• Không có kết quả nào được tìm thấy

Nguyên nhân của những hạn chế, tồn tại

PHẦN II: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VIỆC LÀM CHO LAO ĐỘNG NỮ

2.4. Đánh giá chung về công tác tạo việc làm cho người lao động trên địa bàn

2.4.3. Nguyên nhân của những hạn chế, tồn tại

Xuất phát điểm của nền kinh tế còn thấp, tích lũy từ nội bộ nền kinh tế của tỉnh chưa cao, khả năng thu hút đầu tư còn hạn chế.

Các chính sách thu hút, xúc tiến đầu tư chưa đạt hiệu quả, việc thu hút đầu tư chịu sự cạnh tranh gay gắt với các tỉnh miền trung. Nhiều đề án chưa cụ thể để tạo việc làm cho lao động nữ vì vậy nhiều lao động nữ còn rất lúng túng trong việc tìm kiếm việc làm.

Khả năng thu hút lao động ở các địa phương, tỉnh khác vào làm việc tại địa bàn tỉnh còn kém do chất lượng việc làm chưa cao, các ngành nghề không phong phú, đa dạng, chủ yếu vẫn là một số ngành truyền thống như: may mặc, điện tử...

Ảnh hưởng của việc suy giảm kinh tế của tỉnh trong những năm vừa qua tác động không nhỏ đến tạo việc làm cho người lao động trong tỉnh.

2.4.3.2. Nguyên nhân chủ quan

Chính quyền địa phương còn thiếu sự năng động, thiếu sự phối hợp chặt chẽ trong việc thực hiện các chính sách tạo việc làm. Công tác quản lý, nắm bắt tình hình lao động –việc làm đặc biệt là việc làm của lao động nữ trên địa bàn vẫn còn khó khăn, bất cập, chưa chặt chẽ, không rõ ràng. Sự phối hợp giữa các cấp, các

Trường Đại học Kinh tế Huế

ngành và các doanh nghiệp trong giải quyết việc làm cho lao động nữvẫn còn nhiều hạn chế, lúng túng trong việc tìm kiếm việc làm.

Trình độ người lao động địa phương chưa đáp ứng được yêu cầu của các doanh nghiệp cũng như của nền kinh tế tỉnh; Thể lực người lao động nữ còn yếu, tầm vóc ở mức trung bình thấp chưa đáp ứng được yêu cầu với cường độcông việc cao. Đa phần người lao động chưa có tác phong công nghiệp, khả năng học hỏi, nâng cao trình độ chuyên môn kỹ thuật, kỹ năng, tay nghề còn hạn chế, ý thức, kỷ luật lao động chấp hành chưa nghiêm; việc làm không có tính bền vững, ổn định giữa doanh nghiệp và người lao động.

Đa số lao động tập trung ở khu vực nông thôn nên trình độ dân trí còn thấp, nhận thức của một bộ phận nhân dân chưa đầy đủ và toàn diện, tư tưởng muốn làm thầy, không muốn làm thợ của người lao động còn cao, chưa có ý thức tự tạo việc làm. Một số bộ phận người lao động chưa hiểu thật sự đầy đủ về sự cần thiết và lợi ích của việc học nghề, chưa chủ động, tích cực tham gia học nghề.

Công tác đánh giá cũng như tuyên truyền cho lao động nữ theo học các lớp đào tạo nghề còn yếu, cán bộ giáo viên chưa thật sự tâm huyết với nghề đã ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo. Một số trung tâm còn chưa có giáo viên dạy nghề phải kí hợp đồng đào tạo nghềvới người dạy nghềnên quá trình triển khai thực hiện không thuận lợi.

Cơ sở vật chất, trang thiết bị của các cơ sở dạy nghề chưa được đầu tư đồng bộ, nhiều cơ sở dạy nghề chưa được đầu tư xây dựng các hạng mục công trình chính để phục vụ tổ chức lớp học, do đó công tác tổ chức mở lớp diễn ra chậm so với kế hoạch hàng năm.

Nguồn vốn hỗ trợ giải quyết việc làm còn ít, chưa đáp ứng được nhu cầu của người lao động. Chương trình quốc gia giải quyết việc làmđóng vai trò quan trọng trong quá trình tạo việc làm cho người lao động. Tuy nhiên, nguồn vốn cho vay giải quyết việc làm còn thấp, chưa tạo mở được việc làm mới.

Xuất khẩu lao động chưa cao so với tiềm năng của tỉnh, chất lượng nguồn lao động xuất khẩu chưa đáp ứng được yêu cầu về kỹ năng nghề và khả năng ngoại

Trường Đại học Kinh tế Huế

ngữ, ý thức chấp hành pháp luật và tuân thủ các điều khoản cam kết trong hợp đồng của người lao động còn rất thấp,

Do cơ sở vật chất của các Trung tâm Giới thiệu việc làm của tỉnh còn thiếu thốn; đội ngũ làm việc tại các Trung tâm giới thiệu việc làm còn làm việc theo chế độ kiêm nhiệm, những người làm công tác tư vấn, giới thiệu việc làm chưa được quan tâm đúng mức nên còn thiếu sự nhiệt tình trong công việc.

Trường Đại học Kinh tế Huế

CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP TẠO VIỆC LÀM CHO LAO ĐỘNG NỮ