• Không có kết quả nào được tìm thấy

Hướng dẫn học sinh tìm hiểu thành phần cảm thán

Trong tài liệu Nghị luận xã hội ) (Trang 44-47)

Tuần 21 ND9/01/2020 Tiết 103

III. Hướng dẫn học sinh tìm hiểu thành phần cảm thán

III. Thành phần cảm thán. (5’) - Chiếu VD

- Chiếu câu hỏi thảo luận H.Các từ ngữ in đậm: ồ, trời ơi có chỉ sự vật, sự việc gì không?

- Các từ ngữ đó dùng để làm gì?

- Nhờ những từ ngữ nào trong câu mà chúng ta hiểu tại sao người nói kêu “ồ”

hoặc “trời ơi”?

- Các từ in đậm có thể tách thàng câu riêng không? Nếu được thì chúng sẽ thuộc kiểu câu nào?

GV chốt: Những từ này trong câu gọi là thành phần cảm thán.

H: Em hiểu gì về thành phần cảm thán? Vị trí trong câu của thành phần này có gì khác so với thành phần tình thái?

- Gọi HS đọc ghi nhớ SGK

* Hoạt động nhóm

- Đọc ví dụ - Phát hiện - Suy nghĩ, thảo luận.

- Đại diện trình bày.

- Nhận xét bổ sung.

- Những từ đó không chịư vật, sự việc.

- Suy nghĩ, trả lời cá nhân

- Ghi vở

- Đọc ghi nhớ SGK

1. Ví dụ

a) ồ, sao mà độ ấy vui thế.

(Kim Lân, Làng)

b) Trời ơi, chỉ còn có năm phút.

(Nguyễn Thành Long, Lặng lẽ Sa Pa)

=>

- Không chỉ sự vật, sự việc - Bộc lộ trạng thái tâm lí: vui vẻ, tiếc nuối

- Nhờ phần câu tiếp theo

- Các từ này có thể tách thành câu riêng, khi đó chúng thuộc kiểu câu đặc biệt

2. Nhận xét

-Thành phần cảm thán được dùng để bộc lộ tâm lí của người nói (vui, buồn, mừng, giận)

- Thường đứng ở đầu câu.

- Thành phần cảm thán có thể tách ra thành một câu riêng theo kiểu câu đặc biệt, khi tách riêng nó là câu cảm thán.

* Ghi nhớ ( SGK/ 18) H.Các thành phần tình thái

và cảm thán này có nằm trong cấu trúc có pháp của câu hay không? Nó dùng để làm gì?

+ Suy nghĩ, trả lời.

- không nằm trong cấu trúc có pháp của câu

-dùng để diễn đạt thái độ, cách đánh giá của người nói đối với việc được nói đến trong câu hoặc đối với người

nghe.

H. Hai thành phần trên là thành phần biệt lập của câu.

Em hiểu thế nào là thành phần biệt lập?

*GV ->GN. Gọi HS đọc

-Khái quát, rút ra khái niệm.

1HS đọc ghi nhớ. HS khác nghe.

 Thành phần biệt lập là thành phần không tham gia diễn đạt nghĩa sự việc của câu.

2.Ghi nhớ: Điểm 3/18.

* GV cho HS nhắc lại:

-Thế nào là TP biệt lập?

-Em được tìm hiểu những TP biệt lập nào? Nêu công dụng của từng thành phần?

+ HS khái quát, trả lời.

*Ghi nhớ: sgk/18

HOẠT ĐỘNG 3: LUYỆN TẬP.

+ Phương pháp: Đọc, vấn đáp, tái hiện thông tin , phân tích, so sánh, . + Thời gian: Dự kiến 20p

+ Hình thành năng lực: Tư duy, sáng tạo

* Chiếu bài tập

Gọi Hs đọc và làm bài - Tổ chức HS HĐ cá nhân Đáp án : (1) Chắc chắn

(2) Hỡi ôi (3) Chắc hẳn

* GV: tổ chức HS thi xem ai nhanh hơn ( 2’)

- Đọc

- HĐ cá nhân + Trả lời cá nhân.

Dường như  Hình như/ Có vẻ như Có lẽ  Chắc là/ Chắc hẳn

 Chắc chắn.

