• Không có kết quả nào được tìm thấy

Tạo việc làm thông qua hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở

PHẦN II: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VIỆC LÀM CHO LAO ĐỘNG NỮ

2.2. Thực trạng tạo việc làm cho lao động nữ ở tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn

2.2.2. Thực trạng tạo việc làm cho lao động nữ ở Tỉnh Thừa Thiên Huế giai

2.2.2.4. Tạo việc làm thông qua hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở

công nghiệp Phú Bài, Khu công nghiệp Hương Sơ, Khu công nghiệp Hương Trà, Công ty cổ phần may Phú Hòa Nam, Công ty dệt may Huế, Công ty cổ phần may An Phát, Công ty Scavi Huế, Công ty cổ phần giày da Huế, Công ty may Quốc Thắng, và các doanh nghiệp thành phố Hồ Chí Minh … các trường mầm non, các công ty du lịch, khách sạn, nhà hàng: Khách sạn Duy Tân, khách sạn Hương Giang, khách sạn Fetival, nhà hàng Quỳnh Hương, Huyền Anh, Nam Phương.... và một số khác thành lập các tổ dịch vụ hiếu hỉ, hoặc tự mở nhà hàng, quán ăn …Thu nhập bình quân 3 - 6 triệu đồng/lao động/tháng.

2.2.2.4. Tạo việc làm thông qua hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước

và thuộc những gia đình có kinh tế khó khăn, ít có khả năng tìmđược việc làm. Rất nhiều lao động ở Thừa Thiên Huế mong muốn được đi XKLĐ để tìm được công việc và có thu nhập cao.Lao động Thừa Thiên Huế có đức tính cần cù, chịu khó, tỷ lệ lao động phá vỡ hợp đồng hoặc hết hạn hợp đồng ở lại làm việc bất hợp pháp thấp. Vì vậy, đối với các thị trường lớn, như Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan thì doanh nghiệp rất muốn tuyển lao động của địa phương.

Hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng vẫn đượcxem là một kênh giảiquyếtviệclàm có hiệu quả,giúpngườilaođộng ổn định cuộc sốnggóp phần giảmnghèo bền vững, tập trung chủ yếu tại các thị trường như Đài Loan, Malaysia, Hàn Quốc, Nhật Bản, Trung Đông,... trong đó, chiếm35- 40%

là nữ giới, con số này chưa cao so với tiềm năng của tỉnh nhưng cũng đã góp phần giải quyết việc làm, tăng thu nhập, giảm nghèo bền vững; đồng thời tạo điều kiện cho lao động nữ có cơ hội học hỏi kinh nghiệm, hội nhập và rèn luyện tác phong công nghiệp, kỷ luật trong lao động sản xuất, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực nữ. Các quốc gia có thu nhập cao, an ninh chính trị xã hội ổn định và đang có nhu cầu tiếp nhận lao động Việt Nam vào làm việc, như Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan, Cộng hòa Liên bang Đức… là những thị trường được ưu tiên nhắm đến. Tỉnh cũng đẩy mạnh các chương trình đưa lao động có trìnhđộ chuyên môn kỹ thuật ở nhóm ngành điều dưỡng viên, hộ lý đi làm việc ở Đức, Nhật Bản và lao động kỹ thuật có bằng cấp chuyên môn sang làm việc ở Hàn Quốc theo chương trình Visa E7 của Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội.

Tỉnh có chính sách hỗ trợ cho XKLĐ, hỗ trợ chi phí đào tạo nghề, ngoại ngữ, bồi dưỡng kiến thức cần thiết và chi phí làm thủ tục. Về hỗ trợ vay vốn, hỗ trợ người lao động thuộc hộ nghèo, cận nghèo, hộ bị thu hồi đất nông nghiệp, người lao động là người dân tộc thiểu số, thân nhân của người có công với cách mạng được vay vốn đi XKLĐ từ ngân hàng chính sách xã hội. Những đối tượng còn lại được vay tối đa 50 triệu đồng từ nguồn uỷ thác của ngân sách các cấp chính quyền địa phương cho Ngân hàng Chính sách xã hội. Đối với người dân bị ảnh hưởng bởi sự cố môi trường biểnthìcó chính sách ưu tiên riêng.

Nhờ đóhoạt động đưa người lao động đi làm việcở nước ngoài theo hợp đồng

Trường Đại học Kinh tế Huế

đạt được kết quảnhất định, giai đoạn 2013 - 2017, toàn tỉnh đãđưa được 1.264 lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài, trong đó có 375 người là lao động nữ.

Đặc biệt trong năm 2017 tỉnh đãđưa được 664 người lao động đi XKLĐ trong khi kế hoạch đặt ra là 330 lao động, tăng vượt bậc so với các năm trước (từ 2013 đến 2016 cảtỉnh chỉ có 600 lao động, trong đó năm 2013: 110 lao động, năm 2014: 123 lao động, năm 2015: 160 lao động, năm 2016: 207 lao động), theo đó số lượng lao động nữ tham gia XKLĐ cũng tăng lên. XKLĐ có thể nói đã giải quyết phần nào việc làm không chỉ riêng đối với lao động nữ, tuy nhiên trên thực tếthấy rằng lao động nữ đi làm việc có thời hạnở nước ngoài vẫn chiếm tỷlệ khá thấp so với nam giới, thường làm các ngành nghề như giúp việc gia đình, chăm sóc người già, công nhân điện tử, công nhân may, hộ lý, điều dưỡng…

Nhìn chung,đa số lao động đi làm việc ở nước ngoài đều có việc làm ổn định, có thu nhập khá cao, thường xuyên gửi tiền về trả tiền vay trước khi đi và giúp gia đìnhổn định cuộc sống. Bản thân người lao động từng bước thích nghi dần với môi trường sống mới, có tác phong công nghiệp, có ý thức kỷ luật, lao động có kỹ thuật, năng suất. Sau khi hoàn thành hợp đồng, lao động trở về địa phương sẽ có tay nghề, có vốn tạo điều kiện để đầu tư, giải quyết việc làm cho bản thân và thu hút lao động tại địa phương. Tuy nhiên hạn chế về tay nghề, ngoại ngữ chính là rào cản ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng công việc của lao động khi làm việc ở nước ngoài.

Trong thời gian tới, tỉnh Thừa Thiên Huế sẽ khai thác các thị trường tiếp nhận lao động mà lao động tỉnh có lợi thế, tập trung xuất khẩu lao động theo các ngành nghề sản xuất chế tạo, xây dựng, may mặc, chế biến thực phẩm, nông nghiệp ở thị trường Nhật Bản; các nghề chế tạo, điện, điện tử, đánh bắt gần bờ ở Hàn Quốc; công nhân nhà máy, khán hộ công bệnh viện ở Đài Loan và một số ngành nghề phục vụ ở các nước Trung Đông… Trong 4 năm, từ năm 2017 đến năm 2020 nếu đưa được 2.600 người đi làm việc có thời hạn tại nước ngoài sẽ gửi về nước một lượng ngoại tệ đáng kể, khoảng 50 triệu USD.

Trường Đại học Kinh tế Huế

2.2.3.5. Tạo việc làm thông qua hoạt động phát triển thị trường lao động