bạn A : Bạn thấy trong tranh có con gì?

- Bạn B : Cá, ba ba,( các con vật dưới nước)

- Bạn A: Gà, bò, bê (các con vật trên bờ)

- 2HS kể trước lớp

-HS lắng nghe

- Cá nhân, cặp đánh vần và đọc trơn tiếng bà

- Cá nhân: ghép tiếng theo thứ tự các dòng, đọc trơn tiếng ghép được

ba,bà,bã,bá.

- Nhóm : Cùng đọc trơn các tiếng ghép được 2-3 lần

- 4 hs nhận thẻ và đính vào bảng

(17)

- Nhìn tranh đọc từ ngữ phù hợp với mỗi hình.

- Hình 1 vẽ con gì?

- Hình 2 thấy gì?

- Luyện đọc cả lớp

5.Tổng kết

- Nhận xét tiết học

-Chuẩn bị bài :1B : Bài c,o

-Về nhà đọc lại bài cho ba, mẹ nghe

- Con ba ba

- Ba bà

___________________________________________

HĐNGLL – Nhà Trường Tổ Chức

______________________________________

Ngày soạn: 4/ 9/ 2020

Ngày giảng: Thứ tư 9/ 9/ 2020

Toán

Tiết 3: SỐ HẠNG – TỔNG I. MỤC TIÊU

* MT chung

a)Kiến thức: - Bước đầu biết tên gọi thành phần và kết quả cảu phép cộng.

- Củng cố về phép cộng( không nhớ) các số có hai chữ số và giải bài tập toán có lời văn.

b)Kỹ năng: Rèn kĩ năng giải bài tập toán có lời văn.

c)Thái độ: Có thái độ tích cực, hứng thú trong học tập.

* MT riêng:( HS Chức: Khả năng nghe, viết của Chức chậm; ngôn ngữ diễn đạt lúng túng, không tự tin, không chủ động nói; khả năng nhận biết số kém chỉ hiểu thông tin qua trực quan, làm mẫu.)

- HS Chí nhìn vào phép tính nhận biết được đó là phép cộng.

- Chỉ đúng các số có trong phép cộng mà cô giáo nêu.

- Có hứng thú trong học tập.

II. CHUẨN BỊ

- GV: Phấn màu, thước kẻ,SGK, que tính.

- HS: VBT, thước kẻ, bút chì,nháp.

(18)

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

HĐ của GV HĐ của HS HS Chức

A.Giới thiệu số hạng và tổng( 12’) - Giáo viên viết bảng phép cộng:

35+ 24 = 59.

Gọi học sinh đọc.

- Giáo viên chỉ vào từng số trong phép cộng và nêu:

Trong phép cộng 35 gọi là số hạng( viết lên bảng số hạng và kẻ mũi tên như bài học). Giáo viên chỉ vào số 35, gọi học sinh nêu số hạng. Tương tự với số 24. Giáo viên giới thiệu tiếp: Trong phép cộng này 59 là kết quả của phép cộng, 59 gọi là tổng( viết lên bảng tổng)

-Gọi học sinh khi giáo viên chỉ vào số 59 thì học sinh nói “ tổng”.

35 + 24 = 59

S/hạng S/hạng Tổng

- Chú ý: 35+24 cũng gọi là tổng.

-H/dẫn viết phép cộng theo cột dọc( như trong SGK)

- Giáo viên cho thêm 1 phép cộng khác: 63 + 15 = 78 Y/cầu HS nêu thành phần tên gọi của phép tính và đặt tính theo cột dọc.

B.Thực hành( 23’)

*Bài tập 1: Viết số thích hợp vào ô trống.

- Hướng dẫn học sinh cách làm:

Muốn tìm tổng thì lấy số hạng cộng với số hạng.

*Bài tập 2: Đặt tính rồi tính tổng.

- Hướng dẫn học sinh tự nêu cách làm.

- Gọi 4 học sinh lên bảng làm.

-2HS đọc:

Ba mươi lăm cộng hai mươi bốn bằng năm mươi chín.

HS quan sát + nghe.

-3HS nêu -Lớp nhận xét.

-Quan sát+ nghe.

-2 HS nêu. Lớp n/xét -2HS làm bảng lớp.Lớp thực hiện bảng con cá nhân.

Học sinh làm bài.

- Học sinh lên bảng làm.

72 + 11 40 + 37 5 + 71

- Yêu cầu quan sát phép tính 35+ 24 = 59 trong SGK trả lời:

Đó là phép tính gì?

