• Không có kết quả nào được tìm thấy

PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

2.4. Ý kiến đánh giá của nhân viên về công tác quản trị nhân sự tại công ty TNHH Du

2.4.3. Phân tích nhân tố khám phá (Exploratory Factor Analysis – EFA)

2.4.3.1. Rút trích các nhân tố ảnh hưởng đến công tác QTNNL tại Công ty TNHH Du lịch Lăng Cô

Thông qua việc tiến hành kiểm định độ tin cậy của các thang đo cho thấy hệ số Cronbach’s Alpha của tất cả các khái niệm đều lớn hơn 0.6 nên ta có thể thực hiện kiểm định EFA

Phương pháp phân tích nhân tố khám phá EFA giúp chúng ta đánh giá hai loại giá trị quan trọng của thang đo là giá trị hội tụvà giá trị phân biệt. Giá trị hội tụ: các biến quan sát hội tụvềcùng một nhân tố. Giá trị phân biệt: các biến quan sát thuộc về nhân tốnày phải phân biệt với nhân tốkhác.

Phương pháp phân tích nhân tố được tiến hành để rút gọn tập hợp các biến độc lập thành một tập hợp nhỏ hơn là các biến đại diện cho mỗi nhóm nhân tố mà không làm mất đi ý nghĩa giải thích và thông tin của nhóm nhân tố đó.(Nguồn: Hoàng Trọng

& Chu Nguyễn Mộng Ngọc, Phân tích dữliệu nghiên cứu với spss, 2008)

Phương pháp phân tích nhân tốEFA thuộc nhóm phân tích đa biến phụthuộc lẫn nhau (interdependence techniques), nghĩa là không có biến phụ thuộc và biến độc lập mà nó dựa vaò mối tương quan giữa các biến với nhau . EFA dùng để rút gọn một tập k biến quan sát thành một tập F (k<F) các nhân tốcó ý nghĩa hơn.

Theo Hair & ctg (1998,111), Factor loading (hệ số tải nhân tốhay trọng sốnhân tố) là chỉ tiêu để đảm bảo mức ý nghĩa thiết thực của EFA:

 Factor loading > 0,3 được xem là đạt mức tối thiểu

 Factor loading > 0,4 được xem là quan trọng

 Factor loading > 0,5 được xem là có ý nghĩa thực tiễn

Điều kiện đểphân tích nhân tốkhám phá là phải thỏa mãn các yêu cầu sau:

 “KMO là chỉ tiêu dùng để xem xét sự thích hợp của EFA . 0,5<=KMO<= 1 thì phân tích nhân tố là thích hợp”.(Nguồn: Hoàng Trọng & Chu Nguyễn Mộng Ngọc, Phân tích dữliệu nghiên cứu với SPSS, Tâp 2, trang 131, 2008 ).

 “Đại lượng Barlett’s test of sphericity là một đại lượng thống kê dùng để xem xét các giả thuyết, các biến không có tương quan trong tổng thể. Nếu sig kiểm định này bé hơn hoặc bằng 0,05 thì kiểm định đó có ý nghĩa thống kê, có thể sử dụng kết

Trường Đại học Kinh tế Huế

quả phân tích EFA”.(Nguồn: Hoàng Trọng & Chu Nguyễn Mộng Ngọc, Phân tích dữ liệu nghiên cứu với SPSS, Tập 2, trang 30, 2008).

 Hệsốtải nhân tốFactor loading lớn hơn hoặc bằng 0,5.

 Nếu 1 nhân tốcó 2 hệsốtải nhân tốFactor loading cùng nằm trên 1 hàng thì ta tiến hành xem xét mức chênh lệch giữa 2 hệsốtải đó. Nếu chênh lệch < 0.3 thì ta loại biến vì không thỏa mãn điều kiện phân biệt trong EFA.

 Tổng phương sai trích (Total Varicance Explained) đạt giá trịtừ50% trở lên

 Eigenvalue(đại diện các phần biến thiên được giải thích bởi mỗi nhân tố) >1 thì nhân tốrút ra có ý nghĩa tóm tắt thông tin tốt nhất.

