• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài giảng; Giáo án - Trường TH Hoàng Quế #navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#main-content .container{width:100%}#breadcrumb-area,.container .row.top-row>div .portlet-column-content,.container .row.bottom-

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bài giảng; Giáo án - Trường TH Hoàng Quế #navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#main-content .container{width:100%}#breadcrumb-area,.container .row.top-row>div .portlet-column-content,.container .row.bottom-"

Copied!
44
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

TUẦN 21

NS: 21 / 01 / 2022

NG: 24 / 01 / 2022 Thứ 2 ngày 24 tháng 01 năm 2022

TOÁN

LUYỆN TẬP CHUNG

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

- Giúp học sinh củng có lại cách thực hiện phép chia phân số.Biết cách tính và viết gọn phép chia một phân số cho 1 số tự nhiên.

- Rèn kĩ năng tính chính xác và giải toán có lời văn liên quan đến nhân, chia phân số.

+ Năng lực tự học, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL tư duy - lập luận logic.

+ Giáo dục ý thức tư duy và ý thức rèn luyện toán cho học sinh.

II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC:

- GV: powerpoint, máy tính

- HS: máy tính (điện thoại), sách vở, bút...

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1- HĐ Mở đầu: (5’)

- Chơi trò chơi Chuyền Hoa - 1 H lên báng tính

- 1 học sinh lên bảng làm bài 3 VBT.

- TK trò chơi - Dẫn vào bài

Tính: 2 : 31 = 213 = 6 ; Bài giải

Chiều dài của hình chữ nhật là:

2 : 21 = 4 ( m ) Đáp số: 4 m.

- Giới thiệu bài: Các em đã biết thực hiện tính chia rất tốt vậy cô trò chúng ta cùng đi học phép chia phân số cho số tự nhiên qua tiết luyện tập.

2- HĐ Luyện tập, thực hành. (30’) Bài 1: 8′

- Bài yêu cầu gì? - Tính:

+ Nhận xét gì về các phép tính? - Phép chia 2 phân số và chia số tự nhiên cho phân số.

+ Yêu cầu học sinh làm bài – 2 học sinh làm bảng nhóm.

- Học sinh làm bài – đổi chéo vở kiểm tra.

a, 95:7495473635; b, :5131511353; c, 1 : 3212323; + Để thực hiện phép chia phân số, ta làm như thế nào?

+ Nêu cách chia số tự nhiên cho phân số?

- Ta lấy phân số thứ nhất nhân với phân số thứ 2 đảo ngược

- Lấy số tự nhiên nhân với mẫu số rồi chia cho tử số.

Bài 2: 7′

+ Bài yêu cầu gì? Tính (theo mẫu):

M: 43 : 2 = ?

- Đây là phép chia 1 phân số cho 1 số tự

(2)

+ Em có nhận xét gì về phép chia này? nhiên.

- GV HD mẫu:

+ Làm thế nào để thực hiện được phép chia 1 phân số cho 1 số tự nhiên?

- Tử số giữ nguyên, nhân mẫu số với số tự nhiên.

M: 43 : 2 = 432 = 83 + Yêu cầu học sinh làm bài – 2 học

sinh làm bảng phụ.

- Học sinh làm bài – đọc – nhận xét.

a, 75 : 3 = 753 = 215 b, 1 1 12 2 5 10:5  c, 2 2 2 1:43 34 12 6   + Để chia 1 phân số cho 1 số tự nhiên, ta làm như thế nào?

- Giữ nguyên tử số, lấy mẫu số nhân với số tự nhiên.

Bài 3: 8′

- Bài yêu cầu gì ? Tính:

+ Con có nhận xét gì về biểu thức? - là 1 biểu thức có các phép cộng, trừ, nhân, chia.

+ Ta cần thực hiện như thế nào? - Nhân chia trước, cộng trừ sau.

+ Yêu cầu học sinh làm bài – 2 học sinh làm bảng nhóm.

- Học sinh làm bài – đọc – nhận xét.

a, 92433136631316161622163 b, 31:41214121134321434241

+ Nêu cách tính giá trị biểu thức của các phân số?

- Tương tự với biểu thức là các số tự nhiên. Cần thực hiện theo quy tắc nhân chia trước, cộng trừ sau.

Bài 4: 7′

- Gọi học sinh đọc bài toán:

+ Bài toán cho biết gì?

Tóm tắt:

Chiều dài: 60 m

Chiều rộng bằng: 53 chiều dài + Bài toán hỏi gì? P: ...m?; S: ... m2?

+ Yêu cầu học sinh làm bài – 1 học sinh làm bảng nhóm.

- Học sinh làm bài – đọc – nhận xét Bài giải:

Chiều rộng của mảnh vườn đó là:

60  536)(

3m

Chu vi của mảnh vườn đó là:

(60 + 36) 2 = 192(m) Diện tích của mảnh vườn đó là:

60  36 = 2160 (m2) Đáp số: Chu vi: 192m Diện tích: 2160 m2 + Bài toán liên quan đến những dạng

kiến thức nào?

- Tìm phân số của 1 số

- Cách tính P, S của hình chữ nhật.

+ Muốn tìm phân số của 1 số ta làm như thế nào ?

- Ta lấy số đó nhân với phân số.

+ Nêu cách tính P, S của hình chữ nhật?

- P = ( a+b ) 2 - S = a  b 3- HĐ Vận dụng. (5’)

+ Để thực hiện được phép chia 1 phân số cho 1 số tự nhiên ta làm như thế

- Giữ nguyên tử số, lấy mẫu số nhân với số tự nhiên.

(3)

nào?

* Củng cố - Dặn dò - Nhận xét giờ học.

- Ghi nhớ kiến thức đã học.

- Chuẩn bị bài sau.

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY.

….……….

TẬP LÀM VĂN

LUYỆN TẬP XÂY DỰNG MỞ BÀI TRONG BÀI VĂN MIÊU TẢ CÂY CỐI

I.YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

- Hs nắm được 2 cách mở bài trực tiếp, gián tiếp trong bài văn miêu tả cây cối.

- Vận dụng viết được hai kiểu mở bài trên khi làm bài văn tả cây cối.

- Góp phần phát huy các năng lực, phẩm chất:

+ NL tự học, Sử dụng ngôn ngữ, NL sáng tạo, NL hợp tác + HS yêu thích môn học

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- GV: powerpoint, máy tính

- HS: máy tính (điện thoại), sách vở, bút...

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1- HĐ Mở đầu: (5’)

*Trò chơi: Gọi đò

+ Nêu cấu tạo của bài văn miêu tả cây cối?

+ Hãy nêu các biện pháp nghệ thuật khi làm văn tả cây cối?

- GV quan sát, nhận xét, tuyên dương, dẫn vào bài mới.

-HS tham gia chơi

1. Mở bài: Giới thiệu cây cần tả.

2. Thân bài:

- Tả bao quát: hình dáng, kích thước, màu sắc,...

- Tả từng bộ phận của cây: thân, lá, cành, gốc, rễ,...

3. Kết bài: Ích lợi của cây.

- so sánh và nhân hóa.

*GV giới thiệu: Các em đã nắm được 2 cách mở bài (trực tiếp, gián tiếp) trong bài văn miêu tả cây cối. Vận dụng kiến thức đã biết để viết được đoạn mở bài cho bài văn tả một cây mà em thích. GV ghi tên bài.

2- HĐ Luyện tập, thực hành.

Bài 1: (7’) Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung - Các em hãy đọc thầm lại 2 cách mở bài và tìm cách khác nhau trong 2 cách mở bài trên.

