• Không có kết quả nào được tìm thấy

NÂNG CAO HOẠT ĐỘNG GIAO NHẬN HÀNG CONTAINER TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN CẢNG ĐÀ NẴNG

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "NÂNG CAO HOẠT ĐỘNG GIAO NHẬN HÀNG CONTAINER TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN CẢNG ĐÀ NẴNG"

Copied!
111
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

ĐẠI HỌC HUẾ

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH

------

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Đề Tài:

NÂNG CAO HOẠT ĐỘNG GIAO NHẬN HÀNG CONTAINER TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN CẢNG ĐÀ NẴNG

NGUYỄN BÁ QUÝ

Niên khóa: 2015 – 2019

Trường Đại học Kinh tế Huế

(2)

ĐẠI HỌC HUẾ

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH

------

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Đề Tài:

NÂNG CAO HOẠT ĐỘNG GIAO NHẬN HÀNG CONTAINER TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN CẢNG ĐÀ NẴNG

Sinh viên thực hiện: Giảng viên hướng dẫn:

Nguyễn Bá Quý ThS. VÕ PHAN NHẬT PHƯƠNG

Lớp: K49B – Kinh doanh thương mại Niên khóa: 2015 – 2019

TP. Huế 2019

Trường Đại học Kinh tế Huế

(3)

LỜI CẢM ƠN

Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến quý thầy/cô Trường Đại học Kinh tế Huế đặc biệt là Cô Võ Phan Nhật Phương người đã hướng dẫn, giải đáp thắc mắc, đưa ra lời khuyên giúp tôi tháo gỡ khó khăn khi hoàn thiện bài khóa luận này

Tôi cũng gửi lời cảm ơn chân thành tới sự giúp đỡ của quý Công ty Cổ phần Cảng Đà Nẵngđã tạo điều kiện cho tôi thực tập tại Công ty, cùng sự giúp đỡ nhiệt tình của các anh chị trong Công ty. Sự giúp đỡ đã giúp tôi củng cố và bổ sung nhiều kiến thức liên hệ giữa thực tế và lý thuyết trong chuyên ngành kinh doanh thương mại

Một lần nữa, tôi xin cảm ơn và chúc tất cả các quý thầy cô trường Đại học Kinh Tế Huế, khoa Quản Trị Kinh DoanhCô Võ Phan Nhật Phương luôn mạnh khỏe và gặt hái được nhiều thành công trong sự nghiệp trồng người. Chúc quýCông ty cổ phần Cảng Đà Nẵnglàm ăn phát đạt và ngày càng phát triển. Chúc các anh chị trong Công ty luôn dồi dào sức khỏe và sát cánh cùng Công ty trên bước đường hội nhập.

Chân thành cảm ơn!

Huế, ngày 4 tháng 1năm 2019

SV Nguyễn BáQuý

Trường Đại học Kinh tế Huế

(4)

MỤC LỤC

PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ...1

1. Tính cấp thiết của vấn đề nghiên cứu...1

2. Mục tiêu nghiên cứu...1

2.1. Mục tiêu chung ...1

2.2. Mục tiêu cụ thể...2

3. Câu hỏi nghiên cứu...2

4. Phạm vi nghiên cứu:...2

4.1. Không gian ...2

4.2. Thời gian...2

4.3. Đối tượng nghiên cứu...3

5. Phương pháp nghiêncứu...3

5.1. Nghiên cứu định tính...3

5.2. Nghiên cứu định lượng...3

6. Nội dung chính của đề tài nghiên cứu...5

PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU...7

CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU...7

1.1. Xuất nhập khẩu hàng hóa ...7

1.1.1 Khái niệm về hoạt động xuất nhập khẩu...7

1.1.2. Vai trò và nhiệm vụ của xuất nhập khẩu...7

1.1.3. Công việc chung của cảng biển...9

1.1.4. Nhiệm vụ của hải quan...9

1.2. Tổng quan về cảng biển...10

1.2.1 Khái niệm cảng biển...10

1.2.2 Vai trò, nhiệm vụ và quyền hạn của Cảng ...10

1.2.3 Chức năng của Cảng...11

1.3. Giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu bằng container...12

1.3.1. Một số khái niệm giao nhận...12

Trường Đại học Kinh tế Huế

(5)

