• Không có kết quả nào được tìm thấy

CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN Ý ĐỊNH SỬ DỤNG SẢN PHẨM GAS PV CỦA KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN TẠI CÔNG TY TNHH TRIỆU AN TRÊN ĐỊA BÀN THỊ XÃ HƯƠNG TRÀ

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN Ý ĐỊNH SỬ DỤNG SẢN PHẨM GAS PV CỦA KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN TẠI CÔNG TY TNHH TRIỆU AN TRÊN ĐỊA BÀN THỊ XÃ HƯƠNG TRÀ"

Copied!
82
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN Ý ĐỊNH SỬ DỤNG SẢN PHẨM GAS PV CỦA KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN TẠI CÔNG TY TNHH TRIỆU AN TRÊN ĐỊA BÀN THỊ XÃ HƯƠNG TRÀ

PHẠM VĂN MINH

KHÓA HỌC 2015–2019

Trường Đại học Kinh tế Huế

(2)

KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN Ý ĐỊNH SỬ DỤNG SẢN PHẨM GAS PV CỦA KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN TẠI CÔNG TY TNHH TRIỆU AN TRÊN ĐỊA BÀN THỊ XÃ HƯƠNG TRÀ

Sinh viên:

Phạm Văn Minh Lớp: K49C-KDTM Niên khóa: 2015-2019

Giáo viên hướng dẫn:

Th.s Võ Phan Nhật Phương

Huế, tháng 5/2019

Trường Đại học Kinh tế Huế

(3)

Để hoàn thành luận văn tốt nghiệp này trước hết tôi xin gửi đến quý thầy, cô giáo trong khoa Quản Trị Kinh Doanh - Trường Đại Học Kinh Tế Huế lời cảm ơn chân thành nhất vì đã tạo điều kiện cho tôi có cơ hội được tham gia vào đợt thực tập nghề nghiệp. Đặc biệt, tôi xin gởi lời đến giảng viên lời cảm ơn sâu sắc người đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn báo cáo.

Xin chân thành cám ơn ban lãnh đạo, các anh chị nhân viên tại công ty TNHH Triệu An đã giúp đỡ, tạo điều kiện thuận lợi cho tôi được tìm hiểu thực tiễn trong suốt quá trình thực tập tại cửa hàng.

Cuối cùng tôi xin kính chúc quý thầy cô giáo trong Khoa Quản Trị Kinh Doanh sức khỏe để tiếp tục thực hiện sứ mệnh cao đẹp truyền đạt kiến thức cho thế hệ trẻ tương lại.

Mặc dù tối đã cố gắng nỗ lực hết sức để hoàn thành luận văn tốt nghiệp này trong phạm vi và khả năng cho phép nhưng chắc chắn sẽ không tránh khỏi những thiếu sót, tôi rất mong nhận được sự thông cảm và tận tình chỉ bảo của quý thầy cô giảng viên.

Sinh viên thực hiện Phạm Văn Minh

Trường Đại học Kinh tế Huế

(4)

PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ...1

1. Tính cấp thiết của đềtài...1

2. Mục tiêu nghiên cứu ...1

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu. ...2

4. Phương pháp nghiên cứu ...3

5. Bốcục đềtài ...6

PHẦN II: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU VÀ KẾT QUẢNGHIÊN CỨU ...7

CHƯƠNG 1: CƠ SỞKHOA HỌC CỦA VẤN ĐỀNGHIÊN CỨU...7

1. Cơ sởlý luận ...7

1.1 Một sốvấn đềvềGas...7

1.2 Những vấn đề liên quan đến người tiêu dùng ...8

1.2.1 Khái niệm hành vi của người tiêu dùng...8

1.2.2 Mô hình hành vi...9

1.2.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi khách hàng...12

1.3 Những công trình và mô hình nghiên cứu có liên quan đến ý định sử dụng sản phẩm PV Gas ...15

1.3.1 Những công trình nghiên cứu liên quan đến ý định sửdụng sản phẩm Gas PV ..15

1.3.2 Những mô hình nghiên cứu liên quan đến ý định sửdụng sản phẩm Gas PV ...15

1.4 Mô hìnhđềxuất ...18

2. Cơ sởthực tiễn ...21

2.1 Tình hình tiêu thụGas PV của Việt Nam ...21

2.2 Tình hình tiêu thụGas PV của tỉnh Thừa Thiên Huế...21

CHƯƠNG 2: NGHIÊN CỨU CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN Ý ĐỊNH SỬ DỤNG SẢN PHẨM PV GAS CỦA KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN TẠI CÔNG TY TNHH TRIỆU AN TRÊN ĐỊA BÀN THỊXÃ HƯƠNG TRÀ...23

1. Tổng quan vềcông ty TNHH Triệu An ...23

1.1 Quá trình hình thành và phát triển ...23

1.2 Lĩnh vực và ngành nghề

Trường Đại học Kinh tế Huế

kinh doanh...23
(5)

1.5 Kết quảhoạt động kinh doanh sản phẩm PV Gas của công ty TNHH Triệu An...25

2. Đặc điểm sản phẩm và tình hình tiêu thụ sản phẩm PV Gas trên địa bàn thị xã Hương Trà...25

2.1 Đặc điểm vềsản phẩm khí hóa lỏng Gas...25

2.2 Nhãn hiệu và bao bì PV Gas ...26

3. Kết quảnghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến ý định sửdụng sản phẩm PV Gas của khách hàng cá nhân tại công ty TNHH Triệu An...27

3.1 Đặc điểm mẫu nghiên cứu ...27

3.1.1 Giới tính ...28

3.1.2Độtuổi ...28

3.1.3 Sốnhân khẩu...29

3.1.4 Thu nhập ...30

3.2 Kiểm định độtin cậy của thang đo Cronbach’s Alpha...31

3.2.1 Kiểm định độtin cậy của biếnđộc lập ...31

3.2.2 Kiểm định độtin cậy của biến phụthuộc ...32

3.3 Phân tích yếu tốkhám phá EFA ...32

3.3.1 Rút trích các yếu tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng sản phẩm PV Gas của khách hàng cá nhân tại công ty ...32

3.3.2 Rút trích yếu tố chính “ Ý định sửdụng “ sản phẩm gas PV Gas của khách hàng cá nhân tại công ty ...35

3.4 Phân tích hồi quy tuyến tính ...36

3.4.1 Xây dựng mô hình hồi quy ...36

3.4.2Đánh giá sựphù hợp của mô hình ...37

3.4.3 Kiểm định sựphù hợp của mô hình...37

3.4.4 Kiểm định điều kiện hồi quy ...38

3.4.5 Kết quảphân tích hồi quy ...39 3.5 Ý kiến đánh giá của khách hàng cá nhân về các yếu tố tác động đến Ý định sử dụng sản phẩm gas PV Gas ...40

Trường Đại học Kinh tế Huế

(6)

3.5.3 Thành phần Cảm nhận chủ quan đối với thuộc tính sản phẩm...41

3.5.4 Thành phần Thái độ đối với việc sửdụng sản phẩm ...42

3.5.5 Thành phần Chuẩn chủquan ...42

3.5.6 Thành phần Kiểm soát hành vi ...43

3.5.7 Thành phần Ý định sửdụng sản phẩm ...43

3.6 Kiểm định sự khác biệt về giới tính của khách hàng cá nhân đối với ý định sử dụng sản phẩm PV Gas...44

3.7 Kiểm định sự khác biệt về đặc điểm khách hàng cá nhân đối với ý định sử dụng sản phẩm PV Gas...44

3.7.1Độtuổi ...45

3.7.2 Nhân khẩu ...45

3.7.3 Thu nhập ...46

CHƯƠNG 3: ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO Ý ĐỊNH SỬ DỤNG SẢN PHẦM PV GAS TẠI CÔNG TY TNHH TRIỆU AN TRÊN ĐỊA BÀN THỊXÃ HƯƠNG TRÀ...47

1. Định hướng phát triển sản phẩm Gas PV tại công ty TNHH Triệu An trên địa bàn thịxã Hương Trà...47

2. Giải pháp nhằm nâng cao khả năng thu hút khách hàngcá nhân Gas PV tại công ty TNHH Triệu An trên địa bàn thị xã Hương Trà...47

PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ...50

1. Kết luận ...50

2. Hạn chế đềtài...50

3. Kiến nghị...51 TÀI LIỆU THAM KHẢO52

PHỤLỤC

Trường Đại học Kinh tế Huế

(7)

Bảng 2.1: Khoảng nồng độnguy hiểm cháy nổcủa Gas ...8

Bảng 2.2: Thang đo nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng sản phẩm PV gas của khách hàng cá nhân ...19

Bảng 2.3: Thịphần gas trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế qua 3 năm 2013 –2015 ....21

Bảng 2.4: Hiệu quảhoạt động kinh doanh của công ty TNHH Triệu An qua 3 năm từ 2016–2018 ...24

Bảng 2.5: Hoạt động kinh doanh sản phẩm PV Gas của công ty TNHH Triệu An...25

Bảng 2.6: Đặc điểm mẫu nghiên cứu khách hàng cá nhân đang sử dụng sản phẩm PV Gas tại công ty TNHH Triệu An ...27