- Gọi hs phát biểu

- 1 HS đọc to trước lớp - HS làm bài

- Điểm khác nhau của 2 cách MB + Cách 1: MB trực tiếp - giới thiệu ngay cây hoa cần tả

+ Cách 2: MB gián tiếp - nói về mùa xuân, các loài hoa trong vườn,

(4)

Bài 2: (7’) Gọi HS đọc yêu cầu

- Gợi ý: Các em hãy viết MB gián tiếp cho một trong 3 loài cây (phượng, mai, dừa).

Khi viết MB gián tiếp các em cần bám sát gợi ý, vị trí đã cho trong bài (phát phiếu cho 3 HS)

- Gọi HS làm bài và trình bày - Cùng hs nhận xét

- Gọi hs đọc đoạn MB của mình, sửa lỗi dùng từ, đặt câu cho từng hs.

Bài 3: (8’)Gọi HS đọc yêu cầu bài tập

- Các em hãy hoạt động nhóm 4. Ghi nhanh 4 câu hỏi lên bảng

+ Cây đó là cây gì?

+ Cây được trồng ở đâu?

+ Cây do ai trồng? Trồng vào dịp nào?

+ Ấn tượng của em khi nhìn cây đó thế nào?

- Gọi HS giới thiệu về cây mình chọn

Bài 4: (8’) Gọi HS đọc yêu cầu bài tập - Dựa vào các câu trả lời ở BT3, các em hãy viết 1 đoạn MB g.thiệu chung về cây định tả.

- Gọi HS nối tiếp nhau đọc đoạn MB của mình. Trước khi đọc các em nói rõ đó là đoạn MB viết theo kiểu trực tiếp hay gián tiếp.

- Nhận xét -đánh giá.

rồi mới giới thiệu cây hoa cần tả.

- 1 HS đọc yêu cầu - Lắng nghe, tự làm bài

- HS trình bày - Nhận xét

- Đọc đoạn văn của mình

a) Từ xa nhìn lại trường em như một khu vườn cổ tích với rất nhiều cây bóng mát. Đó là những món quà mà các anh chị đi trước trồng tặn trường. Mỗi cây đều có một kỉ niệm riêng với từng lớp. Nhưng to nhất, đẹp nhất là cây phượng vĩ trồng ở giữa sân trường.

- 1 HS đọc yêu cầu

- Hoạt động nhóm 4 giới thiệu với các bạn cây mà mình yêu thích dựa vào ảnh mang đến lớp và các câu hỏi gợi ý.

Ví dụ:

- Em thích nhất là cây bàng. Cây bàng như một cái ô xanh khổng lồ giữa sân trường em. Cây bàng này do các anh chị lớp trước trồng.

Những giờ ra chơi chúng em thường vui chơi dưới gốc bàng. Nó đã từng chứng kiến bao nhiêu kỉ niệm buồn vui của chúng em.

- 1 HS đọc yêu cầu - HS làm bài cá nhân

- Đọc trước lớp đoạn MB của mình.

- HS nhận xét.

* MB trực tiếp: Phòng khách nhà tôi Tết năm nay có bày một cây trạng nguyên.

Mẹ tôi mua cây về trước tết để trang trí phòng khách. Vừa thấy cây trạng nguyên

(5)

xinh xắn chỉ cao hơn cái thườc kẻ học trò mà đã có bao nhiêu lá đỏ rực rỡ, tôi thích quá, reo lên: "Ôi, cây hoa đẹp quá!"

* MB gián tiếp: Tết năm nay, bố mẹ tôi bàn nhau không mua cúc, hồng, hoa mai mà đổi màu hoa khác để trang trí phòng khách. Nhưng mua hoa gì thì bố mẹ chưa nghĩ ra. Thế rồi một hôm, tôi thấy mẹ chở về một cây trạng nguyên xinh xắn, có bao nhiêu là lá đỏ rực rỡ. Vừa thấy cây hoa, tôi thích quá reo lên: " Ôi, cây hoa đẹp quá!"

3- HĐ Vận dụng. (5’)

+ Có mấy cách mở bài? Đó là cách nào?

Củng cố, dặn dò

- Củng cố nội dung bài.

*QTE:-GV liên hệ thực tế gdhs...

- Chuẩn bị cho tiết học sau.

- có 2 cách MB: MB trực tiếp, MB gián tiếp

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY.

….……….

TẬP ĐỌC

THẮNG BIỂN

I.YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

- Đọc trôi chảy toàn bài. Biết đọc diễn cảm 1 đoạn trong bài với giọng sôi nổi, bước đầu biết nhấn giọng những từ ngữ gợi tả.

- Hiểu nội dung của bài: Ca ngợi lòng dũng cảm, ý chí quyết thắng của con người trong cuộc đấu tranh chống thiên tai, bảo vệ con đê, giữ gìn cuộc sống bình yên.

- Góp phần phát huy các năng lực, phẩm chất:

+ Năng lực tự học, NL giao tiếp và hợp tác, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL ngôn ngữ, NL thẩm mĩ.

+Hs yêu thích môn học

* GDKNS:

- Giao tiếp: Bày tỏ suy nghĩ, mong muốn của bản thân trước việc làm...

- Ra quyết định, ứng phó: trước mỗi việc làm cần có quyết định kịp thời, đúng đắn.

- Đảm nhận trách nhiệm: Có trách nhiệm về viẹc làm của mình

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- GV: powerpoint, máy tính

- HS: máy tính (điện thoại), sách vở, bút...

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU:

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1- HĐ Mở đầu: (5’)

-Cho Hs thi đọc thuộc 2 khổ thơ trong bài :Bài thơ về tiểu đội xe không kính + Nêu ý chính của bài thơ?

- Gv nhận xét, tuyên dương, dẫn vào bài + Em hãy mô tả nội dung bức tranh ?

- Hs thi đọc

-Bài thơ ca ngợi tinh thần lạc quan, dũng cảm của các chiến sĩ lái xe trong những năm tháng chống Mỹ cứu nước.

- Lớp nhận xét.

- Tranh vẽ những người thanh niên đang lấy thân mình làm hàng rào để

(6)

ngăn dòng nước.

GV: Lòng dũng cảm của con người không chỉ được bộc lộ trong chiến đấu chống kẻ thù xâm lược, trong đấu tranh bảo vệ lẽ phải, mà còn bộc lộ trong cuộc đấu tranh chống thiên tai. Qua bài tập đọc Thắng biển của nhà văn Chu Văn, các em sẽ thấy được lòng dũng cảm của những con người bình dị trong cuộc vật lộn với cơn bão biển hung dữ, cứu sống quãng đê giữ vững cuộc sống cho dân làng.

2- HĐ Hình thành kiến thức mới:

a. Luyện đọc(10'):

- Gọi 1 HS đọc bài - GV chốt vị trí các đoạn:

- Yêu cầu HS đọc nối tiếp đoạn lần 1 theo nhóm.

- GV gọi HS nêu các từ khó đọc.

+ Cho HS đọc cá nhân, đồng thanh.

- Cho HS đọc nối tiếp đoạn lần 2 trước lớp bằng trò chơi Xì điện và giải nghĩa các từ khó SGK.

- Yêu cầu 3 HS đọc nối tiếp đoạn lần 3, luyện đọc câu dài.

+ GV hd đọc câu văn dài.

+ GV nhận xét.

- Cho HS luyện đọc nối tiếp đoạn trong cặp

- GV đọc mẫu toàn bài

- GV lưu ý giọng đọc cho HS:

b. Tìm hiểu bài (12'):

- Đọc thầm đoạn 1: Tìm từ ngữ, hình ảnh trong đoạn văn nói lên sự đe dọa của cơn bão biển ?

Gv tiểu kết chuyển ý

- Đọc thầm đoạn 2: Cuộc tấn công dữ dội của cơn bão biển được miêu tả như thế nào ?

- 1 HS đọc bài, cả lớp đọc thầm - HS chia đoạn

- Bài được chia làm 3 đoạn

+ Đoạn 1: Mặt trời lên cao...cá chim nhỏ bé.

