• Không có kết quả nào được tìm thấy

Đẩy mạnh triển khai các chương trình Quốc gia xúc tiến việc làm

PHẦN II: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP TẠO VIỆC LÀM CHO LAO ĐỘNG NỮ

3.2. Một số giải pháp tạo việc làm cho lao động nữ trên địa bàn tỉnh Thừa

3.2.3. Đẩy mạnh triển khai các chương trình Quốc gia xúc tiến việc làm

- Báo cáo đánhgiá việc thực hiện các mục tiêu, nội dung của đề án; tình hình quản lí và sử dụng ngân sách của đề án cho Ủy ban Nhân dân tỉnh và các Sở, ban ngành cơ quan liên quan.

Nguồn vốn quỹ quốc gia hỗ trợ việc làm phân bổvề địa phương đều đã được sử dụng và phát huy tác dụng, góp phần không nhỏ vào chương trình phát triển kinh tế- xã hội địa phương. Để phát huy hiệu quả hơn nữa quỹ quốc gia hỗ trợ việc làm cho lao động nữ,tỉnhcần tập trung giải quyết những vấn đề sau:

- Quỹ giải quyết việc làm của tỉnh phải được sử dụng đúng mục tiêu của chương trình giải quyết việc làm, có những định hướng, hỗ trợ, kiếm tra chương trình việc làm từ cấp huyện đến cấp xã.

- Phát huy vai trò của Sở Lao động – TB&XH, của phòng Lao động – TB&XH, các tổ chức đoàn thể, đặc biệt là vai trò của Hội Liên hiệp Phụ nữ các cấp trong quá trình thực hiện chương trình vay vốn quỹ quốc gia giải quyết việc làm cho lao động nữ.

- Tổ chức phải nắm được chắc chắn về tiềm năng pháttriển kinh tế, mục đích, nhu cầu sử dụng vốn của từng hộ sản xuất kinh doanh. Cho vay vốn phải đúng đối tượng biết sử dụng vốn.

- Trong quá trình chỉ đạo cho vay và quản lý vốn cần có định kỳ rút kinh nghiệm về việc chọn đối tượng cho vay, mức vay và loại hình phù hợp.

3.2.3.2. Tạo việc làm cho lao động nữqua Trung tâm Dịch vụviệc làm

Thị trường lao động dược hình thành cùng với quá trình chuyển đổi nền kinh tế, sự ra đời của thị trường lao động tất yếu sẽ hình thành hệ thống dịch vụ, việc làm với nhiệm vụ làm cầu nối giữa cung và cầu về lao động, đảm bảo sự phát triển cân bẳng của thị trường lao động. Các trung tâm DVVL có nhiệm vụ tư vấn cho người lao động và người sử dụng lao động về chính sách lao động và việc làm;

hướng nghiệp và đào tạo nghề; cung cấp các dịch vụ việc làm thuận lợi cho người lao động và người sử dụng lao động; đào tạo nghề ngắn hạn và bổ túc nghề cho người lao động để các trungtâm DVVL phát triển và thực hiện tốt các mục tiêu đề ra, tỉnh cần chú trọng:

- Nâng cao hiệu quảhoạt động sàn giao dịch việc làm tại Trung tâm Dịch vụ việc làm, từng bước tăng tần suất các phiên giao dịch việc làm; mở các điểm giao dịch việc làm vệtinh tại các địa phương, các cơ sở đào tạo giới thiệu lao động vào

Trường Đại học Kinh tế Huế

làm việc tại các cơ sở sản xuất trong tỉnh và thu hút lao động địa phương đang làm việcởcác tỉnh bạn; Tổ chức các hội chợ việc làm để người lao động, người sử dụng lao động, các trung tâm DVVL, cơ sở đào tạo gặp gỡ trực tuyến, nhằm nắm bắt thông tin về nhu cầu lao động, việc làm, tuyển dụng trực tiếp, thông qua đó thúc đẩy quá trình giải quyết việc làm.

- Cung cấp các DVVL miễn phí đối với người thất nghiệp, người thiếu việc làm đãđăng ký tìm việc làm,đặc biệt là lao động nữ, bao gồm: tư vấn lựa chọn việc làm, nơi làm việc, tư vấn lựa chọn nghề học, hình thức học và nơi học nghề; tư vấn lập dự án tạo việc làm hoặc dự án tạo thêm việc làm; tư vấn về pháp luật lao động liên quan đến việc làm, giới thiệu việc làm, bố trí việc làm.