( P/án thay thế)

- Chỉ đúng số 59; 35; 24 ( P/án thay thế)

-Quan sát +nghe

( P/án đồng loạt)

- Được cô hướng dẫn cách đặt tính theo cột dọc.

( P/án đa trình độ)

*Dùng que tính thực hiện phép cộng:

5+3 = 6+4=

(P/án thay thế) Số hạng 14 31 44 3 68

Số hạng 2 7 25 52 0

Tổng 16 38 69 55 68

(19)

Dưới lớp tự làm vào vở.

- Gọi học sinh nhận xét.

- Giáo viên nhận xét.

*Bài tập 3

- Gọi học sinh đọc bài toán.

-Y/cầu đọc thầm rồi tự tóm tắt bài toán.

- Gọi 1 học sinh lên bảng làm bài.

Dưới lớp làm ra nháp.

- Gọi học sinh nhận xét.

- Giáo viên nhận xét và học sinh làm vào vở.

C.Trò chơi( 3’)

- “Thi đua viết phép cộng và tính tổng nhanh”

- Giáo viên nêu: Viết phép cộng có các số hạng đều bằng 24 rồi tính tổng.

- Ai viết xong trước được các bạn vỗ tay hoan nghênh.

- Học sinh nhận xét.

-1 HS

-Làm việc cá nhân.

-1HS lên bảng làm. Lớp làm bảng con.

Bài giải:

Khu vườn đó có tất cả số cây là:

20 + 35 = 57 (cây) Đáp số: 57 (cây)

- Học sinh viết nhanh và tính tổng:

24 + 24 = 48

Chính tả(nghe viết) NGÀY HÔM QUA ĐÂU RỒI I. MỤC TIÊU

*MT chung a)Kiến thức:

- Rèn kỹ năng nghe viết 1 khổ thơ trong bài “ Ngày hôm qua đâu rồi”.

- Học sinh hiểu cách trình bày một bài thơ 5 chữ: chữ đầu các dòng thơ viết hoa, bắt đầu viết từ ô thứ 3 tính từ lề cho đẹp.

- Viết đúng những tiếng có âm vần dễ lẫn do ảnh hưởng của phương ngữ: l/ n.

- Tiếp tục học thuộc lòng tên 10 chữ cái tiếp theo 9 chữ cái đầu trong bảng chữ cái.

b)Kỹ năng: Rèn kĩ năng nghe viết đúng chính tả và trình bày bài viết.

c)Thái độ: Giáo dục HS có ý thức rèn chữ đẹp, giữ vở sạch.

* MT riêng: (HS Chức: Khả năng nghe, viết của Chức chậm; ngôn ngữ diễn đạt lúng túng, không tự tin, không chủ động nói; khả năng đọc chậm còn phải đánh vần tiếng từ khó, phát âm còn ngọng, đọc hiểu văn bản kém, chỉ hiểu thông tin qua trực quan, làm mẫu.)

a)Kiến thức: Được nhìn vào SGK chép được 2 dòng của bài thơ.

b)Kỹ năng: Nhìn viết đúng chính tả.

c)Thái độ: Giáo dục em ý thức viết đúng và giữ vở sạch.

II/ CHUẨN BỊ

-GV: Bảng phụ,phấn màu,

-HS: Vở ô li, bút, thước kẻ, bút chì, VBT.

III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

HĐ của GV HĐ của HS HS Chức

(20)

A. Bài cũ ( 5p)

- Gọi 2 học sinh lên bảng viết: nên kim, nên người, lên núi, đứng lên.

- Học sinh dưới lớp viết vào bảng con.

- Giáo viên cùng học sinh nhận xét và cho điểm học sinh.

- Gọi học sinh đọc 9 chữ cái đầu:

a, ă, â, b, c, d, đ, e, ê.

B.Bài mới:

1. Giới thiệu bài: ( 1’) Nêu mục đích yêu cầu cuả tiết học.

2. Hướng dẫn nghe viết ( 25’) a,Hướng dẫn học sinh chuẩn bị - Giáo viên đọc 1 lần khổ thơ cuối.

- Gọi 4 học sinh đọc lại, cả lớp đọc thầm.

- Giáo viên giúp học sinh nắm nội dung khổ thơ:

+ Khổ thơ là lời của ai nói với ai?

+Bố nói với con điều gì?

- Giáo viên nhận xét +Khổ thơ có mấy dòng?

