• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài giảng; Giáo án - Trường THCS Hưng Đạo #navigation_collapse{display:none}#navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#banner{height:150px}@media(min-width:1050px){#wrapper,#banner{width:1050px}.miniNav{width:1050

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bài giảng; Giáo án - Trường THCS Hưng Đạo #navigation_collapse{display:none}#navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#banner{height:150px}@media(min-width:1050px){#wrapper,#banner{width:1050px}.miniNav{width:1050"

Copied!
6
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

Ngày soạn: 15.9.2019

Ngày giảng ... Tiết 14 - Văn bản NHỮNG CÂU HÁT CHÂM BIẾM.

Bài 1-2 I. Mục tiêu:

1. Kiến thức:

- Mô tả ứng xử của tác giả dân gian trước những thói hư tật xấu, những hủ tục lạc hậu.

- Nắm được một số biện pháp nghệ thuật tiêu biểu thường thấy trong các bài ca dao châm biếm.

- Vận dụng trong cuộc sống cho phù hợp.

2. Kĩ năng:

* KNBH: - Đọc-hiểu những câu hát châm biếm.

- Phân tích được giá trị nội dung và nghệ thuật của những câu hát châm biếm trong bài học.

* KNS: + Tự nhận thức: nhận thức được những cách ứng xử khéo léo của tác giả dân gian.

+ Ra quyết định: Vận dụng linh hoạt các cách ứng xử trong đời sống hàng ngày.

+ Giao tiếp phản hồi /lắng nghe tích cực/ tư duy phê phán một số hiện tượng thực tế trong đời sống xã hội như lười nhác, khoe khoang, dốt nát, mê tín...

3. Thái độ: - Giáo dục học sinh có ý thức sử dụng các nghệ thuật trong đời sống - Hiểu thêm về xã hội phong kiến xưa kia.

HẠNH PHÚC, TỰ DO, TÔN TRỌNG, TRÁCH NHIỆM

4. Phát triển năng lực: Rèn HS năng lực tự học ( Lựa chọn các nguồn tài liệu có liên quan ở sách tham khảo, internet, thực hiện soạn bài ở nhà có chất lượng ,hình thành cách ghi nhớ kiến thức, ghi nhớ được bài giảng của GV theo các kiến thức đã học), năng lực giải quyết vấn đề (phát hiện và phân tích được vẻ đẹp tác phẩm ), năng lực sáng tạo ( có hứng thú, chủ động nêu ý kiến), năng lực sử dụng ngôn ngữ khi nói; năng lực hợp tác khi thực hiện nhiệm vụ được giao trong nhóm; năng lực giao tiếp trong việc lắng nghe tích cực, thể hiện sự tự tin chủ động trong việc chiếm lĩnh vẻ đẹp tác phẩm văn chương.

* Giáo dục đạo đức: Tình yêu nước, yêu tự do, tinh thần trách nhiệm với cá nhân.

Tình yêu nước, yêu tự do, tinh thần trách nhiệm với cá nhân

*Giáo dục môi trường: sưu tầm những bài ca dao về môi trường.

II.Chuẩn bị

- GV: nghiên cứu SGK, chuẩn kiến thức, SGV, bài soạn, tranh ảnh dân gian minh hoạ

- Hs soạn trước bài mới, soạn bài 1-2 III. Phương pháp:

- Phát vấn câu hỏi, giảng bình, thảo luận nhóm, phân tích, so sánh.

- KT: động não, trình bày 1 phút.

IV. Tiến trình dạy học và giáo dục 1. Ổn định tổ chức (1’): KT sĩ số:

(2)

2. Kiểm tra bài cũ (5’)

Câu hỏi: Đọc thuộc lòng 2 bài ca dao thuộc chủ đề những câu hát than thân . Nêu những nét đặc sắc về nội dung và nghệ thuật của mảng ca dao này?

Đáp án: - H/S đọc 2 bài ca dao.

- Những câu hát than thân thường dùng các sự vật, con vật gần gũi, bé nhỏ, đáng thương làm hình ảnh biểu tượng, ẩn dụ, so sánh để diễn tả tâm trạng, thân phận con người. Ngoài ý nghĩa than thân, đồng cảm với cuộc đời đau khổ, đắng cay của ngừơi lao động, những câu hát này còn có ý nghĩa phản kháng tố cáo xã hội phong kiến.

