• Không có kết quả nào được tìm thấy

Tạo việc làm thông qua hoạt động đào tạo nghề

PHẦN II: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VIỆC LÀM CHO LAO ĐỘNG NỮ

2.2. Thực trạng tạo việc làm cho lao động nữ ở tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn

2.2.2. Thực trạng tạo việc làm cho lao động nữ ở Tỉnh Thừa Thiên Huế giai

2.2.2.3. Tạo việc làm thông qua hoạt động đào tạo nghề

Đến năm 2017, theo thống kê của Hội Liên hiệp Phụnữtỉnh Thừa Thiên Huế, toàn tỉnh đã có hơn 285.000 lượt cán bộ, hội viên và hơn 98.000 lượt phụ nữ được nâng cao nhận thức bình đẳng giới; có 5.775 lao động nữ nông thôn được đào tạo nghề; hàng nghìn phụ nữ, cán bộ nữ được tập huấn, đào tạo nâng cao trình độ. Để có được kết quả trên là do tỉnh Thừa Thiên Huế có nhiều biện pháp để nâng cao hiệu quả trong đào tạo nghềvà giới thiệu việc làm cho lao động nữ trên địa bàn toàn tỉnh như đã tập trung đổi mới công tác giáo dục đào tạo chuyên nghiệp và đào tạo nghề theo hướng đào tạo sát với nhu cầu thị trường lao động trong tỉnh, khu vực, các vùng kinh tếtrọng điểm và xuất khẩu lao động; Đào tạo theo hình thức vừa học vừa làm đối với nhân viên, công nhân muốn làm việc nâng cao tay nghề, chuyển giao công nghệ; Chuẩn hóa cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học và dạy nghề, đội ngũ giáo viên; Khuyến khích các doanh nghiệp tham gia đào tạo nghềgắn với giải quyết việc làm cho người lao động;Tăng cường mối quan hệgiữa các cơ sở đào tạo dạy nghềvới các đơn vị hoạt động sản xuất kinh doanh, nhằm nắm bắt kịp thời các thông tin vềnhu cầu lao động và ngành nghềcủa doanh nghiệp, qua đó, ký kết các chươngtrình thỏa thuận hợp tác, các hợp đồng đào tạo nghề cho người lao động gắn với giải quyết việc làm giữa các cơ sở giáo dục nghềnghiệp với các doanh nghiệp.

Hiện nay, trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế có 36 cơ sởGDNN, gồm 9 trường cao đẳng, 6 trường trung cấp, 9 trung tâm GDNN-GDTX và 12 cơ sở khác có tham gia hoạt động GDNN, được phân bố trên toàn tỉnh, mỗi huyện, thị xã có ít nhất 1 trung tâm GDNN-GDTX cấp huyện, thị xã. Ngoài ra, trên địa bàn tỉnh có 5 trường được phê duyệt và lựa chọn nghềtrọng điểm gồm: Trường CĐ Du lịch Huế, Trường CĐN Thừa Thiên Huế, Trường CĐN số 23, Trường TCN Quảng Điền và Trường TCN số 10 (theo Quyết định số 854/QĐ-BLĐTBXH ngày 06/6/2013 của Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội phê duyệt nghề trọng điểm và trường được lựa chọn

Trường Đại học Kinh tế Huế

nghề trọng điểm giai đoạn 2011-2015 và định hướng đến năm 2020 theo cấp độ quốc tế, khu vực ASEAN và quốc gia), trong đó 01 trường (Trường CĐ Du lịch Huế) được lựa chọn để đầu tư thành trường chất lượng cao (theo Quyết định số 761/QĐ-TTg ngày 23/5/2014 của Thủ tường Chính phủ Phê duyệt Đề án phát triển trường nghềchất lượng cao đến năm 2020).

Có thể nhận thấy, công tác đào tạo nghề nhằm tạo việc làm cho người lao động trên địa bàn luôn được quan tâm và coi trọng. Trong đó, lao động nữ qua đào tạogiai đoạn 2013- 2017 của tỉnh có những kết quả tích cực thể hiện qua biểu đồ sau:

Nguồn: Sở Lao động–TB&XH tỉnh Thừa Thiên Huế Biểu đồ 2.2. Số lao động nữ tỉnh Thừa Thiên Huế qua đào tạo nghề giai đoạn

