• Không có kết quả nào được tìm thấy

PHẦN II: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VIỆC LÀM CHO LAO ĐỘNG NỮ

2.4. Đánh giá chung về công tác tạo việc làm cho người lao động trên địa bàn

2.4.1. Những kết quả đạt được

Công tác tạo việc làm cho người lao động trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế nói chung và laođộng nữnói riêng trong thời gian quađã góp phần quan trọng nâng cao nhận thức của các cấp, các ngành và toàn xã hội về việc làm, đặc biệt về phát triển thị trường lao động. Các địa phương đã thể hiện sự quan tâm đến việc thực hiện các hoạtđộng hỗtrợphát triển thị trường laođộngnhưphối hợp với các Trung tâm dịch vụ việc làm tổ chức sàn giao dịch việc làm, điều tra thị trường lao động.

Người laođộng ngày càng chủ động tạo và tựtạo việc làm cho bản thân; các thành phần kinh tế được khuyến khích đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh nhằm tạo thêm việc làm.

Đã thực hiện lồng ghép có hiệu quảcácchươngtrình phát triển kinh tế- xã hội tại địa phương góp phần sử dụng tối ưu các nguồn lực cho phát triển kinh tế - xã hội, thực hiện tốt gắn đào tạo nghề với giải quyết việc làm và chuyển dịch cơ cấu laođộng. Cùng với quá trình chuyển dịch CCLĐ và chuyển dịch cơ cấu kinh tế, lao

Trường Đại học Kinh tế Huế

động nữ trong nông nghiệp đã giảm dần, tỉnh chủ trương phát triển nông nghiệp theo chiều sâu, chú trọng chuyên môn hóa, áp dụng khoa học kĩ thuật trong sản xuất nhằm tăng NSLĐ giảm áp lực khối lượng công việc và lao động thủ công cho lao động nữ. Luôn theo dõi tình hình việc làm và nhu cầu lao động nữ cũng như nhu cầu sử dụng lao động của các nhà máy, cơ sở sản xuất,... để tạo điều kiện cho lao động nữtiếp cận, tham gia đào tạo nghề để có cơ hội việc làm rõ rệt hơn.

Tỉnh đã đẩy mạnh triển khai nhiều chương trình dự án và chính sách ưu đãi đầu tư để phát triển kinh tế đã tạo sức thu hút lớn đối với các nhà đầu tư trong và ngoài nước. Cùng với sự phát triển kinh tế của địa phương, các khu công nghiệp làng nghềvà nhiều doanh nghiệp mới được đưa vào hoạt động, tạo công ăn việc làm cho nhiều lao động, trong đó lao động nữchiếm ưu thếtrong các ngành và lĩnh vực như: dệt may, dịch vụ thương mại, giáo dục đào tạo, y tế... Các hoạt động hỗtrợthị trường lao động được tổ chức nhiều nơi đã tạo ra nhiều cơ hội việc làm cho lao động nữ.

Dự án vay vốn tạo việc làm đã góp phần tạo ra môi trường phát triển sản xuất kinh doanh lành mạnh giữa các thành phần kinh tế, khôi phục và phát triển các ngành nghềtruyền thống,đẩy mạnh quá trình chuyển dịchcơcấu kinh tế,cơcấu lao động ở nông thôn đồng thời tạo cơ hội cho nhóm lao động yếu thế (lao động là người nghèo, người tàn tật, dân tộc thiểu số,…) có cơ hội vay vốn phát triển sản xuất kinh doanh, tạo và tựtạo việc làm cho bản thân, tựtinvươnlên hòa nhập cộng đồng. Những gia đình có nhu cầu vay vốn sản xuất luôn được các cơ quan chính quyền địa phương hỗ trợ vềthông tin, khuyến khích, tư vấn về vay vốn và dự báo tính hiệu quảcủa hoạt động sản xuất. Từhoạt động đó, lao động nữcó thêm những kinh nghiệm sản xuất, mạnh dạn với đầu tư, nhiều chị em phụ nữ và gia đình tăng thêm thu nhập, thoát nghèo, thậm chí vươn lên làm giàu.

