• Không có kết quả nào được tìm thấy

PHẦN II: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VIỆC LÀM CHO LAO ĐỘNG NỮ

2.3. Thực trạng việc làm cho lao động nữ thông qua mẫu điều tra

2.3.1. Thống kê mô tả mẫu điều tra

Theo độtuổi

Qua bảng2.12 ta thấy, lao động trong nhóm tuổi từ 25 –34 tuổi và từ 35 –44 tuoir chiếm tỷ lệ cao nhất, tiếp đến là nhóm tuổi từ 45 –54 tuổi và nhóm tuổi từ 15-24 tuổi, ngoài ra một số người ở độ tuổi từ 55tuổitrở lên vẫn còn laođộng.

Nhìn chung, lực lượng lao động nữ của tỉnh tương đối trẻ với 31,5% có độ tuổi từ 25 – 34 tuổi và 36% từ 35 – 44 tuổi. Đây là nhóm lao động nữ có công việc và

Trường Đại học Kinh tế Huế

thu nhập ổn định hơn cả. Hầu hết đối tượng này đều đã lập gia đình, sức khỏe và tâm sinh lí được đảm bảo mang đến sự hiệu quả trong công việc. Tuy vậy khó khăn cho họ chính là phải cùng lúc đảm nhiệm vai trò công việc và gia đình, làm giảm sự chủ động, tính sáng tạo trong công việc. Trong nông nghiệp, họ đã có sự tích cực hơn trong chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi phù hợp và mang lại hiệu quả kinh tế, một số đã mạnh dạn vay vốn đầu tư, phát triển các sản phẩm nông nghiệp như:

hoa màu, cây thực phẩm,... Buôn bán, dịch vụ cũng là sự lựa chọn của nhiều lao động nữ trong độ tuổi này với nhiều lĩnh vực kinh doanh: tạp hóa, dịch vụ ăn uống, làm đẹp,... vừa có thu nhập và bớt đi áp lực lượng công việc so với nhiều ngành nghề khác. Tỉnh và các chủ thể sử dụng lao động nên có chính sách hỗ trợ cho họ về đầu tư mở rộng sản xuất, đảm bảo sức khỏe, nghỉ sinh sản,... nhằm đáp ứng nhu cầu công việc và thu nhập của họ.

Lao động nữ trong độ tuổi 45 - 54 tuổi chiếm 17%, sức khỏe lao động dần giảm sút không cho phép họ tham gia vào những công việc yêu cầu sức lực, thay vào đó họ chọn cho mình những công việc sản xuất nhỏ trong nông nghiệp và các ngành nghề dịch vụ có thu nhập không cao nhưng ổn định. Đa số lao động nữ này gần bước sang độ tuổi ngoài lao động nên phần đông có xu hướng bám trụ đất đai, lấy trồng trọt và chăn nuôi làm thu nhập chính. Họ thường không có nhu cầu thay đổi công việc, ngại sống xa gia đình và có sự chuẩn bị nhất định về tương lai khi ngừng tham gia lao động.

Lao động trong độ tuổi 15 - 24 chiếm 12%. Lao động ở độ tuổi còn rất trẻ.

Phần lớn lao động độ tuổi này có trình độ phổ thông, đang tiếp tục được đào tạo nghề. Những năm gần đây, tỷ lệ lao động này có xu hướng tăng, tuy vậy khối lượng công việc chưa đáp ứng nhu cầu việc làm và thu nhập của nhóm đối tượng này. Lao động trong độ tuổi nàyở tỉnh hiện nay có trình độ trung bình, một số vừa kết thúc học phổ thông không tiếp tục theo học và có nhu cầu cao về lao động, thu nhập.

Hàng năm, tỷ lệ lao động nữ thất nghiệp ở độ tuối này là khá cao do chưa có sự chuẩn bị, định hướng về công việc, hôn nhân cũng như nhận thức vai tròđối với xã hội còn chưa cao nên thiếu chủ động trong tìm kiếm công việc. Vì vậy, tỉnh nên có

Trường Đại học Kinh tế Huế

sự quan tâm nhiều hơn đối với đối tượng lao động này nhằm giải quyết việc làm và bảo đảm sự kế thừa cho LLLĐ nữ trong phát triển KT, XH.

Số lượng lao động nữ trên 55 tuổi cũng tham gia lao động nhưng không nhiều, điều này vừa thể hiện được sự trẻ hóa đội ngũ lao động nữ, vừa mang ý nghĩa xã hội sâu sắc.