1.3.1.1. Khái niệm dịch vụ giao nhận...12

1.3.1.2. Phạm vi của dịch vụ giao nhận hàng hóa ...12

1.3.1.3. Quyền hạn và nghĩa vụ các bên ...13

1.3.2. Vai trò của người giao nhận trong thương mại quốc tế...14

1.3.3. Dịch vụ giao nhận hàng hóa đường biển bằng container...17

1.3.3.1 Một số loại container sử dụng thông dụng trong vận tải đường biển...17

1.3.3.2. Trình tự giaonhận hàng hóa XNK tại cảng biển...21

1.4. Các chứng từ và văn bản pháp lý liên quan trong hoạt động nhập khẩu hàng hóa bằng đường biển...26

1.4.1 Những chứng từ thường gặp...26

1.4.2. Một số văn bản pháp lý liên quan và giấy tờ phát sinh trong hoạt động nhập khẩu:...27

1.5. Cơ sở thực tiễn...28

1.5.1. Khái quát tình hình xuất nhập khẩu của Việt Nam năm 2017 nói chung và Thành phố Đà Nẵng nói riêng. ...28

1.5.2. Mô hình nghiên cứu về đánh giá chất lượng dịch vụ giao nhận hàng hóa container ...29

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG GIAO NHẬN HÀNG HÓA TẠI CẢNG ĐÀ NẴNG...31

2.1. Giớithiệu tổng quan về cảng Đà Nẵng...31

2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của Công ty cổ phần Cảng Đà Nẵng...31

2.1.2. Nhiệm vụ, quyền hạn của Công ty Cổ phần Cảng Đà Nẵng và các công ty góp vốn...31

2.1.3. Sơ đồ tổ chức...33

2.1.4. Ngành nghề kinh doanh………...35

2.1.5. Kết quả hoạt động kinh doanh của cảng Đà Nẵng giai đoạn 2015-2017 ...37

2.1.5.1 Tình hình chung...37

2.1.5.2. Phân tích kết quả sản xuất kinh doanh tại Cảng Đà Nẵng giai đoạn 2015 – 2017 ...38

Trường Đại học Kinh tế Huế

(6)

2.2. Tình hình giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu bằng container tại cảng Đà Nẵng

giai đoạn (2015-2017) ...42

2.2.1. Sản lượng container giao nhận tại Cảng Đà Nẵng...42

2.2.2. Doanh thu và lợi nhuận từ hoạt động giao nhận hàng container...43

2.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động giao nhận hàng container...44

2.3.1. Nhân lực...44

2.3.2. Về nguồn lực khai thác:...45

2.3.3.Các phương tiện thiết bị:...46

2.3.4. Công nghệ thông tin...47

2.3.5. Hoạt động marketing...48

2.3.6 Đối thủ cạnh tranh...48

2.4. Quy trình giao nhận hàng hóa xuấtnhập khẩu bằng container tại cảng Đà Nẵng.50 2.4.1. Quy trình xuất khẩu bằng container...50

2.4.1.1. Xuất hàng nguyên container ...50

2.4.1.2Đối với hàng xuất LCL( Less than Container Load)...55

2.4.2 Quy trình nhập khẩu bằng container...56

2.4.2.1 Nhập hàng Nguyên Container ...56

2.4.2.2. Đối với hàng LCL (Less than Container Load)...61

2.4.3. Công tác đóng và rút ruột container...61

2.4.3.1. Đối với việcnhập và đóng hàng vào container...61

2.4.3.2. Đối vớiviệc rút hàng khỏi container...63

2.4.4 Những ưu điểm và hạn chế trong quy trình giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu bằng container...63

2.5. Đánh giá của forwarder về chất lượng dịch vụ giao nhận hàng hóa container tại cảng...65

2.5.1. Đặc điểm phiếu điều tra...65

2.5.2. Mô tả mẫu điều tra...66

2.5.3. Kiểm định thang đo bằng hệ số Cronbach’s Alpha...66

2.5.4. Kiểm định giá trị trung bình mức độhài lòng của khách hàng về hoạt động giao nhận hàng container tại cảng Đà Nẵng...69

Trường Đại học Kinh tế Huế

(7)