Bảng 2.7: Hệsố Cronbach’s Alpha cho biến độc lập...31

Bảng 2.8: Hệsố Cronbach’s Alpha cho biến phụthuộc ...32

Bảng 2.9: Kiểm định KMO và Bartlett’s Test biến độc lập ...32

Bảng 2.10: Kết quảphân tích yếu tốbiến độc lập...33

Bảng 2.11: Kiểm định KMO và Bartlett’s Test biến phụthuộc...35

Bảng 2.12: Kết quảphân tích yếu tốbiến phụthuộc ...35

Bảng 2.13: Đánh giá sựphù hợp mô hình ...37

Bảng 2.14: Kiểm định sựphù hợp của mô hình...37

Bảng 2.15: Kiểm định hiện tượng đa cộng tuyến...38

Bảng 2.16: Kết quảphân tích hồi quy đa biến ...39

Bảng 2.17: Kiểm định One-Sample T-test đối với thang đo “Quan tâm đến môi trường”...40

Bảng 2.18: Kiểm định One-Sample T-test đối với thang đo “Niềm tin đối với thuộc tính sản phẩm”...41

Bảng 2.19: Kiểm định One-Sample T-test đối với thang đo “Cảm nhận chủ quan đối với thuộc tính sản phẩm” ...41

Bảng 2.20: Kiểm định One-Sample T-test đối với thang đo “Thái độ đối với việc sử dụng sản phẩm”...42

Bảng 2.21: Kiểm định One-Sample T-test đối với thang đo “Chuẩn chủ quan”

Trường Đại học Kinh tế Huế

...42
(8)

phẩm”...43 Bảng 2.24: Kiểm định sựkhác biệt về Ý định sử dụng sản phẩm theo giới tính khách hàng ...44 Bảng 2.25: Kiểm định phương sai...45 Bảng 2.26: Kiểm định ANOVA sựkhác biệt về Ý định sửdụng sản phẩm theo độtuổi khách hàng ...45 Bảng 2.27: Kiểm định phương sai...45 Bảng 2.28: Kiểm định ANOVA sự khác biệt về Ý định sử dụng sản phẩm theo nghề nghiệp khách hàng ...46 Bảng 2.29: Kiểm định phương sai...46 Bảng 2.30: Kiểm định ANOVA sự khác biệt về Ý định sử dụng sản phẩm theo thu nhập khách hàng ...46

Trường Đại học Kinh tế Huế

(9)

Biểu đồ2.1: Các hãng kinh doanh Gas tại tỉnh Thừa Thiên Huế năm 2015...22

Biểu đồ 2.2: Cơcấu mẫu theo giới ...28

Biểu đồ 2.3: Cơ cấu mẫu theo tuổi ...28

Biểu đồ 2.5: Cơ cấu mẫu theo thu nhập ...30

DANH MỤC SƠ ĐỒ Sơ đồ 2.7: Cơ cấu tổchức của Công ty TNHH Triệu An ...24

Sơ đồ2.1: Mô hìnhđơn giản hành vi mua của người tiêu dùng ...9

Sơ đồ2.2: Quá trình dẫn đến hành động mua của người tiêu dùng ...11

Sơ đồ2.3: Những yếu tốkìm hãmý định mua...12

Sơ đồ2.4: Mô hình Thuyết hành động hợp lý TRA...16

Sơ đồ2.5: Mô hình Thuyết hành vi hoạch định TPB...17

Sơ đồ2.6: Mô hìnhđềxuất của tác giả...19

DANH MỤC HÌNHẢNH Hình 1: Logo Gas Petrovietnam ...31

Hình 2: Vỏbình gas Petrovietnam ...26

Trường Đại học Kinh tế Huế

(10)

PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ

1. Tính cấp thiết của đềtài

Trong thời đại hiện nay, gas được coi như là một phần không thể thiếu trong đời sống con người, hầu như đa sốcác hộ gia đình hiện nay đều có sựhiện hữu của các thiết bị gas trong gia đình. Do đó nhu cầu sử dụng gas tại Việt Nam nói chung và Thị xã Hương Trà nói riêng là rất lớn.

Nắm bắt được nhu cầu đó nên hiện nay có rất nhiều thương hiệu gas đã có mặt tại Việt Nam, có thể kể đến như: Petrolimex, PV Gas, Totalgaz, Shell Gas…. Thị trường kinh doanh gas trong những năm qua tăng trưởng cũng rất nhanh nhưng cũng gặp rất nhiều khó khăn thách thức. Để dành được thị phần trên thị trường đòi hỏi các doanh nghiệp phải tiếp cận nhiều hơn với khách hàng để nắm bắt được nhu cầu và hành vi mua hàng của họ. Bởi mỗi người có một hành vi mua hàng khách nhau và phụ thuộc rất nhiều các yếu tố khác nhau. Từ đó ta có thể thấy nghiên cứu hành vi mua hàng của khách hàng là điều vô cùng cần thiết nhằm cạnh tranh và đem lại thị phần lớn nhất cho các cửa hàng gas phân phối gas hiện nay.

Công ty TNHH XĂNG DẦU TRIỆU AN hiện nay đang là một nhà phân phối chính thức sản phẩm Gas Petrovietnam trên địa bàn thị xã Hương Trà. Thời gian gần đây, ngành kinh doanh gas đang phát triển rất nhanh chóng tuy nhiên cũng rất bất ổn, đã làm cho doanh nghiệp gặp không ít khó khăn, thách thức. Trên địa bàn thị xã Hương Trà hiện có rất nhiều nhà phân phối của nhiều hãng gas khác nhau. Vì vậy, trong quá trình thực tập tại đây, tôi ý định thực hiện đềtài“Các yếu tố ảnh hưởng đến ý định sdng sn phm gas PV ca khách hàng cá nhân ti công ty TNHH Triu An trên địa bàn th xã Hương Trà nhằm nghiên cứu và đưa ra giải pháp nâng cao tính cạnh tranh trong khu vực Thịxã Hương Trà.

2. Mục tiêu nghiên cứu 2.1. Mục tiêu chung

Nghiên cứu .các yếu tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng sản phẩm PV Gas của khách hàng cá nhân tại công ty TNHH Triệu An trên địa bàn Thị xã Hương Trà, từ đó

Trường Đại học Kinh tế Huế

(11)

đề xuất giải pháp nhằm đẩy mạnh hành vi tiêu dùng thương hiệu PV Gas tại công ty TNHH Triệu An.

2.2. Mục tiêu cụthể

 Hệ thống hóa những vấn đề lý luận thực tiễn liên quan đến hành vi tiêu dùng Gas Petrovietnam.

 Xác định các yếu tố ảnh hưởng đếný định sửdụng sản phẩm PV Gas của khách hàng cá nhân.

 Đánh giá mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đến ý định lựa chọn PV Gas của khách hàng cá nhân.

 Đềxuất giải pháp nhằm mạnh thu hút khách hàng cá nhân sửdụng PV Gas tại công ty TNHH Triệu An trên địa bàn Thịxã Hương Trà.

3.Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.

3.1.Đối tượng nghiên cứu

 Đối tượng nghiên cứu: Các yếu tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng sản phẩm PV Gas của khách hàng cá nhân tại công ty TNHH Triệu An..

 Đối tượng khảo sát: Khách hàng cá nhân đang sử dụng PV Gas công ty TNHH Triệu An.

3.2. Phạm vi nghiên cứu

 Phạm vi không gian: Tại công ty TNHH Triệu An và tại nhà của khách hàng cá nhân

 Phạm vi thời gian:

Nguồn sốliệu thứcấp do công ty TNHH Triệu An cung cấp từ năm 2016 – 2018.

Nguồn số liệu sơ cấp được điều tra từ khách hàng cá nhân trong thời gian 15/2/2019–15/3/2019.

3.3. Phạm vi vềnội dung

Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng sản phẩm PV Gas của khách hàng cá nhân tại công ty TNHH Triệu An trên địa bàn Thị Xã Hương Trà.

Trường Đại học Kinh tế Huế

(12)

4.Phương pháp nghiên cứu 4.1.Phương pháp thu thập sốliệu

 Sốliệu thứcấp

Khoá luận nghiên cứu tiến hành thu thập dữ liệu thứ cấp từ hồ sơ lưu trữ của công ty TNHH Triệu An vềtình hình cơ cấu lao động, tình hình hoạt động kinh doanh, tình hình tiêu thụPV Gastrên địa bàn ThịXã Hương Trà.

Ngoài ra nghiên cứu dựa vào các sốliệu được công bốtrên Internet và các công trình nghiên cứu khoa học, mô hình nghiên cứu có liên quan đến vấn đềnghiên cứu.

 Sốliệu sơ cấp

Kỹthuật phỏng vấn trực tiếp bằng bảng khảo sát đểthu thập dữliệu.

4.2Phương pháp chọn mẫu nghiên cứu

 Xác định kích cỡ mẫu

 Được tính theo kỹthuật phân tích yếu tố: Kích cỡ mẫu phụ thuộc vào phương pháp phân tích, nghiên cứu này có phân tích yếu tố khám phá EFA. Nên theo Hachter 1994 cho rằng kích cỡ mẫu bằng ít nhất 5 lần biến quan sát, Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc (phân tích dữ liệu nghiên cứu với SPSS, NXB Thống kê 2005) thông thường thì sốquan sát ít nhất phải bằng 4 hay 5 lần sốbiến trong phân tích yếu tố. Nếu số mẫu bằng 5 lần sốquan sát trong phân tích yếu tố thì ta có mẫu theo công thức sau:

n= m*5= 21*5=105

Trong đó: n là cỡmẫu; m là sốbiến đưa vào bảng hỏi (với m=21)

 Được tính theo phương pháp Phân tích hồi quy của Tabachnick and fidell (1991): Ta có công thức

n>= 8p + 50 => n>= 98

Trong đó: n là cỡmẫu; p là sốbiến độc lập trong mô hình (với p=6)

Như vậy, từ các điều kiện để đảm bảo kích thước mẫu có thểtiến hành các phân tích và kiểm định nhằm giải quyết các mục tiêu mà đề tài nghiên cứu đưa ra, thì số lượng mẫu tối thiểu là 105 mẫu, để tránh sai sót trong quá trình phân tích, tiến hành phỏng vấn 160 khách hàng và thu về150 bảng đạt tiêu chuẩn.