2013-2017

Trong giai đoạn 2013 - 2017, nhìn chung số lao động nữ qua đào tạo nghề của tỉnh Thừa Thiên Huế tăng đều qua các năm, trung bình mỗi năm tỉnh đào tạo nghề cho khoảng 3.441 lao động nữ. Tuy năm 2014,số lượng đào tạo có sụt giảm nhưng những năm sau đó tăng nhanh trở lại. Năm 2017 số lao động qua đào tạo được 4.042 lao động, tăng 954 người so với năm 2013. Trên thực tế, tỷ lệ lao động nữ qua đào tạo là thấp so với lao động nam (lao động nam đạt tỷ lệ đào tạo lên tới hơn40% trong khi nữ chỉ đạt xấp xỉ mức 20%). Điều này do đa số lao động nữ tham gia vào các công việc không đòi hỏi chuyên môn kỹ thuật phức tạp, những công việc chỉ đòi hỏi lao động phổ thông nên số lao động nữ tham gia học nghề để biết thêm kỹ năng cũng như nâng cao trìnhđộ tay

Trường Đại học Kinh tế Huế

nghề không nhiều. Tuy nhiên, nhờ sự tuyên truyền vận động mạnh mẽ trên mọi mặt của cơ quan chuyên môn, của các trường và Trung tâm có đào tạo nghề,nhận thức của lao động nữ đãđược nâng cao, qua đó cũng nhận thấy tầm quan trọng cũng như lợi ích nhận được thông qua việc học nghề nên nhiều chị em phụ nữ hiện nay đã chủ động, tích cực hơn trong việc tìm hiểu để tham gia học nghề, qua đósử dụngchính nghề đã học để tìm kiếm cơ hội việc làm, nâng cao thu nhập.

Một trong nhưng kênh đào tạo nghề mà chị em phụ nữ trong tỉnh tin cậy tìm đến để học nghề là Trung tâm Giới thiệu việc làm và dạy nghề tỉnh của Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh. Trung tâm tập trung đào tạo các ngành nghề (7 nghề) như: May Công nghiệp, Kỹthuật chế biến món ăn, Cắm hoa, Trang điểm, Làm bánh, Cắt tỉa hoa củ quả, Giúp việc gia đình. Đây là những nghề có thời gian đào tạo ngắn hạn (sơ cấp nghề và dưới 3 tháng), vừa đạt hiệu quả và sát với nhu cầu thị trường vừa phù hợp thếmạnh riêng của lao động nữ. Tỷlệphụnữ tham gia đào tạo sơ cấp nghề và dưới 3 tháng cũng chiếm số lượng đông nhất so với các bậc nghềkhác (trung cấp và cao đẳng). Tổ chức đào tạo nghề linh hoạt, tập trung tại cơ sở Dạy nghề và lưu động ở các vùng sâu, vùng xa đểnhững chị em không có điều kiện vềtrung tâm vẫn được học nghề.Đối với các chị em phụ nữ lao động ở nông thôn, khi cơ giới hóa được đưa vào áp dụng ở hầu hết các khâu trong sản xuất nông nghiệp, thời gian nông nhàn cứthế nhiều hơn, đểchị em không phải xa gia đình mà vẫn có việc làm thêm, nâng cao thu nhập, Hội đã tư vấn để các chị tham gia các lớp học làm những sản phẩm của nghềtruyền thống phù hợp với đặc điểm của địa phương mình. Hiện nay, khá nhiều chị em gắn bó với nghề truyền thống như nón lá Mỹ Lam, đan lát Bao La, nghềthêu Thuận Lộc, nghề gốm Phước Tích... Nhờ đó, nhiều chị có thêm thu nhập, nâng cao chất lượng cuộc sống cho gia đình.

Kết quả giai đoạn từ năm 2013-2017 tổng sốhọc viên đượcđào tạo tại Trung tâm:

1.631 học viên. Trong đó: Đào tạo lao động nông thôn: 934 học viên, Đào tạo thường xuyên có thu học phí: 697 học viên. Những năm qua, việc đào tạo thường xuyên có thu học phí đãđược Ban Thường vụ chỉ đạo chặt chẽ, nên đã thu hút nhiều lao động tham gia học nghềtại Trung tâm, cung cấp lao động đa ngành nghề cho thị trường. Số lượng sau đào tạo có việc làm: 1.245lao động, tỷlệ76% học viên. Ngoài ra Hội phụnữ ởcác

Trường Đại học Kinh tế Huế

Bảng 2.11: Kết quả dạy nghề cho LĐNT và việc làm sau học nghề của Trung tâm Giới thiệu việc làm và Dạy nghề Hội LHPN tỉnh

ĐVT: Người

Chỉ tiêu Năm So sánh (%)

2013 2014 2015 2016 2017 2014/2013 2015/2014 2016/2015 2017/2016 Chương trình MTQG:

- Số lớp - Số học viên -Được tuyển dụng - Tự tạo việc làm

3 87 51 16

2 58 56 2

2 68 43 22

2 60 33 4

1 31 18 8

66,67 66,67 109,80

12,50

100,00 117,24 7,79 1100,00

100,00 88,24 76,74 18,18

50,00 51,67 54,55 200,00 Dạy nghề thường xuyên:

