• Không có kết quả nào được tìm thấy

Kinh nghiệm tạo việc làm cho lao động nữ ở một số địa phương và bài

PHẦN II: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ VIỆC LÀM

1.2. Kinh nghiệm tạo việc làm cho lao động nữ ở một số địa phương và bài

1.2.1. Kinh nghim vto vic làmcho lao động nữ ởmt số địa phương 1.2.1.1. Kinh nghiệmở tỉnh Quảng Trị

Trong những năm qua, giải quyết việc làm cho lao động nữ ở Quảng Trị đã có những thành tựu đáng ghi nhận. Cùng với quá trình CNH, HĐH thành phố đã chủ động hơn trong giải quyết việc làm cho lao động nữ, nhiều chương trình, chính sách hỗ trợ việc làm cho lao động nữ đãđược tỉnh thực hiện và mang lại hiệu quả ban đầu.

Thứnhất, giải quyết việc làm cho lao động nữ đã gắn liền với chuyển dịch cơ cấu kinh tếvà chuyển dịch CCLĐ.

Cùng với quá trình chuyển dịch CCLĐ và chuyển dịch cơ cấu kinh tế, lao động nữ trong nông nghiệp đã giảm dần, tỉnh chủ trương phát triển nông nghiệp theo chiều sâu, chú trọng chuyên môn hóa, áp dụng khoa học kĩ thuật trong sản xuất nhằm tăng NSLĐ giảm áp lực khối lượng công việc và lao động thủ công cho lao động nữ. Tỉnh luôn theo dõi tình hình việc làm và nhu cầu lao động nữ cũng như nhu cầu sử dụng lao động của các nhà máy, cơ sở sản xuất,... để tạo điều kiện cho lao động nữtiếp cận, tham gia đào tạo nghề để có cơ hội việc làm rõ rệt hơn.

Thứ hai, giải quyết việc làm cho lao động nữ có tính tập trung, quy mô đã mang lại hiệu quảrõ rệt.

Trường Đại học Kinh tế Huế

Việc phát triển khu công nghiệp Nam Đông Hà đã tạo việc làm cho nhiều lao động nữ cả trong và ngoài địa phương, đó cũng là sự lựa chọn tốt cho lao động nữ có nhu cầu thu nhập và lao động gần gia đình. Với khả năng phát triển tốt các ngành nghềdịch vụ, tỉnh luôn tạo điều kiện vềthủtục pháp lí, mặt bằng kinh doanh đểlao động nữ có điều kiện công việc phù hợp với sở thích, sức khỏe và có thu nhập ổn định.

Thứ tư, đẩy mạnh PTKT, đa dạng các loại hình SX, KD, thu hút đầu tư mang lạicơ hội việc làm nhiều hơn cho lao động nữ.

Việc đẩy mạnh PTKT, thu hút các nhà đầu tư bên ngoài đã tạo nhiều việc làm hơn cho lao động. Cùng với nhận thức những thuận lợi trong kinh tế, tỉnh đang phát triển đa dạng các loại hình SX, KD trong đó lao động nữ có cơ hội là người làm chủ hoạt động của mình, mạnh dạn đầu tư mởrộng quy mô sản xuất, thu hút thêm nhiều lao động khác. Các chủ thểsửdụng lao động nữ ngày càng quan tâm nhiều hơn về sức khỏe cho lao động nữ, có các chính sách hỗ trợ, khuyến khích lao động trong sản xuất, từ đó lao động nữ có thái độ lao động tích cực hơn vàý thức hơn vềvai trò của mình trong giađình và xã hội.

Thứ ba, có sự quan tâm, hỗ trợ đúng mức, kịp thời cho lao động diện chính sách, lao động thanh niên có nhu cầu vềviệc làm, thu nhập.

