• Không có kết quả nào được tìm thấy

Đặc điểm về kinh tế - xã hội

PHẦN II: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VIỆC LÀM CHO LAO ĐỘNG NỮ

2.1. Khái quát về tỉnh Thừa Thiên Huế

2.1.2. Đặc điểm về kinh tế - xã hội

Trong điều kiện còn nhiều khó khăn và thách thức, kinh tế - xã hội của tỉnh Thừa Thiên Huế tuy chưa đạt được kế hoạch ở một sốchỉ tiêu song vẫn có kết quả khá. Nền kinh tế phát triển ổn định với mức tăng trưởng cao hơn năm trước cùng với việc kiềm chế lạm phát ở mức thấp là kết quả quan trọng, tạo tiền đềphát triển cho những năm tới. Sau 10 năm gia nhập Tổchức Thương mại thếgiới (WTO), tốc độ tăng trưởng kinh tế Thừa Thiên Huế cao hơn trung bình của cả nước (10,10%/năm); cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực và phù hợp với những lợi thế so sánh của tỉnh về phát triển du lịch, dịch vụ y tế, giáo dục. Trong năm 2017, cơ cấu nền kinh tế tiếp tục chuyển dịch đúng hướng, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản chiếm tỷ trọng 11,6%, khu vực công nghiệp và xây dựng chiếm 31,2%, khu vực dịch vụ chiếm 50,2%, thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm chiếm 7,0%.Thu nhập bình quânđầu người tăng gấp 4,4 lần, đạt 2.100 USD vào năm 2017.

Trường Đại học Kinh tế Huế

Nguồn: Cục Thống kê tỉnh Thừa Thiên Huế Biểu đồ 2.1. Cơ cấu tổng sản phẩm theo khu vực kinh tế năm 2017 (%)

Nhìn chung, kinh tế Thừa Thiên-Huế tiếp tục tăng trưởng với tốc độ thuộc nhóm tốt trong khu vực miền Trung, 6 tháng đầu năm 2017 đạt 7,44%, cao hơn nhiều so với cùng kỳ năm 2016. Tổng thu ngân sách ước đạt 3.308 tỷ đồng.

Theo nhìn nhận của các chuyên gia, môi trường đầu tư của tỉnh Thừa Thiên Huế đang có nhiều sự thay đổi tích cực (thực hiện các giải pháp cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, tích cực hỗ trợ doanh nghiệp), thu hút sự quan tâm củanhiều nhà đầu tư lớn. Trong 6 tháng đầu năm 2017, tỉnh đã thu hút 21 dự án trong nước với tổng mức đầu tư 2.200,2 tỷ đồng, 2 dự án đầu tư nước ngoài với tổng vốn đăng ký 64.850 USD.

Lĩnh vực văn hóa – xã hội có nhiều tiến bộ; thành phố Huế vinh dự là thành phố đầu tiên của Việt Nam được trao danh hiệu "Thành phố Văn hóa của ASEAN",

"Giải thưởng ASEAN vềthành phốbền vững môi trường"; khẳng định thương hiệu thành phố Festival; đồng thời góp phần giới thiệu, quảng bá hình ảnh Thành phố Huế- Thành phố Văn hóa ASEAN, Thành phốbền vững vềmôi trường ASEAN và thành phốxanh Quốc gia.

Lĩnh vực du lịch đã hình thành nhiều sản phẩm mới như hình thành không gian văn hóa du lịch ở trục đường Lê Lợi, khai trươngtuyến phố đi bộ Phạm Ngũ Lão - Chu Văn An - Võ Thị Sáu hoạt động về đêm định kỳ trong 3 đêm cuối tuần

Trường Đại học Kinh tế Huế

khách tham quan lẫn người dân hưởng ứng; các chươngtrình phát động bổ trợ cho sự phát triển du lịch:“Huế không tiếng còi xe”, “xã hội hóa nhà vệ sinh công cộng”, xây dựng các bãi đỗxe; tiếp tục chấn chỉnh môi trường du lịch;...đặc biệt là việc mở cửa Đại Nội về đêm đã góp phần tăng lượng khách tham quan di tích cũng như đến Thừa Thiên Huế.

Bên cạnh những kết quả đạt được, tình hình kinh tế - xã hội vẫn còn một số hạn chếvà yếu kém:

Sự cố môi trường biển tiếp tục tác động tiêu cực đến tình hình phát triển kinh tế- xã hội trên địa bàn, nhất là ngành khai thác thủy sản mặc dù đã có chuyển biến, song khó khôi phục sản xuất như trước sự cố.

