• Không có kết quả nào được tìm thấy

Thực trạng thị trường bia tại Việt Nam và thị trường bia tại Huế

PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

1.2. Cơ sở thực tiễn

1.2.1. Thực trạng thị trường bia tại Việt Nam và thị trường bia tại Huế

Bia được du nhập vào thị trường Việt Nam từ những năm 90 của thế kỷ XIX trong thời kỳ Pháp thuộc, người Pháp đã xây dựng một nhà máy bia tại Hà Nội để phục vụ nhu cầu của họ và một số quan chức tại Hà Nội. Nhà máy bia đầu tiên này mang tên một người Pháp– Hommel, sau này được đổi tên thành Công ty Bia Hà Nội vào năm 1983. Như vậy, lịch sửngành bia Việt Nam đã phát triển trên 100 năm. Ngày nay, nhu cầu đối với ngành bia là rất lớn, chỉ trong một thời gian ngắn, ngành sản xuất bia đã vó những bước tiến mạnh mẽ qua việc đầu tư các nhà máy bia sẵn có và mở rộng quy mô, xây dựng thêm các nhà máy bia mới dưới sự quản lý của Trung ương, địa phương, bên cạnh đó là các nhà máy bia mới của các hãng bia nước ngoài. Ngành sản xuất bia phát triển nhanh chóng kéo theo là sựphát triển của các ngành bổtrợ, phụ trợ như: vỏchai thủy tinh, vỏlon nhôm, két nhựa, bao bì, nhãn hiệu.

Theo Kirin Beer University Report, thì Việt Nam nằm đứng ởvị trí thứ11 trong 25 nước có sản lượng tiêu thụ

Trường Đại học Kinh tế Huế

bia cao nhất trên toàn cầu năm 2015 với mức sản lượng

tiêu thụ đạt 3,8 tỷ lít tăng 7,7% so với năm 2014 (3,5 tỷ lít). Sản lượng tiêu thụ bia không có dấu hiệu của sựchậm lại và dựbáo vẫn tiếp tục tăng và đạt khoảng 3,9 tỷlít vào năm 2017. Thị phần bia tại thị trường Việt Nam chủ yếu tập trung vào các “ông lớn” như : Sabeco, Heineken, Carksberg,…Tại Việt Nam có khoảng 129 cơ sở sản xuất bia nằm rải rác trên cả nước, trong đó có 43/63 tỉnh có cơ sở sản xuất bia. Sản lượng sản xuất bia tập trung chủ yếu ở các thành phố lớn như Hà Nội, Thừa Thiên Huế, TP.Hồ Chí Minh,…với sản lượng gần 4,8 tỷ lít bia/năm.

Mức tiêu thụ bia bình quân đầu người của người Việt Nam ngày càng tăng hứa hẹn một thị trường tiềm năng lớn trong ngành công nghiệp sản xuất bia trong nước.

Bên cạnh đó dự báo quy mô dân sốcủa Việt Nam sẽ tăng lên 100 triệu người vào năm 2023 và sẽ ổn định ở mức 120 triệu dân. Điều này cũng góp phần khiến ngành công nghiệp bia tăng trưởng về lượng, mở rộng về thị trường và doanh sốtiêu thụvì thực tế theo thống kê cho thấy cùng với tốc độ dân số gia tăng nhanh và vững, sản lượng bia cũng đã tăng theo, từ mức 2,65 tỷ lít năm 2010, lên 2,78 tỷ lít năm 2011, tiếp tục tăng lên 2,89 tỷlít năm 2012…và hiện tại là 4,6 tỷ lít bia được sản xuất và 3,8 tỷlít vềtiêu thụbia [16].

(Nguồn : htpp://www.Brandsvietnam.com) Biểu đồ

Trường Đại học Kinh tế Huế

1.1. Thị trường bia Việt Namnăm từ năm 2010 đến năm 2015

Thành phố Huế là nơi sản sinh ra một dòng bia truyền thống mang thương hiệu Huda và Huda Gold, với sản phẩm đa dạng và phong phú, các sản phẩm của Công ty TNHH Thương mại Carlsberg Việt Nam, với những sản phẩm đa dạng, phong phú, Công ty Thương mại Carlsberg ngày càng được nhiều người biết đến, mức độbao phủ thị trường của các dòng sản phẩm là vô cùng lớn, đặc biệt là bia Huda Gold. Với những nỗ lực không ngừng nghỉ nhằm mang đến những sản phẩm tốt nhất, Carlsberg Việt Nam đã được vinh danh khi Huda Gold vinh dự được trao Huy Chương Vàng ở giải thưởng Bia ThếGiới 2016 - được tổchức hàng năm tại Vương Quốc Anh.

Tại thị trường bia Thành phốHuế, sản phẩm bia Huda Gold của Công ty TNHH Thương mại Carlsberg Việt Nam dần dần khẳng định vị thế, ưu thế cạnh tranh của mình so với các đối thủ khác. Để có được những vị thế và ưu thế đó Công ty TNHH Thương mại Carlsberg Việt Nam đã xây dựng, mở rộng và phát triển các hệ thống kênh phân phối, mạng lưới các địa lý cấp một,các đại lý trung gian và các khách hàng ưa chuộng hương vịcủa Huda Gold. Tuy nhiên, các đối thủcạnh tranh vẫn luôn không ngừng gia tăng những kếhoạch, áp lực vào thị trường với một sự đầu tư trên quy mô lớn, có chuẩn bị. Chính vì vậy, Huda Gold phải luôn đối đầu với những vấn đề, thách thức và khó khăn để có thể giữ được thị phần hay nói cách khác là các đại lý các cấp và khách hàng của mình.

Chỉ tính trong năm 2016, sản lượng bia Huda Gold đã đạt 33.165 hectolit (HL).

Các phân khúc sản phẩm khác của các đối thủ cạnh tranh trên thị trường với Huda Gold như: Saigon, 333, Larue. Dù chiếm sản lượng tiêu thụ nhỏ những các giá trị sản lượng lại tăng liên tục trong những năm qua, sự gia tăng này tuy không đáng kể nhưng nó ảnh hưởng tới một phần lợi nhuận của Công ty TNHH Thương mại Carlsberg Việt Nam. Nhằm nâng cao sự cạnh tranh của mình so với các đối thủ trên thị trường thì bước trước tiên là phải có một hệ thống kênh phân phối vững mạnh để có thể triển khai những kế hoạch, dự định của Công ty. Chính vì những vấn đề đặt ra đó, việc đưa ra những đánh giá và phải làm như thế nào để có thể hoàn thiện hệ thống kênh phân phối bia Huda Gold trên địa bàn Thành phốHuếlà một khó khăn đặt ra và không kém phần quan trọng trong quá trình tồn tại và phát triển của Công ty TNHH Thương mại

Carlsberg Việt Nam.

Trường Đại học Kinh tế Huế