• Không có kết quả nào được tìm thấy

PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

2.4. Ý kiến đánh giá của nhân viên về công tác quản trị nhân sự tại công ty TNHH Du

2.4.4. Xác định mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đối với công tác quản trị nguồn

2.4.4.3. Xây dựng mô hình hồi quy tuyến tính

Trường Đại học Kinh tế Huế

Mỗi một biến phụ thuộc nào cũng có nhiều biến độc lập khác nhau ảnh hưởng đến nó, tuy nhiên không phải nhiều biến độc lập là tốt là càng phù hợp với dữliệu. Mô hình càng nhiều biến độc lập thì càng khó giải thích cũng như khó đánh giá mức độ ảnh hưởng của các biến độc lập đến biến phụ thuộc. Vì vậy, để có thể xác định được những biến độc lập nào ảnh hưởng đến biến phụ thuộc, biến độc lập nào phù hợp với mô hình ta tiến hành kiểm định mô hình hôi quy tuyến tính.

Hồi quy tuyến tính giúp xác định được nhân tố nào đóng góp nhiều hay ít hoặc khôngđóng góp vào sự thay đổi của biến phụthuộc, đểtừ đó đưa ra các giải pháp phù hợp, cần thiết và kinh tếnhất.

Phân tích hồi quy bội được thực hiện với 5 biến độc lập: Đánh giá công việc (DGCV), Đào tạo phát triển (DTPT), Quan hệ lao động (QHLD), Thù lao lao động (TLLD), Tuyển dụng nhân sự (TDNS). Và biến phụ thuộc là Sự hài lòng của nhân viên (HL).

Sau khi chạy hồi quy : xem xét về độphù hợp của mô hìnhđối với dữliệu thì hệ số Adjusted R Square = 0.676 > 0.5 , thỏa mãn điều kiện. Hệ số Durbin-Watson = 2.078 gần bằng 2 nghĩa là các phần sai số không có tương quan chuỗi bậc nhất với nhau. kiểm định F (bảng ANOVA) có giá trị Sig = 0.000 < 0.05 nghĩa là mô hình hồi quy tuyến tính xây dựng được phù hợp với tổng thể. Nhưng đến kiểm định “t” từng biến độc lập thì biến “QHLD” có giá trịSig = 0.205 > 0.05 có nghĩa là biến này không có ý nghĩa trong mô hình nên biến “QHLD” cần loại khỏi mô hình.

Vì vậy, mô hình chỉ còn 4 biến độc lập có ý nghĩa là Đánh giá công việc (DGCV), Đào tạo phát triển (DTPT), Thù lao lao động (TLLD), Tuyển dụng nhân sự (TDNS).

Ta được mô hình mới điều chỉnh như sau:

HL = β0+ β1DGCV + β2DTPT + β3TLLD + β4TDNS + εi

Trong đó, HL là biến phụ thuộc thểhiện sựhài lòng của nhân viên về công tác quản trịnguồn nhân lực tại LangCo Beach Resort.

Các giảthuyết điều chỉnh của mô hình:

 H0: Các nhân tố chính không có mối tương quan với sự hài lòng của nhân viên vềcông tác quản trịnguồn nhân lực tại LangCo Beach Resort.

Trường Đại học Kinh tế Huế

 H1: nhân tố “DGCV” có tương quan với sựhài lòng của nhân viên vềcông tác quản trịnguồn nhân lực tại LangCo Beach Resort.

 H2: nhân tố “DTPT” có tương quan với sựhài lòng của nhân viên về công tác quản trịnguồn nhan lực tại LangCo Beach Resort.

 H3: nhân tố “TLLD” có tương quan với sự hài lòng của nhân viên về công tác quản trịnguồn nhân lực tại LangCo Beach Resort.

 H4: nhân tố “TDNS” có tương quan với sự hài lòng của nhân viên về công tác quản trịnguồn nhân lực tại LangCo Beach Resort.