- Tổ chức cung ứng các DVVL cho người sử dụng lao động theo hợp đồng, bao gồm: cung ứng lao động, giúp tuyển lao động.

- Tổ chức dạy nghề gắn với việc làm, đầu tư nâng cấp trang thiết bị, phương tiện dạy nghề cho các cơ sở dạy nghề thuộc trung tâm DVVL.

- Hình thành và phát triển mạng lưới thông tin thị trường lao động từcấp tỉnh về đến cấp xã. Phối hợp với các địa phương để đầu tư Sàn giao dịch việc làm vệ tinh tại các huyện, thị xã; Cập nhật thông tin thị trường lao động để có những định hướng đúng cho việc đào tạo, nâng cao nguồn nhân lực, làm tốt công tác dựbáo.

- Thường xuyên bồi dưỡng nâng cao năng lực, tạo điều kiện cho đội ngũ cán bộ lao động làm việc tại các cấp hoàn thành nhiệm vụ.

3.2.3.3. Tạo việc làm cho lao động nữthông qua xuất khẩu lao động

Xuất khẩu lao động là một hoạt động kinh tế - xã hội góp phần phát triển nguồn nhân lực, giải quyết việc làm, tạo thu nhập và nâng cao trìnhđộ tay nghề, tác phong công nghiệp cho người lao động, tăng nguồn thu ngoại tệ cho đất nước.

Tỉnh Thừa Thiên Huế đặt công tác XKLĐ là một trong những nhiệm vụ, một giải pháp quan trọng trong hoạt động kinh tế - xã hội nhằm giải quyết việc làm, giảm tỷlệthất nghiệp, xóa đói giảm nghèo, tăng thu nhập cho người lao động trên địa bàn tỉnh nói chung, cho lao động nữ nói riêng, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, tăng nguồn thu ngoại tệ và góp phần vào chuyển dịch cơ cấu lao động, xây dựng đội ngũ lao động có tay nghề cao phục vụ cho sự nghiệp CNH-HĐH của tỉnh.

Trường Đại học Kinh tế Huế

Một số giải pháp đề xuất:

+ Công tác tuyên truyền:

Tuyên truyền rộng rãi trên các phương tiện thông tin đại chúng về ý nghĩa, tầm quan trọng của công tác xuất khẩu lao động đểtuyển chọn, đào tạo lao động đủ năng lực và phẩm chất, bảo đảm thực hiện hợp đồng đã ký kết. Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh, Báo Thừa Thiên Huế tăng cường các chuyên trang, chuyên mục, nhân rộng các mô hình, điển hình, cách làm hay, có hiệu quả trong công tác đào tạo nghềvà xuất khẩu lao động.

+ Mở rộng thị trường xuất khẩu lao động:

Củng cố và ổn định thị trường truyền thống như Malaysia, Đài Loan, Hàn Quốc, Nhật Bản. Phát triển một số thị trường ở khu vực Đông Âu... mở rộng quan hệ đối tác tìm kiếm, thẩm định và đi đến ký kết những hợp đồng cungứng lao động.

Các doanh nghiệp cần hợp tác chặt chẽ và cẩn trọng trong việc thẩm định, ký kết các hợp đồng cung ứng lao động, không chạy theo số lượng, chọn nhữngđối tác có việc làmổn định, thu nhập cao.

+ Nâng cao chất lượng trong giáo dục định hướng:

Trang bị cho lao động xuất khẩu những kiến thức cơ bản cho quá trình lao động ở nước ngoài. Đối tượng giáo dục định hướng là số lao động chuẩn bị xuất khẩu, đây là lực lượng gồm nhiều thành phần khác nhau vềtrình độ, về hoàn cảnh gia đình, vềkhả năng tiếp thu vì vậy trong giáo trình cần được chuẩn bị tốt và thiết thực, sát thực tế, đảm bảo có chất lượng, có hiệu quả.

Ngoài việc đào tạo vềngoại ngữ, vềchuyên môn cần quan tâm đến phẩm chất đạo đức của người lao động, cương quyết loại trừnhững học viên kém phẩm chất để hạn chếvi phạm hợp đồng, làmảnh hưởng đến uy tín của doanh nghiệp nói riêng và lao động xuất khẩu Việt Nam nói chung trên thị trường các nước.