+ Đoạn 2: Một tiếng ào...chống giữ + Đoạn 3: Một tiếng reo to…quãng đê sống lại.

- đọc nối tiếp đoạn trong nhóm lần 1 và phát hiện các từ ngữ khó (khoảng mênh mông ầm ĩ, vật lộn, quật, trồi lên, cột chặt...)

- Luyện đọc từ khó: Cá nhân-> Lớp - 3 HS đọc nối tiếp lần 2, giải nghĩa từ khó (đọc chú giải)

+ Mập: Cá mập (nói tắt)

+ Cây vẹt: Cây sống ở vùng nước mặn. Lá dày và nhẵn.

+ Xung kích: Đi đầu làm những nhiệm vụ khó khăn, gay go nhất.

+ Chão: Dây thong to, rất bền.

- 3 HS đọc nối tiếp đoạn , luyện đọc đúng câu:

Một bên là hàng ngàn người/ với hai bàn tay/ và những dụng cụ thô sơ, với tinh thần quyết tâm chống giữ.

Biển đe dọa, biển tấn công, người đã thắng biển.

- Gió đã bắt đầu mạnh, nước biển càng dữ, biển cả muốn nuốt tươi con đê mỏng manh ..

(7)

Gv tiểu kết chuyển ý

- Những từ ngữ, hình ảnh nào thể hiện lòng dũng cảm, sức mạnh sự chiến thắng của con người trước cơn bão ?

Gv tiểu kết

Câu chuyện muốn nói về điều gì?

Ghi ý chính

3- HĐ Luyện tập, thực hành. (8'):

- Yêu cầu đọc nối tiếp 3 đoạn của bài.

- Gv đưa bảng phụ hướng dẫn hs đọc đoạn cuối của bài.

- Nhận xét, tuyên dương 4- HĐ Vận dụng. (5’)

+ Em học được điều gì qua bài đọc?

*Củng cố, dặn dò:

- Bài cho em cảm nhận được điều gì ? Gd Quyền, bổn phận

- Nhận xét tiết học.

- Về nhà học bài.

Sự đe dọa của biển

- Cơn bão có sức phá hủy không gì cản nổi như đàn cá voi lớn, tràn qua cây vẹt cao nhất, vụt vào thân đê rào rào.

Giận dữ điên cuồng, cơn bão biển dữ dội tấn công con đê

- Họ khoác vai thành sợi dây dài, lấy thân mình ngăn dòng nước lũ ... Họ ngụp xuống, trồi lên ..

Con người dũng cảm thắng biển Ca ngợi con người dũng cảm, ý chí quyết thắng trong cuộc chiến ....

Hs đọc lại

- Hs nối tiếp đọc bài.

- Nêu Thi đọc

- Lớp nhận xét.

- Tinh thần dũng cảm, ý chí quyết thắng của con người trong cuộc đấu tranh chống thiên tai

-Cần dũng cảm…

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY.

….……….

KHOA HỌC

ÂM THANH TRONG CUỘC SỐNG

(tiếp theo)

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức: Nêu được ví dụ về:

+ Tác hại của tiếng ồn: tiếng ồn ảnh hưởng đến sức khoẻ (đau đầu, mất ngủ); gây mất tập trung trong công việc, học tập;...

+ Một số biện pháp chống tiếng ồn.

2. Kĩ năng: Thực hiện các qui định không gây ồn nơi công cộng.

3. Thái độ: Biết cách phòng chống tiếng ồn trong cuộc sống: bịt tai khi nghe âm thanh quá to, đóng cửa để ngăn cách tiếng ồn,...

* GD BVMT:

- Mối quan hệ giữa con người với môi trường: Con người cần đến không khí, thức ăn, nước uống từ môi trường.

- Ô nhiễm không khí, nguồn nước

II. GD KỸ NĂNG SỐNG:

-Tìm kiếm và xử lí thông tin về nguyên nhân, giải pháp chống tiếng ồn

III. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :

(8)

- GV: powerpoint, máy tính

- HS: máy tính (điện thoại), sách vở, bút...

IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. HĐ mở đầu. 5’

- GV viết bảng các loại âm thanh và yêu cầu HS trao đổi, thảo luận, chia chúng thành 2 nhóm: ưa thích và không ưa thích.

+ Phân loại các âm thanh sau: tiếng chim hót, tiếng loa phóng thanh mở to, tiếng người nói chuyện, tiếng búa tán thép, tiếng máy cưa, tiếng máy khoan, tiếng cười của em bé, tiếng động cơ ô tô, tiếng nhạc nhẹ.

? Tại sao em lại không ưa thích những âm thanh đó?

- Kết quả có thể là:

Ưa thích Không ưa thích - Tiếng chim hót,

tiếng nói chuyện, tiếng cười của em bé, tiếng nhạc nhẹ.

- Tiếng loa phóng thanh mở to, tiếng búa tán thép, tiếng máy cưa, tiếng máy khoan, tiếng động cơ ô tô.

+ Những âm thanh đó quá to, có hại cho tai và sức khoẻ, nó làm cho con người cảm thấy nhức đầu, mệt mỏi.

GV: Hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu tác hại của tiếng ồn: tiếng ồn ảnh hưởng đến sức khoẻ như thế nào? Qua bài: “Âm thanh trong cuộc sống” (tiếp theo). GV ghi đề 2- HĐ Hình thành kiến thức mới:

HĐ 1: Nguồn gây ra tiếng ồn. 12’

- Tổ chức cho HS hoạt động trong nhóm, mỗi nhóm gồm 4 HS.

- Yêu cầu: Quan sát các hình minh hoạ trong SGK và trao đổi, thảo luận và trả lời câu hỏi:

+ Tiếng ồn có thể phát ra từ đâu?

+ Nơi em ở có những loại tiếng ồn nào?

- GV theo dõi giúp đỡ từng nhóm HS.

- Gọi đại diện HS trình bày và yêu cầu các nhóm HS khác bổ sung những ý kiến không trùng lặp.

? Theo em, hầu hết các loại tiếng ồn là do tự nhiên hay con người gây ra?

1. Nguồn gây ra tiếng ồn:

- HS thảo luân nhóm 4.

- HS trao đổi, thảo luận và ghi kết quả thảo luận ra giấy.

- HS trình bày kết quả:

+ Tiếng ồn có thể phát ra từ: tiếng động cơ ô tô, xe máy, ti vi, loa đài, chợ, trường học giờ ra chơi, chó sủa trong đêm, máy cưa, máy khoan bê tông.

+ Những loại tiếng ồn: tiếng tàu hoả, tiếng loa phóng thanh công cộng, loa đài, ti vi mở quá to, tiếng phun sơn từ cửa hàng hàn xì, tiếng máy trộn bê tông, tiếng ồn từ chợ, tiếng công trường xây dựng ………

+ Hầu hết các loại tiếng ồn là do con người gây ra.

- Kết luận: Hầu hết tiếng ồn trong cuộc sống là do con người gây ra như sự hoạt động của các phương tiện giao thông đường bộ, đường thuỷ, hàng không. Ở trong nhà thì các loại máy giặt, tủ lạnh, ti vi, máy ghi âm, … cũng là nguồn gây tiếng ồn. Tiếng ồn có tác hại như thế nào và làm thế nào để phòng chống tiếng ồn?

Chúng ta cùng tìm hiểu tiếp Tiết.

HĐ 2: Tác hại của tiếng ồn và biện pháp phòng chống. 10’

2. Tác hại của tiếng ồn và biện pháp phòng chống

(9)

- Tổ chức cho HS HĐN 4.

- Yêu cầu HS q/sát tranh, ảnh về các loại tiếng ồn và việc phòng chống tiếng ồn. Trao đổi, TL để trả lời câu hỏi:

+ Tiếng ồn có tác hại gì?

