• Không có kết quả nào được tìm thấy

PHẦN II: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VIỆC LÀM CHO LAO ĐỘNG NỮ

2.2. Thực trạng tạo việc làm cho lao động nữ ở tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn

2.2.1. Tình hình lao động nữ địa bàn nghiên cứu

2.2.1.2. Cơ cấu lao động nữ

Cơ cấu lao động nữ theo trìnhđộ chuyên môn kỹ thuật

Trình độ lao động là một trong những nhân tố quan trọng phản ánh khả năng tiếp thu vàứng dụng khoa học - kĩ thuật, công nghệmới vào sản xuất. Trìnhđộ văn hóa và chuyên môn càng cao đồng nghĩa người lao động càng có điều kiện tiếp cận thông tin để bố trí công việc, sản xuất có hiệu quả cao. Đây cũng là nhân tố quyết định cơ hội công việc của lao động nữ trong điều kiện thị trường lao động ngày nay.

Trường Đại học Kinh tế Huế

Bảng 2.4: Trình độ CMKT của lực lượng lao động nữ tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2013-2017

ĐVT: người, %

Chỉ tiêu Năm

2013

Năm 2014

Năm 2015

Năm 2016

Năm 2017 Tổng số 301.344 303.354 306.688 308.790 311.610 Chưa đào tạo CMKT 156.809 155.422 158.728 159.558 151.120 Sơ cấp nghề và dưới 3 tháng, CNKT 103.060 105.320 103.713 103.429 112.735 Trung cấp chuyên nghiệp 14.071 14.337 14.494 14.558 14.857

Cao đẳng 8.211 8.459 8.943 9.432 9.958

Đại học trởlên 19.193 19.816 20.810 21.813 22.940

Cơ cấu theo trình độ CMKT 100,00 100,00 100,00 100,00 100,00

Chưa đào tạo CMKT 52,04 51,23 51,76 51,67 48,50

Sơ cấp nghề và dưới 3 tháng, CNKT 34,20 34,72 33,82 33,49 36,18

Trung cấp chuyên nghiệp 4,67 4,73 4,73 4,71 4,77

Cao đẳng 2,72 2,79 2,92 3,05 3,20

Đại học trởlên 6,37 6,53 6,79 7,06 7,36

Nguồn: Sở Lao động-Thương binh và Xã hội Tỉnh Thừa Thiên Huế Theo số liệu của Bảng 2.4, trìnhđộ chuyên môn kỹthuật của lao động nữcòn rất hạn chế, phần lớn là lao động không có trình độ chuyên môn kỹthuật, lao động thủcông chiếm tỷlệlớn, giai đoạn từ năm 2013 - 2016 chiếm hơn 50%. Lực lượng lao động nữkhông có trìnhđộ chuyên môn kỹthuật tuy có giảm qua các năm nhưng tốc độgiảm chậm, nhìn chung vẫn chiếm tỷtrọng rất lớn từ 52,04% (năm 2013) còn 51,67% (năm 2016); ngược lại lao động nữ có trình độ chuyên môn kỹ thuật có bằng chiếm tỷ lệ thấp và tăng chậm qua các năm. Năm 2017, Thừa Thiên Huế đã chú trọng công tác đào tạo nâng cao chất lượng lao động gắn với giải quyết việc làm, nâng cao và đẩy mạnh chất lượng đào tạo nghề, nhờ đó tỷlệ lao động nữ chưa qua đào tạo đã giảm mạnh rõ rệt so với các năm trước, chỉ còn chiếm 48,50 % và tỷ lệ qua đào tạo ngày càng cao. Lao động nữ đã qua đào tạo ở trình độ sơ cấp nghề, công nhân kỹ thuật vẫn chiếm tỷ lệ cao nhất so với lao động được đào tạo ở các

Trường Đại học Kinh tế Huế

trìnhđộ khác, mặc dù năm 2015 và 2016 có giảm nhưng năm 2017 đã tăng nhanh rõ rệt, chiếm 36,18% trong tổng số lao động đã quađào tạo. Bên cạnh đó, lao động nữ được đào tạo ở trình độ đại học trở lên cũng ngày càng gia tăng. Những năm gần đây, tỉnh đã chú trọng tới công tác đào tạo nghề cho người lao động đểcó nhiều cơ hội việc làm hơn, chất lượng lao động tỉnh Thừa Thiên Huế được nâng cao sẽ thu hút đầu tư vào tỉnh nhằm phát triển kinh tếtỉnh và cũng tăng thêm việc làm mới cho lao động địa phương, góp phần giảm tỷlệthất nghiệp, người lao động có cơ hội làm việc trong những ngành có chuyên môn kỹ thuật, ổn định thu nhập, nâng cao chất lượng cuộc sống.

Cơ cấu lao động nữ phân theo vị thế việc làm

Bảng 2.5: Lao động nữ phân theo vị thế việc làm tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2013-2017

ĐVT: người, %

Chỉ tiêu Năm

2013

Năm 2014

Năm 2015

Năm

2016 Năm 2017 Vị thế việc làm 290.787 291.651 295.051 298.514 303.129 Làm công ăn lương 85.084 86.095 88.751 91.047 94.303

Tựlàm 205.703 205.556 206.300 207.467 208.826

Cơ cấu theo vị thế việc làm 100,00 100,00 100,00 100,00 100,00

Làm công ăn lương 29,26 29,52 30,08 30,50 31,11

Tựlàm 70,74 70,48 69,92 69,50 68,89

Nguồn: Sở Lao động-Thương binh và Xã hội Tỉnh Thừa Thiên Huế Qua các cuộc Điều tra lao động và việc làm từ năm2013đến nay cho thấy: Tỷ trọng của nhóm “làm công ăn lương” tăng nhanh hơn so với loại hình khác, trong 05 năm gần đây nhóm lao động làm công ăn lương tăng 10.219 người so với nhóm còn lại. Nhóm chiếm tỷ trọng lao động cao hơn là nhóm “tự làm” nhưng lại có xu hướng giảm, năm 2013 chiếm tỷ lệ 70,74%, đến năm 2017 giảm còn 68,89%.