+ Chữ đầu mỗi dòng thơ viết như thế nào?

- Nên viết mỗi dòng thơ từ ô nào trong vở?

- Học sinh tập viết vào bảng con những tiếng các em dễ viết sai.

b, Đọc cho học sinh viết: Giáo viên đọc thong thả từng dòng thơ, mỗi dòng đọc 2, 3 lần. Học sinh viết vào vở. Giáo viên theo dõi uốn nắn.

- Giáo viên đọc cả bài chính tả cho học sinh soát lại.

c,Chấm chữa bài:

- Học sinh tự chữa lỗi. Gạch chân từ viết sai, viết đúng bằng bút chì ra lề vở hoặc vào cuối bài chính tả.

- Giáo viên chấm nhanh 7, 8 bài,

- 2 HS viết bảng lớp.

- Lớp viết bảng con

- 3 HS. Lớp nhận xét

- Lắng nghe.

- Học sinh đọc.

+ Của bố nói với con.

+ Con học hành chăm chỉ thì thời gian không mất đi.

+ 4 dòng.

+ Viết hoa.

+Từ ô 3.

- Viết bảng con cá nhân.

- Nghe+ viết bài.

- 8 HS nộp vở.

-Viết chữ : lên núi

( P/án đa trình độ)

- Lắng nghe.

( P/án đồng loạt)

- Mở SGK nhìn chép lại 2 dòng thơ đầu khổ 4.

( P/án thay thế)

(21)

nhận xét từng bài về các mặt: nội dung, chữ viết, cách trình bày.

3, Hướng dẫn làm bài tập chính tả (8’)

*Bài tập 1:

- Gọi học sinh đọc yêu cầu bài tập.

- Gọi 1 học sinh lên bảng làm mẫu.

- Treo bảng phụ rồi gọi học sinh lên làm.

- Cả lớp và giáo viên nhận xét,chốt lại lời giải đúng.

* Bài tập 2:

- Gọi học sinh đọc yêu cầu bài.

- Giáo viên: các em hãy đọc tên chữ cái ở cột 3, điền vào chỗ trống ở cột 2 những chữ cái tương ứng.

- Học thuộc lòng bảng chữ cái:

- Giáo viên xoá dần những chữ cái đã viết ở cột 2, cho học sinh đọc lại rồi lên bảng viết lại.

- Giáo viên xoá tên chữ cái viết ở cột 3. Học sinh nhìn chữ cái ở cột 2 nói lại tên 10 chữ cái.

- Giáo viên xóa bảng, từng nhóm học sinh thi đọc thuộc lòng tên 10 chữ cái.

- Củng cố, dặn dò.

- Nhận xét tiết học

- Lắng nghe.

1. Em chọn chữ nào trong ngoặc đơn để điền vào chỗ chấm?

- lịch hay nịch: quyển lịch, chắc nịch.

- làng hay nàng: nàng tiên, làng xóm.

2HS đọc.

g, h, i, k, l, m, n, o, ô, ơ

- Lắng nghe

- Lắng nghe.

Được người thân giúp đỡ ( P/án đồng loạt)

__________________________________

Tự nhiên và xã hội CƠ QUAN VẬN ĐỘNG I. M ỤC tiêu:

(22)

Kiên thức:- Nhận ra cơ quan vận động gồm có bộ xương và hệ cơ.

Kĩ năng: - Nhận ra sự phối hợp của cơ quan và xương trong các cử động của cơ thể.

-Nêu được ví dụ sự phối hợp cử động của cơ và xương.

Thái độ: - Nêu tên và chỉ được vị trí các bộ phận chính của cơ quan vận động trên tranh vẽ hoặc mô hình.

II. ChuẨn bỊ

- GV: Tranh vẽ cơ quan vận động (cơ – xương) III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HS HS Chức

1. Khởi động 2. Bài cũ

- Kiểm tra ĐDHT.

3. Bài mới Giới thiệu:

Cơ quan vận động.

Phát triển các hoạt động Hoạt động 1: Thực hành

Mục tiêu: HS nhận biết được các bộ phận cử động của cơ thể.

Phương pháp: Thực hành, trực quan.

Yêu cầu 1 HS thực hiện động tác

“lườn”, “vặn mình”, “lưng bụng”.

GV hỏi: Bộ phận nào của cơ thể bạn cử động nhiều nhất?

Chốt: Thực hiện các thao tác thể dục, chúng ta đã cử động phối hợp nhiều bộ phận cơ thể.

