• Không có kết quả nào được tìm thấy

Phương hướng và mục tiêu tạo việc làm cho lao động nữ ở tỉnh Thừa

PHẦN II: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP TẠO VIỆC LÀM CHO LAO ĐỘNG NỮ

3.1. Phương hướng và mục tiêu tạo việc làm cho lao động nữ ở tỉnh Thừa

CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP TẠO VIỆC LÀM CHO LAO ĐỘNG NỮ

việc làm cho lao động nữ để họ phát huy vai trò, tính sáng tạo trong các công việc có tính đặc thù cho lao động nữ.

- Chú trọng phát triển kinh tế hộ gia đình, nâng cao năng lực sản xuất của kinh tế hộ. Kinh tế hộ gia đình vẫn là hình thức chủ yếu trong kinh tế trên địa bàn tỉnh.

Vì vậy, xuất phát từ kinh tế hộ làm cho lao động nữ dễ dàng làm chủ được vấn đề việc làm, tạo thu nhập cho bản thân và gia đình.

-Đa dạng hóa, nâng cao chất lượng các sản phẩm dịch vụ, chú trọng phát triển các dịch vụ có nhiều tiềm năng để mở rộng thị trường. Định hướng hoạt động dịch vụ nhằm tạo việc làm cho lao động vùng chuyển đổi mục đích sử dụng đất nông nghiệp trong quy hoạch phát triển các khu công nghiệp. Chú trọng phát triển du lịch xanh, du lịch nhà vườn. Đẩy nhanh quy hoạch, xây dựng kết cấu hạ tầng đô thị.

- Quá trìnhđô thị hóa đang diễn ra mạnh mẽ ởtoàn tỉnh, vì vậy việc di chuyển dân cư, xây dựng vùng kinh tế mới, xây dựng các khu công nghiệp, phát triển có chọn lọc các ngành hàng, nhóm sản phẩm có giá trị cao, sử dụng công nghệ hiện đại, ít gây ô nhiễm môi trường đang là xu thế hiện nay của tỉnh nhằm tạo việc làm cho khối lượng đông đảo lao động nữ chưa có việc làm hoặc phải chuyển đổi ngành nghề từ lĩnh vực nông nghiệp sang công nghiệp, dịch vụ xuất phát từ yêu cầu khách quan và chủ quan. Huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn đầu tư phát triển, tăng cường xúc tiến đầu tư, phát triển thương mại nội địa. Tận dụng xu thế hội nhập kinh tế quốc tế và cơ hội Việt Nam là thành viên của tổ chức thương mại thế giới (WTO) cũng như thành viên của Diễn đàn hợp tác kinh tế khu vực châu Á Thái Bình Dương (APEC), ASEM, ASEAN... tỉnh cần tiếp tục đa dạng hoá, đa phương hoá các mối quan hệ hợp tác về hợp tác phát triển du lịch, hợp tác về phát triển văn hoá, hợp tác về phát triển thương mại, dịch vụ, hợp tác về phát triển đào tạo nguồn nhân lực và khoa học-công nghệ, hợp tác về hỗ trợ phát triển các ngành nghề tiểu thủ công nghiệp và làng nghề truyền thống,.. Cùng với đó, xuất khẩu lao động cũng là một định hướng cho lao động nữ có nguyện vọng công việc theo nhu cầu và thu nhập cao.

Trường Đại học Kinh tế Huế

3.1.2. Mc tiêu to việc làm cho lao động nữ ởtnh Tha Thiên Huế đến năm 2020 3.1.2.1. Mục tiêu chung

Theo phương hướng và mục tiêu phát triển phát triển KT, XH của tỉnh giai đoạn 2017 - 2020, vấn đề giải quyết việc làm cho lao động nói chung và lao động nữ nói riêng phải đảm bảo những yêu cầu cơ bản. Trước tiên, giải quyết việc làm nhằm tạo thu nhập cho lao động nữ, tạo cho họ có cuộc sống ổn định, phát huy được vai trò của mình đối với gia đình và xã hội. Việc làm cho lao động nữ cần kết hợp đào tạo nghề, nâng cao chất lượng lao động phù hợp với TTLĐ. Trong những năm tiếp theo phấn đấu giảm dần tỷ lệ lao động nữ thất nghiệp hoặc chưa có công việc phù hợp nguyện vọngvà chuyên môn. Cần tạo việc làm đa dạng để lao động nữ tiếp cận dễ dàng hơn, khẳng định vai trò của phụ nữ trong các ngành nghề có tính đặc thù và khuyến khích lao động nữ xuất hiện nhiều hơn trong các lĩnh vực mà họ ít có cơ hội làm việc. Giải quyết việc làm cho lao động nữ cũng là mục tiêu để hướng tới xóa đói giảm nghèo, tạo bìnhđẳng giới trong công việc và nhìn nhận chủ quan của con người về vai trò của phụ nữ. Để lao động nữ có cơ hội việc làm hơn cần chú trọng công tác đào tạo nghề, góp phần đảm bảo quyền được học nghề và có việc làm của phụ nữ theo quy định của pháp luật; tăng tỷ lệ lao động nữ được đào tạo nghề và nâng cao chất lượng, hiệu quả sức cạnh tranh của lao động nữ, tạo cơ hội để lao động nữ có thể tìm kiếm việc làm có thu nhập ổn định, nâng cao vị thế của phụ nữ. Đồng thời đổi mới công tác giáo dục nghề nghiệp nhằm nâng cao chất lượng đào tạocác cơ sở giáo dục nghề nghiệp từng bước tiếp cận với trình độ khu vực và quốc tế . Đào tạo nghề phải gắn với nhu cầu xã hội, gắn với quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, tập trung đào tạo các ngành nghề mà doanh nghiệp, nền kinh tế, xã hội đang có nhu cầu, chú trọng; khuyến khích các doanh nghiệp tham gia đào tạo nghềgắn với giải quyết việc làm cho người lao động, mở rộng sự tham gia và nâng cao vai trò của các thành phần kinh tế để phát triển sự nghiệp đào tạo nghề.