Trang bị cho người lao động hiểu biết những thuận lợi, khó khăn trong môi trường làm việc ở nước ngoài, một tinh thần sẵn sàng lao động, làm việc và thực hiện tốt hợp đồng đã ký kết, thay đổi suy nghĩ, không ảo tưởng trong công việc và lối sống trên đất bạn, cần nâng cao nhận thức của mình về tác phong, ý thức tổ chức

Trường Đại học Kinh tế Huế

kỹ luật để giao tiếp vàứng xử có văn hóa.Khuyến khích người lao động, đặc biệt là lao động nữ đã thực hiện nghiêm túc hợp đồng khi về nước được ưu tiên mở mang phát triển làng nghề hoặc được tuyển dụng vào các doanh nghiệp phù hợp với khả năng nghề nghiệp của bản thân.

+ Tăng cường cơ sở vật chất, đội ngũ cán bộ các doanh nghiệp tuyển lao động xuất khẩu trên địa bàn:

Năng cao chất lượng đồ dùng dạy học, các trang thiết bị phục vụcho học tập và thực hành được đổi mới, thiết thực cho việc hành nghềsau này.

Tuyển chọn, hợp đồng đội ngũ giáo viên có kinh nghiệm, có uy tín hướng dẫn, truyền đạt cho học viên đạt chất lượng cao.

Tùy theo điều kiện để mởnhững lớp tập trung học ngay trên địa bàn tuyển để tạo thuận lợi cho học viên tham gia học tập, tiết kiệm thời gian và chi phí đi lại...

+ Vốn vay xuất khẩu lao động:

Cải thiện điều kiện vay vốn thông thoáng giúp cho lao động xuất khẩu vay kịp thời, đảm bảo không bỏ lỡ chuyến bay do không vay được vốn. Tạo thuận lợi cho lao động vay vốn khi tham gia xuất khẩu lao động.

Huy động tăng thêm vốn bằng nguồn trích ngân sách tỉnh mỗi năm 7 - 8 tỷ đồng và đềnghị Ngân hàng Chính sách Trung ương bổsung cho vốn vay xuất khẩu lao động.

Các Ngân hàng thương mại cần nghiên cứu quy chế cho vay đối với đối tượng xuất khẩu lao động bằng tín chấp đảm bảo đồng thời bảo tồn - phát triển được vốn và tạo cơ hội cho người lao động xuất khẩu.

+ Củng cố hoạt động của các doanh nghiệp có chức năng XKLĐ:

Các doanh nghiệp có chức năng xuất khẩu lao động phải thực hiện tốt trách nhiệm của mình trong việc đưa người lao động đi làm việcở nước ngoài, thực hiện nghiêm chỉnh Chỉ thị số 31/2006CT/-UBND ngày 11/8/2006 của Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên - Huếvềviệc chấn chỉnh hoạt động xuất khẩu lao động.

Tăng cường và mở rộng thị trường lao động bằng hình thức tham quan, học tập, du lịch ở nước ngoài thông qua đại sứ quán các nước, chuyên gia giới thiệu những nước có nhu cầu về thị trường lao động để đàm phán trực tiếp và ký kết hợp đồng XKLĐ.

Trường Đại học Kinh tế Huế

Đơn vị XKLĐ phải chịu trách nhiệm đào tạo người đi lao động, nâng cao chất lượng giáo dục, ý thức tổ chức kỷ luật, kiến thức ngoại ngữ, hiểu biết về phong tục tập quán, văn hóa, truyền thống của nước mà người lao động sẽ đi làm việc.

+ Tăng cường công tác quản lý nhà nước đối với các doanh nghiệp đưa lao động đi làm việcở nước ngoài, kịp thời uốn nắn những sai trái trong hoạt động của các doanh nghiệp dịch vụ XKLĐ. Sởvà Phòng Lao Động - TB&XH đôn đốc, kiểm tra các đơn vị XKLĐ trực tiếp và dịch vụ XKLĐ để thực hiện tốt các công tác XKLĐ, thanh tra, kiểm tra XKLĐ tại các phường, xã, phát hiện và xử lý kịp thời các hành vi vi phạm liên quan đến XKLĐ.

3.2.4. Nhóm gii pháp nhm khc phc những khó khăn, bất li ca lao động