1. Bài 1- SGK/ 19

- a. “ có lẽ” - tình thái - b. “ Chao ôi”- cảm thán - c. “ Hình như”- tình thái - d. “ Chả nhẽ”- tình thái

2. Bài 2: Chọn những thành phần cảm thán hay tình thái cho sẵn để điền vào chỗ trống cho phù hợp (chắc chắn, có lẽ , đúng là, chắc hẳn, theo tôi , trơì ơi ,hỡi ôi )

Đọc “Truyện Kiều” của Nguyễn Du...(1)...Không ai không thương xót cho số phận của nàng Kiều - một người con gái tài hoa bạc mệnh” .Có thấu hiểu mười năm năm lưu lạc của nàng thì chúng ta mới thấy hết được sự tàn bạo, độc ác của tầng lớp thống trị thời bấy giờ...(2)...,một xã hội chỉ biết chạy theo đồng tiền, sẵn sàng trà đạp lên nhân phẩm ,giá trị của con người ...(3)...đại thi hào Nguyễn Du phải đau lòng lắm khi viết ra những nỗi đau, sự bất công trong xã hội mà ông đã sống và chứng kiến.

* Gọi HS đọc và xác định yêu cầu cần giải bài 3.

- Gọi trả lời cá nhân.

+1HS đọc. HS thảo luận theo nhóm bàn.

Đại diện trình bày.

Nhóm khác bổ sung -Nghe, ghi chép ý có bản

3. Bài 3: Tìm từ chịu trách nhiệm cao nhất và thấp nhất về độ tin cậy.

- Từ: Chắc chắn: chịu trách nhiệm độ tin cậy cao nhất.

- Từ: Hình như: chịu trách nhiệm độ tin cậy thấp nhất.

* GV chiếu 4 bức tranh, yêu cầu HS làm việc theo bàn, quan sát tranh đặt 2 câu cho một bức tranh ( 1 câu có dùng tình thái, 1 câu có dùng cảm thán)

- Kiểm tra nhận xét

*GV:Liên hệ giáo dục môi trường

- Thu bài của 1 số em, chiếu kết quả, nhận xét

+ Đặt câu theo nội dung tranh ( 2 câu) - Mỗi bức tranh làm trong 30 giây

- Làm việc cá nhân

- Viết vào vở bài tập

- Nhận xét bài của bạn

4. Bài 4: Đặt câu theo nội dung tranh

- Cảnh đánh điện tử của HS - Thắng cảnh hồ Gươm - Ô nhiễm môi trường, - Cháy rõng

5. Bài 5 : Viết đoạn văn.

Hãy viết một đoạn văn ngắn nói về cảm xúc của em khi được thưởng thức một tác phẩm văn nghệ, trong đoạn văn đó có câu chứa thành phần tình thái hoặc cảm thán?

15’

HOẠT ĐỘNG 4: VẬN DỤNG

* Mục tiêu:

- Học sinh vận dụng kiến thức để làm bài tập vận dụng, liên hệ thực tiễn - Định hướng phát triển năng lực tự học, hợp tác, sáng tạo.

* Phương pháp: Nêu vấn đề, thuyết trình, giao việc

* Kỹ thuật: Động não, hợp tác

* Thời gian: 2 phút

HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ

CHUẨN KT, KN CẦN ĐẠT

GHI CHÚ

Gv giao bài tập

- Hs : Khi giao tiếp em vận dụng các thành phần cảm thán và tình thái như thế nào?

Lắng nghe, tìm hiểu, nghiên cứu, trao đổi,làm bài tập, trình bày....

……….

HOẠT ĐỘNG 5: TÌM TÒI, MỞ RỘNG

* Mục tiêu:

- Học sinh liên hệ thực tiễn, tìm tòi mở rộng kiến thức - Định hướng phát triển năng lực tự học, sáng tạo

* Phương pháp: Dự án

* Kỹ thuật: Giao việc

* Thời gian: 2 phút

HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ CHUẨN KT, KN CẦN ĐẠT

GHI CHÚ

Gv giao bài tập

- Tìm các thành phần cảm thán và tình thái trong một số văn bản em đã được học ?

+ Lắng nghe, tìm hiểu, nghiên cứu, trao đổi, làm bài tập,trình bày....

* Bước 4. Giao bài, hướng dẫn HS học ở nhà.(2 phút) 1. Học bài:

- Nắm chắc bài, học thuộc ghi nhớ.

- Hoàn thành tất cả các bài tập. Sửa chữa và viết đoạn văn cho hoàn chỉnh.

- Hoàn thiện bài tập 3/ SGK 2. Chuẩn bị bài:

Nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống.

*Yêu cầu: Đọc trước văn bản “Bệnh lề mề”, trả lời các câu hỏi trong phần tìm hiểu. Cần thảo luận trong tổ của em bài tập 1 trang 21 (SGK).

*************************************

Tuần 21

Trong tài liệu Nghị luận xã hội ) (Trang 44-47)