+ Cần có những biện pháp nào để phòng chống tiếng ồn?

- GV đi hướng dẫn, giúp đỡ các nhóm gặp khó khăn.

- Cho đại diện nhóm trình bày kết quả - Gọi các nhóm khác nhận xét, bổ sung.

- Nhận xét, tuyên dương những nhóm hoạt động tích cực, hiểu Tiết và tìm được các biện pháp phòng chống hay, đạt hiệu quả.

+ Tiếng ồn có tác hại: gây chói tai, nhức đầu, mất ngủ, suy nhược thần kinh, ảnh hưởng tới tai.

+ Các biện pháp để phòng chống tiếng ồn: có những qui định chung về không gây tiếng ồn ở nơi công cộng, sử dụng các vật ngăn cách làm giảm tiếng ồn đến tai, trồng nhiều cây xanh.

- HS nghe.

- Kết luận: Âm thanh được gọi là tiếng ồn khi nó trở nên mạnh và gây khó chịu.

Tiếng ồn có ảnh hưởng rất lớn tới sức khoẻ con người, có thể gây mất ngủ, đau đầu, suy nhược thần kinh, có hại cho tai. Tiếng nổ lớn có thể làm thủng màng nhỉ.

Tiếng ồn mạnh gây hại cho các tế bào lông trong ốc tai. Những tế bào lông bị hư hại không được cơ thể phục hồi nên nếu tiếp xúc lâu với tiếng ồn mạnh sẽ gây điếc mãn tính.

HĐ 3: Nên làm gì để góp phần phòng chống tiếng ồn 8’

- Cho HS thảo luận cặp đôi.

? Em hãy nêu các việc nên làm và không nên làm để góp phần phòng chống tiếng ồn cho bản thân và những người xung quanh.

- Gọi đại diện HS trình bày, yêu cầu các nhóm khác bổ sung.

- GV chia bảng thành 2 cột nên và không nên ghi nhanh vào bảng.

- Nhận xét, tuyên dương những HS tích cực hoạt động .Nhắc nhở HS thực hiện theo những việc nên làm và nhắc nhở mọi người cùng có ý thức thực hiện để góp phần chống ô nhiễm tiếng ồn.

3. Các việc nên và không nên làm để góp phần chống tiếng ồn cho bản thân và những người xung quanh.

- HS thảo luận cặp đôi.

+ Những việc nên làm:Trồng nhiều cây xanh, nhắc nhở mọi người có ý thức giảm ô nhiễm tiếng ồn: công trường xây dựng, khu công nghiệp, nhà máy, xí nghiệp xây dựng xa nơi đông dân cư hoặc lắp các bộ phận giảm thanh.

+ Những việc không nên làm: nói to, cười đùa nơi cần yên tĩnh, mở nhạc to, mở ti vi to, trêu đùa súc vật để chúng kêu, sủa…. Nổ xe máy, ô tô trong nhà, xây dựng công trường gần trường học, bệnh viện.

- Các nhóm khác bổ sung.

+ HS đọc bài học

(10)

4- HĐ Vận dụng. (5’)

- HS đọc phần bạn cần biết 2 lần - GV cho HS chơi trò chơi “Sắm vai”

- GV đưa ra tình huống: Chiều chủ nhật, Hoàng cùng bố mẹ sang nhà Minh chơi. Khi bố mẹ đang ngồi nói chuyện, hai bạn rủ nhau vào phòng chơi điện tử. Hoàng bảo Minh: “Chơi trò chơi phải bật nhạc to mới hay cậu ạ!”. Nếu em là Minh, em sẽ nói gì với Hoàng khi đó?.

- Cho HS suy nghĩ 1 phút sau đó gọi 2 HS tham gia đóng vai.

- GV cho HS nhận xét và tuyên dương.

Củng cố - Dặn dò:

- Học bài kĩ, Chuẩn bị bài “ánh sáng”

- Dặn HS luôn có ý thức phòng chống ô nhiễm tiếng ồn bằng các biện pháp đơn giản, hữu hiệu.

- Thực hành bài học trong cuộc sống.

- GV nhận xét tiết học.

- HS tham gia trò chơi.

- HS nghe.

- HS đóng vai.

- HS nhận xét, tuyên dương bạn.

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY.

….……….

======================================

NS: 21 / 01 / 2022

NG: 25 / 01 / 2022 Thứ 3 ngày 25 tháng 01 năm 2022

TOÁN

LUYỆN TẬP CHUNG

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

- Giúp học sinh củng cố lại các phép tính của phân số (Nhân, chia, cộng, trừ). Vận dụng vào giải toán có lời văn.

- Rèn kĩ năng làm bài.

- Góp phần phát huy các năng lực, phẩm chất:

+ NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL hợp tác, Nl tư duy-logic + Giáo dục ý thức phát triển tư duy lôgíc, tính cẩn thận.

II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC:

- GV: powerpoint, máy tính

- HS: máy tính (điện thoại), sách vở, bút...

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1- HĐ Mở đầu: (5’)

- Chơi trò chơi Chuyền điện Tính:

436

5- 61

+ Em đã học các phép tính nào với phân

Tính:

436

5- 61= 2415 - 16 = 2415- 244= 2411

(11)

số? Nêu quy tắc?

- TK trò chơi - Dẫn vào bài

- Cộng, trừ, nhân, chia phân số.

- Giới thiệu bài: Qua phần khởi động các em đã nắm tốt các phép tính phân số.

Tiết học hôm nay cô cùng các em sẽ ôn lại các kiến thức này nhé!

2- HĐ Luyện tập, thực hành. (30’)

Bài 1: 6′ 1. Tính:

+ Bài yêu cầu gì?

+ Yêu cầu học sinh làm bài – 2 học sinh làm bảng nhóm.

- Học sinh làm bài – đọc – nhận xét.

a. 3254151015121522 b. 12561= 12561125122127 c. 436512912101219

+ Muốn cộng hai phân số khác mẫu số làm như thế nào?

- Ta quy đồng mẫu số rồi cộng các tử số với nhau.

Bài 2: 8′

+ Bài yêu cầu gì?

2. Tính:

+ Nhận xét các phép tính? - Trừ phân số khác mẫu.

+ Yêu cầu học sinh làm bài – 2 học sinh làm bảng nhóm.

- Học sinh làm bài đọc bài – đọc - nhận xét kết quả.

a. 523311156915551514 b. 73141146141145 c. 65431210129121

+ Nêu cách trừ hai phân số khác mẫu số? - Ta quy đồng mẫu số rồi trừ các tử số cho nhau.

+ Khi thực hiện cộng, trừ hai phân số thấy có điểm gì giống nhau?

- Nếu khác mẫu số phải quy đồng mẫu số, rồi thực hiện phép tính ở tử số còn mẫu số giữ nguyên.

Bài 3: 6′

+ Bài yêu cầu gì?

3. Tính:

+ Nhận xét các phép tính? - Nhân phân số.

+ Yêu cầu học sinh làm bài – 2 học sinh làm bảng nhóm.

- Học sinh làm bài – đổi chéo vở kiểm tra.

a. 436564532415= 85 b. 54135134552 c. 15  54541514312

+ Cách nhân ở phần c và b ? b. Ta lấy tử số nhân với số tự nhiên và giữ nguyên mẫu số.

c. Ta lấy số tự nhiên nhân với tử số và giữ nguyên mẫu số.

=>Sử dụng quy tắc nhân phân số rồi rút gọn kết quả về phân số tối giản.

Bài 4: 6′

+ Bài yêu cầu gì?

4.Tính:

+ Nhận xét các phép tính? - Chia 2 phân số; chia số tự nhiên cho phân số; Chia phân số cho số tự nhiên.

+ Yêu cầu học sinh làm bài – 2 học sinh làm bảng nhóm.