Sau khi tiến hành xoay nhân tốlần 2, ta được kết quả như sau:

Bảng 2. 8: Kiểm định KMO và Bartlett’s KMO and Bartlett's Test

Kaiser-Meyer-Olkin Measure of Sampling Adequacy ,877 Bartlett's Test of

Sphericity

Approx. Chi-Square 1501,600

Df 276

Sig ,000

(Nguồn: Kết quảxửlí trên phần mềm SPSS) HệsốKMO = 0.5< 0.877 <1 phân tích nhân tốphù hợp với dữliệu nghiên cứu.

Kết quả kiểm định Bartlett’s là 1501.600 với mức ý nghĩa sig = 0.000 < 0.05 ( bác bỏgiảthuyết H0: các biến quan sát không có tương quan với nhau trong tổng thể) như vậy giả thuyết về mô hình nhân tố là không phù hợp và sẽ bị bác bỏ, điều này chứng tỏdữliệu dùng đểphân tích nhân tốlà hoàn toàn phù hợp.

Kết quả kiếm định phương sai trích của các yếu tố: trong bảng tổng phương sai trích Total Variance Explained, giá trị phương sai cộng dồn của các yếu tốlà 63.005 %

>50% đáp ứng yêu cầu, nghĩa là 63.005% thay đổi của các nhân tố được giải thích bởi các biến quan sát.

Trong bảng xoay ma trận nhân tố, hệ số tải nhân tố của các biến quan sát đều thỏa mãnđiều kiện khi phân tích nhân tốlà hệsốFactor loading >0,5.

Sau khi tiến hành xoay nhân tố lần 2 ta thực hiện loại các biến sau: “ Công tác

Trường Đại học Kinh tế Huế

tải nhân tố< 0.5 nên không thỏa mãnđiều kiện .Kết quả5 nhân tố được xác định trong bảng Rotated Component Matrix có thể được mô tả như sau:

 Nhóm nhân tố thứ nhất: Đánh giá công việc (DGCV), có giá trị Eigenvalues

=8.495 >1, nhân tố này là sự cảm nhận của nhân viên thông qua kết quả thực hiện công việc mà công ty đã đánh giá. Nhân tố này được diễn giải thông qua các tiêu chí sau:

+ Ban giám đốc luôn quan tâm đến công tác đánh giá nhân viên

+ Công tác đánh giá thực hiện công việc của nhân viên là công bằng, khách quan + Hệthống đánh giá của Công ty được xây dựng một cách kĩ lưỡng

+ Anh/Chị nhận được những thông tin phản hồi, tư vấn thông qua kết quả làm việc của mình

+ Thông qua việc đánh giá giúp Anh/Chị nâng cao được chất lượng công việc của mình

 Nhóm nhân tốthứhai: Đào tạo phát triển nguồn nhân lực (DTPT),có giá trị Eigenvalues = 2.231>1, nhân tố này nhằm nói lên cảm nhận của nhân viên về các chính sách đào tạo, phát triển đối với công việc họ đang làm. Nhân tố này được diễn giải qua các tiêu chí sau:

+ Chương trình đào tạo - phát triển nguồn nhân lực được công ty tổchức thường xuyên

+ Chương trìnhđàotạo - phát triển nguồn nhân lực của công ty có hiệu quảtốt + Anh/chị được tham gia các khóa đào tạo bồi dưỡng phù hợp với công việc của mình

+ Thông qua chương trìnhđào tạo Anh/Chị củng cố được những kiến thức và kĩ năng trong công việc

+ Công ty luônđảm bảo tính công bằng trong chính sách đào tạo–phát triển

 Nhóm nhân tố thứ ba: Quan hệ lao động (QHLD), có giá trị Eigenvalues=

1.721>1, nhân tố này nhằm thể hiện mối quan hệ giữu người sử dụng lao động và người lao động. Nhân tố này được diễn giải thông qua các tiêu chí sau:

+ Anh/Chị được kí kết hợp đồng lao động, thỏa ước lao động theo quy định của pháp luật

Trường Đại học Kinh tế Huế

+ Anh/Chị có đầy đủquyền lợi và nghĩa vụkhi tham gia quá trình laođộng + Công ty giải quyết các tranh chấp lao động kịp thời và nhanh chóng + Công ty có các chính sách kỉluật nhân viên nghiêm ngặc, công bằng

 Nhóm nhân tố thứ tư: Thù lao lao động (TLLD), có giá trị Eigenvalues = 1.493>1, nhân tốnày thểhiện những đãi ngộmà công ty danh cho nhân viên của mình.