Các hoạt động của sàn giao dịch việc làm diễn ra với tần suất thường xuyên, quy mô mở rộng hơn và dần trở thành địa chỉ tin cậy củangười lao động và người sửdụng laođộng cũng nhưcáccơsở đàotạo.

Trường Đại học Kinh tế Huế

Hệ thống thông tin thị trường lao động ngày càng hoàn thiện,đến nayđã hình thànhcơsởdữliệu vềcung, cầu laođộng, các thông tin vềbiếnđộng laođộng được cập nhật hàng năm, làm cơ sở cho việc hoạch định các chính sách lao động - việc làm tại địaphương.Thông tin thị trường laođộngbướcđầuđược phổbiến và có sự kết nối đến cácđịaphươngvà một sốngành có liên quan thông qua các cổng thông tin điện tử về việc làm tại địa chỉ website www.cungld.vieclamhue.vn và www.cauld.vieclamhue.vn..

Các đề án về hỗ trợ và tạo việc làm cho lao động nữ bước đầu mang lại hiệu quả, giúp lao động nữ có nhiều cơ hội việc làm và mạnh dạn mở rộng SX, KD.

Trong 5 năm thực hiện đề án 1956 (Đề án “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020”) về hỗtrợ việc làm cho lao động nông nghiệp giai đoạn 2011 - 2015, lao động nữ đã có những bước chuyển biến tích cực. Các lao động nữ được tham gia học nghề đào tạo như: Chăn nuôi, kĩ thuật trồng nấm, kĩ thuật trồng hoa, trồng rau an toàn,... đã chủ động hơn trong công việc và bước đầu mang lại hiệu quảtừnhững sản phẩm làm ra. Bên cạnh đó, đề án 295 (Đề án “Hỗ trợ phụ nữ học nghề, tạo việc làm giai đoạn 2010 -2015”) vềhỗtrợhọc nghề, tạo việc làm cho lao động nữcũng thu hút nhiều lao động nữ tham gia với nhiều nghề đào tạo mới: Pha chế đồ uống, kĩ thuật trang điểm, thẩm mỹ, chăm sóc da,... Qua các lớp học, lao động nữ đã có nhiều kĩ năng chuyên môn và đảm bảo khả năng tham gia vào các thị trường dịch vụnày.

Đổi mới, phát triển hệ thống dạy nghề theo nhu cầu thị trường lao động, rà soát, điều chỉnh bổ sung quy hoạch phát triển hệthống dạy nghềvề cơ cấu, trìnhđộ phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn và nâng cao chất lượng dạy nghề, gắn đào tạo nghề với giải quyết việc làm. Trong đó, quan tâm đào tạo nghềvà giải quyết việc làm cho lao động nữ, tăng cường sựtiếp cận của phụnữ nghèoởnông thôn, phụnữ người dân tộc thiểu số đối với các nguồn lực kinh tế, thị trường lao động. Kết quả thu được: Lực lượng lao động trong độtuổi của toàn tỉnh là 637.238người, trong đó: lao động trong độ tuổi đang làm việc là 616.241 người, nữlà 303.129người, chiếm 49,19%; số lao động được đào tạo nghềvà chuyên môn nghiệp vụ là 329.755 người, đạt 58,02%, trong đó: lao động nữ là 131.864, chiếm gần 40% trên tổng số được đào tạo, bước đầu đã thể hiện được sự bình đẳng trong đào tạo và sửdụng nguồn nhân lực.

Trường Đại học Kinh tế Huế

Công tác xoá đói, giảm nghèo đạt được kết quảrất đáng khích lệ, tạo cơ hội và điều kiện cho người nghèo, đặc biệt là phụnữnghèo tiếp cận với các dịch vụxã hội cơ bản, tạo điều kiện vềvốn thông qua nhiều hình thức chính sách phụ nữ vay vốn để phát triển sản xuất, giải quyết việc làm; các hoạt động hỗ trợ phát triển doanh nghiệp nữ…; lồng ghép các chương trình mục tiêu quốc gia; thực hiện chính sách hỗtrợ y tế, hỗtrợ giáo dục, đào tạo, tập huấn chuyển giao công nghệ... Nhờvậy, đời sống vật chất và tinh thần của phụnữ được cải thiện rõ rệt.