Đánh giá mô hình hồi quy tuyến tính

Xem xét độ phù hợp của mô hình đối với tập dư liệu nghiên cứu

Mô hình thường không phù hợp với dữliệu thực tế như giá trị R2 thểhiện. Trong tình huống này R2 hiệu chỉnh (Adjusted R square) từ R2 được sử dụng để phản ánh mức độphù hợp của mô hình hồi quy tuyển tính đa biến (Nguồn: Hoàng Trọng & Chu Nguyễn Mộng Ngọc,Phân tích dữ liệu nghiên cứu với SPSS, 2008). Như vậy, để đánh giá mức độ phù hợp của mô hình với dữ liệu nghiên cứu ta dùng hệ số xác định R2 hiêu chỉnh. R2càng lớn càng thểhiện độphù hợp của mô hình càng cao

Bảng 2. 14: Kiểm định độ phù hợp của mô hình Mô hình R R2 R2điều chỉnh Sai số chuẩn của ước

lượng

Durbin -Watson

1 ,830a ,689 ,676 ,40623 2,078

(Nguồn: Kết quảxửlí trên phần mềm SPSS) Trong bảng này ta thấy được: hệsố xác định R2 điều chỉnh = 0.676> 0.5 nghĩa là các biến độc lập trong mô hình giải thích được 67.6% biến thiên của sự hài lòng của nhân viên về công tác quản trị nguồn nhân lực tại LangCo Beach Resort. Với giá trị này độphù hợp của mô hìnhđối với dữliệu nghiên cứu là khá cao.

Bên cạnh đó, hệ số kiểm định Durbin – Watson = 2.078 gần bằng 2 nghĩa là các phần sai số không có tương quan chuỗi bậc nhất với nhau.

Các biến độc lập đều thỏa mãnđiều kiện xét độphù hợp của mô hình với dữliệu nghiên cứu, ta tiến hành các kiểm định tiếp theo.

Kiểm định độ phù hợp của mô hình

Trường Đại học Kinh tế Huế

Để kiểm tra xem độ phù hợp của mô hình ta sử dụng công cụ kiểm định F và kiểm định t. Đểcó thểkiểm tra xem mô hình hồi quy tuyến tính có thểsuy rộng và áp dụng được cho tổng thể hay không ta tiến hành kiểm định F thông qua phân tích phương sai.

Cụthể: Nếu giá trịSig của kiểm định F <0.05 thì mô hình hồi quy tuyến tính phù hợp với tổng thể.

Nếu giá trị Sig của kiểm định F >0.05 thì mô hình hồi quy tuyến tính không phù hợp với tổng thể.

Giảthuyết: H0: β1= β2= β3= β4=0 : các nhân tố “DGCV, DTPT, TLLD, TDNS”

không giải thích được sự thay đổi của biến phụthuộc.

H1: βi#0: có ít nhất một biến độc lập trong mô hình giải thích được sự thay đổi của biến phụthuộc.

Bảng 2. 15: Kết quả phân tích ANOVA Mô hình Bình phương

của tổng

df Trung bình bình phương

F Sig.

Regression 45,271 5 9,054 54,867 ,000b

Residual 20,463 124 ,165

Total 65,734 129

a. Dependent Variable: HL

b. Predictors: (Constant), TDNS, TLLD, DGCV, DTPT

(Nguồn: Kết quảxửlí trên phần mềm SPSS) Giá trị F của mô hình có Sig = 0.000 <0.05, nên với độ tin cậy 95% ta có đủ cơ sở để bác bỏ giảthuyết H0. Do đó, có thể khẳng định rằng mô hình hồi quy tuyến tính có thểsuy rộng và áp dụng được cho tổng thể.

Kiểm định giả định đa cộng tuyến:

Để mô hình luôn có ý nghĩa, ta cần thực hiện việc kiểm tra hiện tượng đa cộng tuyến của các biến độc lập trong mô hình.

Để có thể dò tìm ra hiện tượng đa cộng tuyến, ta căn cứ trên độ chấp nhận của biến (Tolerance) và hệsố phóng đại phương sai (VIF).

Giảthuyết: H0: Mô hình xảy ra đa cộng tuyến

H1: Mô hình không xảy ra đa cộng tuyến

Trường Đại học Kinh tế Huế

Bảng 2. 16: Kiểm định hiện tượng đa cộng tuyến trong mô hình hồi quy Coefficientsa

Model Thống kê cộng tuyến

Tolerance VIF

(Constant)

DGCV ,597 1,676

DTPT ,516 1,938

TLLD ,614 1,628

TDNS ,665 1,505

a. Dependent Variable: HL

(Nguồn: Kết quảxửlí trên phần mềm SPSS)

Kết quả phân tích hồi quy sử dụng phương pháp ENTER cho thấy, hệ số phóng đại (VIF) của các biến độc lập đều béhơn 2, điều này có nghĩa là mô hình không xảy ra hiện tượng đa cộng tuyến hay là bác bỏ giảthuyết H0. Cụ thể: giá trị VIF của biến DGCV= 1.676; DTPT=1.938; TLLD=1.628; TDNS=1.505

Như vậy, mô hình hồi quy xây dựng là đảm bảo độ phù hợp, các biến độc lập có thểgiải thích cho biến phụthuộc.