Trường Đại học Kinh tế Huế

(13)

 Kỹthuật lấy mẫu

Sử dụng phương pháp chọn mẫu thuận tiện: Vì thông tin khách hàng cá nhân đang sửdụng Gas PV tại công ty TNHH Triệu An quá lớn không thểtiếp cận. Về mặt lí thuyết phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên sẽ không đảm bảo tính đại diện cho tổng thể và không được phép dùng để suy luận kết quả cho tổng thể, đây cũng là hạn chế củađề tài.

Việc phỏng vấn được tiến hành bằng cách phỏng vấn tất cảcác khách hàng gọi điện thoại tới đặt hàng và đi theo nhân viên giao hàng tới tận nhà khách hàng đểphỏng vấn điều tra.

4.3.Phương pháp phân tích sốliệu.

 Đối với sốliệu thứcấp

 Phương pháp tổng hợp: Dùng phương pháp phân tổthống kê đểtổng hợp và hệ thống hóa tài liệu nghiên cứu, sốliệu điều tra theo các tiêu thức phù hợp với mục tiêu nghiên cứu.

 Phương pháp so sánh: Đây là phương pháp chủ yếu dùng trong phân tích hoạt động kinh doanh, cơ cấu nhân lực tại công ty TNHH Gas Petrovietnam.

 Đối với sốliệu sơ cấp

- Thng kê tn s:mục đích của phương pháp này nhằm mô tả, hiểu rõđược đặc điểm của đối tượng điều tra. Thông qua các tiêu chí tần số(Frequency), biểu đồ, giá trị trung bình,độlệch chuẩn, phương sai.

- Đánh giá độtin cy của thang đo: tiến hành kiểm tra độ tin cậy của thang đo thông qua hệsố Cronbach’s Alpha.

Theo nhiều nhà nghiên cứu, mức độ đánh giá các biến thông qua hệ số Cronbach’s Alpha được đưa ra như sau:

Những biến có hệ số tương quan biến tổng (Corrected Item Total Correlation) lớn hơn 0,3 và có hệ số Cronbach’s Alpha lớn 0,6 sẽ được chấp nhận và đưa vào những bước phân tích xửlý tiếp theo. Cụthểlà :

 Hệsố Cronbach’s Alpha lớn hơn 0,8 : hệsố tương quan cao.

 Hệsố Cronbach’s Alpha từ 0,7 đến 0,8 : chấp nhận được

 Hệ

Trường Đại học Kinh tế Huế

số Cronbach’s Alpha từ 0,6 đến 0,7 : chấp nhận được nếu thang đo mới
(14)

- Phân tích yếu tkhám phá EFA: phân tích yếu tố khám phá được sửdụng để rút gọn tập nhiều biến quan sát phụthuộc lẫn nhau thành một tập biến (gọi là các yếu tố) ít hơn đểchúng có ý nghĩa hơn nhưng vẫn chứa đựng hầu hết thông tin của tập biến ban đầu (theo Hair & cộng sự, 1998).

Trong phân tích yếu tố khám phá, trị sốKMO (Kaiser – Meyer –Olkin) là chỉ số dùng để xem xét sự thích hợp của các yếu tố. Trị số KMO phải có giá trị trong khoảng 0,5 đến 1,0 và giá trị Sig nhỏ hơn 0,05 thì phân tích này mới thích hợp, còn nếu trị sốKMO nhỏ hơn 0,5 thì phân tích yếu tốkhám phá EFA có khả năng là không thích hợp với các dữliệu.

- Phân tích hồi quy tương quan

Sau khi tiến hành điều tra sơ bộvà lập bảng hỏi chính thức, đề tài sẽ rút ra được các biến định tính phù hợp để điều tra và lập mô hình hồi quy với các biến độc lập và biến phụthuộc.

Sau khi rút trích được các yếu tốtừphân tích yếu tố EFA, xem xét các giả định cần thiết trong mô hình hồi quy tuyến tính như kiểm tra phần dư chuẩn hóa, kiểm tra hệsố phóng đại phương sai VIF, kiểm tra giá trị Durbin– Watson. Nếu các giả định ở trên không bị vi phạm, mô hình hồi quy được xây dựng. Hệ số R2 cho thấy các biến độc lập đưa vào mô hình giải thích được bao nhiêu phần trăm sự biến thiên của biến phụthuộc.

Mô hình hồi quy có dạng:

Y =β0 + β1X1 + β2X2 + ….+ βnXn +ei Trong đó:

Y: Biến phụthuộc

β0: Hệsốchặn (Hằng số)

β1: Hệsốhồi quy riêng phần (Hệsốphụthuộc) Xi: Các biến độc lập trong mô hình

ei: Biến độc lập ngẫu nhiên (Phần dư)

Dựa vào hệsốBê-ta chuẩn hóa với mức ý nghĩa Sig. tương ứng để xác định các biến độc lập nào có ảnh hưởng đến biển phụ thuộc trong mô hình nghiên cứu và ảnh hưởng với mức độ

Trường Đại học Kinh tế Huế

ra sao, theo chiều hướng nào. Từ đó, làm căn cứ để có những kết
(15)

luận chính xác hơn và đưa ra giải pháp mang tính thuyết phục cao. Kết quả của mô hình sẽ giúp ta xác định được chiều hướng, mức độ ảnh hưởng của các yếu tố ảnh hưởng đến ý định sửdụng của khách hàng đối sản phẩm Xăng sinh học E5 của Công ty Xăng dầu Thừa Thiên Huế.

Kiểm định One - Sample T - Test

Kiểm định One - Sample T - Test nhằm mục đích so sánh trung bình (mean) của tổng thể với một giá trị cụ thể nào đó. Cụ thể trong đề tài này, sẽ so sánh trung bình đánh giá mức độ đồng ý các tiêu chí trong các nhóm yếu tố. Thang đo được sửdụng để đo lường sự đồng ý trong trường hợp này là Likert 1-5.

Kiểm định skhác bit Independent Sample T - Test

Kiểm định sựkhác biệt trung bình của biến định lượng với các giá trịkhác nhau của một biến định tính trong trường hợp biến định tính có 2 giá trị. Ví dụ như biến giới tính nam và nữ.

Kiểm định skhác bit One - way ANOVA

Kiểm định One - way ANOVA giải quyết trở ngại của Independent Sample T - Test. Phương pháp này kiểm định sựkhác biệt trung bình của biến định lượng với các giá trị khác nhau của một biến định tính có 3 giá trịtrở lên. Đối với đềtài này, sửdụng phép kiểm định giá trịtrung bìnhđểxem có sựkhác nhau về Ý định sửdụng sản phẩm giữa đặc điểm của khách hàng.

5. Bốcục đềtài

- Phần 1: Đặt vấn đề

- Phần 2: Nội dung và kết quảnghiên cứu Chương 1: Cơ sởkhoa học của vấn đề

Chương 2: Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến ý định sửdụng sản phẩm Gas PV của khách hàng cá nhân tại công ty TNHH Triệu An trên địa bàn Thịxã Hương Trà

Chương 3: Định hướng và giải pháp nhằm thu hút khách hàng cá nhâný định sử dụng sản phầm PV Gas tại công ty TNHH Triệu An trên địa bàn Thịxã Hương Trà

- Phần 3: Kết luận và kiến nghị

Trường Đại học Kinh tế Huế

(16)

PHẦN II: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU VÀ KẾT QUẢNGHIÊN CỨU CHƯƠNG 1: CƠ SỞKHOA HỌC CỦA VẤN ĐỀNGHIÊN CỨU

1. Cơ sởlý luận

1.1 Một sốvấn đềvềGas

Khái niệm vềGas

Khí Gas là là hỗn hợp khí hydro carbon, nhẹ, ở thể khí. Khí Gas tồn tại trong thiên nhiênở các mỏ dầu hoặc mỏ khí dầu và cũng có thể sản xuất ở các nhà máy lọc dầu trong quá trình trưng cất dầu thô.

Tên đầy đủcủa Khí Gas là "Khí dầu mỏhóa lỏng" hay được gọi tên đơn giản là

"Khí hóa lỏng". Khí Gas được gọi là khí dầu mỏ hóa lỏng vì các chất khí này có thể được hóa lỏng ở nhiệt độ bình thường bằng cách gia tăng áp suất vừa phải, hoặc ở áp suất bình thường bằng cách sửdụng kỹ thuật làm lạnh để làm giảm nhiệt độ. Khí Gas tên tiếng Anh làLiquefied Petroleum Gas; viết tắt: LPG

Hiện tượng khí Gas hóa lỏng

Dưới áp suất khí quyển và nhiệt độ bình thường, Khí Gas tồn tại ở thể khí. Để thuận tiện trong vận chuyển, khí Gas được nén lại dưới áp suất cao chuyển sang thểlỏng.

Khi chuyển hóa từ thể lỏng sang thể khí, Gas sẽ thu nhiệt từ bên trong LPG lỏng & môi trường ngoài. Điều này giải thích tại sao khi sửdụng chai (bình) gas sẽ bị lạnh và nếu sử dụng quá nhiều, trên bề mặt (chai) bình gas có thể bị đọng nước hoặc đóng tuyết, thậm chí đóng băng.

Thành phần của khí Gas

Propane có công thức hóa học là C3H8

Butan có công thức hóa học là C4H10

Và một sốthành phần khác

Trong thành phần của khí Gas, tỷlệpha trộn thông thường của Propan: Butan là 30:70, 40:60, 50:50

 Khí Gas có mùi gì?