Nhân tố này được diễn giải qua các tiêu chí sau:

+ Công ty trả lương cho nhân viên công bằng và minh bạch

+ Công ty trả lương đúng với khả năng và chuyên môn của Anh/Chị + Anh/Chị hài lòng với mức lương hiện tại của mình

+ Anh/Chị thường xuyên nhận được các khoản tiền thưởng, tiền hoa hồng khi hoàn thành tốt công việc

+ Anh/Chị được hưởng tất cảcác chế độBHYT, BHXH, BHTN

 Nhóm nhân tốthứ năm: Tuyển dụng nhân sự (TDNS), có giá trị Eigenvalues

= 1.181>1, nhân tố này đo lường nguồn nhân lực có đầy đủ năng lực và chuyên môn mà công ty muốn đạt được nhằm phục vụ tốt cho khách hàng, nâng cao năng lực sản xuất. Nhân tố này được giải thích thông qua các tiêu chí sau:

+ Lãnhđạo cấp cao và bộphận nhân sựtrực tiếp tham gia vào quá trình phỏng vấn + Những câu hỏi phỏng vấn rõ ràng và liên quan đến chuyên môn công việc + Anh/Chị có đầy đủ kiến thức, kĩ năng, chuyên môn phù hợp với công việc tuyển dụng

+ Anh/Chị được bốtrí công việc phù hợp chuyên môn và năng lực của mình + Anh/Chị yêu thích và hứng thú với công việc

2.4.3.2. Rút trích nhân tố về sự hài lòng hay cảm nhận chung của nhân viên về công tác QTNNL tại công ty TNHH Du lịch Lăng Cô

Trong quá trình tiến hành đánh giá độ tin cậy của nhân tốvềsựhài lòng của nhân viên đối với công tác QTNNL tại công ty TNHH Du lịch Lăng Cô, ta thấy hệ số Cronbach’s Alpha =0.815 >0.6 ; và các biến tương quan tổng đều > 0.3 nên thỏa mãn yêu cầu.

Bảng 2. 9: Kiểm định độ tin cậy mức độ hài lòng của nhân viên

Trường Đại học Kinh tế Huế

Biến quan sát

Trung bình thang đo loại

biến

Phương sai thang đo nếu

loại biến

Tương quan biến tổng

Alpha nếu loại biến này Thành phần thỏa mãn: Alpha =0.815

HL1 8.65 2.354 0.597 0.814

HL2 8.57 2.015 0.749 0.655

HL3 8.46 2.312 0.657 0.755

(Nguồn: Kết quảxửlí trên phần mềm SPSS) Sau đó thực hiện nghiên cứu phân tích nhân tố khám phá EFA đối với các chỉ tiêu của nhân tốsựhài lòng của nhân viên đối với công tác QTNNL tại công ty TNHH Du lịch Lăng Cô, ta thu được kết quả như sau: hệ sốEigenvalues = 2.191 >1 và hệ số tổng phương sai trích = 73.042% >50% , thỏa mãn các yêu cầu; có nghĩa là các chỉ tiêu này đều phù hợp với biến quan sát. Cụthể như sau:

Bảng 2. 10: Kết quả phân tích nhân tố đánh giá của nhân viên Biến quan sát Component

HL2 0.902

HL3 0.851

HL1 0.808

Eigenvalues = 2.191 Cumulative (%) =73.042

(Nguồn: Kết quảxửlí trên phần mềm SPSS) Sau đó thực hiện xoay nhân tố, ta được kết quả là hệ số KMO = 0.676 > 0,5 ; phân tích nhân tốphù hợp với dữliệu thực tế.

Kết quả kiểm định Barlett’s là 141.561 với mức ý nghĩa sig = 0.000 <0,05 thỏa mãn yêu cầu (loại bỏ H0: các biến quan sát không có sự tương quan với nhau trong tổng thể) nên việc phân tích nhân tốlà phù hợp. Cụthể như sau:

Bảng 2. 11: Kiểm định KMO và Barlett’s của nhân tố hài lòng KMO and Bartlett's Test

Kaiser-Meyer-Olkin Measure of Sampling Adequacy 0.676

Trường Đại học Kinh tế Huế

Bartlett's Test of Sphericity

Approx. Chi-Square 141.561

Df 3

Sig 0.000

(Nguồn: Kết quảxửlí trên phần mềm SPSS) 2.4.4. Xác định mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đối với công tác quản trị