Bảng 2.12: Độ tuổi của lao động nữ qua phiếu điều tra

Độ tuổi Số lượng (người) Tỷ lệ %

Từ 15 –24 24 12

Từ 25 –34 63 31,5

Từ 35 –44 72 36

Từ 45 –54 34 17

Từ 55 trở lên 7 3,5

Tổng 200 100

Nguồn: Số liệu xử lý SPSS

Trìnhđộhọc vấn và chuyên môn kỹthuật của lao động nữ

Trình độ lao động là một trong những nhân tố quan trọng phản ánh khả năng tiếp thu vàứng dụng khoa học - kĩ thuật, công nghệ mới vào sản xuất. Trìnhđộ văn hóa và chuyên môn càng cao đồng nghĩa người lao động càng có điều kiện tiếp cận thông tin để bố trí công việc, sản xuất có hiệu quả cao. Đây cũng là nhân tố quyết định cơ hội công việc của lao động nữ trong điều kiện thị trường lao động ngày nay.

Cùng với yêu cầu chất lượng nguồn lao động xã hội, trình độ lao động nữ trên địa bàn tỉnh có sự chuyển biến tích cực nhưng nhìn chung còn chậm, trìnhđộ lao động chưa theo kịp yêu cầu PTKT của địa phương.

Bảng 2.13 cho thấy trình độ lao động nữ tỉnh ở mức trung bình, chủ yếu là lao động có trìnhđộ trung học phổ thông 33,5% và trung cấp chuyên nghiệp 21,5%. Đa số các lao động nữ ở trìnhđộ này làm việc trong lĩnh vực công nghiệp, buôn bán, là công nhân các công ty, xí nghiệp sản xuất, chế biến. Lao động nữ có trình độ cao đẳng phần lớn theo học các trường trên địa bàn tỉnh và một số tỉnh lân cận sau đó làm việc tại địa phương trong các lĩnh vực như nhân viên kế toán, nhân viên bán hàng, một số là giáo viên trẻ, y tá,...

Lao động nữ có trìnhđộ tiểu học và trung học cơ sở chiếm tỷ lệ không cao lần

Trường Đại học Kinh tế Huế

lượt là 5% và 10%, công việc của họ chủ yếu trong công nghiệp chế biến, xây dựng cần lao động thủ công, lao động trong nông nghiệp. Phần lớn lao động này bước vào lao động sớm hơn nên có khả năng tích cực và chủ động trong công việc.

Tổng tỷ lệ lao động có trìnhđộ đại học và trên đại học là 11%. Đây là một con số khá lớn trong cơ cấu lao động theo trình độ. Các lao động nữ này hầu hết hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh, giáo dục, y tế, tín dụng, tổ chức chính trị- xã hội.

Họ có thu nhập cao, ổn định cũng như nhận thức xã hội.

Bảng 2.13: Trình độ văn hóa chuyên môn của lao động nữ qua phiếu điều tra Phân theo trình độ Số lượng LĐ nữ (Người) Tỷ lệ (%)

Trên đại học 2 1

Đại học 20 10

Cao đẳng 37 18,5

Trung cấp chuyên nghiệp 43 21,5

Trung học phổthông 67 33,5

Trung học cơ sở 21 10

Tiểu học 10 5

Tổng số 200 100

Nguồn: Số liệu xử lý SPSS Nhìn chung trình độ lao động nữ của tỉnh chưa cao và chưa đáp ứng được yêu cầu TTLĐ và phát triển KT, XH của tỉnh. So với lao động nam thì lao động nữ ở tỉnh có trìnhđộ thấp hơn do điều kiện tâm sinh lí cũng như ảnh hưởng tâm lí xã hội dẫn đến việc học tập văn hóa, chuyên môn còn hạn chế. Điều này đãảnh hưởng đến việc tìm kiếm việc làm và thu nhập của lao động nữ, ảnh hưởng đến sự tiếp thu và áp dụng tiến bộ khoa học - kĩ thuật vào sản xuất nhằm nâng cao NSLĐ, chưa đáp ứng nhu cầu lao động có trình độ cao của xã hội. Vì vậy, nâng cao chất lượng lao động nữ là yêu cầu tất yếu, cấp bách trong tiến trình phát triển và CNH, HĐH hiện nay của tỉnh.