- Học sinh làm bài – đọc – nhận xét..

a. 58:315813524 b. 73: 2 = 732 = 143 c. 2 : 42 = 224 = 4

+ Bài tập ôn kiến thức nào? - Ôn tập về phép chia phân số

+ Nêu quy tắc chia phân số ? - Lấy phân số thứ nhất nhân với phân

(12)

số thứ 2 đảo ngược.

Bài 5: 6′

- Gọi học sinh đọc bài toán: Tóm tắt:

+ Bài toán cho biết gì? Cửa hàng có: 50 kg đường Buổi sáng bán : 10 kg Buổi chiều bán: 83số còn lại + Bài toán hỏi gì? - Cả hai buổi bán được ….. kg ? + Muốn biết cả hai buổi bán được bao

nhiêu kg đường cần tìm gì trước?

- Cần tìm buổi chiều bán được bao nhiêu kg.

* Lưu ý học sinh: cụm từ 83 Số đường còn lại.

+ Yêu cầu học sinh làm bài – 1 học sinh làm bảng phụ.

- học sinh làm bài – đọc – nhận xét.

+ Em nào có câu trả lời khác ? Bài giải

Số ki-lô-gam đường còn lại là:

50 - 10 = 40 (kg)

Buổi chiều bán được số kg đường là 40  8

3=15 (kg)

Cả hai buổi bán được số kg đường là:

10 +15 = 25 (kg) Đáp số: 25 kg + Bài này liên quan đến dạng toán nào

đã học ?

- Dạng toán tìm phân số của 1 số.

+ Muốn tìm phân số của 1 số ta làm như thế nào?

- Ta lấy số đó nhân với phân số.

3- HĐ Vận dụng. (5’)

+ Bài học ôn cho em những dạng bài tập nào?

* Củng cố - Dặn dò - Nhận xét giờ học.

- Cộng, trừ, nhân, chia phân số.

- Về nhà học bài, hoàn thành VBT - Chuẩn bị bài sau

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY.

….……….

LUYỆN TỪ VÀ CÂU

TIẾT 51: CHỦ ĐỀ: CÂU KỂ AI - LÀ GÌ? (Tiết 3)

Luyện tập về câu kể

Ai là gì?

I.YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

- Tiếp tục luyện tập về câu kể Ai là gì ? Nhận biết được câu kể Ai là gì trong đoạn văn, nêu được tác dụng của tìm được, xác định được bộ phận chủ ngữ và vị ngữ trong các câu đó.

- Viết được đoạn văn có dùng câu kể: Ai là gì ? - Góp phần phát huy các năng lực, phẩm chất:

+ NL tự học, NL giao tiếp và hợp tác, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL ngôn ngữ, NL thẩm mĩ.

(13)

+ Giáo dục hs ý thức học tốt

*CV 3969: Tiết 3: Luyện tập về câu kể Ai là gì? - Giảm bài tập 1b (tr. 78).

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - GV: powerpoint, máy tính

- HS: máy tính (điện thoại), sách vở, bút...

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU:

Hoạt động của giáo viên 1- HĐ Mở đầu: (5’)

* Trò chơi "Gọi đò"

+ Nêu các từ cùng nghĩa với dũng cảm”?

Đặt câu với từ vừa tìm?

- Gv nhận xét, dẫn vào bài

* GV giới thiệu: Các em đã biết được cấu tạo câu kể Ai là gì? Tiết học hôm nay cô cùng các em luyện tập các kiến thức về câu kể Ai là gì?

2- HĐ Luyện tập, thực hành.

Bài tập 1(10'):Đọc và xác định câu

- Yêu cầu học sinh tìm câu kể Ai là gì trong đoạn văn và nêu tác dụng của nó ? - Gv giúp đỡ học sinh làm bài.

- Gv nhận xét, chốt lại ý kiến đúng.

Tác dụng của câu kể

Bài tập 2 (10'):

- Xác đinh chủ ngữ, vị ngữ trong mỗi câu trên.

- Gv kết luận ý đúng.

Cách xác định chủ ngữ, vị ngữ trong câu Bài tập 3(10'): Viết đoạn văn

Em cùng các bạn đến thăm bạn Hà bị ốm, em hãy viết một đoạn văn giới thiệu các bạn với bố mẹ bạn Hà.

- Gv theo dõi, uốn nắn học sinh làm bài.

- Nhận xét, chữa bài.

3- HĐ Vận dụng. (5’)

+ Câu kể Ai làm gì có tác dụng gì?

* Củng cố - Dặn dò - Củng cố nội dung bài - Nhận xét tiết học.

- Vn học bài và làm bài.

- Chuẩn bị bài sau.

Hoạt động của học sinh - HS tham gia chơi

- Gan dạ, can trường, gan lì,...

- Chị Võ Thị Sáu là một người rất gan dạ.

Lớp nhận xét.

Hs đọc yêu cầu

1. Nguyễn Tri Phương/ là người Thừa Thiên: Câu giới thiệu

2. Cả hai ông/ đều không phải là người Hà Nội: Câu nhận định

3. Cần trục/ là cánh tay kì diệu của các chú công nhân: Câu nhận định

- 1 học sinh đọc yêu cầu bài.

- 1 hs lên bảng làm bài tập.

- Báo các kết quả. Nhận xét, bổ sung.

- 1 học sinh đọc yêu cầu bài.

- Học sinh suy nghĩ làm bài.

HSG: viết được đoạn văn có ít nhất 5 câu

- Giới thiệu hay nhận định về 1 sự vật hay sự việc nào đó.

- Lớp nhận xét, chữa bài.

(14)

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY.

….……….

======================================

NS: 21 / 01 / 2022

NG: 26 / 01 / 2022 Thứ 4 ngày 26 tháng 01 năm 2022

TOÁN

LUYỆN TẬP CHUNG

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

- Giúp học sinh củng cố lại 4 phép tính của phân số (nhân, chia, cộng, trừ). Vận dụng giải toán có lời văn.

- Rèn kĩ năng làm bài.

- Góp phần phát huy các năng lực, phẩm chất:

+ NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL hợp tác, Nl tư duy-logic + Giáo dục ý thức học tốt môn Toán.

II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC:

- GV: powerpoint, máy tính

- HS: máy tính (điện thoại), sách vở, bút...

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1- HĐ Mở đầu: (5’)

- Chơi trò chơi Chuyền Hoa

- Gọi 1 HS lên bảng làm bài toán 4VBT (52)

+ Em đã học các phép tính nào với phân số? Nêu quy tắc?

- TK trò chơi - Dẫn vào bài

Bài giải

Chín chai có số mật ong là:

9  2

1 = 29 ( l )

Mỗi người được số mật ong là:

2

9 : 4 = 89 ( l ) Đáp số: 89 lít mật ong - Cộng, trừ, nhân, chia phân số.

- Giới thiệu bài: : Qua phần khởi động các em đã nắm tốt các phép tính phân số.

Tiết học hôm nay cô cùng các em sẽ ôn lại các kiến thức này nhé!

2- HĐ Luyện tập, thực hành. (30’)

(15)

Bài 1: 6’

+ Bài yêu cầu gì? + Trong các phép tính đã cho, phép tính nào làm đúng.

+ Yêu cầu học sinh làm bài – giải thích?

a. Sai vì đã cộng tử số với tử số, mẫu số với mẫu số.

b. Sai vì đã trừ tử số với tử số, mẫu số với mẫu số.

c. Đúng

d. Sai vì lấy phân số thứ 2 nhân với phân số thứ nhất.

+ Muốn cộng (trừ)hai phân số khác mẫu số ta làm như thế nào ?

+ Nêu quy tắc nhân (chia) phân số?

- Ta quy đồng mẫu số 2 phân số rồi cộng các tử số với nhau.

- Nhân: Lấy tử số nhân với tử số, mẫu số nhân với mẫu số.

