• Không có kết quả nào được tìm thấy

Tạo việc làm thông qua thực hiện các chương trình phát triển kinh tế- xã

PHẦN II: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VIỆC LÀM CHO LAO ĐỘNG NỮ

2.2. Thực trạng tạo việc làm cho lao động nữ ở tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn

2.2.2. Thực trạng tạo việc làm cho lao động nữ ở Tỉnh Thừa Thiên Huế giai

2.2.2.1. Tạo việc làm thông qua thực hiện các chương trình phát triển kinh tế- xã

môi trường đầu tư thuận lợi, quyền tự do kinh doanh của doanh nghiệp và người dân được đảm bảo đãthúc đẩy lực lượng sản xuất phát triển, nhiều dự án đầu tư mới được triển khai, nhiều chương trình trọng điểm được đưa ra đã tạo ra nhiều việc làm cho lao động.

Trong thời gian vừa qua, nhằm khai thác hiệu quảlợi thế trong phát triển kinh tế, những năm qua Tỉnhủy, UBND tỉnh đã tranh thủsựquan tâm,ủng hộcủa Trung ương, đồng thời tập trung tuyên truyền, quảng bá tiềm năng, lợi thế của địa phương,

Trường Đại học Kinh tế Huế

tưởng đối với nhà đầu tư, vận dụng linh hoạt các chính sách, thủ tục liên quan đến thu hút đầu tư làm chuyển biến nhận thức của cán bộ, nhân dân về vai trò quan trọng của công tác thu hút đầu tư vào địa bàn, để mọi người cùng đồng thuận ủng hộ và dành quỹ đất giải phóng mặt bằng bàn giao đất cho nhà đầu tư, tạo điều kiện thuận lợi cho việc thành lập các khu, cụm công nghiệp trên địa bàn.Các KCN được phân bố ở 6địa phương trên cơ sởlợi thếvềtiềm năng của từng huyện, thị xã nhằm tạo điều kiện cho ngành công nghiệp từng bước phát triển điển hình như KCN Phú Bài mở rộng (Hương Thủy), Phong Thu (Phong Điền), Cụm CN-TTCN La Sơn (Phú Lộc), A Co, Hương Phong (A Lưới),… Các khu kinh tế, khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh đã thu hút được 140 dự án đầu tư với tổng vốn đầu tư đăng ký 64.300 tỷ đồng, trong đó có 35 dự án FDI với vốn đăng ký 1.740 triệu USD; Vốn đầu tư thực hiện đến nay đạt hơn 17.000 tỷ đồng, chiếm 26,8% vốn đăng ký. Kết quả của việc thu hút đầu tư, phát triển các khu công nghiệp là tạo ra nhiều việc làm hơn cho người lao động tỉnh, thu hút lực lượng lao động trên địa bàn, quy mô lao động làm việc trong khu công nghiệp ngày càng tăng cao và khá nhanh trong giai đoạn này, đặc biệt là lao động nữthể hiện qua bảng số liệu sau đây:

Bảng 2.8: Quy mô lao động nữ làm việc trong khu công nghiệp tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2013 – 2017

ĐVT: người, % Chỉ tiêu Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Tổng số lao động làm

việc trongKCN 17.734 19.824 19.739 23.741 25.996

Trong đó nữ 11.113 12.496 12.102 14.364 16.219

Tỷ trọng 62,66 63,03 61,31 60,50 62,39

Nguồn: Sở Lao động -Thương binh và Xã hội Tỉnh Thừa Thiên Huế Nhìn chung, quy mô lao động nứ làm việc trong khu công nghiệp của tỉnh ngày càng tăng cao. Lao động nữ làm việc trong khu công nghiệp năm 2017 là 16.219 người, tăng 1.855 người so với năm 2016; tăng 5.106 người so với năm 2013, tỷ trọng lao động nữ vẫn cao hơn so với nam. Nguyên nhân là do trong thời

Trường Đại học Kinh tế Huế

gian vừa qua,tỉnh đã phát huyđược các lợi thế, tiềm năng nhằm thu hút đầu tư, phát triển các cụm công nghiệp, KCN trên địa bàn, tập trung mở rộng sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp trong ngành dệt may và ngành phụ trợ dệt may,góp phần tạo việc làm cho lao độngnữ trên địa bàn tỉnh.

