• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài giảng; Giáo án - Trường THCS Hưng Đạo #navigation_collapse{display:none}#navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#banner{height:150px}@media(min-width:1050px){#wrapper,#banner{width:1050px}.miniNav{width:1050

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bài giảng; Giáo án - Trường THCS Hưng Đạo #navigation_collapse{display:none}#navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#banner{height:150px}@media(min-width:1050px){#wrapper,#banner{width:1050px}.miniNav{width:1050"

Copied!
6
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

Ngày soạn: 15.9.2019 Ngày giảng...

Tiết 15 - Tiếng Việt ĐẠI TỪ

I. Mục tiêu:

1. Kiến thức:

- Nắm được khái niệm đại từ; Các loại đại từ.

- Xác định các đại từ trong văn bản nói và viết.

- Sử dụng đại từ phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp.

2. Kĩ năng:

* KNBH: - Nhận biết đại từ trong văn bản nói và viết.

* KNS: - Ra quyết định: Lựa chọn cách sử dụng đại từ phù hợp với tình huống giao tiếp.

- Giao tiếp: trình bày suy nghĩ, ý tưởng, thỏa luận và chia sẻ kinh nghiệm cá nhân về cách sử dụng đại từ tiếng Việt.

3. Thái độ: Giáo dục các em tình cảm yêu mến tiếng nói của dân tộc.

TÔN TRỌNG, HỢP TÁC, TRÁCH NHIỆM, GIẢN DỊ

4. Phát triển năng lực: rèn HS năng lực tự học ( Lựa chọn các nguồn tài liệu có liên quan ở sách tham khảo, internet, thực hiện soạn bài ở nhà có chất lượng ,hình thành cách ghi nhớ kiến thức, ghi nhớ được bài giảng của GV theo các kiến thức đã học), năng lực giải quyết vấn đề (phát hiện và phân tích được ngữ liệu ), năng lực sáng tạo ( có hứng thú, chủ động nêu ý kiến), năng lực sử dụng ngôn ngữ khi nói, khi tạo lập đoạn văn; năng lực hợp tác khi thực hiện nhiệm vụ được giao trong nhóm; năng lực giao tiếp trong việc lắng nghe tích cực, thể hiện sự tự tin chủ động trong việc chiếm lĩnh kiến thức bài học.

* Giáo dục đạo đức: trình bày suy nghĩ, ý tưởng, trao đổi về cách sử dụng câu trên cơ sở sự tôn trọng lẫn nhau; có trách nhiệm trong việc giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt.

II. Chuẩn bị:

- Thầy: Đọc, nghiên cứu tài liệu, soạn bài , - Máy tính, máy chiếu

-Trò : Học bài cũ và chuẩn bị bài mới theo câu hỏi trong SGK . III. Phương pháp:

- Phân tích, so sánh, quy nạp.

- Phân tích các tình huống mẫu để nhận ra đại từ, tác dụng của việc sử dụng đại từ phù hợp với tình huống giao tiếp.

- Thực hành có hướng dẫn: sử dụng đại từ tiếng Việt theo những tình huống cụ thể.

- Động não: suy nghĩ, phân tích các ví dụ cụ thể để rút ra những bài học thiết thực về cách dùng đại từ tiếng Việt phù hợp với tình huống giao tiếp.

IV. Tiến trình day học và giáo dục:

1. Ổn đinh:(1’) KT sĩ số:

2. Kiểm tra bài cũ:(5’)

(2)

Câu hỏi: ? Có mấy loại từ láy? Đặc điểm của từng loại? Cho VD?

? Nghĩa của từ láy có đặc điểm gì? Đặt câu với từ nhỏ nhắn, nhỏ nhen?

* Yêu cầu:

1. Hai loại từ láy:

- Láy toàn bộ: Các tiếng lặp lại hoàn toàn nhưng cũng có những trường hợp do biến đổi thanh điệu hoặc phụ âm cuối (VD: đo đỏ, bần bật,..)

- Láy bộ phận: Giữa các tiếng có sự giống nhau về phụ âm đầu hoặc phần vần (VD: long lanh, thì thầm,..)

2. Nghĩa của từ láy:

- Nhờ đặc điểm âm thanh của tiếng và sự hòa phối âm thanh giữa các tiếng.