Khi hoạt động thì đầu, mình, tay, chân cử động. Các bộ phận này hoạt động nhịp nhàng là nhờ cơ quan vận động

Hoạt động 2: Giới thiệu cơ quan vận động:(ĐDDH: Tranh)

Mục tiêu:

HS biết xương và cơ là cơ quan vận động của cơ thể.

HS nêu được vai trò của cơ và xương.

Phương pháp: Quan sát, trực

- Hát

- HS thực hành trên lớp.

- Lớp quan sát và nhận xét.

- HS nêu: Bộ phận cử động nhiều nhất là đầu, mình, tay, chân.

- Hoạt động nhóm.

- Lớp da.

- HS thực hành.

- Xương và thịt.

HS nắng nghe

Hưỡng dẫn hs đọc bài

Nghe các bạn đọc

(23)

quan, thảo luận.

Bước 1: Sờ nắn để biết lớp da và xương thịt.

GV sờ vào cơ thể: cơ thể ta được bao bọc bởi lớp gì?

GV hướng dẫn HS thực hành: sờ nắn bàn tay, cổ tay, ngón tay của mình: dưới lớp da của cơ thể là gì?

GV yêu cầu HS quan sát tranh 5, 6/ trang 5.

Tranh 5, 6 vẽ gì?

Yêu cầu nhóm trình bày lại phần quan sát.

+Chốt ý: Qua hoạt động sờ nắn tay và các bộ phận cơ thể, ta biết dưới lớp da cơ thể có xương và thịt (vừa nói vừa chỉ vào tranh: đây là bộ xương cơ thể người và kia là cơ thể người có thịt hay còn gọi là hệ cơ bao bọc). GV làm mẫu.

Bước 2: Cử động để biết sự phối hợp của xương và cơ.

GV tổ chức HS cử động: ngón tay, cổ tay.

Qua cử động ngón tay, cổ tay phần cơ thịt mềm mại, co giãn nhịp nhàng đã phối hợp giúp xương cử động được.

Nhờ có sự phối hợp nhịp nhàng của cơ và xương mà cơ thể cử động.Xương và cơ là cơ quan vận động của cơ thể.

GV đính kiến thức.

Sự vận động trong hoạt động và vui chơi bổ ích sẽ giúp cho cơ quan vận động phát triển tốt. Cô sẽ tổ chức cho các em tham gia trò chơi vật tay.

Hoạt động 3: Trò chơi: Người thừa thứ 3

Mục tiêu: HS hiểu hoạt động và vui chơi bổ ích sẽ giúp cho cơ quan vận động phát triển tốt.

- HS nêu

- HS thực hành.

- HS nhắc lại.

- HS nêu.

Hs chơi trò chơi

Hướng dẫn quan sát tranh

Hs nêutheo yêu câu của cô.

Hs chơi theo cùng các bạn

(24)

Phương pháp: Trò chơi.

GV phổ biến luật chơi.

GV quan sát và hỏi:

Ai thắng cuộc? Vì sao có thể chơi thắng bạn?

Tay ai khỏe là biểu hiện cơ quan vận động khỏe. Muốn cơ quan vận động phát triển tốt cần thường xuyên luyện tập, ăn uống đủ chất, đều đặn.

GV chốt ý: Muốn cơ quan vận động khỏe, ta cần năng tập thể dục, ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng để cơ săn chắc, xương cứng cáp. Cơ quan vận động khỏe chúng ta nhanh nhẹn.

4. Củng cố – Dặn dò

Cơ quan vận động gòm các bộ phận nào?

GV nhận xét tiết học Chuẩn bị bài: Hệ xương

Nghe cô hd

__________________________________

Ngày soạn: 4/9/2020

Ngày giảng: Thứ năm 10/9/2020

Toán

Tiết 4: LUYỆN TẬP I. MỤC TIÊU

* MT chung

a)Kiến thức: Củng cố về phép cộng không nhớ: Tính nhẩm và tính viết (đặt tính rồi tính); Tên gọi thành phần và kết quả của phép cộng.

b)Kỹ năng: Giải toán có lời văn.

c)Thái độ: Có thái độ tích cực, hứng thú trong học tập.

* MT riêng: :( HS Chức: Khả năng nghe, viết của chức chậm; ngôn ngữ diễn đạt lúng túng, không tự tin, không chủ động nói; khả năng nhận biết số kém chỉ hiểu thông tin qua trực quan, làm mẫu.)

a)Kiến thức: Củng cố về phép cộng b)Kỹ năng:

- Nghe cô giáo đọc viết lại được phép cộng .

