• Không có kết quả nào được tìm thấy

Đẩy mạnh công tác giáo dục - đào tạo và dạy nghề cho lao động nữ

PHẦN II: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP TẠO VIỆC LÀM CHO LAO ĐỘNG NỮ

3.2. Một số giải pháp tạo việc làm cho lao động nữ trên địa bàn tỉnh Thừa

3.2.2. Đẩy mạnh công tác giáo dục - đào tạo và dạy nghề cho lao động nữ

3.2.2.1. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức về học nghề và việc làm; về chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước đối với dạy nghềvà việc làm cho phụnữ

- Hội liên hiệp phụnữcác cấp có kếhoạch truyền thông vềvai trò, vị trí và tầm quan trọng của việc học nghề và việc làm đối với phụ nữ trong chương trình tuyên truyền vận động của Hội; khuyến khích phụ nữ chủ động tham gia học nghề, tăng cường gắn kết đào tạo với doanh nghiệp và đẩy mạnh công tác tuyên truyền, hướng nghiệp, đối với phụ nữ, cộng đồng và các cơ sởdạy nghề nhằm nâng cao nhận thức, thay đổi quan điểm vềhọc nghề, việc làm và thu hút lao động tham gia học nghề.

Trường Đại học Kinh tế Huế

- Phối hợp tuyên truyền trên nhiều kênh thông tin về các đơn vị, cá nhân có thành tích dạy nghề, tạo việc làm cho phụ nữ; lao động nữ giỏi nghề và tham gia học nghề đạt hiệu quả cao nhằm khuyến khích sự tham gia của xã hội trong dạy nghề, tạo việc làm cho phụnữvà khuyến khích phụnữtích cực học nghề.

- Tăng cường công tác tuyên truyền nhằm thay đổi nhận thức của xã hội về học nghề, lập nghiệp; thông tin cho xã hội vềhiệu quảhoạt động dạy nghề, kết quả đào tạo nghề trên các trang thông tin điện tử; hình thành các bộ phận chuyên trách làm công tác tưvấn, hướng nghiệp cho người học nghề.

3.2.2.2. Tăng cường sự tham gia của các cấp Hội liên hiệp phụ nữ, công đoàn các cấp trong xây dựng, đề xuất luật pháp, chính sách và giám sát việc thực hiện luật pháp, chính sách vềgiáo dục nghềnghiệp và tạo việc làm cho phụnữ

- Phát huy vai trò của các cấp hội phụ nữ trong công tác tuyên truyền, vận động phụ nữ tham gia học nghề tạo việc làm phù hợp, chú trọng tuyên truyền, vận động phụ nữ là lao động nông thôn, phụ nữ dân tộc thiểu số tham gia học nghề;

Tăng cường sựtham gia của các cấp Hội LHPN trong tham gia xây dựng luật pháp, chính sách, đề xuất, góp ý các văn bản pháp luật, chính sách dạy nghề, học nghề liên quan đến phụ nữ; đề xuất các phương án bảo đảm quyền lợi lao động nữ và giám sát việc thực hiện luật pháp về chính sách học nghề và tạo việc làm cho lao động nữ.

- Tiến hành khảo sát nhu cầu học nghề, việc làm của phụnữ, tác động của các các chính sách đối với việc học nghề, việc làm của phụnữ để tham gia xây dựng cơ chế, kếhoạch hỗtrợphụnữhọc nghề, tạo việc làm hàng năm.

- Tăng cường công tác giám sát, đánh giá việc thực hiện các chính sách hỗ trợ dạy nghề, tạo việc làm cho phụnữ trong các giai đoạn 2017–2020.

3.2.2.3. Đẩy mạnh công tác hỗtrợ phụnữhọc nghề, tạo việc làm

- Chuyển giao, sáp nhập, giải thể các cơ sở công lập hoạt động không hiệu quả, đảm bảo hợp lý về cơ cấu trình độ đào tạo và ngành, nghề đào tạo, phát triển các cơ sở giáo dục nghề nghiệp đa ngành, đa cấp trìnhđộ đào tạo; Đổi mới chương trìnhđào tạo và tổ chức, quản lý đào tạo.

Trường Đại học Kinh tế Huế

- Đào tạo các nghềmới thu hút nhiều lao động nữ: dịch vụ gia đình, chăm sóc trẻtại nhà, chăm sóc thẩm mỹ,…, phù hợp đặc điểm lao động nữ, nghềphù hợp với từng đối tượng lao động nữ. Theo dựbáo, từ nay đến năm 2020, sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo tăng tỷ trọng công nghiệp- xây dựng, thương mại - dịch vụ diễn ra nhanh hơn, nhu cầu học các ngành nghề phi nông nghiệp của lao động nông thôn cũng sẽ tăng lên như Bán hàng trong siêu thị - Chăm sóc khách hàng, PR, Marketing, Thiết kế- May thời trang, Dịch vụNhà hàng - Khách sạn - Du lịch....