Ởtrạng thái nguyên chất, Khí Gas không mùi, không màu, không vị, không độc hại. Tuy nhiên, trong thực tế

Trường Đại học Kinh tế Huế

khí gas có mùi là do nhà sản xuất pha trộn thêm chất tạo
(17)

mùi đặc trưng đểgiúp phát hiện khí gas khi xảy ra sựcốrò rỉ.Đáng lo ngại là, chất tạo mùi này là chất có hại cho sức khỏe nếu thường xuyên tiếp xúc với liều lượng quá mức cho phép.

Khí Gas nặng hơn không khí (Propan gấp 1,55 lần; Butan gấp 2,07 lần) nên khi thoát khỏi thiết bị chứa, gas tích tụ ở những chỗ trũng trên mặt đất và tạo thành hỗn hợp nguy hiểm cháy nổ.

Việc sửdụng Gas hay khí Gas trong kinh doanh, sinh hoạt để đảm bảo an toàn phòng cháy chữa cháy là một vấn đề báo động trong xã hội hiện nay

Khi thoát ra khỏi thiết bị chứa, gas chuyển thành thể khí nên rất khó bảo quản. Chỉ cần một tỷ lệ nhỏ hỗn hợp khí GAS (2,37% đối với Propane và 1,86% đối với Butan) trong môi trường bắt lửa là có thể tạo thành một hỗn hợp cháy nổ.

Khoảng giới hạn nồng độ nguy hiểm cháy, nổ của khí Gas rất rộng được tính theo % thể tích như sau:

Bảng 2.1: Khoảng nồng độnguy hiểm cháy nổcủa Gas

Thành phần Giới hạn nồng độthấp (%)

Giới hạn nồng độ cao

(%)

Butan 1,86 8,41

Propan 2,37 9,50

1.2 Những vấn đềliênquan đến người tiêu dùng 1.2.1 Khái nim hành vi của người tiêu dùng

Cho đến nay có rất nhiều khái niệm về hành vi người tiêu dùng

Hiện nay, nhiều nhà nghiên cứu đã đưa ra rất nhiều khái niệm về hành vi của người tiêu dùng khác nhau, cho ta một cách nhìnđachiều hơn vềhành vi tiêu dùng.

Theo Philip Kotler (2007): “Hành vi người tiêu dùng (hay còn gọi là khách hàng) là những hành vi cụ thểcủa một cá nhân khi thực hiện các ý định mua sắm, sử dụng và vứt bỏsản phẩm hay sản phẩm”.

Trường Đại học Kinh tế Huế

(18)

Theo Hiệp hội marketing Hoa Kỳ, hành vi khách hàng chính là sự tác động qua lại giữa các yếu tố kích thích của môi trường với nhận thức và hành vi của con người mà qua sự tương tác đó, con người thay đổi cuộc sống của họ. Hay nói cách khác, hành vi khách hàng bao gồm những suy nghĩvà cảm nhận mà con người có được và những hành động mà họthực hiện trong quá trình tiêu dùng. Những yếu tố nhưý kiến từnhững người tiêu dùng khác, quảng cáo, thông tin vềgiá cả, bao bì, bềngoài sản phẩm đều có thểtác động đến cảm nhận, suy nghĩ và hành vi của khách hàng.

Tóm lại Hành vi của người tiêu dùng: Là hành động của người tiêu dùng liên quan đến việc mua sắm và tiêu dùng sản phẩm/ sản phẩm: tìm kiếm, lựa chọn, mua sắm, tiêu dùng sản phẩm, sản phẩm để thỏa mãn nhu cầu, đánh giá và loại bỏ sản phẩm/ sản phẩm; những ý định của người tiêu dùng liên quan tới việc sửdụng nguồn lực (tài chính, thời gian, công sức, kinh nghiệm) tham gia trao đổi đểthỏa mãn nhu cầu –mong muốn cá nhân.

1.2.2 Mô hình hành vi

1.2.2.1 Mô hình hành vi mua của người tiêu dùng

Mô hình hành vi mua của người tiêu dùng bao gồm 3 yếu tố cơ bản: các tác nhân kích thích, hộp đen ý thức và các phảnứng đáp lại của người tiêu dùng.

Sơ đồ2.1: Mô hìnhđơn giản hành vi mua của người tiêu dùng

(Nguồn: Trần Thị Thập, 2013)

 Tác nhân kích thích

Tác nhân kích thích là tất cả các tác nhân, lực lượng bên ngoài người tiêu dùng có thểgâyảnh hưởng tới hành vi của người tiêu dùng. Gồm 2 nhóm chính:

 Các yếu tốkích thích của marketing

Đây là những hoạt động marketing của doanh nghiệp tác động vào người tiêu dùng một cách có chủ đích thông qua các chương trình, chiến dịch marketing 4Ps.

Doanh nghiệp có khả năng kiểm soát các kích thích này.

 Các tác nhân kích thích khác

Tác nhân kích thích Hộp đen ý thức Các phảnứng đáp lại của người tiêu dùng

Trường Đại học Kinh tế Huế

(19)

Là những tác nhân thuộc môi trường bên ngoài, doanh nghiệp không điều khiển, kiểm soát được. Bao gồm các yếu tốthuộc môi trường vĩ mô. Các yếu tốnày có thểgây ra rủi ro hay thuận lợi cho doanh nghiệp, việc doanh nghiệp cần làm đó là dựbáo và đưa ra các kếhoạch đểgiảm thiểu rủi ro và khai thác tối đa thuận lợi.

 Hộp đen ý thức

Hộp đen là thuật ngữchỉhệthần kinh và cơ chếtiếp nhận, xửlí thông tin và phản ứng đáp lại các kích thích của con người. Hộp đen ý thúc bao gồm 2 thành phần:

 Đặc tính của người tiêu dùng

 Quá trìnhý định mua sắm

Phân tích ‘’hộp đen’’ là một quá trình diễn ra bên trong khách hàng, đòi hỏi người bán hàng, những người xây dựng các chương trình marketing cần phải rất tinh tế, có những kỹ năng về phân tích tâm lý người tiêu dùng để có thể đoán, nhận biết được sự băn khoăn của khách hàng, từ đó xác định được nên đưa ra thêm những thông tin hay hành động… đểhóa giải được những khúc mắc của khách hàng và kích thích/ tác động vào những suy nghĩ tích cực của người tiêu dùng đối với sản phẩm, sản phẩm và giúp họtiến gần hơntớiý định mua hàng/ sản phẩm của doanh nghiệp.

 Phảnứng đáp lại của người tiêu dùng

Là những phảnứng người tiêu dùng bộc lộtrong quá trình trao đổi mà ta có thể quan sát được. Nói cách khác, là tập hợp các cảm xúc, thái độ và hành động của người tiêu dùng khi tiếp cận với các kích thích.

 Ý nghĩa của việc nghiên cứu mô hình hành vi mua: Giúp người làm marketing hiểu biết sâu sắc về người tiêu dùng, gia tăng khả năng dự báo và khai thác những đặc điểm về hành vi người tiêu dùng khi xây dựng chiến lược và các chương trình marketing mix khác.

Trường Đại học Kinh tế Huế

(20)

1.2.2.2 Các giai đoạn của quá trình thông qua ý định lựa chọn sản phẩm

Đểdẫn tới hành động mua hàng, theo Philip Koter người tiêu dùng trải qua 5 giai đoạn:

Sơ đồ2.2: Quá trình dẫn đến hành động mua của người tiêu dùng

(Nguồn: Philip Kotler)

 Nhận biết nhu cầu

Bắt đầu khi người tiêu dùng cảm thấy có sựkhác biệt giữa tình trạng thực tếvà tình trạng mong muốn từ đó hình thành lên nhu cầu. Nguyên nhân của sự hình thành nhu cầu này đó là do người tiêu dùng chịu những tác nhân kích thích từbên trong hoặc từbên ngoài.

 Tìm kiếm thông tin

Ngay khi nhu cầu đã xuất hiện, một phảnứng thường trực của người tiêu dùng đó là đi tìm hiểu thêm thông tin phục vụ cho việc thỏa mãn nhu cầu. Mục đích tìm kiếm thêm thông tin đó là: hiểu rõ hơn vềsản phẩm/ thương hiệu, hoạt động cungứng của các doanh nghiệp -> liên quan tới các phương án lựa chọn của khách hàng và giảm rủi ro trong mua sắm, tiêu dùng.

Các nguồn thông tin cơ bản mà người tiêu dùng thường chủ động tìm kiếm:

 Nguồn thông tin cá nhân: bạn bè, người thân, đồng nghiệp…

 Nguồn thông tin thương mại: quảng cáo, người bán hàng, bao bì, triễn lãm…

 Nguồn thông tin phổ thông: phương tiện thông tin đại chúng, các tổ chức nghiên cứu…

 Kinh nghiệm thực tế: dừng thử, sờ mó, nghiên cứu…

 Đánh giá các phương án

Sau khi tìm kiếm đầy đủthông tin vềcác sản phẩm/ sản phẩm có khả năng làm thỏa mãn nhu cầu của bản thân thìngười tiêu dùng sẽhình thànhđược một tập hợp các nhãn hiệu, mỗi nhãn hiệu có những đặc trưng điển hình khác nhau. Khách hàng sẽ

Nhận biết nhu

cầu

Ý định mua Tìm

kiếm thông tin

Đánh giá các phương

án

Hành động mua

Trường Đại học Kinh tế Huế

(21)

đánh giá các phương án để chọn ra phương án mà người tiêu dùng cho là tối ưu nhất, phù hợp với họ nhất. Đây được coi là quá trình sắp xếp các “giá trị” của các tiêu chí đánh giá vềsản phẩm, sản phẩm của khách hàng.