Kiểm định phân phối chuẩn của phần dư

Phần dư có thể không tuân theo phân phối chuẩn vì những lí do sử dụng sai mô hình, phương sai không phải hằng số, số lượng các phần dư không đủ nhiều để phân tích…Vì vậy, tôi quyết định tiến hành khảo sát phân phối phần dư bằng phương pháp xây dựng biểu đồtần sốcủa các phần dư Histogram.

Trường Đại học Kinh tế Huế

Biểu đồ 2. 8 :Tần số của phần dư chuẩn hóa

(Nguồn: Kết quảxửlí trên phần mềm SPSS) Dựa vào biểu đồ, ta nhận thấy biểu đồhình dạng chuông. Giá trị trung bình Mean gần bằng 0 và giá trị Std.Dev là 0.980 gần bằng 1. Như vậy có thể kết luận phân phối của phần dư xấp xỉchuẩn.

Phân tích mô hình hồi quy tuyến tính

Sau khi tiến hành thực hiện kiểm định đánh giá độphù hợp của mô hình, xem xét các biến độc lập có thể giải thích được sựbiến thiên của biến phụ thuộc. ta thu được kết quả

Trường Đại học Kinh tế Huế

hồi quy như sau:

Bảng 2. 17:Kết quả phân tích mô hình hồi quy Mô hình Hệ số hồi quy

chưa chuẩn hóa

Hệ số hồi quy chuẩn hóa

T Sig Thống kê cộng

tuyến

β Std.Error Bêta Tolerance VIF

Hằng số -0.254 0.314 -0.809 0.420

DGCV 0.241 0.063 0.249 3.836 0.000 0.597 1.676

DTPT 0.240 0.070 0.241 3.453 0.001 0.516 1.938

QHLD 0.076 0.060 0.083 1.274 0.205 0.589 1.699

TLLD 0.255 0.063 0.256 4.048 0.000 0.614 1.628

TDNS 0.356 0.083 0.264 4.291 0.000 0.665 1.505

Biến phụ thuộc: HL

(Nguồn: Kết quảxửlí trên phần mềm SPSS) Dựa vào bảng trên ta thấy các biến độc lập: DGCV, DTPT, TLLD, TDNS đều có giá trị Sig < 0.05 nghĩa là 4 biến này giải trích được sự biến thiên về sựhài lòng của nhân viên đối với công tác quản trị nguồn nhân lực tại Công ty TNHH Du lịch Lăng Cô. Còn biến “QHLD” có giá trịsig =0.205 > 0.05 nên sẽbịloại khỏi mô hình.

Kết quả mô hình hồi quy dựa trên hệ số Beta chuẩn hóa. Hệ số beta chuẩn hóa đánh giá mức độquan trọng của từng nhân tố, hệsốbeta càng lớn thì mức độ tác động của biến đến sựhài lòng của nhân viên càng lớn.

Ta có mô hình hồi quy như sau:

Y = 0.249*X1+ 0.241*X2 + 0.256*X4+ 0.264*X5 Trong đó: Y là biến phụthuộc HL

X1, X2,X4,X5là biến độc lập tương ứng DGCV, DTPT, TLLD, TDNS - Hệ số β1=0.249 cho biết: trong điều kiện các yếu tố khác không thay đổi khi Đánh giá công việc (DGCV) tăng lên 1 đơn vị thì sự hài lòng của nhân viên đối với công tác quản trịnhân sự tăng lên 0.249 đơn vị.

- Hệ số β2=0.241 cho biết: trong điều kiện các yếu tố khác không thay đổi, khi Đào tạo phát triển (DTPT) tăng lên 1 đơn vịthì sựhài lòng của nhân viên đối với công tác quản trịnhân sự tăng lên 0.241 đơn vị.

- Hệ số β4=0.256 cho biết: trong điều kiện các yếu tố khác không thay đổi, khi Thù lao lao động (TLLD) tăng lên 1 đơn vịthì sựhài lòng của nhân viên đối với công tác quản trịnhân sự tăng lên 0.256 đơn vị.

Trường Đại học Kinh tế Huế

- Hệ số β5=0.264 cho biết: trong điều kiện các yếu tố khác không thay đổi, khi Tuyển dụng nhân sự (TDNS) tăng lên 1 đơn vị thì sự hài lòng của nhân viên đối với công tác quản trịnhân sự tăng lên 0.264 đơn vị.