Trong khu vực nông nghiệp: Chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi chưa mạnh, chưa tạo được các sản phẩm hàng hoá nông sản chất lượng cao. Sản phẩm thịt các loại chưa đáp ứng nhu cầu tiêu thụ thị trường trong tỉnh. Hoạt động nuôi trồng và đánh bắt thuỷsản chịu tác động nặng nềsựcố môi trường biển; giá cảmột sốsản phẩm lúa, cao su, dăm gỗ, sắn, thịt hơi có biến động giảm làm ảnh hưởng đến đời sống, hoạt động sản xuất của người dân.

Trong khu vực công nghiệp: Sản phẩm chủ lực bia tiếp tục bị cạnh tranh gay gắt, việc mở rộng thị trường còn chậm, sản phẩm mới chỉ tập trung vào bia Huda chưa sản xuất các sản phẩm có thế mạnh của tập đoàn Carlsberg như bia Tuborg, Carlsberg tại Huế để tăng giá trị gia tăng và nguồn thu ngân sách. Bên cạnh đó: do chính sách hạn chế xuất thô nên sản phẩm khai thác quặng giảm sâu; thời tiết hạn không đủ nước để phát điện nên sản lượng điện giảm. Hạn chếlớn nhất của khu vực công nghiệp đến thời điểm hiện tại là chưa thu hút được các nhà đầu tư đủ lớn để tạo bứt phá trong phát triển kinh tếvà thu ngân sách.

Hoạt động du lịch chưa tạo được chuyển biến lớn, các tồn tại chưa được giải quyết triệt để (công tác lữ hành còn yếu, chưa có nhà đầu tư chiến lược lớn để dẫn dắt chuỗi khách du lịch quốc tế đến Huế...). Khách du lịch quốc tế đến Huế tăng khá nhanhnhưng còn thấp dưới 15% so với khách quốc tế đến Việt Nam.

Trường Đại học Kinh tế Huế

Thị trường xuất khẩu hàng hoá và dịch vụ còn thu hẹp ở một số đối tác, dẫn đến đầu ra sản phẩm xuất khẩu thiếu chủ động, gây trởngại đến quá trình phát triển, mở rộng qui mô và liên kết sản xuất của các doanh nghiệp xuất khẩu trên địa bàn.

Cơ cấu các mặt hàng xuất khẩu nhiều năm qua chưa có chuyển biến đáng kể. Chủng loại mặt hàng xuất khẩu chưa mở rộng, chủ yếu vẫn là một số sản phẩm thô, gia công, sơ chế có giá trị gia tăng thấp. Các mặt hàng xuất khẩu chiếm tỷ trọng lớn trong tổng kim ngạch xuất khẩu phần lớn sử dụng nguyên, phụ liệu là hàng nhập khẩu, chưa phát triển được ngành công nghiệp phụtrợ nội địa. Các mặt hàng truyền thống phục vụdu lịch và đặc sản địa phương chưa xuất khẩu được nhiều.

Tình trạng vi phạm luật đất đai; khai thác trái phép khoáng sản, đất san lấp, cát sạn trái phép vẫn còn xảy ra. Tình trạng ô nhiễm môi trường chậm được khắc phục, nhất là ô nhiễm rác thải ở một sốvùng nông thôn. Ý thức vềbảo vệmôi truờng vẫn chưa thành thói quen trong nếp sống sinh hoạt.

Điều kiện nguồn lực còn hạn chế, hạn chế đầu tư phát triển hạ tầng kỹ thuật.

Công tác giải phóng mặt bằng và hỗtrợ, tái định cư còn gặp nhiều khó khăn do các chính sách về đất đai, đền bù, tái định cư còn nhiều bất cập.Tiến độ đầu tư hạ tầng các khu tái định phục vụgiải tỏa Quốc lộ1A chậm. Một sốdựán chậm thi công kéo dài, nhất là các dự án đầu tư nước ngoài. Quốc phòng, an ninh trên một sốlĩnh vực còn tiềmẩn phức tạp.

Giáo dục phổ thông và dạy nghề còn nhiều khó khăn. Các cơ sở dạy nghề khó khăn trong công tác tuyển sinh. Việc vận hành các Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên sau sáp nhập còn nhiều bất cập.

Công tác chỉ đạo điều hành ở một số đơn vị còn thiếu quyết liệt; việc chấp hành kỷ luật, kỷ cương hành chính có lúc chưa nghiêm; vi phạm về nội quy, giờ giấc làm việc và thái độ giải quyết công việc còn xảy ra. Mạng cáp quang tốc độ cao đến các xã chưa được đầu tư đồng bộ. Việc triển khai dịch vụ công mức độ 3, 4 vẫn gặp nhiều khó khăn và còn chậm.

Trường Đại học Kinh tế Huế