- Từ láy có tiếng gốc có nghĩa: sắc thái biểu cảm sắc thái giảm nhẹ, nhấn mạnh VD: Bạn ấy có dáng người nhỏ nhắn thật dễ coi.

Con người nhỏ nhen ấy chẳng được lòng ai cả.

3. Bài mới

Hoạt động 1: khởi động(1’)

- Mục tiêu: đặt vấn đề tiếp cận bài học.

- Hình thức: hoạt động cá nhân.

- Kĩ thuật/ PP: thuyết trình.

Trong giao tiếp, bên cạnh việc sử dụng các DT, ĐT, TT để chỉ người, sự vật, hoạt động, tính chất,...còn có các đại từ để trỏ, để hỏi. Vậy thế nào là đại từ, có mấy loại đại từ,...

Hoạt động 2(17’):Hình thành kiến thức - Mục tiêu: hướng dẫn học sinh hiểu thế nào là đại từ, các loại đại từ

- Phương pháp:Vấn đáp, phân tích, nêu và giải quyết vấn đề, so sánh đối chiếu, quy nạp.

- phương tiện: SGK, máy tính , máy chiếu - Kĩ thuật: động não

- GV chiếu VD. Gọi 1 HS đọc, các VD/54,55

? Từ “Nó” ở đoạn văn a) trỏ ai?( Em tôi)

? Từ “Nó” ở đoạn văn b) trỏ con vật gì?

- Con gà của anh Bốn Linh

? Nhờ đâu mà em biết được nghĩa của 2 ừ “nó”

trong 2 đoạn văn này?

- Nhờ vào ý nghĩa, nội dung của câu trước đó

? Từ “thế” ở ví dụ c) trỏ việc gì? Vì sao em biết?

- Sự việc mẹ yêu cầu 2 đứa chia đồ chơi. -> dựa vào nội dung thông báo của Đại từ đứng trước và câu trước.

? Từ “ai” trong bài ca dao(VD d) dùng để làm gì?

- Dùng để chỉ người, không cụ thể, chính xác

I. Thế nào là đại từ

1. Khảo sát, phân tích ngữ liệu:

a, Nó: trỏ người (người em) b, Nó: trỏ vật (con gà)

c, Thế: Trỏ sự việc (đem chia đồ chơi)

d, Ai: Dùng để hỏi

Dựa vào những ngữ cảnh nhất định mới hiểu được nghĩa của các từ đó.

- Nó, thế, ai  Đại từ

(3)

* GV: Từ “Nó” + “ Thế” + “ai” là đại từ

? Thế nào là đại từ?

- HS phát biểu . GV chiếu => chốt:

- Đại từ dùng để chỉ người, sự vật, hđ, t/chất...

được nói đến trong 1 ngữ cảnh nhất định của lời nói.

- Đại từ dùng để hỏi

? Các từ đại từ “nó” “thế” “ai” trong các ví dụ trên giữ vai trò ngữ pháp gì trong câu?

+ Nó (a) – Chủ ngữ

+ Nó (b) – Phần sau của danh từ trong cụm danh từ

+Thế (c) –Phần sau của động từ trong cụm động từ

+ Ai (d) – Chủ ngữ GV chiếu thêm VD:

Người gương mẫu nhất lớp / là nó VN

? Xác định CN-VN ? Xác định đại từ và vai trò ngữ pháp của đại từ đó?

- Nó là đại từ làm VN.

? Đại từ có thể đảm nhiệm những chức vụ ngữ pháp gì trong câu?

- CN, VN, phụ ngữ cho DT, ĐT, TT

? Thế nào là đại từ? Chức vụ ngữ pháp của đại từ trong câu?

HS: - PBYK

- Đọc ghi nhớ ( 1) /55 GV chiếu: Lưu ý HS từ Trỏ

- DT, ĐT,TT là những thực từ được dùng làm tên gọi của sự vật, hoạt động, tính chất.

- Đại từ không dùng làm tên gọi của sv, hđ, t/chất mà chỉ dùng để trỏ sự vật , hạt động, tính chất. Đại từ trỏ cái gì là tuỳ thuộc vào trường hợp giao tiếp cụ thể.

- Đại từ thay thế cho từ loại nào thì có vai trò ngữ pháp giống từ loại đó.

? Đặt câu có đại từ ? Ý nghĩa và chức vụ ngữ pháp của đại từ đó?