2.5.5 Đánh giá chung...73

CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HOẠT ĐỘNG GIAO NHẬN HÀNG HÓA BẰNG CONTAINER TẠI CẢNG ĐÀ NẴNG...75

3.1 Định hướng phát triển của công ty trong thời gian tới...75

3.2. Một số giải pháp nâng cao hoạt động giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu hàng container tại cảng Đà Nẵng...76

3.2.1. Hiện đại hoá công nghệ thông tin...76

3.2.2. Phát huy nguồn lực con người...76

3.2.3. Cải thiện phương thức giao nhận...77

3.2.4. Đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị và mở rộng mạng lưới...78

3.2.5. Nâng cao dịch vụ khách hàng, tạo các dịch vụ bổ sung hỗ trợ khách hàng thu hút thêm khách hàng sử dụng dịch vụ...78

PHẦN III. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ...80

3.1. Kết luận...80

3.2. Kiếnnghị...80

3.3. Hạn chế của đề tài...82

Trường Đại học Kinh tế Huế

(8)

DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT TIẾNG ANH

MTO - Multimodal Transport Operator ISO - International Standards Organization L/C - Letter of Credit

FCL - Full Container Load LCL - Less than Container Load B/L -Bill of Lading

ICD - Inland Container Depot CY - Container Yard

CFS - Container Freight Station House B/L - House Bill

Master B/L - Master Bill C/O - Certificate of original

CIP - Carriage and Insurance Paid to CIF–Cost Insurance and Freight NOR - Notice of Readiness D/O - Delivery Order fee Cont–Container

FIATA - Internation Federation of Forwarding Agent Association DWT - Deadweight tonnage

TEUs - Twenty-foot equivalent units DWT - Deadweight Tonnage

GRT - Gross Tonage

CSL–Container stuffing list

EIR- Equipment Interchange Receipt PL- Pallet Label

CBM- Cerbic meter

CSD- Container Stuffing Detail

Trường Đại học Kinh tế Huế

(9)

DANH MỤC BẢNG

Bảng 1: Tham số kỹ thuật của 7 loại Container thuộc xêri 1 theo tiêu chuẩn của ISO.19

Bảng 2: Phiếu khảo sát forwarder...30

Bảng 3: Tổng sản lượng thực hiện tại cảng Đà Nẵng (2015- 2017) ...38

Bảng 4: Kết quả hoạt động kinh doanh của cảng Đà Nẵng giai đoạn...39

Bảng 5: Sản lượng container thực hiện tại cảng Đà Nẵng (2015 –2017)...42

Bảng 6: Sản lượng container xuất nhập khẩu thực hiện tại cảng Đà Nẵng...42

Bảng 7: Tình hình doanh thu và lợi nhuận từ hoạt động giao nhận container tại cảng Đà Nẵng (2015 –2017) ...43

Bảng 8: Nguồn nhân lực của Cảng Đà Nẵng theotrìnhđộ chuyên môn ...44

Bảng 9 Cơ sở cầu bến Cảng Đà Nẵng...45

Bảng 10 Cơ sở kho bãi Cảng Đà Nẵng...46

Bảng 11: Phương tiện thiết bị của cảng...47

Bảng 12. Kết quả đánh giá độ tin cậy của thang đo thông qua hệ số Cronbach’s Alpha đối với yếu tố “Sự tin cậy”...66

Bảng 13: Kết quả đánh giá độ tin cậy của thang đo thông qua hệ số Cronbach’s Alpha đối với yếu tố “Đáp ứng”...67

Bảng 14. Kết quả đánh giá độ tin cậy của thang đo thông qua hệ số Cronbach’s Alpha đối với yếu tố “Năng lực phục vụ”...67

Bảng 15. Kết quả đánh giá độ tin cậy của thang đo thông qua hệ số Cronbach’s Alpha đối với yếu tố “Đồng cảm”...68

Bảng 16. Kết quả đánh giá độ tin cậy của thang đo thông qua hệ số Cronbach’s Alpha đối với yếu tố “Phương tiện hữu hình”...68

Bảng 17 Kiểm định giá trị trung bình của các yếu tố trong nhân tố “Sự tin cậy”...69

Bảng 18 Kiểm định giá trị trung bình của các yếu tố trong nhân tố “Đáp ứng”...70

Bảng 19 Kiểm định giá trị trung bình của các yếu tố trong nhân tố “Năng lực phục vụ”...71