3. Bài mới

Hoạt động 1: khởi động(1’)

- Mục tiêu: đặt vấn đề tiếp cận bài học.

- Hình thức: hoạt động cá nhân.

- Kĩ thuật/ PP: thuyết trình.

Sống trên đời biết châm biếm là biết sống, biết phân biệt trái xấu tốt là biết cười. Những câu dân ca, ca dao đã thể hiện một cách nhìn phê phán sắc sảo, một bản lĩnh sống đàng hoàng của nhân dân lao động. Đồng thời đã giễu cợt và đả kích, hạ nhục biết bao đối tượng “cao quý tôn nghiêm” trong xã hội phong kiến.

Hoạt động 2( 3’)

- Mục tiêu: học sinh nhớ lại về thể loại - Phương pháp: vấn đáp

- Phương tiện: SGK, bảng phụ - Kĩ thuật: động não.

? Sau khi soạn bài ở nhà em có nhận xét gì về chủ đề hai bài ca dao?

H trả lời:

GV chốt:

Hoạt động 3 (25’)Hướng dẫn HS đọc – hiểu văn bản

- Mục tiêu: hướng dẫn học sinh đọc và tìm hiểu giá trị của văn bản

- Phương pháp: vấn đáp, thyết trình, đọc diễn cảm, nêu vấn đề, phân tích so sánh đối chiếu, giảng bình.

- Phương tiện: tư liệu, SGK, bảng - Kĩ thuật: động não.

- GV hướng dẫn đọc: Giọng hài hước, mỉa mai, nhấn giọng ở một số từ, câu

Riêng bài 3: Đọc với giọng khẩn trương sôi nổi - Gọi 2 HS đọc

- Giải thích: tăm, trống canh, la đà, mỏ rao…

I. Tìm hiểu chung:

- Thể hiện hai thái độ ứng xử, hai cách biểu hiện tình cảm trái ngược mà thống nhất của người bình dân VN trước hiện thực cuộc sống:

- than thở,trữ tình - cười cợt,châm biếm II. Đọc - hiểu văn bản:

1. Đọc, chú thích:

? Chủ đề của các bài ca dao? 2. Kết cấu, bố cục

- Chủ đề: các câu hát châm

(3)

? Gọi HS đọc bài 1 H Đọc bài ca dao 1

? Bài ca dao nói về ai, về việc gì?

- giới thiệu chú tôi

- nói chuyện mai mối cho chú tôi.

? Chân dung "Chú tôi" được miêu tả qua những h/ả, chi tiết nào ?

H: GV dùng bảng phụ:

Chú tôi hay tửu - tăm nước chè đặc

nằm ngủ trưa

* ước: ngày mưa: không phải làm

đêm: thừa trống canh: ngủ nhiều.

? Em có nhận xét gì về việc dùng từ "hay" ? - Hay Điệp ngữ thói quen khó bỏ Mỉa mai, châm biếm.

? Cảm nhận của em về nhân vật “chú tôi" qua những chi tiết, hình ảnh trên ?

HS: Người lắm tật: nghiện ngập, lười biếng.

GV: Với 4 chữ “hay” đã cho người đọc thấy được cái nết của chú tôi là hay say sưa, rượu chè, lại rất lười biếng bởi người nông dân vốn cần cù một nắng hai sương, chân lấm tay bùn quanh năm, nhưng chú tôi lại hay nằm ngủ trưa.

Những điều ước của chú tôi cũng rất lạ, ít thấy trong suy nghĩ của người nông dân “ước những ngày mưa” để khỏi phải ra đồng làm lụng, ước

“những đêm thừa trống canh” để ngủ được đẫy giấc.

=> bài ca dao nhẹ nhàng mà bỡn cợt, chú cái cò là người nông dân nghiện ngập rượu chè, thích ăn no ngủ kĩ mà lại rất lười biếng.

? Thông thường để giới thiệu nhân duyên cho ai đó, người ta nói đẹp, nói thuận cho người đó nhưng ở đây có dùng cách nói đó không?

