• Không có kết quả nào được tìm thấy

PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

1.1. Lí luận chung về quản trị nguồn nhân lực và khu nghĩ dưỡng

1.1.7. Nội dung của công tác quản trị nhân lực trong kinh doanh

1.1.7.3. Công tác tuyển dụng

Khái niệm

Theo PGS.TS Nguyễn Tài Phúc & ThS. Bùi Văn Chiêm thì Tuyển dụng (TD) là một quá trình tìm kiếm thu hút những ứng cử viên từ những nguồn khác nhau đến tham dựdựtuyển vào các vịtrí còn trống trong tổchức và lựa chọn trong sốhọnhững người đáp ứng tốt yêu cầu công việc mà công tyđặt ra.

Quá trình tuyển mộ

“Tuyển mộlà quá trình thu hút những người xin việc có tình độ từ lực lượng lao động xã hội và lực lượng lao động bên trong của trong của tổchức. Mọi tổ chức phải có đầy đủkhả năng để thu hút đủ số lượng và chất lượng lao động để nhằm đạt được các mục tiêu của mình”.(Nguồn: Ths Nguyễn Vân Điềm & PGS.Ts.Nguyễn Ngọc Quân, 2007, trang 93).

Công tác tuyển mộcó ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng nguồn nhân lực trong tổ chức. Tuyển mộkhông chỉ ảnh hưởng đến việc tuyển chọn, mà cònảnh hưởng tới các chức năng khác của quản trị nhân lực như: đánh giá tình hình thực hiện công việc, thù lao lao động, đào tạo và phát triển nguồn nhân lực...

Mối quan hệgiữa tuyển mộvà các chức năng khác của quản trị nhân lực:

Trường Đại học Kinh tế Huế

Hình 1. 4: Mối quan hệ giữa tuyển mộ và các chức năng khác của QTNL (Nguồn: Theo Ths Nguyễn Vân Điềm & PGS.Ts.Nguyễn Ngọc Quân, 2007, trang 94)

Nhiều người tham gia tuyển mộ cho phép người sửdụng lao động có khả năng lựa chọn nhiều hơn

Tỉlệsố người được chấp nhậnảnh hưởng đến số người cần thiết phải tuyển mộ

Những người xin việc có tìnhđộlành nghềcao thì thực hiện công việc tốt

Các vấn đềtồn tại vềthực hiện công việc có thểcho thấy sự cần thiết thu hút những người lao động có trìnhđộ cao hơn Cung về lao động sẽ ảnh hưởng đến mức lương và người có

trìnhđộcao sẽ mong đợi các mức thù lao cao hơn Mức lương cao hơn tạo điều kiện dễdàng cho việc thu hút

người có tìnhđộ cao hơn

Người lao động có tay nghề đòi hỏi ít phải đào tạo hơn người lao động không có tay nghề

Tuyển mộ được đơn giản hóa nếu nhân viên mới có thể được đào tạo phù hợp với ít thời gian và kinh phí hơn

Những người lao động được bốtrí vào những vịtrí thích hợp có tỉlệcông việc thay đổi thấp hơn với ít thời gian và

kinh phí hơn

Hìnhảnh của công ty cóảnh hưởng đến quyết định nộp đơn tuyển vào một vịtrí

Tuyển chọn

Đánh giá thực hiện công việc

Thù lao

Đào tạo phát triển

Các mối quan hệ

lao động

Tuyển mộ

Trường Đại học Kinh tế Huế

Các nguồn tuyển mộ:

Nguồn bên trong tổ chức: Bao gồm những người đang làmviệc cho tổchức - Ưu điểm:

 Đối với những người trong tổchức khi ta tuyển mộhọlên vị trí cao hơn thì khi đó ta đã tạo động cơ tốt cho tất cả những người làm việc trong tổchức. Vì khi họ biết có cơ hội được đề bạt thì họ sẽ làm việc với động lực mới, tăng sự thỏa mãn đối với công việc, sẽ tăng được tình cảm, sựtrung thành của mọi người đối với tổchức.

 Đây là những người đã quen với công việc nên khi được đề bạt thì sẽ tiết kiệm được thời gian làm quen với công việc, quá trình thực hiện công việc diễn ra liên tục và không bị gián đoạn.