Kết quảkiểm định mô hình lí thuyết được mô tả như sau:

0.249

0.241

67,6%

0.256

0.264 32,4%

Nhân tố Giả thuyết β

Hình 2. 3: Kết quả xây dựng mô hình nghiên cứu

Như vậy, qua quá trình phân tích hồi quy ta nhận thấy rằng trong các nhân tố được rút trích, biến Tuyển dụng nhân sự coa ảnh hưởng lớn nhất đến sự hài lòng của nhân viên đới với công tác quản trị nhân sự với hệ số β=0.264. Điều này cũng phù hợp với thực tếhiện nay. Tại vì, trong công tác quản trị nhân sựthì công tác tuyển dụng là quan trọng, có ảnh hưởng đến các công tác khác. Muốn có nguồn lực dồi dào, có năng lực, chuyên môn cao đều phải phụ thuộc vào quá trình tuyển dụng. Các nhà quản trị cần phải tuyển dụng sao cho đúng người, đúng việc thì khiđó lao động mới hoạt động có hiệu quả.

Nhân tố ảnh hưởng tiếp theo đó là biến Thù lao lao động, có hệ số β=0.256. Mỗi một nhân viên ra sức làm việc chủ yếu là họ muốn có được mức lương cao nhất, tốt nhất và phù hợp với khả năng chuyên môn của họ. Khi họ thỏa mãn được những nhu cầu của mình thì họ sẽ sẵn sàng ra sức hoàn thành tốt công việc được giao. Bên cạnh trả lương cho nhân viên một cách công bằng thì công ty cần khuyến khích nhân viên bằng các chế độ đãi ngộ như là tăng các mức thưởng, tăng các suất ăn dành cho nhân

DGCV

DTPT

TLLD

TDNS

H1

H2

H4

H5

Công tác quản trị nhân sự

Các yếu tốkhác

Trường Đại học Kinh tế Huế

viên hay thường xuyên tổchức các buổi dã ngoại dành cho nhân viên đểhọcó thểnghĩ ngơi thư giãn…

Nhân tố ảnh hưởng tiếp theo, đó là biến Đánh giá công việc, có hệ số β=0.249.

Đánh giá công việc nghĩa là kết quả làm việc của mỗi người, từ đó có thể biết được những ai đã hoàn thành tốt công việc, những ai chưa hoàn thành tốt để kịp thời động viên, kích thích họlàm việc chăm chỉ hơn để đạt được hiệu quảcông việc tốt.

Nhân tố ảnh hưởng thấp nhất , đó là biến Đào tạo– phát triển, có hệ số β=0.241.

Muốn đội ngũ nhân sự ngày càng củng cố hơn về kiến thức cũng như kĩ năng trong công việc, tạo điều kiện hoàn thành tốt công việc và tăng lợi nhuận cho công ty thì việc thực hiện các chính sách đào tạo luôn được đặt lên hàng đầu và được chú trọng cao.Nhưng ởcông ty thì vấn đề đào tạo–phát triển nhân sựvẫn chưa được quan tâm nhiều và ít thực hiện.

Với kết quả như trên, ta thấy mô hình hồi quy hoàn toàn phù hợp và khẳng định mối liên hệ chặt chẽ giữa các thang đo với sựhài lòng của nhân viên đối với công tác quản trịnhân sựtại công ty.

Bảng 2. 18: Kết quả kiểm định giả thuyết

Giả thuyết Kết quả

kiểm định H1 Nhân tố “DGCV” có tương quan với sự hài lòng của nhân viên

đối với công tác quản trị nhân sự tại LangCo Beach Resort

Chấp nhận

H2 Nhân tố “DTPT” có tương quan với sự hài lòng của nhân viên đối với công tác quản trị nhân sự tại LangCo Beach Resort

Chấp nhận

H3 Nhân tố “QHLD” có tương quan với sự hài lòng của nhân viên đối với công tác quản trị nhân sự tại LangCo Beach Resort

Không chấp nhận H4 Nhân tố “TLLD” có tương quan với sự hài lòng của nhân viên

đối với công tác quản trị nhân sự tại LangCo Beach Resort

Chấp nhận

H5 Nhân tố “TDNS” có tương quan với sự hài lòng của nhân viên đối với công tác quản trị nhân sự tại LangCo Beach Resort

Chấp nhận

Trường Đại học Kinh tế Huế

2.4.4.4. Kiểm định Sự khác biệt theo giới tính đến sự hài lòng của nhân viên đối