Nguyên nhân là do tỉnh Thừa Thiên Huếphát triển thị trường lao động theo hướng phát triển kinh tếthị trường. Hơn nữa, cùng với việc tăng thêm nhiều doanh nghiệp

Trường Đại học Kinh tế Huế

được thành lập mới, việc hình thành và phát triển nhanh chóng các khu công nghiệp, cụm công nghiệp trong thời gian qua giúp các doanh nghiệp trên địa bàn thu hút một lượng lớn lao động ở khu vực nông thôn đang làm việc trong ngành nông lâm thủy sản vào làm việc tại các doanh nghiệp, công ty như: may mặc, điện tử…mà các doanh nghiệp này lại không đòi hỏi người lao động phải có trình độ chuyên môn kỹthuật hoặc tay nghềcao, chủyếu là sửdụng lao động phổthông.

Cơ cấu việc làm lao động nữ theo loại hình kinh tế

Bảng 2.6: Lao động nữ phân theo loại hình kinh tế tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2013-2017

Chỉ tiêu ĐVT 2013 2014 2015 2016 2017

Nhà nước Người 34.633 34.794 35.082 35.434 35.890

Ngoài Nhà nước Người 245.133 244.987 247.135 248.095 251.870 Khu vực có vốn

đầu tư nước ngoài Người 11.021 11.870 12.835 14.985 15.369

Tổng Người 290.787 291.651 295.052 298.514 303.129

Cơ cấu lao động nữ

Nhà nước % 11,91 11,93 11,89 11,87 11,84

Ngoài Nhà nước % 84,30 84,00 83,76 83,11 83,09

Khu vực có vốn

đầu tư nước ngoài % 3,79 4,07 4,35 5,02 5,07

Tổng % 100,00 100,00 100,00 100,00 100,00 Nguồn: Sở Lao động-Thương binh và Xã hội Tỉnh Thừa Thiên Huế Sốliệu cho thấy vềquy mô hầu hết số lao động làm việc trong các thành phần kinh tế đều tăng. Tuy nhiên, xét vềtỷlệthì sự tăng giảm này là khác nhau. Cụthể, số lao động làm việc trong thành phần kinh tếkhu vực trong nhà nước năm 2013 là 34.633 người (11,91% so với tổng số lao động có việc làm), từ các năm 2013 đến 2017 số lao động làm việc trong khu vực này có tăng nhưng tăng rất ít, tỷ trọng trong thành phần kinh tế giảm dần. Điều này là do cơ hội việc làm trong khu vực kinh tế nhà nước không nhiều.

Đối với thành phần kinh tế ngoài nhà nước, hàng năm số lao động làm việc

Trường Đại học Kinh tế Huế

trong khu vực này không ngừng tăng lên, số lao động được tạo việc làm khu vực ngoài nhà nước là chủ yếu chiếm đến hơn 80% tổng số người có việc làm. Cụ thể năm2013 số lao động làm việc trong khu vực này là 245.133 người đến năm 2017 là 251.870 người, tăng 6.737người. Nguyên nhân là do các khu công nghiệp được hình thành và phát triển nhanh chóng. Bên cạnh khu vực có vốn đầu tư nước ngoài cũng ngày càng thu hút lao động hơn, năm 2017 tăng 1,28% so với năm 2013, tương ứng tăng 4.348 người. Sự gia tăng trong khu vực này không những góp phần tạo việc làm cho lao động địa bàn mà còn giúp người lao động có trìnhđộ, tay nghề tìm kiếm được việc làm, tăng thu nhập hơn so với trước đây. Trong những năm qua, các doanh nghiệp ngoài nhà nước và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài ngày càng thu hút nhiều lao động trên địa bàn làm việc mà cụthể là doanh nghiệp 100%

vốn nước ngoài, trong khi lao động làm việc trong các doanh nghiệp nhà nước ngày càng ít đi. Điều này chứng tỏrằng tỉnh đã thu hút ngày càng nhiều các doanh nghiệp nước ngoài đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh, có thểkhẳng định rằng lực lượng lao động địa phương nói chung và lao động nữnói riêng đã và đang đáp ứng được yêu cầu về tay nghề và trình độ chuyên môn kỹ thuật của các doanh nghiệp nước ngoài, đồng thời đảm bảo thu nhập để ổn định cuộc sống.

Bên cạnh đó, khu vực kinh tế ngoài nhà nước là những cơ sở sản xuất kinh doanh của các làng nghề - tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn như: mây tre đan, tăm lụa, mộc, tương..., khu vực này không đòi hỏi khắt khe về trình độ CMKT của người lao động, nên thu hút được nhiều đối tượng lao động.

Như vậy, trong ba khu vực thì khu vực kinh tế ngoài nhà nước vẫn thu hút nhiều lao động hơn so với hai khu vực còn lại. Khu vực kinh tế ngoài nhà nước ngày càng thu hút nhiều lao động vào làm việc cho thấy đây là dấu hiệu đáng mừng và cần được phát huy trong những năm tới.