Đối với lao động nữtrong diện chính sách, người tàn tật ngoài hỗtrợ tạo việc làm tỉnh còn đặc biệt quan tâm về sức khỏe, khuyến khích, động viên lao động và có các chính sách tình nghĩa cho những đối tượng này, từ đó họ dễ dàng hòa nhập với cộng đồng, sống có ích và hết mình trong laođộng. Hàng năm, tỉnh tạo việc làm mới cho hơn 150 lao động thuộc diện tàn tật với những công việc như: nghề thủ công, bán vé số,... Quảng Trị có lực lượng lao động trẻ, do đó luôn vận động gia đình và địa phương đặc biệt quan tâm đến đối tượng này, nắm bắt suy nghĩ và nguyện vọng từ đó có những giải pháp hỗ trợ việc làm, tăng thu nhập, vừa là lực lượng lao động chủlực cho tương lai.

Thứ tư, hiệu quả tạo việc làm, tăng thu nhập từ việc cho vay vốn, hỗ trợ kỹ thuật sản xuất cho lao động nữmởrộng SX, KD.

Trường Đại học Kinh tế Huế

Những gia đình có nhu cầu vay vốn sản xuất luôn được tỉnh hỗ trợ về thông tin, khuyến khích, tư vấn về vay vốn và dự báo tính hiệu quả của hoạt động sản xuất. Từhoạt động đó, lao động nữcó thêm những kinh nghiệm sản xuất, mạnh dạn với đầu tư, nhiều chị em phụnữ và gia đình tăng thêm thu nhập, thoát nghèo, thậm chí vươn lên làm giàu.

1.2.1.2. Kinh nghiệmở tỉnh Quảng Bình

Trong những năm trởlại đây, tỉnh Quảng Bình đã thực hiện tốt các chương trình, chính sách việc làm cho lao động nữmang lại hiệu quảrõ rệt. Đó là kết quảcủa những định hướng và giải pháp phù hợp với điều kiện tựnhiên, KT, XH của địa phương.

Thứnhất, Quảng Bình phát triển ngành dịch vụ và xây dựng hệ thống phục vụ xã hội hóa trong địa phương. Đây cũng là ngành có khả năng tạo nhiều việc làm cho số lao động dư thừa trong nông nghiệp, tạo việc làm phù hợp với điều kiện sức khỏe và tâm sinh lí cho lao động nữ.

Thứ hai, chủ động di chuyển lao động từ nơi dư thừa đến nơi thiếu, cải thiện và cơ cấu lại nguồn lực lao động. Lao động thừa được di chuyển từ nơi có trìnhđộ khai thác tương đối sang những vùng mà trình độ khai thác còn thấp, di chuyển lao động từ nơi đất hẹp người đông sang những nơi có nguồn lực nông nghiệp phi canh tác có giá trịkhai thác lớn. Lao động trong nông nghiệp đãđược chuyển dần vào tỉnh làm công, kinh doanh buôn bán,… nhằm khai thác nhiều hơn tiềm năng của thành phố, thúc đẩy sự PTKT của cả thành thị và nông thôn, từng bước thực hiện chuyển CCLĐ. Bằng những sựnỗlực của mình, hàng năm số lượng lao động nữcó việc làm của Quảng Bìnhđã tăng lên rõ rệt, giảm thiểu tỷlệ lao động thất nghiệp.

Thứ ba, chủ động phát triển công nghiệp và du lịch đã tạo nhiều cơ hội việc làm hơn cho lao động nữ trong kinh doanh, buôn bán, dịch vụ nhà hàng, khách sạn,… Việc làm cho lao động nữ đã nhận được sựquan tâm của các cấp, ban ngành địa phương. Quảng Bìnhđã hỗ trợ tốt cho lao động nữ học nghề, tìm công việc ổn định thu nhập. Hội liên hiệp phụnữtỉnh đã quan tâm nhiều hơn đến tâmtư, nguyện vọng của lao động nữ, từ đó có những động viên, khuyến khích, tư vấn cho họtrong việc làm và thu nhập.