Bảng 20. Kiểm định giá trị trung bình của các yếu tố trong nhân tố “Đồng cảm”...71

Bảng 21. Kiểm định giá trị trung bình của các yếu tố trong nhân tố “Phương tiện hữu hình”...72

Trường Đại học Kinh tế Huế

(10)

DANH MỤC SƠ ĐỒ

Sơ đồ tổ chức của Công ty cổ phần cảng Đà Nẵng………...32

Trường Đại học Kinh tế Huế

(11)

DANH MỤC HÌNH

Hình 1: Hoạt động đưa container nhập bãi chờ xuất...51

Hình 2: Hoạt động Cảng nhận hàng để xuất...54

Hình 3: Hoạt động Tàu cập Cảng dỡ hàng nhập bãi ...57

Hình 4: Hoạt động người nhận hàng đến Cảng nhận container...59

Trường Đại học Kinh tế Huế

(12)

PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ

1. Tính cấp thiết của vấn đề nghiên cứu:

Trong tiến trình hội nhập kinh tếquốc tế, đất nước ta từng bước thay đổi tích cực vềmọi mặtnhư kinh tế, văn hóa, xã hội và đang trong giai đoạn chuyển mình để vươn lên cùng thế giới. Chính vì vậy, kinh tế, xã hội, cơ sởhạtầng và năng lực sản xuất cải thiện đáng kể, quan hệhợp tác ngày càng mở rộng, tham gia vào các tổ chức quốc tế nhiều hơn

Nền kinh tế trên đà phát triển, kéo theo đó là nhu cầu xuất nhập khẩu hàng hóa sẽ phát triển mạnh. Hoạt động xuất nhập khẩu là một trong những hoạt động quan trọng có ảnh hưởng sâu sắc đến toàn bộnền kinh tếvà mang lại nguồn lợi đáng kể cho mỗi quốc gia đặc biệt là những quốc gia đang phát triển như Việt Nam. Muốn hoạt động xuất nhập khẩu diễn ra thuận lợi, mang lại hiệu quả cao thì việc giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu phải được thực hiện một cách logic, khoa học và chuyên nghiệp.

Việc tổ chức thực hiện giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu có hoàn thành tốt hay không phụthuộc vào nhiều yếu tố. Trong đó, khâu giao nhận hàng hóa cũng rất quan trọng vì khi giao nhận hàng hóa được diễn ra thuận lợi thì kết quảkinh doanh sẽhiệu quả hơn. Nếu thực hiện không tốt sẽ dẫn đến hậu quả là công ty không đạt được mục tiêu đề ra và bị mất khách hàng, ảnh hưởng đến lợi nhuận kinh doanh và gây mất uy tín trên thương trường. Ngoài ra , còn liên quanđến chất lượng, số lượng hàng hóa nên phải kiểm tra hàng hóa trong quá trình giao nhận hàng

Với tầm quan trọng của việc tổchức giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu đối với Công ty nên tôi đã chọn đề tài “ Nâng cao hoạt động giao nhận hàng Container tại Công ty cổ phần Cảng Đà Nẵng

2. Mục tiêu nghiên cứu:

2.1. Mục tiêu chung:

Mục tiêu chung của đề tài là nâng cao hoạt động giao nhận hàng container từ đó nhận diện ra được những điểm mạnh, điểm yếu của đơn vịCảng Đà Nẵng, đồng thời nghiên cứu những nhân tố tác động đến môi trường kinh doanh, phân tích các cơ hội

Trường Đại học Kinh tế Huế

(13)

và các thách thức mới trong thời kì hội nhập nền kinh tế nhằm tìm ra một số giải pháp để nâng caohoạt độnggiao nhận hàng hóa tại Cảng Đà Nẵng

2.2. Mục tiêu cụ thể:

Mục tiêu 1: Hệ thống hoá những vấn đề lý luận và thực tiễn về hoạt động giao nhận hàng nói chung và hoạt động giao nhận hàng container tại Công ty cổ phần Cảng Đà Nẵng

Mục tiêu 2: Xác định các yếu tố làm ảnh hưởng đến hoạt động giao nhận hàng container tại Công ty cổ phần Cảng Đà Nẵng.