 Ý định mua hàng

Sau khi đánh giá các phương án khách hàng đã hình thành lên 1 danh sách xếp hạng các phương ánrồi hình thành ý định mua. Tuy nhiên từ ý định mua đếný định mua thực tế, người tiêu dùng cong phải chịuảnh hưởng của nhiều yếu tốkìm hãm.

Sơ đồ2.3: Những yếu tốkìm hãmý định mua

(Nguồn: Philip Kotler)

 Đánh giá sau khi mua

Hành vi sau mua là tập hợp các cảm xúc, thái độ, quan điểm và hành động của người tiêu dùng khi họtiêu dùng sản phẩm/ sản phẩm của doanh nghiệp. Đánh giá sau khi mua liên quan trực tiếp tới mức độ hài lòng của khách hàng sau khi sử dụng sản phẩm/ sản phẩm của doanh nghiệp: hài lòng hay không hài lòng.

 Nếu hài lòng: Khả năng họ sử dụng lại, mua lại sản phẩm của doanh nghiệp là cao và họsẽtrởthành kênh truyền thông hữu ích nhất.

 Nếu không hài lòng: khả năng họ quay lại sử dụng sản phẩm/ hàng hóa của doanh ngiệp là thấp và nguy hại hơn là họ sẽ đi nói với các đối tượng khác, chuyển sang sửdụng sản phẩm/ sản phẩm của đối thủ.

1.2.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi khách hàng

Hành vi của người mua chịu ảnh hưởng của bốn yếu tố chủ yếu: văn hóa, xã hội, cá nhân, và tâm lý. Tất cả những yếu tố này đều cho những căn cứ để biết cách tiếp cận và phục vụ người mua một cách hiệu quả hơn.

Ý định mua

Thái độcủa người khác (gia đình, bạn bè, dư luận…)

Ý định mua Những yếu tốhoàn cảnh

Trường Đại học Kinh tế Huế

(22)

 Các yếu tốvề văn hóa

 Nền văn hóa là yếu tố ý địnhcơ bản nhất những mong muốn và hành vi của một người. Một đứa trẻkhi lớn lên sẽtích luỹ được một sốnhững giá trị, nhận thức, sở thích và hành vi thông qua gia đình của nó và những định chếthen chốt khác.

 Nhánh văn hóa: Mỗi nền văn hóa đều có những nhánh văn hóa nhỏ hơn tạo nên những đặc điểm đặc thù hơn và mức độhòa nhập với xã hội cho những thành viên của nó.

 Tầng lớp xã hội: Xã hội loài người đều thểhiện rõ sựphân tầng xã hội. Sựphân tầng này đôi khi mang hình thức một hệ thống đẳng cấp theo đó những thành viên thuộc các đẳng cấp khác nhau được nuôi nấng và dạy dỗ để đảm nhiệm những vai trò nhất định.

 Các yếu tốthuộc vềxã hội

Ngoài các yếu tố thuộc về văn hóa, hành vi người tiêu dùng cũng bị ảnh hưởng mạnh mẽvới các yếu tốthuộc vềxã hội.

 Địa vị và giai tầng xã hội: Trong xã hội nào cũng tồn tại các giai tầng xã hội khác nhau. Giai tầng xã hội là những nhóm tương đối ổn định trong xã hội được sắp xếp theo thứbậc, đẳng cấp và được đặc trưng bởi các quan điểm giá trị, lợi ích và hành vi đạo đức chung trong mỗi giai tầng. Người tiêu dùng thường mua sắm những hàng hóa, sản phẩm phản ánh vai tròđịa vịcủa họtrong xã hội.

 Gia đình: Có ảnh hưởng mạnh đến hành vi của cá nhân, đặc biệt trong điều kiện Việt Nam khi có nhiều thếhệchung sống trong một gia đình.

 Nhóm tham khảo: Bao gồm những nhóm có ảnh hưởng trực tiếp (mặt đối mặt) hay gián tiếp đến thái độ hay hành vi của người tiêu dùng: gia đình, bạn bè, xóm giềng, đồng nghiệp, nhóm ngưỡng mộ, nhóm tẩy chay…

 Các yếu tốthuộc vềcá nhân

 Tuổi tác và giai đoạn của chu kỳsống: Nhu cầu vềcác loại hàng hóa, sản phẩm cũng như khả năng mua của người tiêu dùng gắn liền với tuổi tác và giai đoạn của chu kỳsống của gia đình.

 Nghề nghiệp: Nghề nghiệp cũng ảnh hưởng đến cách thức tiêu dùng. Những người tiêu dùng có nghề

Trường Đại học Kinh tế Huế

nghiệp khác nhau sẽcó nhu cầu tiêu dùng khác nhau ngay từ
(23)

những hàng hóa chính yếu như quần áo, giày dép, thức ăn… đến những loại hàng hóa khác như: mĩ phẩm, máy tính, điện thoại…

 Tình trạng kinh tế: Là điều kiện kiên quyết để người tiêu dùng có thể mua được hàng hóa. Khi ngân sách tiêu dùng càng cao thì tỷlệphân bố cho tiêu dùng các hàng xa xỉ càng tăng lên, tỷlệchi tiêu cho các hàng thiết yếu giảm xuống. Nói chung, vào thời kì kinh tế đất nước phồn thịnh, tăng trưởng thì người ta tiêu dùng nhiều hơn và ngược lại.

 Lối sống: Bị chi phối bởi nhiều yếu tố như nhánh văn hóa, nghề nghiệp, nhóm xã hội, tình trạng kinh tế và hoàn cảnh gia đình nhưng lối sống mỗi người mang sắc thái riêng. Trong khi đó, cá tính là những đặc tính tâm lý nổi bật của mỗi người dẫn đến các hành vi ứng xử mang tính ổn định và nhất quán đối với môi trường xung quanh. Cá tính sẽ ảnh hưởng đến hành vi tiêu dùng.

 Các yếu tốthuộc vềtâm lí

 Nhu cầu và Động cơ: Nhu cầu là một thuộc tính tâm lý, là những điều mà con người đòi hỏi đểtồn tại và phát triển. Tại những thời điểm khác nhau, người tiêu dùng bị thôi thúc bởi những nhu cầu khác nhau. Con người sẽcốgắng thỏa mãn trước hết là những nhu cầu quan trọng nhất. Khi người ta đã thoả mãn được một nhu cầu quan trọng nào đó thì nó sẽkhông còn làđộng cơ hiện thời nữa, và người ta lại cốgắng thỏa mãn nhu cầu quan trọng nhất tiếp theo.

 Nhận thức: Là một quá trình thông qua đó cá thể tuyển chọn, tổ chức và giải thích thông tin tạo ra một bức tranh có ý nghĩa về thế giới xung quanh. Nhận thức không chỉ phụthuộc vào những tác nhân vật lý, mà còn phụthuộc vào cảmối quan hệ của các tác nhân đó với môi trường xung quanh và những điều kiện bên trong cá thể đó.

 Sự hiểu biết: Là những biến đổi nhất định diễn ra trong hành vi của con người dưới ảnh hưởng của kinh nghiệm được họ tích lũy. Con người có được kinh nghiệm hiểu biết là do sựtừng trải và khả năng học hỏi.

 Niềm tin và thái độ: Làm cho người ta xử sự khá nhất quán đối với những sự vật tương tự. Con người không phải giải thích và phản ứng với mỗi sự vật theo một cách mới vì thế

Trường Đại học Kinh tế Huế

mà rất khó thay đổi được thái độ.
(24)

1.3 Những công trình và mô hình nghiên cứu có liên quan đến ý định sửdụng sản phẩm Gas PV

1.3.1 Nhng công trình nghiên cứu liên quan đến ý định sdng sn phm Gas PV

“Các yếu tố ảnh hưởng đến ý định tiếp tục sử dụng gas petrolimex của người dân trên địa bàn thành phố Đông Hà” của Nguyễn Đức Hiếu năm 2018, nghiên cứu này nhằm mục đích kiểm định mô hình lý thuyết vềcác yếu tố ảnh hưởng đến ý định tiếp tục sử dụng của Khách hàng. Sử dụng phương pháp định lượng thực hiện với kỹ thuật phân tích độ tin cậy bằng hệ số Cronbach’s alpha, phân tích yếu tố khám phá EFA , phân tích hồi quy tuyến tính để kiểm tra mô hình với 177 mẫu hợp lệ. Kết quả phân tích đãđề xuất được 6 yếu tố sắp xếp theo thứtựtừcao xuống thấp: yếu tốcảm nhận chủ quan đối với thuộc tính sản phẩm, quan tâm đến môi trường, yếu tố chuẩn chủ quan, yếu tố niềm tin đối với thuộc tính sản phẩm, nhận thức kiểm soát hành vi, thái độ đối với việc sử dụng sản phẩm. Mô hình nghiên cứu này đã giải thích được 50.6% biến thiên của biến phụthuộc.