- Chia: Lấy phân số thứ nhất nhân với phân số thứ 2 đảo ngược.

Bài 2: 6′

+ Bài yêu cầu gì? + Tính:

+ Nhận xét các phép tính? - Là 1 biểu thức có các phép nhân và chia.

+ Cách thực hiện? - Theo thứ tự từ trái sang phải.

+ Yêu cầu học sinh làm bài – 3 học sinh làm bảng nhóm.

- Học sinh làm bài – đổi chéo vở kiểm tra.

111 1 1246 246 48 

2141: 61= 81 : 61 =8116= 43 21 : 416

1 = 26

1= 13

+ Nhận xét về các phép tính vừa làm?

- Các phân số giống nhau nhưng thứ tự thực hiện các phép tính khác nhau thì cho kết quả khác nhau..

=>Cần chú ý thực hiện đúng quy tắc tính giá trị của biểu thức.

Bài 3: 6′

+ Bài yêu cầu gì? + Tính:

+ Nhận xét các phép tính? - Là 1 biểu thức có các phép nhân, chia, cộng, trừ.

+ Cách thực hiện? - Nhân chia trước, cộng, trừ sau..

+ Yêu cầu học sinh làm bài – 3 học sinh làm bảng nhóm.

- Học sinh làm bài – đọc – nhận xét.

a) 2531 + 41 = 65 + 41 = 1210 + 123 = 1213 b) 25 + 3141= 25 + 121 = 1230 + 121 = 1231

+ Nhận xét gì về các phép tính vừa làm?

c.25:312541311434256156867-

- Các phân số giống nhau nhưng thứ tự thực hiện các phép tính khác nhau thì cho kết quả khác nhau..

- GV chú ý HS : Chọn mẫu số chung hợp lý (bé nhất) cho phép tính cộng trừ phân số khác mẫu số.

Bài 4: 6′

(16)

- Gọi học sinh đọc bài toán:

+ Bài cho biết gì?

Tóm tắt:

1 bể chưa có nước:

Lần 1 chảy : 37bể Lần 2 chảy : 25bể

+ Bài hỏi gì? - Còn mấy phần bể chưa có nước?

+ Muốn tìm số phần bể chưa có nước ta làm thế nào?

- Tìm số phần bể đã có nước rồi lấy cả bể - số phần có nước = chưa có nước.

+ Yêu cầu học sinh làm bài – 1 học sinh làm bảng phụ

- Học sinh làm bài - đọc - nhận xét.

Bài giải

Số phần bể đã có nước là:

3

7 + 25 = 3529 ( bể )

Số phần bể còn lại chưa có nước là:

1 - 3529 = 356 ( bể)

Đáp số: 356 bể Bài 5: 6′

- Gọi học sinh đọc bài toán: Tóm tắt:

+ Bài cho biết gì? Có: 23 450kg cà phê.

Lần đầu lấy: 2710 kg

Lần sau lấy: gấp đôi lần đầu.

+ Bài toán hỏi gì? Còn lại:…kg?

+ Muốn tìm số ki-lô-gam cà phê còn lại trong kho ta làm thế nào?

- Tìm số cà phê lấy lần sau, tìm số kg cà phê lấy cả 2 lần, rồi lấy số kg cà phê có trừ đi số đã lấy cả 2 lần.

+ Yêu cầu học sinh làm bài – 1 học sinh làm bảng phụ.

- Học sinh làm bài – đọc – nhận xét.

Bài giải

Số ki-lô-gam cà phê lấy ra lần sau là:

2710  2 = 5420 ( kg)

Số ki-lô-gam cà phê lấy ra cả hai lần là:

2710 + 5420 = 8130 ( kg)

Số ki-lô-gam cà phê trong kho còn lại là:

23450 – 8130 = 15320 ( kg) Đáp số: 15320 kg 3- HĐ Vận dụng. (5’)

+ Bài ôn lại những kiến thức gì? - Cộng, trừ, nhân, chia phân số.

+ Muốn cộng, trừ, nhân, chia phân số ta làm như thế nào?

- Muốn cộng hai phân số khác mẫu số , ta quy đồng mẫu số hai phân số, rồi cộng hai phân số đó.

- Muốn trừ hai phân số khác mẫu số, ta quy đồng mẫu số hai phân số, rồi trừ hai phân số đó.

- Muốn nhân hai phân số, ta lấy tử số nhân với tử số, mẫu số nhân với mẫu số.

- Muốn chia hai phân số ta lấy phân số thứ nhất nhân với phân số thứ hai đảo ngược.

* Củng cố - Dặn dò - Nhận xét giờ học.

(17)

- Dặn HS về làm bài tập trong VBT - Chuẩn bị cho bài sau: Hình thoi.

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY.

….……….

TẬP ĐỌC

GA – VRỐT NGOÀI CHIẾN LŨY

I.YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

- Hiểu được nội dung của bài: Ca ngợi lòng dũng cảm của chú bé Ga–vrốt.

- Đọc lưu loát toàn bài, đọc đúng các tên riêng người nước ngoài (Ga–vrốt, ăng–

giôn–ra, Cuốc-phây- rắc), lời đối đáp giữa các nhân vật và phân biệt với lời người dẫn chuyện.

- Góp phần phát huy các năng lực, phẩm chất:

+ Năng lực tự học, NL giao tiếp và hợp tác, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL ngôn ngữ, NL thẩm mĩ.

+ HS yêu thích môn học

* GDKNS: Tự nhận thức: nhận thức được lòng dũng cảm cần thiết như thế nào trong cuộc sống

- Ra quyết định: trước mỗi việc làm cần có quyết định kịp thời, đúng đắn.

- Đảm nhận trách nhiệm: Có trách nhiệm về việc làm của mình

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- GV: powerpoint, máy tính

- HS: máy tính (điện thoại), sách vở, bút...

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1.HĐ Mở đầu: (5’)

*Trò chơi: Gọi đò

- Đọc bài: Thắng biển và trả lời về nội dung chính của bài ?

- Gv nhận xét,

- GV nhận xét, tuyên dương,dẫn vào bài mới – Ghi tên bài

GV đưa tranh minh họa bài đọc

-HS tham gia chơi

- Ca ngợi lòng dũng cảm, ý chí quyết thắng của con người trong cuộc đấu tranh chống thiên tai, bảo vệ con đê, giữ gìn cuộc sống bình yên

- Lớp nhận xét.

-HS QS nói ND tranh

GV:Tranh vẽ chú bé Ga-vrot đang đi nhặt đạn ngoài chiến lũy giúp nghĩa quân, giữa làn mưa đạn của kẻ thù. Ga-vrot là nhân vật nổi tiếng Những người khốn khổ của nhà văn Pháp Huy-gô. Bài đọc… là một trích đoạn trong tác phẩm trên, cô và các con cùng tìm hiểu.

2- HĐ Hình thành kiến thức mới:

HĐ1: Luyện đọc(10’) - Gọi 1 HS đọc bài - GV chốt vị trí các đoạn

- Yêu cầu HS đọc nối tiếp đoạn lần 1

- 1 HS đọc bài, cả lớp đọc thầm -HS chia đoạn

- Bài chia làm 3 đoạn.

+ Đoạn 1: Từ đầu … mưa đạn.

+ Đoạn 2: Tiếp theo … Ga- vrốt nói.

+ Đoạn 3: Còn lại.

HS đọc nối tiếp lần 1 và phát hiện

(18)

- GV gọi HS nêu các từ khó đọc.

+ Cho HS đọc cá nhân

- Cho HS đọc nối tiếp đoạn lần 2 trước lớp bằng trò chơi Xì điện và giải nghĩa các từ khó SGK.

- + Giáo viên hướng dẫn học sinh đọc đúng các câu hỏi, câu cảm, câu khiến trong bài

- Gv đọc diễn cảm cả bài.