Mục tiêu 3: Đánh giá thực trạnghoạt động giao nhận tại Công ty. Qua đó, tìm ra được những điểm mạnh và mặt hạn chế của công tác giao nhận hàng cont.

Mục tiêu 4: Trên cơ sở phân tích, đánh giá thực trạng giao nhận hàng cont để đề xuất các định hướng và giải pháp thích hợp nhất nhằm nâng cao hiệu quả trong công tác giao nhận hàng cont của Công ty.

3. Câu hỏi nghiên cứu:

Các yếu tố tác động đến hoạt động giao nhận hàng container tại Công ty cổphần Cảng Đà Nẵng?

Thực trạng giao nhận hàng container tại Công ty cổ phần Cảng Đà Nẵng như thế nào?

Những giải pháp nào nhằm cải thiện hoạt động giao nhận hàng container tại Công ty?

4. Phạm vi nghiên cứu:

4.1. Không gian:

Do giới hạn về không gian và thời gian nên việc nghiên cứu và phân tích chỉ dừng lại tập trung nghiên cứu hoạt động giao nhận hàng container tại Cảng Tiên Sa xí nghiệp thuộc Công ty cổphần Cảng Đà Nẵng.

4.2. Thời gian:

Thời gian nghiên cứu : 10/2018-12/2018

Nguồn sốliệu thứcấp: Thu thập sốliệu từCông ty cổ phần Cảng Đà Nẵng qua 3 năm 2015- 2017. Sốliệu cần thu thập bao gồm:Tình hình nguồn nhân lực, tình hình sản

Trường Đại học Kinh tế Huế

(14)

xuất kinh doanh, tình hình lượng container qua cảng, một số chỉ tiêu về kết quả hoạt động kinh doanh, ...

4.3. Đối tượng nghiên cứu:

Nghiên cứu về hoạt động giao nhận hàng hóa container tại cảng Đà Nẵng

5. Phương pháp nghiên cứu:

Nghiên cứu được thực hiện thông qua nghiên cứu định tính và nghiên cứu định lượng

5.1. Nghiên cứu định tính

Nghiên cứu định tính sẽ áp dụng việc nghiên cứu các tài liệu liên quan như: sách Vận tải và giao nhận trong ngoại thương và Nghiệp vụ giao nhận vận tải Bảo hiểm trong ngoại thương cùng một số đề tài đi trước để có cái nhìn hai chiều và sâu hơn, từ đó xác định được các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động giao nhận hàng container tại cảng Đà Nẵng. Kết quả của nghiên cứu định tính sẽ được sử dụng trong phần nghiên cứu định lượng tiếp theo.

5.2. Nghiên cứu định lượng

Đối với dữ liệu sơ cấp: Được thu thập trên cơ sở tiến hành điều tra, phỏng vấn forwarder tham gia hoạt độnggiao nhận hàng container tại Cảng Đà Nẵng.

5.2.1. Thiết kế bảng hỏi

Bảng hỏi được thiết kế gồm 3 phần chính:

- Phần 1: Lời giới thiệu

- Phần 2: Thông tin về người được hỏi

- Phần 3: Nội dung chính về đánh giá hoạt độnggiao nhận hàng hóa container tại cảng Đà Nẵng

Tất cả các biến quan sát trong các yếu tố đánh giá hoạt độnggiao nhận, sử dụng thang đó Likert với 5 mức độ với 1 là rất không đồng ý và 5 là rất đồng ý. Sau khi thiết kế bảng hỏi xong, tiến hành tham khảo ý kiến một số forwarder nhằm phát hiện những sai sót của bảng hỏi để chỉnh sửa nội dung phù hợp.

Trường Đại học Kinh tế Huế

(15)

5.2.2. Phương pháp chọn mẫu 5.2.2.1. Cỡ mẫu

Theo Pedhazud và Schmelkin (1991), phương pháp phân tích nhân tố cần tối thiểu 50 quan sát cho mỗi nhân tố (Pedhazur & Schmelkin, 1991). Tabachnich và Fidell (1996)cho rằng, một nguyên tắc tổng quát tốt nhất cho phân tích nhân tốlà cần ít nhất 300 quan sát. Tabachnich & Fidell (1996) cũng đưa ra những gợi ý cho kích thước đối với phương pháp phân tích nhân tố

Áp dụng công thức tính:

n: Kích cỡ mẫu nghiên cứu.

z: Giá trị ngưỡng của phân phối chuẩn

z2: Giá trị tương ứng của miền thống kê (1-α)/2 tính từ trung tâm của miền phân phối chuẩn. Trong kinh doanh, độ tin cậy thường được chọn là 95%, lúc này, z= 1,96

e: Mức độ sai số cho phép trong chọn mẫu,e = 10%.