- Số lớp - Sốhọc viên -Được tuyển dụng - Tự tạo việc làm

4 83 28 30

4 115

79 21

5 137

94 28

7 169 127 17

9 193 114 21

100,00 138,55 282,14 70,00

125,00 119,13 118,99 133,33

140,00 123,36 135,11 60,71

128,57 114,20 89,76 123,53 Đề án 295:

- Số lớp - Số học viên -Được tuyển dụng - Tự tạo việc làm

13 398 183 63

2 62

8 28

5 170 112 39

-15,38 15,58 4,37 44,44

250,00 274,19 1400,00

139,29

-Trường Đại học Kinh tế Huế

-Song song với đào tạo nghề, Hội Liên hiệp phụnữ đã phối hợp với địa phương để tổchức nhiều mô hình kinh tếvới các học viên tham gia vừa học vừa làm. Cụthể:

- Mô hình tạo việc làm tại chỗ cho lao động nữ (Đềán 295): Mô hình tạo việc làm tại chỗ sau học nghề được Trung ương Hội LHPN Việt Nam hỗ trợ từ năm 2013 - 2015 đã thành lập 03 mô hình với 90 thành viên tham gia, tổng kinh phí 450.000.000 đồng, gồm: Mô hình “Tổ hợp tác mây tre đan Quảng Phú”, Mô hình

“Tổhợp tác sản xuất nước mắm Quảng Ngạn”, Mô hình“Tổ hợp tác sản xuất nấm rơm Phú Hồ”. Mô hình đã tạo điều kiện cho lao động nữ có việc làm tại chỗ ổn định, tăng thu nhập từ800.000/tháng/thành viên lên 2,4 triệu/tháng/thành viên nâng cao đời sống, góp phần xây dựng nông thôn mới, đẩy mạnh sựnghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

- Mô hình Hội LHPN tỉnh hỗ trợ tạo việc làm tại chỗ: 08 mô hình với 30 triệu/mô hình, gồm:

+ Mô hình nuôi gà: phường Thủy Phương, thị xã Hương Thủy; thị trấn Phú Lộc, huyện Phú Lộc; xã Hương Hòa, huyện Nam Đông.

+ Mô hình bánh tráng,bánh ướt Lựu bảo, xã Hương Hồ, thịxã Hương Trà.

+ Mô hình rau sạch, rau an toàn: xã Hồng Quảng, xã Hồng Thượng, xã Hương Phong, Thịtrấn A-Lưới, huyện A Lưới; xã Quảng Thành, huyện Quảng Điền.

+ Mô hình trồng nấmởxã Phú Lương, huyện Phú Vang.

+ Mô hình nuôi lợn an toàn, xã Phong Hiền, huyện Phong Điền.

Các mô hình tổchức triển khai hoạt động có hiệu quả, thiết thực góp phần đáp ứng việc làm tại chỗ cho lao động nữ, nâng cao mức thu nhập cho hộ gia đình, hỗ trợ con em có điều kiện đi học tốt hơn, góp phần phát triển kinh tế- xã hội của địa phương và xây dựng nông thôn mới ngày càng hiệu quả.

Công tác tư vấn giới thiệu việc làm đã được các cấp Hội và Trung tâm thực hiện có hiệu quả. Phối hợp với các doanh nghiệp tiếp cận với học viên, tư vấn giới thiệu việc làm cho lao động sau đào tạo bằng các hình thức trao đổi thông tin tại lớp học, gặp gỡ trực tiếp với học viên, phát tờ rơi thông tin cơ bản của các đơn vị tuyển dụng lao động, các doanh nghiệp. Hiện nay, các lao động đang làm việc tại Khu

Trường Đại học Kinh tế Huế

công nghiệp Phú Bài, Khu công nghiệp Hương Sơ, Khu công nghiệp Hương Trà, Công ty cổ phần may Phú Hòa Nam, Công ty dệt may Huế, Công ty cổ phần may An Phát, Công ty Scavi Huế, Công ty cổ phần giày da Huế, Công ty may Quốc Thắng, và các doanh nghiệp thành phố Hồ Chí Minh … các trường mầm non, các công ty du lịch, khách sạn, nhà hàng: Khách sạn Duy Tân, khách sạn Hương Giang, khách sạn Fetival, nhà hàng Quỳnh Hương, Huyền Anh, Nam Phương.... và một số khác thành lập các tổ dịch vụ hiếu hỉ, hoặc tự mở nhà hàng, quán ăn …Thu nhập bình quân 3 - 6 triệu đồng/lao động/tháng.

2.2.2.4. Tạo việc làm thông qua hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước