• Không có kết quả nào được tìm thấy

PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

1.2. Cơ sở thực tiễn

1.2.3. Bình luận, đánh giá các nghiên cứu về kênh phân phối

Trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế có nghiên cứu về kênh phân phối Luận văn Thạc sĩ “Hoàn thiện hệ thống phân phối đẩy mạnh bán hàng ở các hợp tác xã thương mại Thừa Thiên- Huế” (ThS. Bùi Văn Chiêm, 2005) [3]. Bên cạnh việc cơ sở hóa những lý thuyết vềhệthống kênh phân phối, luận văn đã có những đánh giá chi tiết về thực trạng công tác phân phối, bán hàng ở hai hợp tác xã là Thuận Thành và Vĩnh Lợi, tác giả đãđề xuất một sốgiải pháp hoàn thiện hơn hệthống kênh phân phối của hợp tác xã.

Trong phạm vi hẹp hơn, tại trường Đại học Kinh TếHuế cũng rất phong phú và đa dạng về các đềtài khóa luận nghiên cứu hệthống kênh phân phối:

Khóa luận tốt nghiệp đại học: “Hoàn thiện kênh phân phối của Công ty TNHH Thanh Tân - Thành phố Huế” (Trần Thị Hải Triều - 2007) [9], đã làm nổi bật phần thiết kế kênh phân phối một cách hoàn chỉnh, để từ đó hoàn thiện hơn hệ thống kênh phân phối của Công ty TNHH Thanh Tân – Thành phốHuế. Trên cơ sở đó, em đã kế thừa được những quy trình, những bước đểxây dựng một hệthống kênh phân phối.

Khóa luận tốt nghiệp đại học: “Hoàn thiện hệthống kênh phân phối của Công ty Cổphần Vật liệu xây dựng Huế”(Nguyễn Thị Diệu Phương- 2008), [7]. Với nội dung chính nhằm hoàn thiện hệ thống kênh phân phối, tác giả đã đưa ra được những giải pháp em ưu, hoàn chỉnh để phát triển kênh phân phối của Công ty Cổ phần Vật liệu xây dựng một cách tốt hơn. Qua đó, em đã kếthừa thêm các đề xuất, giải pháp chung nhằmứng dụng vào hệthống kênh phân phối bia Huda Gold.

Các Khóa luận trên đã đề cập chi tiết những lí luận, vấn đề về quản lý hệ thống kênh phân phối. Phân tích ý kiến của các trung gian thông qua phỏng vấn và bảng hỏi để hoàn thiện hệ thống kênh phân phối vào từng ngành cụ thể, từng doanh nghiệp cụ thể. Đó là nguồn tài nguyên dữliệu hữu ích đểem rút kết, vận dụng, phát triển và hoàn thiện nghiên cứu trong khóa luận của mình. Nhìn chung, những đề tài đã hệthống hóa một cách chi tiết về cơ sở lý luận cũng như hệ thống kênh phân phối được sử dụng trong luận văn, đề tài. Tuy vậy, những giải pháp đột phá và mang tính ứng dụng, thực tiễn cao lại chưa được đưa ra, nhất là

Trường Đại học Kinh tế Huế

đối với sản phẩm bia.

Công ty TNHH Thương mại Carlsberg Việt Nam cũng đã có một số đề tài thực hiện vềnghiên cứu hệthống phân phối bia của công ty, nhưng còn rất ít và hạn chế. Đề tài gần đây nhất là:”Phân tích và đánh giá hệthống kênh phân phối bia Huda của công ty trách nhiệm hữu hạn bia Huế trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế“ (Hoàng Việt Hạnh Nguyên - 2013) [6].Đề tài đã có đánh giá được một cách hoàn thiện vềhệthống kênh phân phối bia Huda của Công ty, ngoài ra khái quát các lý thuyết vềhệthống kênh phân phối khá chi tiết.Tuy nhiên, chưa có một đềtài nào vềhệthống kênh phân phối đối với dòng sản phẩm Huda Gold–một dòng sản phẩm cao cấp hơn, nhưng với hương vịchất men ngon hơn, như đã nói từ trước rất khó đểcó thể áp dụng một hệ thống kênh phân phối của dòng sản phẩm này thay thế cho các sản phẩm khác được, vì các dòng sản phẩm khác nhau thì tùy theo chiến lược phát triển kinh doanh và phân phối sẽphân khúc ởnhững thị trường khác nhau và đặc điểm khách hàng mục tiêu khác nhau.

Đề tài đãkhái quát được rõ ràng hệthống kênh phân phối của Công ty, cách thức hoạt động và quản lý hệ thống kênh phân phối, cũng như đã có những phân tích khá sâu sắc vào dòng chảy hoạt động của kênh phân phối, môi trường vĩ mô kênh hoạt động. Bên cạnh đó,đề tài cũng đãđánh giá được các ưu điểm và nhược điểm của kênh phân phối tại địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế đối với sản phẩm bia Huda. Đề tài cũng nhận thấy được nhiều vấn đề bao quát từ việc điều tra phỏng vấn các đại lý cấp một, Đại lý dưới cấp , Điểm bánvà người tiêu dùng. Tuy nhiên vềmặt sốliệu đã khá cũ so với những biến động của thị trường ở thời điểm hiện tại. Ngoài ra, là sựxuất hiện của dòng sản phẩm mới Huda Gold được nhiều người ưa chuộng hơn về hương vị nhưng lại chưa có nghiên cứu cụthể nào. Đó làmột trong những cơ sở đểem thực hiện đềtài nghiên cứu của mình tốt hơn.

Tổng kết chương 1

Nhờ có hệ thống kênh phân phối mà việc phân phối hàng hóa của doanh nghiệp diễn ra nhanh chóng, đúng thời điểm, thời gian để đến với người tiêu dùng, hệ thống kinhdoanh được ví như là “cầu nối“ giữa doanh nghiệp và người tiêu dùng, làm thúc đẩy nhanh chóng quá trình hoạt động sản xuất, kinh doanh. Một hệ thống kênh phân phối nếu được tổ chức và quản lý một cách đúng đắn, sẽ làm tăng về lượng đối với hoạt động sản xuất, tăng bán hàng đối với hoạt động kinh doanh và nâng cao năng lực cạnh tranh so với các đối thủ

Trường Đại học Kinh tế Huế

trên thị trường.

Trình bày vềnhững vấn đề cơ sở lý luận của hệthống kênh phân phối cũng như các hoạt động nhằm quản trị kênh phân phối. Hệ thống hóa lại các lý thuyết về cấu trúc, những hình thức tổchức kênh, hoạt động của kênh qua 10 dòng chảy kênh phân phối. Quản trị kênh phân phối bao gồm các nội dung: tuyển chọn, đánh giá, các tiêu chí tuyển chọn, cũng như gắn liền với hoạt động khuyến khích, động viên các thành viên kênh đểhoạt động tốt hơn, gắn bó lâu dài.

Về mặt thực tiễn, như số liệu đã đưa ra, Việt Nam vẫn đang là nước đứng đầu Đông Nam Á về mức tiêu thụ bia trong năm 2015. Mức tiêu thụ bia bình quân đầu người vẫn tiếp tục tăng và không có dấu hiệu sụt giảm, điều này khẳng định thị trường bia Việt Nam là một “miếng bánh“ lớn cho ngành công nghiệp bia trong và ngoài nước. Sự xuất hiện của các hãng bia ngoại là một minh chứng cho sựhấp dẫn đối với ngành bia ở Việt Nam. Hiện nay Công ty TNHH Thương mại Carlsberg Việt Nam là một trong bốn “ông lớn”nắm giữthị phần bia Việt Nam. Tại thành phốHuếCarlsberg chiếm thị phần lớn nhưng đối thủ cạnh tranh vẫn luôn còn ở bên cạnh. Họvẫn không ngừng phát triển các chiến lược mới, sản phẩm mới nhằm gia tăng những áp lực cạnh tranh vào thị trường biaởHuế.

Qua những bài học đầy kinh nghiệm xương máu của các hãng bia trong và ngoài nước, đã minh chứng một điều về việc tổ chức và quản trị hệ thống kênh phân phối một cách phù hợp, đúng đắn đối với sản phẩm của doanh nghiệp là hết sức quan trọng, quyết định đến sự tồn vong và phát triển của doanh nghiệp. Mỗi doanh nghiệp cần phải có cái nhìnđa chiều, đánh giá trên nhiều phương diện đểhệthống kênh phân phối phát huy tối đa hiệu quả, nhất là đối với sản phẩm bia –một sản phẩm với những đặc trưng riêng so với các sản phẩm khác.

Hơn thếnữa, chương 1 đã trình bày, nêu lên những kết quảnghiên cứu tiêu biểu vềhệthống quản lý kênh phân phối đối với sản phẩm bia.

Những vấn đề đã nêu trên là nền tảng để phân tích thực trạng và đánh giá hệ thống kênh phân phối của Công ty TNHH Thương mại Carlsberg Việt Nam trên địa bàn thành phốHuế, từ đó xác định hướng đi và đưa ra các giải pháp, đề xuất để Công ty có thểhoàn thiện hơn.

Trường Đại học Kinh tế Huế

CHƯƠNG 2 : ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG HỆ THỐNG KÊNH PHÂN