Trường Đại học Kinh tế Huế

Thứ tư, thực hiện tốt chính sách xuất khẩu lao động. Trong nhiều năm qua, xuất khẩu lao động cũng là một trong những giải pháp mà tỉnhđã lựa chọn cho lao động nữ có nguyện vọng việc làm và thu nhập cao. Đây là giải pháp gắn liền với chính sách giải quyết việc làm, tăng thu nhập chủ yếu trong khu vực nông thôn dư thừa lao động đã mang lại nhiều kết quả như mong đợi. Xuất khẩu lao động đãđáp ứng được nhu cầu công việc, thu nhập của lao động nữcũng như đóng góp tích cực cho sự phát triển KT, XH của Quảng Bình, giải quyết được sức ép căng thẳng về việc làm cho lao động thất nghiệp trong nông nghiệp.

1.2.2. Bài hc kinh nghim rút ra cho tnh Tha Thiên Huế

Từnhững kinh nghiệm thực tếtrong việc giải quyết việc làm cho lao động nữ ởmột số địa phương nước ta, tỉnh Thừa Thiên Huếcần nghiên cứu và vận dụng một sốkinh nghiệm sau:

- Thực hiện hỗtrợhọc nghềvà tạo việc làm cho lao động nữ.

Lĩnh vực dạy nghềtập trung vào các nghềthị trường lao động đang có nhu cầu lớn, nghềcó khả năng tạo thu nhập cao,ổn định và phù hợp với đặc điểm sức khỏe, tâm sinh lí phụ nữ, mở rộng đào tạo các nghề mới thu hút nhiều lao động nữ. Các phương thức dạy nghề được thực hiện đa dạng, linh hoạt: dạy nghề chính quy tại các cơ sở dạy nghề, dạy nghề lưu động tại các phường, xã, dạy nghề tại nơi sản xuất. Các cơ sở dạy nghề được huy động từtất cả các cơ sở đào tạo của địa phương, tổ chức chính trị - xã hội, các doanh nghiệp và các cơ sở SX, KD, dịch vụ khác có đăng kí hoạt động dạy nghề. Đềán có những chính sách cụthể đối với người học và giáo viên, giảng viên. Nhận được sự tuyên truyền, khuyến khích của các cấp ban ngành, đề án nhận được sự quan tâm của nhiều lao động nữ có nhu cầu việc làm, tăng kiến thức, kĩ năng chuyên môn trong công việc.

- Tăng cường các hoạt động du lịch, dịch vụ việc làm trên cơ sở tỉnh Thừa Thiên Huếlà một trung tâm du lịch của cả nước, cũng cốvà phát triển các trung tâm dịch vụ việc làm trên địa bàn tỉnh nhằm tư vấn cho người lao động nhất là lao động nữchọn nghềvà giới thiệu việc làm sau khi được đào tạo.

- Lãnhđạo ban, ngành cần sát thực hơn với lao động nữ, để biết được họthiếu gì, cần gì để kịp thời đưa ra những biện pháp cụ thể có hiệu quả trong việc giải

Trường Đại học Kinh tế Huế

quyết việc làm cho họ. Không chỉ cần nâng cao chất lượng lao động trực tiếp mà chất lượng cán bộ quản lý cũng cần phải được nâng cao để có thể đưa ra những quyết sách thiết thực, chỉ đạo hoạt động có hiệu quả.

- Cần có hơn nữa những chính sách khuyến khích phát triển sản xuất các chương trình hỗtrợ như hỗtrợ vốn vay tạo nguồn vốn cho lao động, mởcác lớp tập huấn đào tạo nhanh nâng cao chất lượng lao động.

- Phát triển cơ sở hạtầng, vật chất, công nghệ kỹthuật hiện đại tạo điều kiện thuận lợi phát triển sản xuất nông nghiệp. Hỗ trợ nâng cao hoạt động sản xuất có hiệu quả.

- Cần quan tâm hơn nữa đối với vấn đề xuất khẩu lao động. Đây là một giải pháp có hiệu quả đối với tỉnh thành có lực lượng lao động nữ dồi dào như Thừa Thiên Huế.

Trường Đại học Kinh tế Huế

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VIỆC LÀM CHO LAO ĐỘNG NỮ