Việc làm nói chung và việc làm cho lao động nữ nói riêng là yêu cầu cấp bách củatỉnh hiện nay trong việc phát triển KT, XH, giải quyết việc làm cho lao động nữ cần đáp ứng yêu cầu sự nghiệp CNH, HĐH và hội nhập kinh tế quốc tế.

Trường Đại học Kinh tế Huế

3.1.2.2. Mục tiêu cụthể

Xác định yêu cầu cấp bách và quan trọng trong việc giải quyết việc làm cho lao động nữtỉnh Thừa Thiên Huế đãđặt ra các mục tiêu cụ thể cần hướng tới nhằm giải quyết kịp thời và hợp lí nhu cầu việc làm và thu nhập của lao động nữ:

- Mục tiêu giải quyết việc làm của tỉnh đến năm 2020 tỷlệ lao động nữcó việc làm đạt từ90% trở lên, 70% số người lao động được giới thiệu việc làm tìm được việc làm; nâng tỷ lệ lao động được giải quyết việc làm qua hệ thống Trung tâm dịch vụ việc làm lên 30-35%; hỗ trợ tạo việc làm cho 4000 lao động nữ thông qua các dự án vay vốn từ Quỹ Quốc gia về việc làm,đưa 2.600 lao động, trong đó nữ là 780 lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.

- Tiếp tục tiến hành thực hiện đề án “Hỗ trợ phụ nữ học nghề, tạo việc làm”

với chỉ tiêu hàng năm có trên 85% lao động nữ được tuyên truyền, phổbiến các chủ trương của Đảng, pháp luật, chính sách của Nhà nước về dạy nghề và việc làm.

Hàng năm phối hợp với cơ sở dạy nghềvà Trung tâm giới thiệu việc làm Tỉnh thực hiện tư vấn, đào tạo nghề cho trên 62% lao động nữtrên tổng số lao động được đào tạo, tạo việc làm mới cho trên 80% lao động nữ được đào tạo; phấn đấu đến năm 2020 tỷ lệ lao động nữ qua đào tạo nghề đạt từ 70% trở lên trên tổng số lao động được đào tạo, tỷ lệ lao động nữ có việc làm sau khi học nghề tối thiểu đạt 50%.

Triển khai các đề án, các chương trình mục tiêu quốc gia theo lộtrình:Đềán 938 về

“Tuyên truyền giáo dục, vận động, hỗtrợ phụnữtham gia giải quyết một sốvấn đề xã hội liên quan đến phụnữ” giai đoạn 2017 -2027; Đề án 939 về “Hỗtrợ phụ nữ khởi nghiệp giai đoạn 2017 -2025”; tập trung tuyên truyền, vận động, hỗtrợthành lập tổhợp tác, hợp tác xã do phụnữquản lý; Đềán 1956 về“Đào tạo nghềcho lao động nông thôn đến năm 2020”;.

- Khuyến khích, tạo điều kiện mặt bằng, hỗ trợ vốn,… cho các cơ sở SX, KD hoạt động nhằm thu hút được LLLĐ nữ chưa tìm kiếm được việc làm hoặc chuyển đổi công việc theo nhu cầu. Phụ nữ trong độ tuổi lao động, ưu tiên dạy nghề cho các đối tượng thuộc diện được hưởng chính sách ưu đãi, người có công với cách mạng, hộ nghèo, hộ có thu nhập tối đa bằng 150% thu nhập của hộ nghèo, người tàn tật,

Trường Đại học Kinh tế Huế

người trong diện thu hồi đất canh tác, phụ nữ bị mất việc làm trong các doanh nghiệp; khuyến khích, hỗ trợ cho lao động nữ phát triển các ngành nghề dịch vụ, các công việc yêu cầu tính khéo léo thay vì tính chất công việc cần sức lực,…

3.2. Một số giải pháp tạo việc làm cho lao động nữ trên địa bàn tỉnh Thừa