- Không -> nói ngược

? Tác giả d/gian nói ngược như vậy nhằm mục đích gì?

- Giễu cợt, châm biếm nhân vật chú tôi một cách hóm hỉnh.

? "Chú tôi" lắm tật” như vậy mà tác giả d/gian định giới thiệu cho ai?

- Cô yếm đào

biếm

3. Phân tích:

a) Bài 1

(4)

? Cô yếm đào tượng trưng cho điều gì ? Theo em chàng trai nào xứng đáng làm chồng cô yếm đào?

- Là cô gái trẻ đẹp -> Người tốt, giỏi giang.

? Biện pháp nghệ thuật nào được tác giả sử dụng ở đây? Tác dụng?

- Sự đối lập tăng tính mỉa mai.

? Bài ca châm biếm hạng người nào trong xã hội ?

- Nghiện ngập, lười biếng

GV: Hạng người này thời nào cũng có, nơi nào cũng có, cần phải phê phán châm biếm. Đó là những người lười biếng, thích hưởng thụ, sống ỷ vào người khác “ăn no rồi lại …xem”

? Tìm những câu tục ngữ, thành ngữ có nội dung tương tự?

- Há miệng chờ sung

- Ăn cỗ đi trước, lội nước theo sau

* GV chuyển ý:

Gọi HS đọc bài 2

? Bài 2 nhắc lại lời của ai nói với ai? Em có nhận xét gì về lời nói đó?

- Lời của thầy bói nói với người xem bói.

? Thầy nói điều gì và phán thế nào?

- Đây là 3 việc lớn của một đời người.

- Toàn những điều quan trọng nhưng vô nghĩa + Tài lộc: giàu - nghèo

+ Gia cảnh: mẹ - cha Nói nước đôi,phóng đại

+ Nhân duyên: chồng - con

? Em có nhận xét ntn về cách nói theo kết cấu:

chẳng... thì, của thầy bói?

- Đây là cách nói nước đôi, không đúng thế này thì đúng thế kia. Nó chứng tỏ rằng chẳng cần phải suy nghĩ gì cũng có thể phán hàng chục, hàng trăm câu như vậy. Những điều dự đoán lại rất hiển nhiên. Thầy bói đoán mà như cẳng đoán gì cả. Thầy bói chỉ ba hoa.

GV: Toàn những chuyện hệ trọng trong cuộc đời con người mà người xem bói rất quan tâm (đặc biệt là phụ nữ) được thầy bói phán có vẻ cụ thể rõ ràng, khẳng định như đinh đóng cột bằng cách nói nước đôi, nói dựa, nói những sự thật hiển nhiên mà ai cũng biết chứ không cần phải thầy bói mới biết. Thực tế thầy đoán nhưng chẳng

- Bằng nghệ thuật đối lập, hình ảnh tượng trưng, cách nói ngược bài ca dao chế giễu, phê phán những người nghiện ngập, lười biếng.

b) Bài 2:

(5)

đoán được gì  lời thầy vô nghĩa, nực cười.

? Qua đó lộ ra bản chất của thầy bói ở đây là gì?

- Dốt nát, bịp bợm, lợi dụng lòng tin người khác để kiếm tiền buôn thần bán thánh

? Bài ca dao phê phán hiện tượng nào trong xã hội. Nghệ thuật diễn đạt?

- 2 HS trình bày

? Hãy tìm những bài ca dao có nội dung tương tự?

Tiền buộc dải yếm bo bo Đem cho thầy bói rước lo vào mình

- Tử vi xem số cho người Số thầy thì để cho ruồi nó bâu.

GV chốt và chuyển ý:

HS thảo luận nhóm

? Nội dung chính của các bài ca dao này là gì?

? Em hãy khái quát những nét nghệ thuật đặc sắc của chùm bài ca dao châm biếm?

- 2 HS phát biểu -> GV chốt bằng ghi nhớ

Hoạt động 5 (4’) Hướng dẫn HS luyện tập - Mục tiêu: học sinh thực hành kiến thức đã học.

- Phương pháp: vấn đáp, so sánh đối chiếu - Phương tiện: sgk, bảng phụ.