“Các yếu tố ảnh hưởng đến ý định tiếp tục sử dụng sản phẩm khí hóa lỏng (gas) Petrolimex của người tiêu dùng trên địa bàn thành phố Huế” của Hoàng Thị Khánh Nhi năm 2016 dựa trên mô hình hành vi dự định TPB của Ajzen (1991) nghiên cứu đã đưa ra thang đo ý định hành vi và 6 yếu tố tác động và xem xét mối quan hệ, tác động lẫn nhau giữa cácyếu tốnày. Kết quả cụ thể như sau : Thang đo ý định hành vi đề xuất ban đầu gôm 28 biến quan sát, sau khi kiểm định độ tin cậy thang đo bằng hệ số Cronbach’s Alpha chỉ còn 26 biến được tiếp tục đưa vào phân tích yếu tố khám phá EFA loại thêm một biến nữa còn 25 biến; kết quả phân tích có 6 yếu tốhình thành, trong đó yếu tố Niềm tin đối với sản phẩm và Cảm nhận chủ quan đối với thuộc tính sản phẩm tác động đến yếu tố Thái độ đối với việc sử dụng sản phẩm; yếu tố thái độ đối với việc sử dụng sản phẩm, Chuẩn chủ quan, Nhận thức kiểm soát hành vi tác động đến ý định tiếp tục sử dụng.

1.3.2 Những mô hình nghiên cứu liên quan đến ý định sử dụng sản phẩm PV Gas 1.3.2.1 Thuyết hành động hợp lý TRA (The theory of reasoned action)

Mô hình TRA được Ajzen và Fishbein xây dựng từ năm 1967 và được hiệu chỉnh mở

Trường Đại học Kinh tế Huế

rộng theo thời gian. Mô hình TRA cho thấy xu hướng tiêu dùng là yếu tốdự
(25)

đoán tốt nhất về hành vi tiêu dùng. Để quan tâm hơn về các yếu tố góp phần đến xu hướng mua thì xem xét hai yếu tố là thái độvà chuẩn chủquan của khách hàng.

Trong mô hình TRA, tháiđộ được đo bằng nhận thức vềcác thuộc tính của sản phẩm. Người tiêu dùng sẽ chú ý đến những thuộc tính mang lại các ích lợi cần thiết và có mức độquan trọng khác nhau. Nếu biết trọng sốcủa các thuộc tính đó thì có thể dự đoán gần kết quảlựa chọn của người tiêu dùng. Yếu tốchủquan có thể được đo lường thông qua những người có liên quan đến người tiêu dùng (như gia đình, bạn bè, đồng nghiệp…) sẽ nghĩ gì về dự định mua của họ, những người này thích hay không thích họ mua sản phẩm đó. Mức độ tác động của yếu tốchủquan ảnh hưởng đến xu hướng mua của người tiêu dùng phụthuộc vào: (1) mức độ mãnh liệt ở thái độphản đối hay ủng hộcủa những người cóảnh hưởng đối với việc mua sản phẩm của người tiêu dùng và (2) động cơ của người tiêu dùng làm theo mong muốn của những người có ảnh hưởng.

Sơ đồ2.4: Mô hình Thuyết hành động hợp lý TRA

(Nguồn: Schiffman và Kanuk, 1987) Ưu điểm: Mô hình TRA giống như mô hình thái độ ba thành phần nhưng mô hình này phối hợp 3 thành phần: nhận thức, cảm xúc và thành phần xu hướng được sắp xếp theo thứ tự khác với mô hình thái độ ba thành phần. Phương cách đo lường thái độ

Quy chuẩn chủquan Niềm tin đối với những

thuộc tính sản phẩm Đo lường niềm tin đối với những thuộc tính sản phẩm Niềm tin vềnhững người ảnh hưởng sẽ nghĩ rằng tôi nên hay không nên mua sản phẩm

Sự thúc đẩy làm theo ý muốn của những người ảnh

hưởng

Thái độ

Xu hướng hành vi

Hành vi thực sự

Trường Đại học Kinh tế Huế

(26)

trong mô hình TRA cũng giống như mô hình thái độ đa thuộc tính. Tuy nhiên mô hình TRA giải thích chi tiết hơn mô hìnhđa thuộc tính vì thêm thành phần chuẩn chủ quan.

Nhược điểm: Thuyết hành động hợp lý TRA bị giới hạn khi dự đoán việc thực hiện các hành vi của người tiêu dùng mà họ không thể kiểm soát được bởi vì mô hình này bỏ qua tầm quan trọng của yếu tố xã hội mà trong mà trong thực tế có thể là một yếu tố ý định đối với hành vi cá nhân.

1.3.2.2 Thuyết hành vi hoạch định TPB(Theory of Perceived Behaviour)

Thuyết hành vi TPB (Ajzen, 1991), được phát triển từlý thuyết hành động hợp lý TRA (Ajzen & Fishbein, 1975),giả định rằng một hành vi có thể được dự báo hoặc giải thích bởi các xu hướng hành vi để thực hiện hành vi đó. Các xu hướng hành vi được giả sử bao gồm các yếu tố động cơ mà ảnh hưởng đến hành vi, và được định nghĩa như là mức độ nỗ lực mà mọi người cố gắng để thực hiện hành vi đó (Ajzen, 1991).

Sơ đồ2.5: Mô hình Thuyết hành vi hoạch định TPB

(Nguồn: Ajzen, 1991) Xu hướng hành vi lại là một hàm của ba yếu tố. Thứnhất, thái độ đánh giá tích cực hay tiêu cực về hành vi. Yếu tố thứ hai là ảnh hưởng xã hội, đề cập đến áp lực xã hội khiến cá nhân thực hiện hay không thực hiện hành vi. Cuối cùng, sự kiểm soát hành vi cảm nhận là đánh giá của cá nhân vềmức độkhó dễcủa việc thực hiện hành vi.

Niềm tin và sự đánh giá

Niềm tin quy chuẩn và động cơ

Niềm tin kiểm soát và sựdễsửdụng

Thái độ

Quy chuẩn chủquan

Xu hướng hành vi

Hành vi thực sự

Kiểm soát hành vi cảm nhận

Trường Đại học Kinh tế Huế

(27)

Ưu điểm: Mô hình TPB được xem như tối ưu hơn mô hình TRA trong việc dự đoán và giải thích hành vi của người tiêu dùng trong cùng một nội dung và hoàn cảnh nghiên cứu. Bởi vì mô hình TPB khắc phục được nhược điểm của mô hình TRA bằng cách bổ sung thêm yếu tố kiểm soát hành vi cảm nhận.

Nhược điểm: Mô hình TPB có một số hạn chế trong việc dự đoán hành vi (Werner, 2004). Các hạn chế đầu tiên là yếu tố ý định ý định không giới hạn thái độ, chuẩn chủ quan, kiểm soát hành vi cảm nhận (Ajzen 1991). Có thể có các yếu tố khác ảnh hưởng đến hành vi.

1.4 Mô hìnhđề xuất

Trong mối tương quan với đối tượng nghiên cứu của đềtài,trên cơ sởkếthừa có chọn lọc mô hình nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến hành vi tiêu dùng của các nghiên cứu trước đây. Tiêu biểu thuyết hành động hợp lý TRA và sựkết hợp Thuyết hành vi TPB (Ajzen, 1991). Sau khi thực hiện phỏng vấn bằng phương pháp định tính , tác giả đềxuất mô hình như sau:

H1

H2

H3 H3

H4

H5 NIỀM TIN ĐỐI VỚI

THUỘC TÍNH SẢN PHẨM

THÁI ĐỘ ĐỐI VỚI VIỆC SỬDỤNG SẢN

PHẨM CẢM NHẬN CHỦ

QUAN ĐỐI VỚI THUỘC TÍNH SẢN

PHẨM Ý ĐỊNH SỬ

DỤNG

NHẬN THỨC KIỂM SOÁT HÀNH VI

CHUẨN CHỦQUAN

QUAN TÂM ĐẾN MÔI TRƯỜNG

Trường Đại học Kinh tế Huế

(28)

Sơ đồ2.6: Mô hìnhđềxuất của tác giả

(Nguồn: Tác giả) Các giảthuyết nghiên cứu:

H1: Có tương quan thuận giữa việc quan tâm đến môi trường với ý định sử dụng sản phẩm PV Gas tại công ty TNHH Triệu An.

H2: Có tương quan thuận giữa vấn đềniềm tin đối với thuộc tính sản phẩm với ý định sửdụng sản phẩm PV Gas tại công ty TNHH Triệu An.

H3: Có tương quan thuận giữa cảm nhận chủ quan đối với thuộc tính sản phẩm với ý định sửdụng sản phẩm PV Gas tại công ty TNHH Triệu An.

H4: Có tương quan thuận giữa thái độ đối với việc sửdụng sản phẩm và ýđịnh sửdụng sản phẩm PV Gas tại công ty TNHH Triệu An.

H5: Có tương quan thuận giữa chuẩn chủquan và ýđịnh sửdụng sản phẩm PV Gas tại công ty TNHH Triệu An.

H6: Có tương quan thuận giữa nhận thức kiểm soát hành vi với ý định sửdụng sản phẩm PV Gas tại công ty TNHH Triệu An.