Bên cạnh việc thu hút đầu tư và phát triển khu công nghiệp, một trong những ưu tiên trong phát kinh tế của tỉnh Thừa Thiên Huế là phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ, hàng năm các doanh nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn tỉnh góp phần tạo việc làm cho hàng ngàn lao động tỉnh. Trong thời gian qua, tỉnh đã tạo hành lang pháp lý thuận lợi, thông thoáng, minh bạch; cải cách thủ tục hành chính theo “cơ chế một cửa, một cửa liên thông”, rút ngắn thời gian giải quyết và trả kết quả thủ tục hành chính nhằm tiết kiệm kinh phí và thời gian cho mọi cá nhân, tổchức, doanh nghiệp, tạo cơ chế thuận lợi cho hoạt động và sự phát triển của các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh. Chính vì vậy số lượng các doanh nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế đã tăng lên đáng kể, trung bình mỗi năm có hơn 300 DN được thành lập mới, theo kết quả điều tra cuối năm 2017, trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế có 3.772 doanh nghiệp với 93.000 lao động. Trong đó, lao động nữ chiếm tỷ lệ 45%

lao động tại doanh nghiệp; Số lao động đã ký hợp đồng chiếm 83% tổng số lao động, và lao động nữ đã ký hợp đồng chiếm 40,5% tổng số lao động.

Bảng 2.9: Số lao động nữ trong các DN đang hoạt động phân theo ngành kinh tế ĐVT: Người

Ngành kinh tế 2013 2014 2015 2016 2017

Nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản 352 370 341 296 247 Công nghiệp và xây dựng 22.656 24.525 26.525 28.347 28.407 Dịch vụ, thương mại và khác 10.885 11.003 11.766 12.283 12.322 Tổng 33.893 35.898 38.632 40.926 40.976 Nguồn: Cục thống kê tỉnh Thừa Thiên Huế Từ năm 2013 đến 2017 thông qua việc lồng ghép thực hiện các chương trình, dự án phát triển kinh tế - xã hội; sự phát triển của các doanh nghiệp đã góp phần giải quyết việc làm cho 28.689lao động nữ, chiếm tỷlệ70% trong tổng số lao động

Trường Đại học Kinh tế Huế

được giải quyết việc làm. Trong đó các DN về ngành dệt may và công nghiệp phụ trợ ngành dệt may phát triển đã giải quyết một số lượng lớn về việc làm cho lao động nữ. Đến năm 2017, theo thống kê có đến hơn 40.000 lao động nữ đang làm việc ở các DN trên địa bàn tỉnh, chủ yếu trong lĩnh vực công nghiệp, xây dựng, thương mại và dịch vụ. Qua bảng 2.9, lao động nữ trong ngành nông, lâm thủy hải sản đang có xu hướng giảm dần qua các năm, trong khi đó lao động nữ chiếm số lượng lớn ở các doang nghiệp thuộc ngành công nghiệp và xây dựng, đồng thời cùng với lao động trong ngành dịch vụ, thương mại ngày càng tăng, theo đúng hướng đi của chuyển dịch CCLĐ.

Trong số ba ngành kinh tế củatỉnhThừa Thiên Huế đó là công nghiệp –tiểu thủ công nghiệp, nông nghiệp và dịch vụ thì dịch vụ là ngành thế mạnh của tỉnh.