- Kĩ thuật: động não.

- Yêu cầu HS trả lời miệng - Gọi HS trình bày miệng

? Nêu cảm nghĩ về một bài ca dao em thích?

- HS trình bày miệng

- Với cách nói phóng đại, nước đôi bài ca dao phê phán những kẻ hành nghề mê tín lừa bịp người khác để kiếm tiền; châm biếm những kẻ mù quáng, ít hiểu biết.

4. Tổng kết a. Nội dung:

- Phê phán những thói hư tật xấu của những hạng người và sự việc đáng cười trong xã hội. Từ đó thể hiện tinh thần phê phán mang tính dân chủ của những con người thuộc tầng lớp bình dân.

b. Nghệ thuật:

- Sử dụng các hình thức giễu nhại. Cách nói hàm ý.Nghệ thuật trào lộng dân gian qua phép ẩn dụ, tượng trưng, phóng đại.

c. Ghi nhớ : sgk(53) III. Luyện tập:

Bài 1( 53)

- ý kiến (C) đúng Bài 2(53): Giống

Có nội dung châm biếm, đối tượng châm biếm là những hạng người đáng chê cười trong xã hội

- Sử dụng hình thức gây cười -> tạo ra tiếng cười Bài 3: Đọc thêm

Bài 4

Viết cảm nhận của em về một bài ca dao châm biếm tiêu biểu.

(6)

4. Củng cố:(3’) PP: Khái quát hoá bằng sơ đồ tư duy

? Em hãy lên bảng lập sơ đồ tư duy cho từ khoá sau: chủ đề trong ca dao Chủ đề trong ca dao

tình cảm tình yêu quê hương than thân châm biếm

gia đình đất nước,con người

cha anh vẻ đẹp vẻ đẹp cuộc đời phản kháng phơi mẹ em phong cảnh VH, lịch sử đắng cay tố cáo bày, thói hư, tật xấu

so sánh,ẩn dụ , điệp ngữ thể thơ lục bát,lục bát biến thể 5. Hướng dẫn về nhà (3’)

- Học thuộc bài ca dao. Làm bài tập 4

- Sưu tầm, phân loại và học thuộc một số bài ca dao châm biếm.

- Chuẩn bị bài “Đại từ”

+ Nghiên cứu ngữ liệu SGK

+ Trả lời câu hỏi và xem trước BT V. Rút kinh nghiệm

………

...

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

4.Phát triển năng lực: rèn HS năng lực tự học ( Lựa chọn các nguồn tài liệu có liên quan ở sách tham khảo, internet, thực hiện soạn bài ở nhà có chất lượng, hình thành

4.Phát triển năng lực: rèn HS năng lực tự học ( Lựa chọn các nguồn tài liệu có liên quan ở sách tham khảo, internet, thực hiện soạn bài ở nhà có chất lượng, hình thành

Phát triển năng lực: rèn HS năng lực tự học ( lựa chọn các nguồn tài liệu có liên quan ở sách tham khảo, internet , thực hiện soạn bài ở nhà có chất lượng, hình thành

Phát triển năng lực: rèn HS năng lực tự học ( lựa chọn các nguồn tài liệu có liên quan ở sách tham khảo, internet , thực hiện soạn bài ở nhà có chất lượng, hình thành

Phát triển năng lực: rèn HS năng lực tự học ( lựa chọn các nguồn tài liệu có liên quan ở sách tham khảo, internet , thực hiện soạn bài ở nhà có chất lượng, hình thành

4.Phát triển năng lực: rèn HS năng lực tự học ( Lựa chọn các nguồn tài liệu có liên quan ở sách tham khảo, internet, thực hiện soạn bài ở nhà có chất lượng, hình thành

Phát triển năng lực: rèn HS năng lực tự học ( lựa chọn các nguồn tài liệu có liên quan ở sách tham khảo, internet , thực hiện soạn bài ở nhà có chất lượng, hình

Phát triển năng lực: rèn HS năng lực tự học ( lựa chọn các nguồn tài liệu có liên quan ở sách tham khảo, internet , thực hiện soạn bài ở nhà có chất lượng, hình thành