Thu nhập của lao động nữ

Thu nhập là chỉ tiêu quan trọng đánh giá khả năng lao động và hiệu quả sản xuất của lao động nữ. Theo thời gian, mức thu nhập của lao động nữ ngày càng

Trường Đại học Kinh tế Huế

được tăng lên, tuy vậy với mức thu nhập đó đa phần chưa đáp ứng được nhu cầu sinh hoạt vật chất và tinh thần cho lao động nữ. Lao động nữ trong nông nghiệp thường có thu nhập thấp hơn so với các lao động làm việc trong khu vực công nghiệp và dịch vụ. Số lao động trong nông nghiệp có thu nhập khá và ổn định hơn là nhờ họ đã tiến hành sản xuất theo hướng chuyên môn hóa, đầu tư mở rộng sản xuất và nhờ áp dụng khoa học - kĩ thuật vào SX, KD. Đối với lao động nữ trong công nghiệp - xây dựng, họcó thu nhậpởmức trung bình và kháổn định, tuy nhiên khối lượng và tính chất công việc nhiều và phức tạp hơn thường gâyảnh hưởng đến sức khỏe và tâm lý cho laođộng nữ. Các lao động nữ trong lĩnh vực dịch vụ như y tế, giáo dục, tín dụng, thông tin,... thường có thu nhập khá cao vàổn định tương ứng với trình độ chuyên môn và tính chất công việc. Nhờ sự chủ động, nắm bắt thị trường tốt nên phần lớn lao động nữkinh doanh, buôn bán có thu nhập cao hơn hẳn so với lao động trong lĩnh vực khác.

Bảng 2.14: Thu nhập bình quân 1 tháng của lao động nữ qua phiếu điều tra Mức thu nhập Số lượng LĐ nữ (Người) Tỷ lệ (%)

Từ 1 đến dưới 2 triệu đồng 3 1,5

Từ 2 đến dưới 3 triệu đồng 51 25,5

Từ 3 đến dưới 4 triệu đồng 61 30,5

Từ 4 đến dưới 5 triệu đồng 52 26

Trên 5 triệu đồng 33 16,5

Tổng 200 100

Nguồn: Số liệuxử lý SPSS Qua bảng ta thấy, lao động nữ có thu nhập bình quân từ 3 đến dưới 4 triệu đồng chiếm tỷ lệ lớn nhất với 30,5%, đa số lao động này làm việc trong công nghiệp sản xuất, chế biến ở khu công nghiệp và các cơ sở SX, KD, các cơ quan nhà nước trong toàn tỉnh. Tỷ lệ lao động nữ có thu nhập bình quân từ 4 đến dưới 5 triệu đồng chiếm 26%, đây là mức thu nhập khá cao so với mức sống và trình độ lao động nữ ở tỉnh hiện nay. Mức thu nhập này phổ biến với các lao động nữ trong các dịch vụ xã hội như giáo dục, thông tin, các tổ chức xã hội,… Một số lao động mạnh dạn vay vốn để phát triển lĩnh vực nông nghiệp công nghệ cao, nông nghiệp sạch để

Trường Đại học Kinh tế Huế

tăng thu nhập cũng đạt được mức thu nhập từ 4 đến dưới 5 triệu này, thậm chí còn cao hơn. Thu nhập bình quân từ 1 đến dưới 2 triệu đồng hiện nay chỉ có đối với lao động nữ lớn tuổi. Hầu hết khả năng lao động của họ đã hạn chế tối thiểu vì tuổi tác, sức khỏe và họ cũng không có nhu cầu thay đổi công việc. Mức thu nhập bình quân từ 2 đến dưới 3 triệu đồng là mức thu nhập có ở đa số lao động nữ trong sản xuất nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp với quy mô nhỏ, truyền thống và chịu ảnh hưởng bởi tính thời vụ của sản xuất nông nghiệp, bên cạnh đó là những lao động mới bắt đầu làm việc, chưa có tay nghề cao và kinh nghiệm làm việc. Thu nhập bình quân trên 5 triệu đồng là thu nhập cao đối với lao động nữ. Phần lớn mức thu nhập này có ở các lao động nữ trong buôn bán, kinh doanh lớn, lao động có tay nghề giỏi và một số trong giáo dục, tín dụng,… Trên thực tế có những lao động nữ thu nhập còn cao hơn 5 triệu đồng rất nhiều nhờ nắm bắt thị trường, mở rộng SX, KD và đa dạng chủng loại sản phẩm.

Như vậy, có thể thấy rằng thu nhập của lao động nữ ở tỉnh hiện nay có sự chênh lệch lớn đối với từng đối tượng và lĩnh vực lao động. Các lao động có thu nhập cao là những người có khả năng lao động, trình độ lao động và nắm bắt thị trường. Đa số các lao động có thu nhập cao làm việc trong lĩnh vực dịch vụ, vừa đảm bảo được nhu cầu tâm sinh lý. Để lao động có hiệu quả và thu nhập cao hơn, đòi hỏi bản thân lao động nữ phải chủ động trong công việc, có kĩ năng lao động, sáng tạo và mạnh dạn mở rộng sản xuất, chuyên môn hóa sản phẩm. Các cấp ban ngành địa phương, đặc biệt là Hộiliên hiệp phụ nữ cần có những chính sách phù hợp nhằm tạoviệc làm và thu nhập,rút ngắn sự chênh lệch thu nhập của lao động nữ hiện nay.