• Không có kết quả nào được tìm thấy

Các nhân tố tác động đến giải quyết việc làm cho lao động nữ

PHẦN II: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ VIỆC LÀM

1.1. Một số vấn đề về lao động, việc làm và việc làm cho lao động nữ

1.1.4. Các nhân tố tác động đến giải quyết việc làm cho lao động nữ

Các nhân tố về điều kiện tự nhiên như đất đai, thời thiết, khí hậu, tài nguyên khoáng sản và tài nguyên rừng, biển... là những nhân tố tác động đến phát triển kinh tế- xã hội nói chung, giải quyết việc làm cho người lao động nói riêng. Bởi vì,đó là cơ sở tự nhiên quan trọng cho sự kết hợp giữa chúng với sức lao động để có các hoạt động lao động.

Trường Đại học Kinh tế Huế

Điều kiện tự nhiên là cơ sở quan trọng ban đầu cho phát triển sản xuất. Những vùng miền, địa phương có điều kiện tự nhiên thuận lợi, phong phú, đa dạng sẽ dễ dàng hơn cho việc phát triển các ngành nghề, các cơ sở sản xuất, kinh doanh, từ đó tạo điều kiện việc làm cho lao động nói riêng và lao động trong nền kinh tế nói chung. Các nhân tốthuộc vềtự nhiên cơ bản tác động đến việc làm của phụnữ như thổ nhưỡng, tài nguyên thiên nhiên, khí hậu,… Tùy đặc điểm tự nhiên của từng vùng miền sẽ tác động đến hoạt động SX, KD của người lao động. Các chủthểsản xuất và người lao động cần nắm bắt lợi thếso sánh của điều kiện tựnhiên hoặc dự đoán nguy cơ rủi ro trong các hoạt động của mình nhằm có những định hướng và giải pháp đúng đắn cho kếhoạch lao động của mình, mang lại hiệu quảkinh tế.

Nhiệm vụ của mỗi địa phương là phát huy mặt thuận, hạn chế mặt không thuận của điều kiện tự nhiên chi phối nền sản xuất, trên cơ sở đó hoạch định chính sách phát triển đúng đắn, bền vững nhằm mục tiêu quan trọng là phát triển con người - chủthể và động lực chủyếu của nền sản xuất và mọi hoạt động xã hội.

1.1.4.2. Những nhân tốthuộc về con người

Trìnhđộ học vấn, chuyên môn

Giáo dục - đào tạo đóng vai trò quan trọng đối với vị trí và triển vọng tương lai của việc làm cho lao động nói chung và lao động nữ nói riêng. Đảng ta cũng đã khẳng định vai trò quan trọng của giáo dục - đào tạo và khoa học công nghệ, xem đây là quốc sách hàng đầu nhằm nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài. Giáo dục - đào tạo cần được mở rộng qui mô, nâng cao chất lượng và phát huy hiệu quả.

Giáo dục - đào tạo tạo ra lực lượng lao động có trìnhđộ, có kỹ năng làm việc với năng suất cao là cơ sở thúc đẩy tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững. Trong bối cảnh nền kinh tếthị trường ngày nay, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực nhằm đáp ứng yêu cầu lao động xã hội là mục tiêu hàng đầu của mọi địa phương, mọi quốc gia. Chất lượng lao động quyết định đến năng suất và hiệu quả lao động, khả năng áp dụng khoa học - kĩ thuật vài sản xuất, đảm bảo chuyên môn hóa trong hoạt động SX, KD.

Trường Đại học Kinh tế Huế

Như vậy, có thể thấy trình độ học vấn và chuyên môn tác động trực tiếp đến khả tìm kiếm công việc của người lao động, trong đó những lao động đặc thù như lao động nữ cần được nâng cao hơn nữa về trình độ để tự đáp ứng nhu cầu công việc và thu nhập của bản thân.

Sức khỏe

Sức khỏe là yếu tốrất quan trọng đối với người lao động nói chung, lao động nữnói riêng, không chỉ tạo ra khả năng làm việc, tăng thu nhập, mà còn góp phần cải thiện cuộc sống. Trên thực tế, lao động nữ hạn chế hơn so với lao động nam về sức khỏe, điều này khiến họ có ít cơ hội việc làm hơn. Tuy vậy, có những công việc do tính chất đặc thù nên nó chỉphù hợp với đối tượng lao động nữ. Sức khỏe là vốn quý của con người, tạo cho con người khả năng lao động để tạo công việc và thu nhập cho bản thân. Sức khỏe cũng là yêu cầu cơ bản nhất đối với người lao động.

Do đặc điểm sinh lí nên sức khỏe thường là hạn chế đối với lao động nữ, điều đó ảnh hưởng đến khả năng đáp ứng công việc cũng như tìm kiếm việc làm phù hợp đối với lao động nữ.

Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến sức khỏe của lao động nữ, từ điều kiện chăm sóc nghỉ ngơi, vấn đề sức khỏe sinh sản, chế độ dinh dưỡng trong gia đình, đến những điều kiện làm việc và môi trường sinh sống, nếu được cải thiện tốt sẽcó tác động tích cực đến quá trình laođộng, cống hiến của lao động nữ.