Do tính chất p+q= 1, vì vậy, p.q sẽ lớn nhất và p=q=0.5.

Khi đó, kích cỡ mẫu nghiên cứu sẽ chọn được là:

Vậy, kích thước mẫu nghiên cứu theo công thức trên là 96.

5.2.2.2 Phương pháp chọn mẫu

Nghiên cứu lựa chọn phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên. Đối tượng điều tra khảo sát là các forwarder của các doanh nghiệp khách hàng, tham gia vào quy trình giao nhận hàng hóa container tại cảngĐà Nẵng

5.2.3. Phương pháp phân tích và xử lý số liệu

Sau khi kết thúc việc thu thập dữ liệu, ta tiến hành kiểm tra và gạn lọc những bảng hỏi không đạt yêu cầu, rồi làm sạch dữ liệu, mã hóa và nhập dữ liệu. Sau đó sẽ được tiến hành phân tích với phần mềm SPSS 20.0 và Excel với một số phương pháp phân tích như sau:

Trường Đại học Kinh tế Huế

(16)

Phân tích thống kê mô tả:

Sử dụng bảng tần số để mô tả thông tin liên quan đến các yếu tố, các thuộc tính của nhóm khảo sát như: nơi làm việc nhằm đảm bảo tính chính xác và từ đó có thể đưa ra các kết luận có tính khoa học và độ tin cậy cao về vấn đề nghiên cứu.

Đánh giá độ tin cậy của thang đo:

Hệ số Cronbach’s Alpha là phép kiểm định thống kê dùng để kiểm tra mức độ chặt chẽ và tương quan giữa các biến quan sát. Điều này liên quan đến hai khía cạnh là tương quan giữa bản thân các biến và tương quan của các điểm số từng biến với điểm số toàn bộ các biến của mỗi người trả lời. Phương pháp này được sử dụng để loại bỏ những biến không phù hợp và hạn chế các biến rác trong mô hình nghiên cứu. Trên cơ sở đó, các biến có hệ số tương quan biến tổng (Corrected Item-total correlation) nhỏ hơn 0,3 và hệ số Cronbach’s Alpha nếu loại biến lớn hơn hệ số Cronbach’s Alpha chung được coi là biến rác và sẽ bị loại khỏi thang đo. Tiêu chuẩn để lựa chọn thang đo là khi nó đảm bảo độ tin cậy Alpha từ 0,6 trở lên.

Theo nhiều nhà nghiên cứu, nếu thang đo có hệ số Cronbach’s alpha từ 0,7 đến 0,8 là tốt, nếu đạt từ 0,8 trở lên đến gần 1 thì đó là thang đo lường rất tốt và mức độ tương quan sẽ càng cao hơn. Tuy nhiên, trong trường hợp khái niệm đo lường là mới hoặc mới đối với người trả lời trong bối cảnh đang nghiên cứu thì hệ số Cronbach’s Alpha được chấp nhận từ mức 0,6 trở lên. (Nunnally, 1978; Peterson, 1994; Slater, 1995).

Trong nghiên cứu này, những biến có Cronbach’s Alpha ≥ 0,6 là đáng tin cậy và được giữ lại

Sử dụng kiểm định One Sample T-test để kiểm định về mức độ hài lòng trung bình

6. Nội dung chính của đề tài nghiên cứu:

Với mục tiêu là phân tích hoạt động giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu bằng container tại Công ty cổ phần Cảng Đà Nẵng nhằm đánh giá thực trạng làm hàng cũng như hiệu quả của hoạt động này mang lại cho Công ty trong thời gian qua. Qua đó, thấy được các điểm mạnh, điểm yếu, từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm khắc phục các hạn chế, phát huy các điểm mạnh tích cực nhằm nâng cao nghiệp vụ giao nhận