Du lịch, dịch vụ được tập trung đầu tư, hướng vào khai thác các lợi thếcủa vùng đất giàu truyền thống văn hóa, lịch sử. Kết cấu hạ tầng đầu tư đồng bộ, gắn kết giữa văn hoá với du lịch, giữa bảo tồn và phát triển, từng bước khẳng định là đô thị du lịch văn minh, thân thiện, xanh sạch... Tuy nhiên, trong điều kiện phát triển kinh tế thị trường sôi động như hiện nay cùng với nhu cầu về hàng hóa, sản phẩm ngày càng gia tăng thì phát triển dịch vụ là điều rất cần thiết để phát triển kinh tế củatỉnh. Mặt khác, khi nguồn lao động tăng nhanh, đất nông nghiệp ngày càng bị thu hẹp, chỗ việc làm ngày càng thiếu thì những người có vốn, có tay nghề nhưng ít ruộng đất có thể tự tạo việc làm cho mình bằng cách mở hàng quán, kinh doanh các loại hình dịch vụ như: giải khát cà phê, trà đá, bia hơi hoặc các dịch vụ ăn uống cơm bình dân, bún phở...đây cũng là các loại dịch vụ rất phổ biến ở Thừa Thiên Huếhiện nay. Bên cạnh đó, một số loại hình dịch vụ truyền thống như: bán hàng tạp hóa, tạp phẩm, các loại lương thực, thực phẩm, hàng tiêu dùng hàng ngày hoặc các dịch vụ sửa chữa, cắt tóc, gội đầu vẫn còn tồn tại, phát triển cả về quy mô và số lượng. Các loại hình dịch vụ này cũng không đòi hỏi người lao động phải có trìnhđộ, tay nghề cao nên đây là hình thức đã góp phần tạo việc làm nhanh chóng và hiệu quả. Việc làm trong ngành dịch vụ được thể hiện qua bảng dưới đây:

Trường Đại học Kinh tế Huế

Bảng 2.10: Quy mô lao động nữ làm việc trong ngành dịch vụ tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2013-2017

ĐVT: người

Chỉ tiêu Năm 2013 Năm 2016 Năm 2017

Lao động thương mại dịchvụ 2.413 2.474 2.488

Lao động sửa chữa 282 392 362

Lao động nhà hàng khách sạn 4.054 4.094 4.103

Lao độngbán lẻ, bán buôn nhỏ 4.049 5.251 5.289

Lao động khác 87 72 80

Nguồn: Cục thống kê tỉnh Thừa Thiên Huế Nhìn chung, số lao động làm việc trong ngành dịch vụ tuy không tăng ở mức đột biến nhưng qua các năm đều tăng. Số lao động làm công việc buôn bán nhỏ cao nhất trong ngành dịch vụ, sau đó là lao động nhà hàng khách sạn. Lao động nữ trong ngành này cũng chiếm số lượng đông đảo và cao hơn hẳn so với nam giới (hơn 50%), và tỷ lệ này luônổn định, ít có sự thay đổi. Đây là sự gia tăng tích cực và phù hợp với tình hình phát triển kinh tế- xã hội của tỉnh.

Năm 2017, ngành du lịch có nhiều hoạt động kích cầu như: Xây dựng và triển khai chuỗi sản phẩm du lịch, giải trí của các đơn vị lữ hành và cung cấp dịch vụ điểm đến ở Huế; tham quan Đại Nội về đêm, thưởng thức món ăn Huế và ca Huế trên Ngựthuyền Long Quan (Emperor Dragon Boat), tour khám phá di tích và đồng quê bằng xe vespa cổ hoặc bằng xe đạp, tour du lịch cộng đồng tại cầu ngói Thanh Toàn, tham quan làng cổ Phước Tích, tour ngắm hoàng hôn trên phá Tam Giang, tắm suối khoáng nóng và các trò chơi mạo hiểm ở khu Alba Thanh Tân, hoạt động du lịch biển (tắm biển, hoạt động giải trí: cano nước, thuyền kéo phao)ở Lăng Cô...

Có thể nói ngành dịch vụ đã có những đóng góp lớn trong công tác tạo việc làm cho người lao động tỉnh nói chungnhưng hiện nay vẫn còn tồn tại những mô hình quy mô nhỏ, chất lượng lao động chưa cao, việc thuê mướn lao động không chính thức nên không đảm bảo được quyền lợi cho người lao động, bất bình đẳng giới trong thu nhập và việc làm, hay xảy ra các tệ nạn xã hội gây ảnh hưởng đến an ninh trật tự trên địa bàn tỉnh.

Trường Đại học Kinh tế Huế

2.2.2.2. Tạo việc làm thông qua dự án vay vốn từQuỹQuốc gia về việc làm và vay