Nhu cầu, thái độ của người lao động

Bên cạnh hai nhân tốtrên thì nhu cầu và thái độcủa người lao động cũng là nhân tốquyết định đến việc làm của người lao động. Đối với lao động nữ, do đặc điểm tâm sinh lí nên khả năng cống hiến trong lao động thường hạn chế, điều này đãảnh hưởng đến khả năng thích nghi và lao độngởnhững ngành nghề có tính đặc thù.

Để có việc làm và thu nhập phải xuất phát từ nhu cầu chính đáng của người lao động, nhu cầu cũng quyết định đến việc phân bổlực lượng lao động (LLLĐ) xã hội, thểhiện nguyện vọng việc làm, thu nhập và tính chất của lao động. Người lao động có nhu cầu và thái độ tích cực với công việc họ sẽ tựmở ra cho mình cơ hội tìm kiếm việc làm cũng như là cơ sở để nhà tuyển dụng hay xã hội phân bổ, sắp xếp công việc cho họ.

Trường Đại học Kinh tế Huế

1.1.4.3. Các nhân tốthuộc vềxã hội

Ảnh hưởng của tâm lý xã hội

So với nam giới, điều kiện sinh hoạt của lao động nữ thường phức tạp hơn.

Cũng donhiều nguyên nhân khác chi phối, lao động nữ thường có trình độhọc vấn, trình độ chuyên môn thấp hơn lao động nam. Bên cạnh đó, tính rụt rè, kém tự tin vào chính bản thân mìnhđang là những trở ngại dẫn đến phụnữkhó tìm kiếm được việc làm trên thị trường lao động.

Trong điều kiện đẩy mạnh CNH, HĐH, với LLLĐ nữ ở nông thôn nói riêng họcó nhiều bất lợi không chỉ so với lao động nam giới mà cả lao động nữ ở các đô thị, các vùng công nghiệp. Mặc dù, đối với lao động nữthời gian lao động kéo dài, cường độ lao động cao, môi trường lao động nhiều ô nhiễm, môi trường văn hóa thấp kém… nhưng nhìn chung thu nhập của họ thường thấp, không ổn định, bịphân biệt đối xử, chịu nhiều áp lực và thường không được bảo hiểm. Hơn thế, trong điều kiện mở cửa và hội nhập, do tính chất thường phải gắn liền với gia đình của lao động nữ nên họ đã bỏ lỡ nhiều cơ hội và thời cơ để tìm kiếm việc làm có thu nhập cao hơn ở các đô thịhay các thị trường lao động quốc tế.Trong điều kiện biến động về LLLĐ bất thường như hiện nay và khi người phụnữlại không phải là LLLĐ ưu tú trở thành chủ nhân chính thì rất nhiều gánh nặng đang chồng chất lên vai người phụ nữ. Do khối lượng công việc SX, KD quá lớn, công việc nội trợ gia đình quá nhiều, việc nuôi dạy con và chăm sóc người già, người ốm… không có người chia sẻ đã buộc người phụ nữ phải làm việc quá tải, không còn thời gian dành cho cá nhân mình. Trước bối cảnh đó, phụ nữ hiện nay đang phải đối mặt với rất nhiều thách thức.

Để khắc phục những thách thức đó là cả một quá trình nan giải, lâu dài bởi những thách thức này về cơ bản xuất phát một cách khách quan cùng với sự vận động và biến đổi sâu sắc của nông thôn thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH.

Quan điểm của Đảng, Nhà nước về giải quyết việc làm

Để vấn đềgiải quyết việc làm cho lao động nữcó hiệu quả yêu cầu tất yếu là Đảng và Nhà nước ta phải có chủ trương và chính sách phù hợp, đúng đắn nhằm

Trường Đại học Kinh tế Huế

khuyến khích đội ngũ người lao động hăng hái, tích cực hơn trong hoạt động SX, KD mang lại thu nhập cho bản thân và hiệu quảxã hội.

Trên thực tế, Đảng ta đãđề ra nhiều chủ trương, đường lối thiết thực, hiệu quả nhằm phát huy tối đa nội lực, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, chuyển đổi CCLĐ, đáp ứng yêu cầu của quá trình CNH, HĐH tạo nhiều việc làm cho người lao động, giảm tỷ lệ thất nghiệp ở thành thị, tăng tỷ lệ sử dụng thời gian lao động,…

đặc biệt là lao động nông thôn. Văn kiện đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX đã nêu quan điểm: “Giải quyết việc làm là yếu tố quyết định để phát huy nhân tố con người, ổn định và phát triển kinh tế, làm lành mạnh xã hội, đáp ứng nguyện vọng chính đáng và yêu cầu bức xúc của nhân dân…”[11;110].

Trong bối cảnh hội nhập nền kinh tếngày nay, việc làm nói chung và việc làm cho lao động nữ nói riêng đang là vấn đề được Đảng và nhà nước ta đặc biệt quan tâm, vậy nên ngoài việc áp dụng các chính sách vốn tiền, vốn vật chất đồng thời phải coi chính sách vốn con người là mặt trận hàng đầu. Có như vậy lao động nữ phát huy được vai trò và khả năng của mình trong việc xây dựng và phát triển bản thân, gia đình và xã hội.