Trường Đại học Kinh tế Huế

(17)

hàng hóa, góp phần nâng cao hiệu quả kinh doanh, mang lại lợi nhuận lớn hơn cho Công ty. Khóa luận được kết cấu theo các chương sau:

Phần I: ĐẶT VẤN ĐỀ

PhầnII: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU Chương 1: Tổng quan về vấn đề nghiên cứu

Chương 2: Thực trạng hoạt động giao nhận hàng hóa tại cảng Đà Nẵng

Chương 3: Một số giải pháp nâng cao hoạt động giao nhận hàng hóa bằng container tại cảng Đà Nẵng

PhầnIII: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

Trường Đại học Kinh tế Huế

(18)

PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

1.1. Xuất nhập khẩu hàng hóa

1.1.1 Khái niệm về hoạt động xuất nhập khẩu

Xuất nhập khẩu là hoạt động kinh doanh buôn bán trên phạm vi quốc tế. Xuất nhập khẩu không chỉ là những hành vi buôn bán riêng lẻ mà là cả một hệ thống các quan hệ mua bán trong thương mại có tổ chức nhằm mục đích đẩy mạnh sản xuất hàng hoá, chuyển đổi cơ cấu kinh tế ổn định và từng bước nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân. Do đó, cùng với những lợi ích kinh tế đem lại khá cao thì hoạt động xuất nhập khẩu cũng rất dễ dẫn đến những hiệu quả khó lường hết vì nó phải đối mặt với toàn bộ các hệ thống kinh tế của các nước cùng tham gia xuất nhập khẩu mà các hệ thống này có đặc điểm khônggiống nhau và rất khó có thể khống chế được.

Xuất khẩu là hoạt động bán những sản phẩm sản xuất trong nước ra nước ngoài nhằm thu ngoại tệ, tăng tích luỹ cho ngân sách Nhà nước, phát triển sản xuất kinh doanh và nâng cao đời sống cho nhân dân.

Nhập khẩu là hoạt động mua những sản phẩm của nước ngoài về trong nước, nhằm làm đa dạng hóa sản phẩm của thị trường nội địa, làm tăng sứccạnh tranh của hàng hóa trong và ngoài nước

Hoạt động xuất nhập khẩu phức tạp hơn rất nhiều so với việc mua bán một sản phẩm nào đó trong thị trường nội địa, vì hoạt động này diễn ra trong một thị trường vô cùng rộng lớn, đồng tiền thanh toán có ngoại tệ mạnh, hàng hoá vận chuyển ra ngoài phạm vi quốc gia. Các quốc gia khi tham gia vào hoạt động buôn bán, giao dịch quốc tế đều phải tuân thủ theo các thông lệ quốc tế.

1.1.2. Vai trò và nhiệm vụ của xuất nhập khẩu

Hoạt động xuất nhập khẩu đóng vai trò quan trọng trong quá trình tăng trưởng và phát triển của bất kỳ một quốc gia nào. Hoạt độngxuất nhập khẩu mang lại nguồn tài chính rất lớn cho đất nước. Chúng ta có thể tóm gọn lại vai trò của xuất nhập khẩu đối với sự tăng trưởng và phát triển của một quốc gia qua những điểm sau đây:

Trường Đại học Kinh tế Huế

(19)

Thông qua việc xuất khẩu các mặt hàng có thế mạnh chúng ta sẽ có khả năng phát huy được lợi thế so sánh, sử dụng tối đa và hiệu quả các nguồn lực có điều kiện trao đổi kinh nghiệm cũng như tiếp cận được với các thành tựu khoa học công nghệ tiên tiến trên thế giới. Đây chính là vấn đề mấu chốt của công nghiệp hoá hiện đại hoá, áp dụng công nghệ tiên tiến hiện đại trong các ngành chế tạo và chế biến hàng xuất khẩu sẽ tạo được những sản phẩm có chất lượng cao mang tính cạnh tranh trên thị trường thế giới. Khi đó sẽ có một nguồn lực công nghiệpmới cho phép tăng số lượng, chất lượng sản phẩm, đồng thời tiết kiệm được chi phí lao động của xã hội.

Tạo việc làm tăng thu nhập cho người lao động, từ đó kết hợp hài hoà giữa tăng trưởng kinh tế với thực hiện công bằng xã hội, góp phần tạo ra những biếnchuyển tốt để giải quyết những vấn đề còn bức xúc trong xã hội.