HĐ2. Tìm hiểu bài(12'):

- Đọc lướt phần đầu truyện trả lời:

- Ga – vrốt ra ngoài chiến lũy để làm gì ?

- Những chi tiết nào thể hiện lòng dũng cảm của Ga – vrốt ?

Gv tiểu kết chuyển ý

- Đọc đoạn cuối trả lời: Vì sao tác giả lại nói Ga – vrốt là một thiên thần ?

- Nêu cảm nghĩ của em về nhân vật Ga – vrốt ?

- Nêu nội dung chính của bài Ghi ý chính

3- HĐ Luyện tập, thực hành. (8’)

- Gv hướng dẫn đọc đoạn 3 - Yêu cầu hs đọc trong nhóm.

- Yêu cầu hs đọc thầm, nhẩm thuộc bài thơ.

- Gv nhận xét, tuyên dương học sinh.

4- HĐ Vận dụng. (5’)

+ Nêu cảm nghĩ của em về nhân vật Ga- vrốt.

+ Nói về một tấm gương anh hùng trong chiến đấu của VN mà em biết.

* Củng cố - Dặn dò

các từ ngữ khó: Ăng- giôn- ra, Cuốc- phây- rắc, Ga - vrốt, ....) - Luyện đọc từ khó: Cá nhân -> Lớp - 3 HS đọc nối tiếp lần 2, giải nghĩa từ khó (đọc chú giải)

-HS luyện đọc đúng câu:

- Cậu làm trò gì đấy?

- Em nhặt cho đầy giỏ đây!

- Cậu không thấy đạn réo à?

- Vào ngay!

- Tí ti thôi.

- Ga–vrốt nghe ăng– giôn– ra thông báo nghĩa quân sắp hết đạn nên ra ngoài hciến lũy để nhặt đạn...

- Ga – vrốt không sợ nguy hiểm, ra ngoài chiến lũy để nhặt đạn cho nghĩa quân dưới làn mưa đạn của địch ..

- Ga – vrốt anh dũng nhặt đạn ngoài chiến lũy

- Vì thân hình bé nhỏ của chú ẩn, hiện trong làn khói đạn như thiên thần.

- Em rất khâm phục lòng dũng cảm của Ga – vrốt..

- Chuyện ca ngợi chú bé Ga – vrốt dũng cảm

- Học sinh nối tiếp đọc các đoạn của bài.

Nêu cách đọc Thi đọc

Nhận xét, bình chọn

+ Ga- vrốt là một cậu bé anh hùng.

+ Em rất khâm phục lòng dũng cảm của Ga- vrốt.

+ Ga- vrốt là tấm gương sáng cho em học tập.

+ Võ Thị Sáu, La Văn Cầu, ...

(19)

+ Bài đọc nói về điều gì?

- Nhận xét tiết học.

- Về nhà học bài.

- Chuẩn bị bài sau.

- Ca ngợi lòng dũng cảm của chú bé Ga-vrốt.

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY.

….……….

TẬP LÀM VĂN

LUYỆN TẬP XÂY DỰNG KẾT BÀI TRONG BÀI VĂN MIÊU TẢ CÂY CỐI

I.YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

- Học sinh nắm được hai kiểu kết bài (mở rộng và không mở rộng) trong bài văn miêu tả cây cối.

- Vận dụng kiến thức đã biết để bước đầu viết được đoạn kết bài theo cách mở rộng cho bài văn tả 1 cây mà em thích.

- Góp phần phát huy các năng lực, phẩm chất:

+ NL tự học, Sử dụng ngôn ngữ, NL sáng tạo, NL hợp tác + Yêu thích môn học.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- GV: powerpoint, máy tính

- HS: máy tính (điện thoại), sách vở, bút...

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU Hoạt động của giáo viên

1- HĐ Mở đầu: (5’)

*Trò chơi: Bắn tên

- Đọc đoạn mở bài giới thiệu chung về cái cây em định tả ?

+ Có mấy cách mở bài? Đó là những cách nào ?

- Gv nhận xét, tuyên dương dẫn vào bài:

Tiết học hôm nay cô và các con cùng tìm hiểu bài luyện tập kết bài trong bài văn miêu tả cây cối.

2- HĐ Luyện tập, thực hành.

Bài tập 1(8'):

- Yêu cầu hs đọc thầm các câu kết bài trao đổi với bạn để trả lời câu hỏi.

- Gv nhận xét, chốt lại lời giải đúng: Có thể dùng các câu ở đoạn a, b để kết bài.

Kết bài ở đoạn a nói được tình cảm của người tả đối với cây phượng vĩ. Kết bài ở

Hoạt động của học sinh -HS tham gia chơi

- Lớp lắng nghe, nhận xét bài làm của bạn.

- Trực tiếp và gián tiếp.

-HS NX

1 học sinh đọc yêu cầu bài.

- Học sinh đọc thầm các kết bài.

- Học sinh trao đổi với bạn bên cạnh để trả lời.

- 3, 4 học sinh phát biểu.

, Có vì: nêu tình cảm của người đối với cây.

b, Có vì: nêu được lợi ích của cây, tình cảm của người tả đối với cây.

- Lớp nhận xét.

(20)

đoạn b: Nêu được lợi ích của cây và tình cảm của người tả đối với cây.

Bài tập 2(8'): Quan sát cây em yêu thích và trả lời câu hỏi

- Gv treo tranh ảnh về một số cây.

- Gv nhận xét, sửa câu cho học sinh.

Bài tập 3(7')Viết đoạn kết bài mở rộng - Gv nhắc học sinh: Viết kết bài dựa trên dàn ý trả lời câu hỏi của bài tập 2.

Gv nhận xét, đánh giá Bài tập 4(7'):

- Gv nhắc hs: Mỗi em cần lựa chọn viết kết bài mở rộng cho một trong ba cây.

- Gv nhận xét, đánh giá bài viết tốt.

3- HĐ Vận dụng. (5’)

+ Hãy nêu sự giống và khác nhau giữa kết bài mở rộng và kết bài không mở rộng?

* Củng cố - Dặn dò

- Có những cách kết bài nào ? - Nhận xét tiết học.

- Về nhà viết lại cho hay hơn.

- Chuẩn bị bài sau.

- 1 hs đọc yêu cầu bài.

- Học sinh quan sát.

- Học sinh suy nghĩ trả lời câu hỏi trong Sgk để hình thành các ý cho một kết bài mở rộng.

VD:- Cây bàng cho bóng mát, lá để gói xôi, quả ăn được, cành để làm chất đốt.

- Cây bàng gắn bó với tuổi học trò của mỗi chúng em.

- 1 học sinh đọc yêu cầu bài.

- Học sinh tự viết đoạn kết bài.

- 4 học sinh đọc bài.

Em sẽ không bao giờ quên gốc cây phượng ở cuối sân trường. Đó là nơi đã ghi dấu rất nhiều kỉ niệm tuổi thơ em. Là nơi em nghỉ ngơi, thư giãn sau những giờ học căng thẳng Lớp nhận xét.

- 1 hs đọc yêu cầu bài.

- Học sinh suy nghĩ lựa chọn và viết bài.

- Học sinh đọc bài.

VD: Cây tre rì rào trong gió như nhắc em mau bước tới trường. Tre là người bạn quen thuộc của đàn trâu sau ngày mệt nhọc cày xới đất. Tre giúp bà có được những chiếc rổ rá xinh xinh,…

Lớp nhận xét.

- Kết bài mở rộng: nói lên tình cảm của người tả đối với cây hoặc nêu ích lợi của cây đó.

- Kết bài không mở rộng: không nói đến tình cảm hoặc ích lợi của cây.

-KB mở rộng, Kbài không mở rộng

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY.

….……….

KHOA HỌC

(21)

ÁNH SÁNG

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

- Nêu được ví dụ về các vật tự phát sáng và các vật được chiếu sáng:

+ Vật tự phát sáng: Mặt Trời, ngọn lửa,...