HS: Lấy VD - Xác định ý nghĩa - chức vụ ngữ pháp

GV Nhận xét, sửa cùng với lớp.

* Nhận xét: - Đại từ dùng để trỏ người, sự vật, hoạt động, tính chất... được nói đến trong một ngữ cảnh nhất định.

- Đại từ có thể đảm nhiệm các vai trò ngữ pháp như chủ ngữ, vị ngữ trong câu hay phụ ngữ cuả danh từ, của động từ cuả tính từ...

2. Ghi nhớ 1: sgk(55)

GV chiếu

? Các đại từ : Tôi, tao, chúng tôi, chúng tớ, mày

II. Các loại đại từ 1. Đại từ để trỏ

(4)

nó,… trỏ gì?

- Trỏ người, (hoặc sự vật) -> cho ví dụ minh hoạ

? Các đại từ “Bấy, bấy nhiêu” trỏ gì? Ví dụ?

- Trỏ số lượng - Bao nhiêu nuộc lạt nhớ ông bà bấy nhiêu.

? Các đại từ : “Vậy, thế” trỏ gì?

- Trỏ hành động, tính chất, sự việc VD:

- Nó thấy vậy không trêu nữa -> P/ngữ cho ĐT -> hành động

- Các em ngoan thế -> P/ngữ cho TT -> T/ chất

? Đại từ để trỏ được phân loại ntn?

- 3 loại chính - Hs đọc ghi nhớ.

? Các đại từ “ai, gì” hỏi về gì?

- Hỏi người, sự vật

VD: Ai học giỏi -> hỏi người

? Các đại từ : bao nhiêu, mấy hỏi về gì?

- Hỏi về số lượng -> Bao nhiêu tấc đất…

? Các đại từ “ sao, thế nào” hỏi về gì?

- Hỏi về hoạt động, t.chất sự việc - Nó làm sao? -> Nó bị ngã -> Đại từ

? Đại từ để hỏi được phân loại như thế nào?

- 3 loại chính

- 1 HS đọc ghi nhớ.

a) Khảo sát, phân tích ngữ liệu:

* Nhận xét: Đại từ để trỏ dùng để:

- Trỏ người, sự vật - Trỏ số lượng

- Trỏ hành động, tính chất, sự việc

b) Ghi nhớ 2:sgk/56 2. Đại từ để hỏi

a) Khảo sát, phân tích ngữ liệu/56

* Nhận xét: Đại từ để hỏi dùng để:

- Hỏi người, sự vật - Hỏi về số lượng

- Hỏi về hoạt động, t.chất sự việc

b) Ghi nhớ 3:sgk/56 Hoạt động 3 : Mở rộng sáng tạo (15’)

- Mục tiêu: học sinh thực hành kiến thức đã học.

- Phương pháp:Vấn đáp, phân tích, so sánh đối chiếu.

- phương tiện: SGK, máy tính, máy chiếu - Kĩ thuật: động não.

- GV chiếu giải thích về bảng đại từ nhân xưng - HS làm miệng

số Số ít Số hiều

III. Luyện tập:

Bài 1(56)

a) Bảng Đại từ xưng hô

(5)

gôi

1 Tôi, tao, tớ Chúng tôi...

2 Mày húng mày

3 Nó, hắn Chúng nó, họ

b) Mình 1: Ngôi thứ nhất Mình 2: Ngôi thứ hai

Bài tập 2 / 57

Tìm thêm 1 số ví dụ danh từ chỉ người dùng như đại từ:

- Anh đi anh nhớ...

- Con đi trăm núi... HS lên bảng làm ( nhóm 2 làm)

- Anh với tôi đôi người... G + Lớp chữa

- Con mời ông vô xơi cơm.

Bài tập 3

Đặt câu với cách dùng các từ : ai, sao, bao nhiêu ko phải để hỏi mà để trỏ chung.

- HS lên bảng làm ( nhóm 3 ) dưới lớp làm.

- GV+ lớp chữa

VD: * - Hôm nay không ai đi học muôn.

- Na học giỏi, ai cũng khen cô bé.

* - Dù sao anh cũng nên bỏ qua cho nó.

- Tôi không sao hiểu được điều đó.

* Bao nhiêu khó khăn cậu ấy đều vượt qua.

Bao nhiêu người thì bấy nhiêu tính cách khác nhau.