- Nhược điểm:

 Đềphòng sự hình thành nhóm “ứng cử viên không thành công”

 Đối với các tổ chức có quy mô vừa và nhỏ, chúng ta chỉ sử dụng nguồn trong nội bộthì sẽ không thay đổi được chất lượng lao động

 Khi xây dựng chính sách đề bạt trong tổ chức cần có một chương trình phát triển lâu dài với cách nhìn tổng quát hơn, toàn diện hơn và phải có quy hoạch rõ ràng.

Nguồn bên ngoài tổ chức: Đây là những người mới đến xin việc. Những người này bao gồm: những người đang trong thời gian thất nghiệp, những người đang làm việc tại các tổchức khác, những sinh viên đã tốt nghiệp tại các trường…

- Ưu điểm:

 Đây là nhữngngườiđược trang bịkiến thức tiên tiến và có hệthống.

 Những người này có thểmang lại các ý tưởng mới và các quan điểm mới - Nhược điểm:

 Mất thời gian hướng dẫn họlàm quen với công việc mới

 Nếu thường xuyên tuyển dụng người bên ngoài thì sẽ gây ra tâm lí thất vọng cho những người trong tổchức vì họnghĩ rằng họ không có cơ hội thăng tiến

 Cần chú ý đến các bí mật của công ty

Trường Đại học Kinh tế Huế

Tuyển chọn nhân lực

Quá trình tuyển chọn nhân lực là quá trìnhđánh giá các ứng viên theo nhiều khía cạnh khác nhau dựa vào các yêu cầu của công việc, để tìmđược những người phù hợp với yêu cầu đặt ra trong số những người đã thu hút được trong quá trình tuyển mộ.

(Nguồn: PGS.TS Nguyễn Tài Phúc & ThS. Bùi Văn Chiêm, giáo trình Quản trị nhân lực, 2014).

Quá trình tuyển chọn bao gồm các bước như sau:

- Bước 1: Tiếp đón ban đầu và phỏng vấn sơ bộ

Đây là bước đầu tiên trong quá tình tuyển chọn, là buổi gặp gỡ đầu tiên giữa các nhà tuyển dụng với cácứng viên. Bước này nhằm xác lập mối quan hệgiữa người xin việc và người sửdụng lao động.

- Bước 2: Sàng lọc qua đơn xin việc

Đơn xin việc thường được các tổ chức thiết kế theo mẫu, người xin việc có trách nhiệm điền vào đơn xin việc theo yêu cầu của nhà sửdụng lao động đềra.

- Bước 3: Các trắc nghiệm nhân sựtrong tuyển chọn

Trắc nghiệm là kĩ năng tuyển chọn rất hữu hiệu, có thể giúp cho các nhà quản trị gia chọn được cho đúng người đúng việc và giúp cho mỗi người có cơ hội tìm hiểu rõ hơn về năng lực của mình, chọn được một nghề, một công việc phù hợp..

- Bước 4: Phỏng vấn tuyển chọn

Phỏng vấn tuyến chọn là quá trình giao tiếp bằng lời giữa những tuyển chọn và người xin việc, đây là một trong những phương pháp thu thập thông tin cho việc ra quyết định tuyển chọn.

Phỏng vấn được coi là khâu quan trọng nhất và được áp dụng rộng rãi để làm sáng tỏ về ứng viên trong quá trình tuyển chọn. Phỏng vấn cho phép tìm hiểu và đánh giáứng viên vềnhiều phương diệnnhư tướng mạo, tác phong, tính tình…

Các hình thức phỏng vấn: Phỏng vấn không chỉ dẫn, phỏng vấn tình huống, phỏng vấn liên tục, phỏng vấn nhóm, phỏng vấn căng thẳng.

- Bước 5: Khám sức khỏe và đánh giá thểlực của các ứng viên - Bước 6: Phỏng vấn bởi người lãnhđạo trực tiếp

Trường Đại học Kinh tế Huế

Để đảm bảo sự thống nhất từ hội đồng tuyển chọn cho đến người phụ trách trực tiếp và sửdụng lao động thì cần phải có sựphỏng vấn trực tiếp của người phụtrách

- Bước 7: Thẩm tra các thông tin thu được trong quá trình tuyển chọn - Bước 8: Tham quan công việc

Đểtạo điều kiện cho những người xin việc đưa ra những quyết định cuối cùng về việc làm thì tổchức có thểcho nững ứng viên tham quan hoặc nghe giải thích đầy đủ vềcác công việc mà sua khi được tuyển dụng họsẽphải làm.

- Bước 9: Ra quyết định