+ Vật được chiếu sáng: Mặt Trăng, bàn ghế,...

- Nêu được một số vật cho ánh sáng truyền qua và một số vật không cho ánh sáng truyền qua.

- Nhận biết được ta chỉ nhìn thấy vật khi có ánh sáng từ vật truyền tới mắt.

- Góp phần phát huy các năng lực, phẩm chất:

+ Năng giải quyết vấn đề, hợp tác: quan sát tranh thảo luận nhóm và trả lời các câu hỏi trong SGK. Thực hành làm được các thí nghiệm để phát hiện kiến thức

+ Có ý thức học tập nghiêm túc, sáng tạo

II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC:

- GV: powerpoint, máy tính

- HS: máy tính (điện thoại), sách vở, bút...

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. HĐ mở đầu. 5’

+ Khi trời tối, muốn nhìn thấy vật gì ta phải làm thế nào?

+ Khi trời tối, muốn nhìn thấy vật ta phải chiếu sáng vật.

+ Có những vật không cần ánh sáng ta cũng nhìn thấy: mắt mèo.

- GV: Ánh sáng rất quan trọng đối với cuộc sống của mọi sinh vật. Muốn nhìn thấy vật ta cần phải có ánh sáng, nhưng có những vật không cần ánh sáng mà ta vẫn nhìn thấy chúng. Đó là những vật tự phát sáng. Tại sao trong đêm tối, ta vẫn nhìn thấy mắt mèo? Các em cùng tìm hiểu qua bài: “Ánh sáng”. GV ghi đề.

2. Tìm hiểu bài:

HĐ1: Tìm hiểu các vật tự phát sáng và các vật được chiếu sáng: 6’

- GV cho HS thảo luận cặp đôi.

- Yêu cầu: Quan sát hình minh hoạ 1,2 / 90, 91 SGK, trao đổi và viết tên những vật tự phát sáng và những vật được chiếu sáng.

+ Những vật nào tự phát sáng và những vật được chiếu sáng?

- Gọi HS trình bày, các HS khác bổ sung nếu có ý kiến khác.

1. Các vật tự phát sáng và được chiếu sáng.

- Các nhóm thảo luận dựa vào hình vẽ SGK và kinh nghiệm đã có.

- Đại diện các nhóm báo cáo trước lớp.

Hình 1: Ban ngày

+ Vật tự chiếu sáng: Mặt trời

+ Vật được chiếu sáng: gương, bàn ghế,…

Hình 2: Ban đêm

+ Vật tự chiếu sáng: ngọn đèn điện (khi có dòng điện chạy qua)

+ Vật được chiếu sáng: Mặt trăng sáng là do được mặt trời chiếu sáng, cái gương, bàn ghế,…

- Nhận xét, kết luận: Ban ngày vật tự phát sáng duy nhất là Mặt trời, còn tất cả mọi vật khác được mặt trời chiếu sáng. Anh sáng từ mặt trời chiếu lên tất cả mọi vật nên ta dễ dàng nhìn thấy chúng. Vào ban đêm, vật tự phát sáng là ngọn đèn điện khi có dòng điện chạy qua.Còn Mặt trăng cũng là vật được chiếu sáng là do được Mặt trời chiếu sáng. Mọi vật mà chúng ta nhìn thấy ban đêm là do được đèn chiếu sáng hoặc

(22)

do ánh sáng phản chiếu từ Mặt trăng chiếu sáng.

Hoạt động 2: Tìm hiểu về đường truyền của ánh sáng: 8’

+ Nhờ đâu ta có thể nhìn thấy vật?

+ Theo em, ánh sáng truyền theo đường thẳng hay đường cong?

- GV nêu: Để biết ánh sáng truyền theo đường thẳng hay đường cong, chúng ta cùng làm thí nghiệm.

Thí nghiệm 1:

- GV phổ biến thí nghiệm: Đứng ở giữa lớp và chiếu đèn pin, theo em ánh sáng của đèn pin sẽ đi đến những đâu?

- GV tiến hành thí nghiệm. Lần lượt chiếu đèn vào 4 góc của lớp học (GV chú ý vặn cho ánh sáng đèn pin tụ lại càng nhỏ càng tốt)

? Khi chiếu đèn pin thì ánh sáng của đèn đi được đến đâu?

- Như vậy ánh sáng đi theo đường thẳng hay đường cong?

Thí nghiệm 2:

- GV yc HS đọc thí nghiệm 1/ 90 SGK.

? Hãy dự đoán xem ánh sáng qua khe có hình gì?

- GV yêu cầu HS làm thí nghiệm.

- GV gọi HS trình bày kết quả.

? Qua thí nghiệm trên em rút ra kết luận gì về đường truyền của ánh sáng?

- GV KL: Ánh sáng truyền theo đường thẳng.

2. Đường truyền của ánh sáng:

+ Ta có thể nhìn thấy vật là do vật đó tự phát sáng hoặc có á/sáng chiếu vào vật đó.

+ Ánh sáng truyền theo đường thẳng.

- HS nghe phổ biến thí nghiệm và dự đoán kết quả.

- HS quan sát.

+ Ánh sáng đến được điểm dọi đèn vào.

+ Ánh sáng đi theo đường thẳng.

- HS đọc trước lớp, cả lớp đọc thầm.

- 1số HS trả lời theo suy nghĩ của từng em.

- HS làm thí nghiệm theo nhóm.

- Đại diện nhóm báo cáo kết quả thí nghiệm.

+Ánh sáng truyền theo những đuờng thẳng.

HĐ3 : Tìm hiểu sự truyền ánh sáng qua các vật: 8’

- Tổ chức cho lớp làm thí nghiệm theo nhóm 4 HS.

- GV hướng dẫn: Lần lượt đặt ở khoảng giữa đèn và mắt một tấm bìa, một tấm kính thuỷ tinh, một quyển vở, một thước mêka, chiếc hộp sắt,…sau đó bật đèn pin. Hãy cho biết với những đồ vật nào ta có thể nhìn thấy ánh sáng của đèn?

- GV đi hdẫn các nhóm gặp khó khăn.

- Gọi đại diện nhóm trình bày, yêu cầu các nhóm khác bổ sung ý kiến.

- Nhận xét kết quả thí nghiệm của HS.

? Ứng dụng liên quan đến các vật cho

3. Sự truyền ánh sáng qua các vật:

- HS thảo luận nhóm 4.

Chú ý che tối phòng học trong khi tiến hành thí nghiệm.

- Làm theo hướng dẫn của GV, 1 HS ghi tên vật vào 2 cột kết quả.

Vật cho ánh sáng truyền qua

Vật không cho ánh sáng truyền qua - Thước kẻ bằng

nhựa trong, tấm kính thuỷ tinh.

- Tấm bìa, hộp sắt, quyển vở.

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Teacher’s aids: English book, soft book, computer, lesson plan.. Students’ aids: Student book, notebooks,

Teacher’s aids: student book and teacher’s book, class CDs, flashcards, IWB software, projector/interactive whiteboard/TV.. Students’ aids: Student book,

- Tell pupils that they are going to listen to the recording, circle the correct options and write the answer to complete the sentences6. - Give them a few seconds to read each of

Teacher’s preparation: sach mem.vn, book, flashcards, laptop, CD, speakers, youtube.com.. Student’s preparation: books,

Tell pupils that they are going to listen to the recording and circle the correct answers.. - Give them a few seconds to read the sentences in silence and guess the words to fill

- Output: Ss pronounce the sounds 'crocodile, 'elephant, 'wonderful and 'beautiful in the words and the sentences correctly..

- Tell pupils that they are going to read the text and circle the correct words to complete

- Tell pupils that they are going to read the text about Mai and her friends Nam and Phong and write their names under the