- Đa dạng hóa phương thức phối hợp đào tạo: dạy nghềchính quy và dạy nghề thường xuyên; liên kết, phối hợp tổ chức dạy nghề cho lao động nữ ngay tại doanh nghiệp, hợp tác xã, các tổhợp tác và tại cộng đồng. Do đó cần phát triển các chương trìnhđào tạo, hình thức tổchức đào tạo linh hoạt theo yêu cầu của người học, đào tạo tại doanh nghiệp, truyền nghề, kèm cặp nghề, vừa làm vừa học, học liên tục, học suốt đời. Xây dựng các chương trình, giáo trình đào tạo nghề đặcthù cho lao động nữ đạt chuẩn quốc gia, khu vực, quốc tế ở các trình độ; chú trọng việc cập nhật kỹ thuật, công nghệ mới cho các nghề truyền thống, nghề có thu nhập cao, thu hút nhiều lao động nữ. Chú trọng phát triển các chương trình và hình thức tổchứcđào tạo nghềcho lao động trung niên, người lớn tuổi, nhất là đối với phụnữ, tạo cơ hội học tập đối với mọi người đểtìm việc làm, tựtạo việc làm, nâng cao thu nhập.

- Mở rộng việc đào tạo, bồi dưỡng kỹ sư, cử nhân, nghệ nhân, người có kỹ năng nghề cao đã làm việc tại doanh nghiệp về kỹ năng, nghiệp vụ sư phạm trở thành giáo viên dạy nghề. Đào tạo, bồi dưỡng để tăng tỷ lệ nữ trong đội ngũ giáo viên, giảng viên các cơ sở giáo dục nghề nghiệp.

- Tăng cường các hoạt động tư vấn, giới thiệu việc làm, tạo việc làm trước, trong và sau đào tạo nghề. Đa dạng hóa các hình thức tư vấn học nghề, tư vấn giới thiệu việc làm phù hợp với từng nhóm đối tượng tại cơ sở.

- Xây dựng các tổ vay vốn, đẩy mạnh việc tín chấp với các ngân hàng (Chính sách xã hội, Nông nghiệp và phát triển nông thôn,…),huy động sựhỗtrợ của các tổ chức tín dụng đểhỗtrợ phụnữtiếp cận tín dụng, phát triển SX, KD, giải quyết việc làm cho lao động nữ.

Trường Đại học Kinh tế Huế

- Tăng cường gắn kết giữa cơ sởgiáo dục nghềnghiệp với doanh nghiệp. Huy động các doanh nghiệp tham gia giáo dục nghề nghiệp, cần chủ động liên kết với các doanh nghiệp trong đào tạo và giải quyết việc làm; xây dựng hợp đồng đào tạo gắn trách nhiệm của đôi bên, trong đó các doanh nghiệp có trách nhiệm tham gia tuyển sinh, hỗ trợ nguyên vật liệu, cán bộ kỹthuật. Sau đào tạo, các doanh nghiệp sẽ kiểm tra tay nghề để nhận lao động vào làm. Những học viên chưa đạt tay nghề thì phối hợp với cơ sởgiáo dục nghềnghiệpđểbồi dưỡng thêm nếu có nhu cầu.

3.2.2.4. Nâng cao năng lực, kỹ năng cho cán bộ Hội các cấp về công tác tư vấn nghề, tư vấn giới thiệu việc làm

-Hội cần có lộ trình, giải pháp nhằm nâng cao năng lực của đội ngũ lãnh đạo, hoàn thiện bộ máy, từng bước giao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm cho Trung tâm giới thiệu việc làm và Dạy nghề Hội LHPN để chủ động thực hiện nhiệm vụ đào tạo nhân lực cho phụ nữ và các đối tượng khác. Từng bước hoàn thiện cơ sở vật chất và các điều kiện đảm bảo chất lượng đào tạo cho Trung tâm. Chú trọng các nghề đào tạo phù hợp với nhu cầu thị trường lao động và nhu cầu, đặc điểm của phụ nữ ở từng vùng.

- Tăng cường đào tạo, nâng cao năng lực tư vấn nghề, giới thiệu việc làm, giám sát, đánh giá việc thực hiện chính sách dạy nghề cho lao động nữ của cán bộ Hội các cấp.Đào tạo các kỹ năng tư vấn, kỹ năng truyên truyền vận động, kỹ năng kiểm tra giám sát, phản biện xã hội cho đội ngũ cán bộ Hội tham gia công tác đào tạo nghềvà giới việc làm cho lao động.

- Mở rộng quan hệ hợp tác trong nước và quốc tếnhằm tăng cường huy động các nguồn lực đầu tư, hợp tác đểdạy nghềcho phụnữ.

3.2.2.5. Kiểm tra, giám sát đánh giá việc thực hiện các chương trình, đề án hỗ trợ phụnữhọc nghề, tạo việc làm

- Xây dựng tiêu chí giám sát, đánh giá đềán và tổchức kiểm tra, giám sát các hoạt động dạy nghềvà việc làm trong hệthống Hội. Tham gia các đoàn giám sát do các ngành, các cấp tổchức.

- Tổ chức giám sát, đánh giá tình hình thực hiện đề án hàng năm, giữa giai đoạn và cuối giai đoạn.

Trường Đại học Kinh tế Huế

- Báo cáo đánhgiá việc thực hiện các mục tiêu, nội dung của đề án; tình hình quản lí và sử dụng ngân sách của đề án cho Ủy ban Nhân dân tỉnh và các Sở, ban ngành cơ quan liên quan.