- Biết dùng que tính để tính kết quả của phép cộng.

c)Thái độ: Có hứng thú trong học tập.

II/ CHUẨN BỊ

- GV: Phấn màu, thước kẻ, que tính.

- HS: thước kẻ, nháp, bút chì, VBT.

III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

(25)

HĐ của GV HĐ của HS HS Chức 22 Kiểm tra bài cũ( 4’)

- GV nhận xét và đánh giá B.

Bài mới( 32’)

1.Giới thiệu+ ghi tên bài.

2.Hướng dẫn học sinh làm bài tập

Bài tập 1: Tính

- Gọi học sinh đọc yêu cầu đề bài.

- Gọi 5 em lên bảng làm.Yêu cầu học sinh ở dưới lớp tự làm rồi chữa.

Trong khi chữa bài giáo viên hỏi học sinh đâu là số hạng, tổng Bài tập 2: Tính nhẩm

- Giáo viên hướng dẫn học sinh tự làm rồi chữa bài vào vở.

- Khi chữa giáo viên hỏi học sinh cách tính Gọi học sinh đọc yêu cầu bài tập.

- Nhẩm

Bài tập 3: Đặt tính rồi tính tổng biết các số hạng

- Gọi học sinh đọc yêu cầu bài.

- Giáo viên hướng dẫn học sinh tự làm. Gọi 3 học sinh lên bảng làm, dưới lớp làm ra nháp.

- Gọi học sinh nhận xét.

- Giáo viên nhận xét.

Bài tập 4:

- Gọi học sinh đọc bài toán.

- Hướng dẫn học sinh cách làm bài.

- Gọi 1 học sinh lên bảng làm.

- Gọi học sinh nhận xét.

- Giáo viên nhận xét.

- Gọi 2 HS nêu thành phần tên gọi của các phép tính sau:

33+ 25 = 58 41+ 30 = 71 -Lớp nhận xét

- 2 HS nhắc lại tên bài học

- 1 Học sinh đọc.

- 5 Học sinh làm bảng lớp 23

+ 51

40 + 19

6 + 72

64 + 24

- Học sinh đọc.

- Học sinh làm.

40 + 10 + 20 = 70 40 + 30 = 70 40 + 10 + 20 = 70 40 + 30 = 70 - Học sinh trả lời.

- Học sinh đọc.

- Học sinh làm: 34 và 42; 8 và 31.

- Học sinh nhận xét.

- Học sinh đọc.

- Học sinh làm.

Mẹ nuôi tất cả số con gà và con vịt là

22 + 10 = 32 (con) Đáp số: 32 con - Học sinh lên bảng làm.

- Học sinh nhận xét.

- Nghe cô đọc em viết phép cộng : 10+ 2 rồi dùng que tính tìm kết quả của phép cộng trên.

( P/án thay thế)

- Lắng nghe ( P/án đồng loạt)

(26)

C. Củng cố, dặn dò( 2’) - Giáo viên hệ thống bài.

- Nhận xét tiết học.

- Lắng nghe

Tập đọc TỰ THUẬT I/ MỤC TIÊU

*MT chung

a)Kiến thức: - Rèn kỹ năng đọc thành tiếng:

+ Đọc đúng các từ có vần khó( quê quán, quận, trường,...), các từ dễ phát âm sai do ảnh hưởng của phương ngữ: nam, nữ, nơi sinh, lớp...

+ Biết nghỉ hơi đúng sau các dấu phẩy, giữa dòng, giữa phần yêu cầu và trả lời ở mỗi dòng.

+ Biết đọc một văn bản tự thuật với giọng rõ ràng, rành mạch.

b)Kỹ năng: - Rèn kỹ năng đọc hiểu:

+ Nắm được nghĩa và biết cách dùng các từ mới được giải nghĩa ở phần sau bài đọc, các từ chỉ đơn vị hành chính( Xã, phường, quận, huyện)

- Nắm được những thông tin chính về bạn học sinh trong bài.

- Bước đầu có khái niệm về một bản tự thuật.

c)Thái độ: Có thái độ tích cực, hứng thú trong học tập.

* MT riêng: ( HS Chức: Khả năng nghe, viết của Chức chậm; ngôn ngữ diễn đạt lúng túng, không tự tin, không chủ động nói; khả năng nhận biết số kém chỉ hiểu thông tin qua trực quan, làm mẫu.)