Bài 4(57)

- Nên xưng là tôi, tớ. Gọi bạn là cậu, bạn.

Hiện tượng bạn bè gọi nhau trong sinh hoạt: mày, xưng tao thiếu lịch sự. Thể hiện thái độ xuồng xã, không tôn trọng lẫn nhau.

- Khi giao tiếp cần lựa chọn từ xưng hô cho thích hợp với hoàn cảnh giao tiếp mới có hiệu quả.

Bài tập 5: So sánh sự khác nhau về số lượng và ý nghĩa biểu cảm giữa từ xưng hô TV với đại từ xưng hô trong ngoại ngữ.

* TV: Có số lượng nhiều, mang s/thái biểu cảm cao.

* Ngoại ngữ : Đại từ xưng hô ít, thường có tính chất trung hoà, không mang tính biểu cảm.

G: Các em sẽ học, hiểu kĩ hơn trong bài "Xưng hô trong hội thoại" ( lớp 9)

* HS đọc bài đọc thêm  sử dụng từ xưng hô cho phù hợp.

HĐ4: luyện tập, hướng dẫn về nhà 4. Củng cố (3’)(PP vấn đáp, thuyết trình)

GV chiếu 2 bảng : HS lên hoàn thành đầy đủ thông tin ở bảng phụ theo nd đã học.

1. Đại từ là những từ dùng để trỏ người, SV, HĐ, t/chất... được nói đến trong 1 ngữ cảnh nhất định của lời nói hoặc dùng để hỏi.

2. Hoàn thành sơ đồ sau

ĐẠI TỪ

(6)

Đáp án:

GV : Khái quát hoá bằng sơ đồ tư duy

Đại từ

ĐT để trỏ ĐT để hỏi

Trỏ người trỏ số trỏ hoạt động hỏi về hỏi về hỏi về

lượng tính chất, sự việc người,sự vật số lượng hoạt động,t/c, s.việc

5. HDVN: (3’)(PP thuyết trình)

- Học thuộc và nắm chắc nội dung bài học (Theo phần C2). Lấy được ví dụ.

- Hoàn thành BT/SGK; làm BT6 ( SBTVN7 tập 1/29)

- Xác định đại từ trong các câu hát về tình cảm gia đình, tình yêu quê hương, đất nước, con người.

- Tập viết đoạn văn với chủ đề : Quê hương có dùng đại từ . Xác định ĐT - Chuẩn bị: Luyện tập tạo lập văn bản

+ Đọc đề bài

+ Xây dựng các bước để tạo lập văn bản + Lựa chọn viết một đoạn văn trong văn bản V. Rút kinh nghiệm:

………

……

………

……

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

4.Phát triển năng lực: rèn HS năng lực tự học ( Lựa chọn các nguồn tài liệu có liên quan ở sách tham khảo, internet, thực hiện soạn bài ở nhà có chất lượng, hình thành

Phát triển năng lực: Rèn HS năng lực tự học ( Lựa chọn các nguồn tài liệu có liên quan ở sách tham khảo, internet, thực hiện soạn bài ở nhà có

Phát triển năng lực: rèn HS năng lực tự học ( lựa chọn các nguồn tài liệu có liên quan ở sách tham khảo, internet , thực hiện soạn bài ở nhà có chất lượng, hình thành

Phát triển năng lực: rèn HS năng lực tự học ( lựa chọn các nguồn tài liệu có liên quan ở sách tham khảo, internet , thực hiện soạn bài ở nhà có chất lượng, hình thành

Phát triển năng lực: rèn HS năng lực tự học ( lựa chọn các nguồn tài liệu có liên quan ở sách tham khảo, internet , thực hiện soạn bài ở nhà có chất lượng, hình thành

4.Phát triển năng lực: rèn HS năng lực tự học ( Lựa chọn các nguồn tài liệu có liên quan ở sách tham khảo, internet, thực hiện soạn bài ở nhà có chất lượng, hình thành

Phát triển năng lực: rèn HS năng lực tự học ( lựa chọn các nguồn tài liệu có liên quan ở sách tham khảo, internet , thực hiện soạn bài ở nhà có chất lượng, hình

Phát triển năng lực: rèn HS năng lực tự học ( lựa chọn các nguồn tài liệu có liên quan ở sách tham khảo, internet , thực hiện soạn bài ở nhà có chất lượng, hình thành