• Không có kết quả nào được tìm thấy

Nhóm giải pháp nhằm khắc phục những khó khăn, bất lợi của lao động

PHẦN II: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP TẠO VIỆC LÀM CHO LAO ĐỘNG NỮ

3.2. Một số giải pháp tạo việc làm cho lao động nữ trên địa bàn tỉnh Thừa

3.2.4. Nhóm giải pháp nhằm khắc phục những khó khăn, bất lợi của lao động

Đơn vị XKLĐ phải chịu trách nhiệm đào tạo người đi lao động, nâng cao chất lượng giáo dục, ý thức tổ chức kỷ luật, kiến thức ngoại ngữ, hiểu biết về phong tục tập quán, văn hóa, truyền thống của nước mà người lao động sẽ đi làm việc.

+ Tăng cường công tác quản lý nhà nước đối với các doanh nghiệp đưa lao động đi làm việcở nước ngoài, kịp thời uốn nắn những sai trái trong hoạt động của các doanh nghiệp dịch vụ XKLĐ. Sởvà Phòng Lao Động - TB&XH đôn đốc, kiểm tra các đơn vị XKLĐ trực tiếp và dịch vụ XKLĐ để thực hiện tốt các công tác XKLĐ, thanh tra, kiểm tra XKLĐ tại các phường, xã, phát hiện và xử lý kịp thời các hành vi vi phạm liên quan đến XKLĐ.

3.2.4. Nhóm gii pháp nhm khc phc những khó khăn, bất li ca lao động

phải đẩy mạnh việc trang bị thật nhiều vốn kiến thức sống cũng như kiến thức nghề nghiệp để chị em có thể sẵn sàng đảm trách tốt nhất mọi công việc được giao. Một điều không thể thiếu trong bất cứ hoàn cảnh nào đó là người phụ nữ ngày nay cần được đảm bảo tốt nhất vềmặt sức khỏe đểcó thểvừa hoàn thành thiên chức làm vợ, làm mẹmà vẫn đảm bảo tốt mọi trọng trách mà xã hội giao phó. Người phụnữcần phải vượt qua những thành kiến và suy nghĩ lạc hậu là "phận liễu đào" để cố gắng vươn lên, sẵn sàng đón nhận và khẳng định vị trí, vai trò của mình trong xã hội.

Đối với bản thân phụnữ, với vai trò là người bà, người mẹ, người vợ, người chị, người em gái trong gia đình, phụ nữcần tạo điều kiện cho các thành viên nâng cao nhận thức, hiểu biết và tham gia các họat động vềbình đẳng giới; phân công hợp lý, hướng dẫn và động viên các thành viên nam trong gia đình chia sẻcông việc gia đình;

đối xửcông bằng đối với các thành viên nam, nữ. Với vai trò là công dân, phụnữvà hội viên phụnữcần xóa bỏtâm lý tựti, an phận, cam chịu và định kiến giới; có ý chí tự cường, tựlập, tựnâng cao trìnhđộ văn hóa, chuyên môn, kỹthuật, nâng cao nhận thức, hiểu biết vềbình đẳng giới; tích cực tham gia các họat động vì bình đẳng giới của các cấp hội phụ nữ vì sự tiến bộ phụ nữ và các cơ quan, tổ chức, tuyên truyền, phổbiến kiến thức và hướng dẫn thực hiện những hành vi đúng vềbìnhđẳng giới; lên án, ngăn chặn những hành vi phân biệt đối xửvềgiới; giám sát việc thực hiện và bảo đảm bìnhđẳng giới của cộng đồng, của các cơ quan, tổchức và công dân.

3.2.4.2. Quan tâm, nâng cao sức khỏe cho lao động nữ, cần có chính sách ưu tiên, khuyến khích đội ngũ lao động nữ

Sức khỏe là vấn đề tiên quyết đến khả năng tìm kiếm, lựa chọn công việc đối với lao động nữ. Nâng cao sức khỏe cho lao động nữ cũng là yêu cầu quan trọng tiến tới thực hiện bìnhđẳng giới trong lao động việc làm. Vì vậy, chính quyền thành phố, các công ty, xí nghiệp, cơ sở SX, KD cần có sự hỗ trợ về thu nhập cho gia đình, bao gồm cả phụ nữ và bà mẹ mang thai, những người không thể tham gia hoạt động kinh tế vì lý do sức khỏe hoặc do chức năng sinh học và trách nhiệm chăm sóc xã hội. Cần có chế độ phúc lợi gia đình, giúp họ trang trải các chi phí giáo dục cũng như bù đắp thiệt hại về kinh tế đối với hộ gia đình có bà mẹ không thể tham gia được vào TTLĐ. Cải thiện về tiêu chuẩn an toàn và sức khỏe cho người lao động,

Trường Đại học Kinh tế Huế

đặc biệt là lao động nữ, cần ưu tiên cho việc triển khai và tăng cường hiệu lực thực hiện pháp luật về lao động và pháp luật về bảo hiểm xã hội. Hệ thống an sinh xã hội cần hoàn thiện lại, trong đó đa dạng hóa bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội. Cần sớm ban hành đầy đủ các văn bản dưới luật thực thi luật bảo hiểm thất nghiệp để hỗ trợ người lao động trong trường hợp người lao động mất việc làm, thất nghiệp và sớm đưa họ trở lại với thị trường lao động. Mở rộng đối tượng thụ hưởng nhất là đối với lao động nữ trong khu vực doanh nghiệp phi chính thức, hộ gia đình, phụ nữ nghèo ở nông thôn. Cần rà soát và sửa đổi những vấn đề còn bất cập trong việc giải quyết các chế độ về bảo hiểm y tế đối với người lao động, nhất là lao động nữ đểcải thiện dịch vụ chăm sóc sức khỏe, nhất là sức khỏe sinh sản của lao động nữ, và đưa dịch vụ này vào bảo hiểm y tế. Bên cạnh đó cần thực hiện các chương trình hỗ trợ để phụ nữ tiếp cận các dịch vụ xã hội, đặc biệt là các dịch vụ chất lượng cao về y tế, giáo dục… Hiện nay, khả năng cạnh tranh của lao động nữ vẫn thấp hơn nam giới, vì vậy cần tạo điều kiện để nâng cao khả năng cạnh tranh của lao động nữ, nhất là chính sách đào tạo nghề và phát triển nguồn nhân lực cho phụ nữ.

3.2.4.3. Thực hiện pháp luật vềquyền lao động nữ

- Các cơ quan chức năng cần phối hợp với các cơ quan thông tin đại chúng để thực hiện chương trình giáo dục pháp luật về lao động nữ trên bình diện rộng, giúp người lao động nữ hiểu và nhận thức đúng đắn về quyền lợi của mình.

-Cơ quan thanh tra, giám sát tăng cường hoạt động kiểm tra, giám sát thanh tra việc thực hành các quy định của pháp luật về lao động nữ trong các doanh nghiệp, các đơn vị sản xuất, đặc biệt là khu vực kinh tế ngoài quốc doanh và khối doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Nghiêm khắc, có biện pháp xử lý kịp thời các vi phạm pháp luật về quyền lao động nữ.

-Phát huy vai trò của công đoàn và ban nữ công trong việc bảo vệ quyền lợi và nghĩa vụ của lao động nữ.

Trường Đại học Kinh tế Huế

PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