Được sự giúp đỡ của cô giáo, bạn bè ; cha mẹ em Phúc:

+ Nói được Họ và tên của em đầy đủ, chỗ ở, học sinh lớp , trường em học.

+ Có hứng thú trong học tập.

II.CHUẨN BỊ

- GV: Bảng phụ, bút dạ - HS: VBT

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

HĐ của GV HĐ của HS HS Chức

A. Kiểm tra bài cũ(4p)

- Gọi 3 học sinh, mỗi em đọc 2 đoạn của bài “ Có công mài săt, có ngày nên kim”, trả lời câu hỏi nội dung bài.

- Gọi học sinh khác nhận xét.

- GV nhận xét.

B.Dạy bài mới

1- Giới thiệu bài(1p)

- G.viên chỉ cho học sinh xem bức

- 2 HS đọc to toàn bài.

- Lớp nhận xét.

- Đọc đọan 1 của bài.

( P/án đa trình độ)

- Quan sát , lắng nghe

( P/án đồng loạt)

(27)

ảnh bạn học sinh trong SKG, hỏi:

Đây là ảnh ai?

+ Gọi 2- 3 học sinh trả lời.

+ Giáo viên nói: Đây là ảnh một bạn học sinh. Hôm nay, chúng ta sẽ đọc lời bạn ấy tự kể về mình.

Những lời kể như thế được gọi là

“ Tự thuật” hay là “lý lịch”. Qua lời tự thuật của bạn các em sẽ biết bạn ấy tên gì, là nam hay nữ, sinh ngày nào, nhà ở đâu.. Giờ học còn giúp các em hiểu cách đọc một bài tự thuật rất khác cách đọc một bài văn, bài thơ.

2. Luyện đọc(16p)

a. Giáo viên đọc mẫu toàn bài một lượt: giọng đọc rành mạch, nghỉ hơi rõ giữa phần yêu cầu và trả lời.

b. Giáo viên hướng dẫn học sinh luyện đọc, kết hợp giải nghĩa từ.

Đọc từng câu:

- Hướng dẫn các em đọc đúng các từ ngữ khó và các câu khó:

+ Các từ có vần khó: huyện.

+ Từ khó phát âm đối với học sinh từng địa phương:

+ Từ mới:

- Gọi học sinh tiếp nối nhau đọc từng câu.

- Đọc từng đoạn trước lớp:

- Giáo viên treo bảng phụ để đánh dấu chỗ nghỉ hơi.

- Giáo viên kết hợp giúp học sinh hiểu nghĩa các từ mới trong đoạn.

- Gọi học sinh tiếp nối nhau đọc từng đoạn trong bài.

Đọc từng đoạn trong nhóm:

- Lần lượt từng học sinh trong nhóm.

- Giáo viên theo dõi, hướng dẫn các nhóm đọc đúng,

- Thi đọc giữa các nhóm( từng đoạn, từng bài)

- 4 nhóm thi đọc.

- Quan sát, lắng nghe

-Lắng nghe

- Học sinh tiếp nối nhau đọc.

Nam, nữ, nơi sinh, hiện nay, lớp...

Tự thuật, quê quán, nơi ở hiện nay.

- Học sinh tiếp nối nhau đọc.

Nam, nữ, nơi sinh, hiện nay, lớp...

Tự thuật, quê quán, nơi ở hiện nay.

Họ tên: // Bùi Thanh Hà Nam, nữ: // Nữ

Ngày sinh: // 23- 4- 1996

- Học sinh tiếp nối nhau đọc.

- Học sinh đọc.

- Đại diện các nhóm thi đọc.

- HS n/xét các nhóm đọc.

-Lắng nghe

( P/án đồng loạt) - Đọc câu nối tiếp ( P/án trùng lặp)

- Đọc 2 câu . Họ tên://Bùi Thanh Hà Nam, nữ: // Nữ ( P/án đa trình độ)

- Nêu họ tên em.

Em học lớp mấy?

Trường nào?

( P/án đa trình độ)

(28)

- Học sinh nhận xét.

- Giáo viên nhận xét.

3.Tìm hiểu bài( 10p)

- Giáo viên cho học sinh đọc thầm để trả lời các câu hỏi về nội dung bài đọc.

- Gọi 1 học sinh đọc câu hỏi 1:

Em biết những gì về bạn Thanh Hà?