Bảng 2.2: Thang đo nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến ý định sửdụng sản phẩm PV gas của khách hàng cá nhân

MÃ HÓA DỮLIỆU

STT YẾU TỐ QUAN TÂM ĐẾN MÔI TRƯỜNG MT

1 Con người đang lạm dụng nghiêm trọng đến môi trường MT1 2 Con người phải chung sống hài hòa với thiên nhiên để có thể tồn

tại

MT2

3 Tôi nghĩ vấn đềvề môi trường là rất quan trọng MT3

4 Tôi nghĩ chúng ta nên bảo vệ môi trường MT4

NIỀM TIN ĐỐI VỚI THUỘC TÍNH SẢN PHẨM NT

Trường Đại học Kinh tế Huế

(29)

5 Tôi nghĩ sản phẩm Gas PV là sản phẩm thân thiện với môi trường NT1

6 Tôi nghĩ sản phẩm Gas PV là sản phẩm tiết kiệm năng lượng NT2

7 Tôi nghĩ gas Pv sửdụng nhiên liệu sạch NT3

8 Tôi nghĩ gas PV không gây hại cho người sửdụng NT4

CẢM NHẬN CHỦ QUAN ĐỐI VỚI THUỘC TÍNH SẢN PHẨM CN

9 Tôi cảm thấy gas PV có giá cảhợp lý CN1

10 Tôi cảm thấy gas PV đảm bảo chất lượng tốt CN2

11 Tôi cảm thấy gas PV có độan toàn cao CN3

12 Tôi cảm thấy gas PV có thời gian sửdụng lâu dài CN4

THÁI ĐỘCỦA VIỆC SỬ DỤNG SẢN PHẨM TD NT

13 Tôi cảm thấy phấn khởi và thoải mái khi sửdụng sản phẩm thân thiện với môi trường như GasPV.

TD1

14 Tôi hoàn toàn tin tưởng vào thương hiệu Gas thân thiện môi trường của PV

TD2

15 Tôi rất thích thương hiệu gas thân thiện môi trường của PV Gas TD3

CHUẨN CHỦQUAN CQ

16 Tôi được sự tư vấn của nhân viên ngân hàng CQ1 17 Tôi được sựgiới thiệu từ gia đình, bạn bè CQ2 18 Các chương trình khuyến mãi, ưu đãi từ đại lý khuyến khích tôi

sửdụng gas của PV Gas

CQ3

NHẬN THỨC KIỂM SOÁT HÀNH VI KS

19 Việc mua sản phẩm gas PV hoàn toàn do tôiý định KS1 20 Đối với tôi, việc mua sản phẩm gas PV là điều dễdàng KS2

21 Tôi sẽmua sản phẩm gas PV bất cứkhi nào cần KS3

Ý ĐỊNH SỬDỤNG SẢN PHẨM YD

22 Tôi sẽtiếp tục sửdụng gas PV trong tương lai YD1

23 Tôi sẽtìm mua được gas PV chứkhông mua các loại gas khác YD2

Trường Đại học Kinh tế Huế

(30)

2. Cơ sởthực tiễn

2.1 Tình hình tiêu thụGas PV của Việt Nam

Với lợi thế là chất đốt sạch, dễ bảo quản, vận chuyển và sử dụng nên khí dầu mỏhóa lỏng (LPG hay còn gọi là gas) đang là nhiên liệu được nhiều người tiêu dùng, không chỉ ở những đô thị lớn mà ở cảnông thôn, miền núi lựa chọn. Thị trường LPG trong những năm qua duy trìđược tốc độ tăng trưởng khá nhanh.

Trong năm 2018, PV GAS đãđạt được nhiều thành tích quan trọng; hoàn thành và hoàn thành vượt mức hầu hết các nhiệm vụ, chỉtiêu kếhoạch.

Cụthể, PV GAS cung cấp trên 1,7 triệu tấn LPG, Các chỉ tiêu tài chính đạt kết quả ấn tượng với tổng doanh thu 77.127 tỷ đồng, đạt 138% kế hoạch năm; lợi nhuận trước thuế14.540 tỷ đồng, đạt 181% kếhoạch năm; lợi nhuận sau thuế11.709 tỷ đồng, đạt 182% kếhoạch năm; nộp ngân sách Nhà nước 5.401 tỷ đồng, đạt 185% kếhoạch năm.

Với kết quả đó, PV GAS là đơn vị đứng trong Top đầu các đơn vị trong PVN có các chỉ số tài chính ấn tượng (tỷsuất lợi nhuận sau thuế/vốn chủ sở hữu đạt 25%, trên vốn điều lệ đạt 61%, nợ phải trả/tổng tài sản 25%); tiếp tục cung cấp khí ổn định đểsản xuất gần 30% sản lượng điện, 70% đạm, cung cấp 60% sản lượng LPG cả nước.

Trong quý I/2019, PV GAS đã hoàn thành vượt mức hầu hết các chỉ tiêu kế hoạch đề ra với doanh thu ước đạt khoảng 20.000 tỷ đồng; lợi nhuận trước thuế ước đạt 2.900 tỷ đồng.

2.2 Tình hình tiêu thụPV Gas của tỉnh Thừa Thiên Huế

 Thịphần Gas trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế

Bảng 2.3: Thị phần gas trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế qua 3 năm 2013 –2015

STT Các hãng kinh doanh Gas

Thị phần (%)

2013 2014 2015

1 Gas PetroVietNam 35 34 34

2 Gas Petrolimex 30 30 31

24 Sửdụng Gas PV đem lại nhiều lợi ích cho tôi YD3

25 Tôi sẽgiới thiệu cho những người xung quanh YD4

Trường Đại học Kinh tế Huế

(31)

3 Elf 15 17 16

4 Các hãng khác 20 19 19

Tổng cộng 100 100 100

(Nguồn: Cơ sở Khoa học và công nghệ tỉnh Thừa Thiên Huế)

Biểu đồ2.1: Các hãng kinh doanh Gas tại tỉnh Thừa Thiên Huế năm 2015 (Nguồn: Cơ sở Khoa học và công nghệ tỉnh Thừa Thiên Huế) Qua bảng ta có thể thấy thị phần gas PetroVietNam trên địa bàn tỉnhThừa thiên Huế cũng giống hầu hết các tỉnh thành khác vẫn đang chiếm lĩnh thị trường với thị phần lớn nhất với 34% vào năm 2015. Hãng gas hàng đầu Việt Nam này cũng đang có xu hướng tăng thị phần khá ổn đinh và là đối thủ cạnh tranh lớn của Gas Petrolimex với 31%. Ngoài ra trên thị trường còn có Elf gasđang chiếm 16% thị phần, phần còn lại 19% thuộc về các hãng gas nhỏ khác.

 Tình hình tiêu thụ Gas PV trên địa bàn Thị xã Hương Trà

Cùng với xu hướng phát triển của Việt Nam, Gas là đã trở thành một phần không thể thiếu trong cuộc sống hằng ngày của chúng ta, nhu cầu về Gas ngày càng tăng cùng với chất lượng cuộc sống. Và kinh doanh Gas là một thị trường hấp dẫn đối với các doanh nghiệp.

Hiện nay, Công ty TNHH Triệu An là đại lý phân phối chính thức sản phẩm PV Gas trên địa bàn thịxã Hương Trà.

Gắn liền với uy tín của công ty, sản phẩm PV Gas ngày càng được khách hàng tại thị xã Hương Trà tin tưởng và đón nhận. Từ những ngày đầu triển khai hoạt động

34%

31%

16%

19%

Các hãng kinh doanh Gas tại Huế năm 2015

Gas PetroVietNam Gas Petrolimex Elf Gas Các hãng Gas khác

Trường Đại học Kinh tế Huế

(32)

kinh doanh Gas tại cửa hàng, sản lượng Gas bán ra đã chiếm 15.4% tổng doanh thu của cửa hàng. Để đạt được con số này, cán bộ công nhân viên của Công ty TNHH Triệu An đã không ngừng nổ lực phấn đấu. Đồng thời không ngừng cải thiện cơ sởhạ tầng, chất lượng sản phẩmđáp ứng tốt nhu cầu của khách hàng.

CHƯƠNG 2:NGHIÊN CỨU CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN Ý ĐỊNH SỬ DỤNG SẢN PHẨM PV GAS CỦA KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN TẠI CÔNG TY TNHH TRIỆU AN TRÊN ĐỊA BÀN THỊXÃ HƯƠNG TRÀ

1. Tổng quan vềcông ty TNHH Triệu An 1.1 Quá trình hình thành và phát triển

Công ty TNHH Triệu An là doanh nghiệpđược thành lập theo giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 3300619212 đăng ký lần đầu ngày 01 tháng 12 năm 2008, ký thay đổi lần thứ 8 ngày 20 tháng 06 năm 2017 do sởkếhoạch Đầu tư Tỉnh Thừa Thiên Huếcấp.

Vốn điều lệ: 3.600.000.000 VNĐ

Trụsởchính của Công ty: Km2– P. Hương Văn – TX Hương Trà –T. TT Huế 1.2 Lĩnh vực và ngành nghềkinh doanh

- Bán buôn nhiên liệu rắn, lỏng, khí và các sản phẩm liên quan.

- Sản phẩmlưu trú ngắn ngày.

- Bán phụtùng và các bộphận phụtrợcủa ô tô và xe có động cơ khác.

- Bán buônô tô và xe có động cơ khác.

- Vận tải hàng hóa bằng đường bộ.

- Khai thác đá, cát, sỏi, đất sét.

- Nhà hàng và các sản phẩmăn uống phục vụ lưu động.

- Cung cấp sản phẩmăn uống theo hợp đồng không thường xuyên với khách hàng.

- Sản phẩmăn uống khác.