+ Gọi 1- 2 học sinh trả lời.

+ Gọi 1- 2 học sinh trả lời.

+ Gọi học sinh nhận xét.

+ Giáo viên nhận xét.

- Giáo viên hỏi: Nhờ đâu mà em biết rõ về bạn Thanh Hà như vậy?

- Gọi học sinh đọc câu hỏi: Hãy cho biết họ và tên em...

*)TH: Mỗi chung ta ai cũng có quyền có họ tên và tự hào về tên của mình,

+ Gọi 2- 3 học sinh khá giỏi làm mẫu trước lớp. Giáo viên nhận xét.

+ Gọi nhiều học sinh nối tiếp nhau nói về bản thân.

- Gọi 1 học sinh đọc câu hỏi: Hãy cho biết tên địa phương em ở.

- Con học lớp mấy, trường nào?

*)TH: Các con có quyền được học tập trong nhà trường.

+ Gọi nhiều học sinh nối tíêp nhau trả lời

4. Luyện đọc lại:

- Gọi học sinh thi đọc lại bài. Giáo viên nhắc các em chú ý đọc bài với giọng rõ ràng, rành mạch.

5. Củng cố, dặn dò:

- Giáo viên yêu cầu học sinh ghi nhớ

+ Ai cũng cần viết bản tự thuật:

Học sinh viết cho nhà trường, người đi làm thì viết cho cơ quan, xí nghiệp, công ty...

+ Viết tự thuật phải chính xác.

- Giáo viên nhận xét tiết học;

- HS lắng nghe.

- Học sinh đọc.

- Tên, ngày tháng năm sinh, quê quán, nơi ở, ...

Nhờ bản tự thuật của Thanh Hà mà chúng ta biết được các thông tin về bạn ấy.

- Học sinh nêu.

- Học sinh nhận xét.

- Học sinh trả lời.

- Học sinh đọc.

- 3 HS. Lớp lắng nghe.

- HS lắng nghe.

Mọi người giúp đỡ em viết bản tự thuật về mình. (P/

án đồng loạt)

(29)

- VN đọc bài Ngày hôm qua đâu

rồi? - HS lắng nghe

––––––––––––––––––––––––––––––––––––

Kể chuyện

CÓ CÔNG MÀI SẮT, CÓ NGÀY NÊN KIM I/ MỤC TIÊU

* MT chung a)Kiến thức:

- Dựa vào trí nhớ, tranh minh hoạ và gợi ý dưới mỗi tranh kể lại được từng đoạn và toàn bộ nội dung câu chuyện.

- Biết phối hợp lời kể với điệu bộ, nét mặt, biết thay đổi giọng kể cho phù hợp với nội dung.

b)Kỹ năng: - Biết nhận xét, đánh giá lời kể của bạn, kể tiếp được lời kể của bạn.

c)Thái độ: Có thái độ tích cực, hứng thú, kiên trì trong học tập.

* MT riêng: Sau khi được cô giáo và các bạn giúp đỡ HS Chức:

- Quan sát tranh chỉ và nêu được tên các nhân vật trong tranh.

- Được nghe, nhìn cô giáo kể chuyện và cho biết : Bà cụ trong tranh đang làm gì?

II/ CHUẨN BỊ: Tranh phóng to.

III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

HĐ của GV HĐ của HS HS Chức

A Mở đầu:

- Giáo viên giới thiệu: chương trình kể chuyện trong sách giáo khoa tiếng việt L2: Trong 2 học kỳ các em được học 31 tiết kể chuyện. Nội dung kể chuyện là những câu chuyện đã học trong những tập đọc 2 tiết. Các câu chuyện đều được kể lại toàn bộ hoặc phân vai, dựng lại toàn bộ câu chuyện. như một vở kịch.

B Dạy bài mới.

- Giới thiệu bài(1p).

- Giáo viên hỏi: Truyện ngụ ngôn trong tiết Tập đọc các em vừa học có tên là gì?( TL: Có công mài sắt, có ngày nên kim). Em học được lời khuyên gì qua câu chuyện đó?

- Viết tên bài + Gọi HS nhắc lại tên bài

Hướng dẫn kể chuyện:

*)Kể từng đoạn câu chuyện theo tranh.(15p)

- Gọi học sinh đọc yêu cầu của

HS lắng nghe.

-2-3 HS trả lời.

-2 HS nhắc tên bài.

-Lắng nghe

-Làm việc cá nhân

-Lắng nghe + Quan sát tranh

HS lắng nghe ( P/án đồng loạt)

-Nghe cô kể chuyện.

( P/án đồng loạt)

-Mở SGK xem tranh.

( P/án đa trình độ)

- Quan sát tranh chỉ và nêu:

+ Tên các

(30)

bài.

- GV kể lần 1: Kể lại toàn bộ câu chuyện

+ Học sinh quan sát từng tranh trong SGK, đọc thầm lời gợi ý dưới mỗi tranh.

- GV kể lần 2: Kể chuyện kết hợp chỉ tranh

- Kể chuyện theo nhóm

+ Học sinh tiếp nối nhau kể từng đoạn của câu chuyện trước nhóm.

Hết một lượt, lại quay lại từ đoạn 1, nhưng thay đổi người kể.

- Gọi học sinh nhận xét: Về nội dung ( kể đã đủ ý chưa? Kể có đúng trình tự không?). Về cách diễn đạt ( nói đã thành câu chưa?

dùng từ có hợp không? đã biết kể bằng lời của mình chưa?). Về cách thể hiện ( Kể có tự nhiên không? đã biết phối hợp lời kể với điệu bộ, nét mặt chưa? giọng kể có thích hợp không?).

- Giáo viên nhận xét và khen các em.

+Kể toàn bộ câu chuyện. (17’) - Tổ chức thi kể trước lớp. - Gọi học sinh nhận xét bạn kể.

- Giáo viên nhận xét.

*)KC phân vai, mỗi vai kể với một giọng riêng:

+Giọng người dẫn chuyện: thong thả, chậm rãi.

+ Giọng bà cụ: Ôn tồn, hiền hậu.

+ Gọng cậu bé: tò mò, ngạc nhiên.

( Có thể cầm sách, đi từ dễ đến khó).

- Cả lớp bình chọn những nhóm học sinh, học sinh kể chuyện hấp dẫn nhất.

Củng cố, dặn dò.

- Giáo viên nhận xét tiết học, khen ngợi những ưu điểm của lớp, nhóm, cá nhân. Nêu những điểm chưa tốt cần điều chỉnh.

- Học sinh kể.

- Học sinh nhận xét.

2 - 3 học sinh kể lại toàn bộ câu chuyện.

*Làm việc nhóm - Học sinh lắng nghe.

-Học sinh kể lại câu chuyện.

- Học sinh nhận xét.

- Học sinh lắng nghe.

-Lắng nghe.

nhân vật trong tranh?

+ Lúc đầu Cậu bé học như thế nào?

+ Bà cụ trong tranh đang làm gì?

+ Bà cụ nói gì với cậu bé?

( P/án thay thế)

-Lắng nghe.

(P/án đồng loạt)

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

- Nhận biết: Tế bào thực vật, thấy được các miền của rễ, biến dạng của rễ, cấu tạo ngoài của thân.. - Thông hiểu:Vai trò

Mục tiêu: Mô tả đặc điểm của vi khuẩn : hình dạng, kích thước, thành phần cấu tạo (chú ý so sánh với tế bào thực vật), dinh dưỡng, phân bố và sinh sản.. Hoạt động

- Mục tiêu: Tạo tình huống/vấn đề học tập mà HS chưa thể giải quyết được ngay...kích thích nhu cầu tìm hiểu, khám phá kiến thức mới. Hình

- Ong lấy phấn hoa sẽ giúp cho sự thụ phấn của hoa, quả đậu nhiều, làm cho cây sai quả. - Ong lấy phấn hoa sẽ giúp cho sự thụ phấn của hoa, quả đậu

- Năng lực thí nghiệm: Làm thí nghiệm tìm hiểu nhu cầu của nước và muối khoáng đối với cây.Thiết kế thí nghiệm chứng minh nhu cầu một số loại muối khoáng đối

- Nhận xét sự hoạt động của cá nhân, của nhóm. Mục tiêu: Quan sát được hình dạng và bước đầu phân nhóm các loại thân biến dạng, thấy được chức năng đối với

- Trung thực, khách quan, nghiêm túc trong làm việc và nghiên cứu khoa học -Tích hợp GDBĐKH: Giun đốt có vai trò làm thức ăn cho người và động vật, làm cho

Vận dụng kiến thức: Biết vai trò của các ngành động vật đã học. Tìm các biện pháp khai thác mặt có lợi và các biện pháp hạn chế mặt có hại... HS: Ôn lại