Trường Đại học Kinh tế Huế

(33)

1.3 Cơ cấu tổchức

Sơ đồ2.7: Cơ cấu tổchức của Công ty TNHH Triệu An

(Nguồn: Phòng kế toán) 1.4 Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty TNHH Triệu An giai đoạn 2016 – 2018

Bảng 2.4: Hiệu quảhoạt động kinh doanh của công ty TNHH Triệu An qua 3 năm từ2016– 2018 (ĐVT: đồng)

STT Diễn dãi 2016 2017 2018 Lượng tăng/giảm (%)

2017/2016 2018/2017 1 Tổng DT 25.208.819.428 33.007.446.483 38.890.543.105 130,936 117,824 2 Tổng giá vốn hàng bán 23.168.127.614 30.601.578.766 36.356.856.973 132,085 118,807 3 Lợi nhuận gộp 2.040.691.814 2.405.867.717 2.533.686.132 117,895 105,313 4 Chi phí kinh doanh 1.534.691.083 2.026.135.799 2.123.670.523 132,022 104,814

5 Chi phí tài chính 10.313.544 66.293.520 642,781

6 Doanh thu hoạt động

tài chính 2.513.147 2.879.900 945.128 114,593 32,818 7 Lợi nhuận giữ lại 508.513.878 372.298.274 344.667.217 73,213 92,578

8 Thu nhập khác 110.000 -

9 Chi phí khác 1.327.722 25.750.197 8.174.397 1939,427 31,745 10 Lợi nhuận khác (1.327.722) (25.640.197) (8.174.397) 1931,142 31,881 11 Tổng lợi nhuận kế

toán trước thuế 507.186.156 346.658.077 336.492.820 68,349 97,068 12 Chi phí thuế thu nhập

DN - - -

13 Lợi nhuận sauthuế

của DN 507.186.156 346.658.077 336.492.820 68,349 97,068 (Nguồn: Phòng kế toán) Giám đốc

Bộ phận kế

toán

Bộphận bán hàng

Bộphận bảo trì và

sữa chữa

Bộ phận kho bãi

Trường Đại học Kinh tế Huế

(34)

1.5 Kết quả hoạt động kinh doanh sản phẩm PV Gas của công ty TNHH Triệu An Bảng 2.5: Hoạt động kinh doanh sản phẩm PV Gas của công ty TNHH Triệu An

Năm Doanh thu Công ty Doanh thu Gas Tỷtrọng

2017 33.007.446.483 520.000.000 1.575%

2018 38.890.543.105 705.600.000 1.814%

(Nguồn: Phòng kế toán) Nhìn chung, doanh thu của công ty chủ yếu đến từ kinh doanh xăng dầu, tuy nhiên kinh doanh gas cũng đem lại một phần doanh thu đáng kể cho doanh nghiệp. Cụ thể trong năm 2018 vừa rồi, doanh thu đem lại từ hoạt động kinh doanh gas đem lại doanh thu 705.600.000 đồng tăng 35.7% so với cùng kỳ năm ngoái.

2. Đặc điểm sản phẩm và tình hình tiêu thụsản phẩm PV Gas trên địa bàn thịxã Hương Trà

2.1 Đặc điểm vềsản phẩm khí hóa lỏng Gas

Tính chất cơ bản, đặc điểm của LPG: Khí đốt hoá lỏng (viết tắt là LPG- Liquified Petroleum Gas) hay còn được gọi là gas, là hỗn hợp khí chủ yếu gồm Propane (C3H8) và Butan (C4H10) đãđược hoá lỏng. Thành phần hỗn hợp LPG có tỷ lệPropane/Butane là 50/50 ±10% (mol).

Một số tính chất vật lý của LPG: Ở nhiệt độ lớn hơn 0o C trong môi trường không khí bình thường với áp suất bằng áp suất khí quyến, LPG bị biến đổi từthểlỏng thành thể hơi theo tỉ lệ thểtích 1 lít LPG thểlỏng hoá thành khoảng 250 lít ở thể hơi.

Vận tốc bay hơi của LPG rất nhanh, dễ dàng khuyếch tán, hòa trộn với không khí thành hỗn hợp cháy nổ. Tỉ trọng LPG nhẹ hơn so với nước là: Butane từ 0,55 – 0,58 lần, Propane từ0,5 –0,53 lần;Ở thể hơi (gas) trong môi trường không khí với áp suất bằng áp suất khí quyển, gas nặng hơn so với không khí: Butane 2,07 lần; Propane 1,55 lần. Do đó hơi LPG thoát ra ngoài sẽbay là là trên mặt đất, tích tụ ởnhững nơi kín gió, những nơi trũng, những hang hốc của kho chứa, bếp… Màu sắc: LPG ở trạng thái nguyên chất không có mùi, nhưng dễ bị phát hiện bằng khứu giác khi có rò rỉ do LPG được pha trộn thêm chất tạo mùi Mercaptan với tỉ lệ nhất định để có mùi đặc trưng.

LPG gây bỏng nặng trên da khi tiếp xúc trực tiếp, nhất là với dòng LPG rò rỉ trực tiếp vào da nếu không có trang bị

Trường Đại học Kinh tế Huế

bảo hộ lao động. Nhiệt độ của LPG khi cháy rất cao từ
(35)

1900oC ÷1950oC, có khả năng đốt cháy và nung nóng chảy hầu hết các chất. LPG là loại nhiên liệu dễ cháy khi kết hợp với không khí tạo thành hỗn hợp cháy nổ. Đạt tới giới hạn nồng độ cháy, dưới tác dụng của nguồn nhiệt hoặc ngọn lửa trần sẽ bắt cháy làm phá hủy thiết bị, cơ sở vật chất, công trình.Công ty Cổ phần Kinh doanh khí hoá lỏng Miền Nam với thương hiệu PETROVIETNAM GAS là một trong những công ty kinh doanh LPG hàng đầu Việt Nam. Với phương châm: “An toàn, chất lượng, hiệu quả”

2.2 Nhãn hiệu và bao bì PV Gas

Vỏ bình gas: Gas sử dụng trong dân dụng và trong thương mại được chứa trong các bình nhỏ, với lượng gas từ vài kg đến vài chục kg. Đối với gas dân dụng,PV Gas dân dụng cung cấp ra thị trường chỉ sử dụng 1 kiểu định lượng 12 kg cho bình gas dân dụng.

Hiện tại, công ty TNHH Triệu An chỉ kinh doanh 2 loại bình là gas dân dụng 12kg và gas công nghiệp 45kg

Các loại bình của PV Gas được sản xuất theo tiêu chuẩn Mỹ. Bình 12kg và 45 kg được sản xuất theo tiêu chuẩn DOT-4BA-240, DOT-4BW-240 và TCVN 6292- 1997. Trước khi xuất xưởng các bình gas đều được các cơ quan giám định kiểm định và cấp chứng nhận đảm bảo đạt tiêu chuẩn an toàn, sau đó các Trung tâm kiểm định kỹ thuật an toàn khám nghiệm, thử áp lực và Thanh tra Bộ LĐ TB&XH cấp chứng nhận đạt yêu cầu sử dụng và lưu hành trên thị trường. Bình gasđược chế tạo bằng thép đặc biệt chịu áp lực. Hiện nay trên thị trường, các bình gas của PV Gas được chính tập đoàn Petrovietnam sản xuất.

Nhãn hiệu:

Hình 1: Logo Gas Petrovietnam

Trường Đại học Kinh tế Huế

Hình 2: Vỏbình gas Petrovietnam
(36)

3. Kết quả nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng sản phẩm PV Gas của khách hàng cá nhân tại công ty TNHH Triệu An

3.1 Đặc điểm mẫu nghiên cứu

Tổng bảng hỏi được tiến hành khảo sát khách hàng cá nhân đang sử dụng sản phẩm PV Gas tại công ty TNHH Triệu An là 160 bảng, thu về150 bảng đạt tiêu chuẩn dùng để làm căn cứ phân tích đề tài. Bài luận sử dụng phần mềm SPSS 20.0 để xử lí dữliệu thu thập và được kết quảsau.

Bảng 2.6: Đặc điểm mẫu nghiên cứu khách hàng cá nhân đang sửdụng sản phẩm PV Gas tại công ty TNHH Triệu An

STT Đặc điểm mẫu nghiên cứu Tần suất N=150

Tỷlệ 100%

1 Giới tính Nữ 118 78,7

Nam 32 21,3

2 Độtuổi

18 đến 30 tuổi 27 18

31 đến 45 tuổi 74 49,3

46 đến 60 tuổi 46 30,7

Trên 60 tuổi 3 2

3 Nhân khẩu

1 người 3 2

2– 3 người 18 12

4– 5 người 72 48

6– 7 người 42 28,7

8– 9 người 6 4

>10 người 8 5,3

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Nghiên cứu lòng trung thành và các nhân tố ảnh hưởng đến lòng trung thành của khách hàng cá nhân đối với thương hiệu bảo hiểm nhân thọ tại Công ty TNHH

Trên cơ sở đối tượng nghiên cứu là các yếu tố ảnh hưởng đến sự lựa chọn dịch vụ Internet cáp quang của khách hàng tại thành phố Huế, tác giả thông qua quá trình tìm hiểu

Quan điểm của Kotler về các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định mua hàng Theo Kotler (2001, trang 73), khách hàng sẽ chọn mua hàng của những doanh nghiệp nào mà

Như vậy, mô hình nghiên cứu mà tác giả sử dụng để nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định sử dụng dịch vụ Internet FTTH của khách hàng cá nhân tại Công ty cổ

Đề tài nghiên cứu “Các nhân tố ảnh hưởng đến ý định đầu tư bất động sản đất nền của khách hàng tại Công ty TNHH MTV Địa Ốc Minh Trần” đã giải quyết được

Kết quả cho thấy mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đến Thôi thúc mua hàng ngẫu hứng- theo tầm quan trọng giảm dần: Thuộc tính công ty và sản phẩm, Thời lượng xem chương

Tâm lý đám đông và ý định mua hàng theo nhóm Pi và cộng sự 2011 trong nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi mua theo nhóm trực tuyến tại Đài Loan, đã cho thấy có những yếu tố

ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC YẾU TỐ QUẢN TRỊ TRẢI NGHIỆM KHÁCH HÀNG ĐẾN LÒNG TRUNG THÀNH CỦA KHÁCH HÀNG – TRƯỜNG HỢP CÁC SIÊU THỊ TẠI THÀNH PHỐ CẦN THƠ THE INFLUENCE OF CUSTOMER EXPERIENCE