Tăng thu ngoại tệ tạo nguồn vốn cho đất nước và cả cho nhập khẩu phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước. Đồng thời cải thiện cán cân thanh toán, cán cân thương mại, tăng dự trữ ngoại tệ cho ngân sách nhà nước và qua đó tăng khả năng nhập khẩu nguyên liệu, máy móc thiết bị tiên tiến thay thế dần cho những thiết bị lạc hậu cònđang sử dụng, để phục vụ cho sự nghiệp phát triển kinh tế của đất nước.

Xuất nhập khẩu tất yếu dẫn đến cạnh tranh. Nhờ có cạnh tranh thúc đẩy doanh nghiệp cải tiến công nghệ để có khả năng sản xuất những sản phẩm, dịch vụcó chất lượng cao, tạo ra năng lực sản xuất mới. Vì vậy, các chủ thể tham gia xuất khẩu cần phải tăng cường theo dõi kiểm soát chặt chẽ lẫn nhau để không bị yếu thế trong cạnh tranh.

Tăng cường hợp tác trong lĩnh vực xuất nhập khẩu, nâng cao uy tín và vị thế của Việt Nam trên thị trường quốc tế. Khi hoạt động xuất nhập khẩu xuất phát từ nhu cầu thị trường thế giới nó sẽ đóng góp vào việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thúc đẩy sản xuất phát triển thể hiện ở một số điểm sau:

+ Tạo khả năng mở rộng thị trường tiêu thụ làm cho sản xuất phát triển và ổn định.

+ Mở rộng khả năng cung cấp đầu vào cho sản xuất góp phần nâng cao năng lực sản xuất trong nước.

Trường Đại học Kinh tế Huế

(20)

+ Tạo điều kiện cho các ngành có cơ hội phát triển đồng thời kéo theo các ngành liên quan phát triển theo.

+ Thông qua xuất nhập khẩu, Việt Nam có thể tham gia vào thị trường cạnh tranh thế giới. Do vậy các doanh nghiệp luôn luôn phải đổi mới và hoàn thiện cơ cấu sản phẩm để thích nghi với các yêu cầu đòi hỏi ngày càng khắt khe của thị trường thế giới.

+ Tạo ra những tiền đề kinh tế kỹ thuật hiện đại.

1.1.3. Công việc chung của cảng biển:

Ký kết hợp đồng xếp dỡ, giao nhận, bảo quản, lưu kho hàng hóa với chủhàng.

Hợp đồng của cảng biển có hai loại:

+ Hợp đồng ủy thác giao nhận.

+ Hợp đồng thuê mướn: chủ hàng thuê cảng xếp dỡ vận chuyển, lưu kho, bảo quản hàng hóa.

Giao hàng xuất khẩu cho tàu và nhận hàng nhập khẩu từtàu nếu đượcủy thác.

Kết toán với tàu vềviệc giao nhận hàng hóa và lập các chứng từcần thiết khác để bảo vệquyền lợi của các chủhàng.

Giao hàng nhập khẩu cho các chủ hàng trong nước theo sự ủy thác của chủhàng xuất nhập khẩu.

Tiến trình việc xếp dỡ, vận chuyển, bảo quản, lưu kho trong khu vực cảng.

Chịu trách nhiệm về những tổn thất của hàng hóa do mình gây nên trong quá trình giao nhận vận chuyển xếp dỡ.

Hàng hóa lưu kho bãi của cảng bị hư hỏng, tổn thất thì cảng phải bồi thường nếu có biên bản hợp lệvà nếu cảng không chứng minh được là cảng không có lỗi.

Cảng không chịu trách nhiệm về hàng hóa trong các trường hợp sau:

+ Không chịu trách nhiệm về hàng hóa khi hàng đã ra khỏi kho bãi của cảng.

+ Không chịu trách nhiệm về hàng hóa ở bên trong nếu bao kiện, dấu xi vẫn nguyên vẹn.

+ Không chịu trách nhiệm về hư hỏng do ký mã hiệu hàng hóa sai hoặc không rõ (dẫn đến nhầm lẫn mất mát).

1.1.4. Nhiệm vụ của hải quan

Tiến hành thủ tục hải quan, thực hiện việc kiểm tra, giám sát, kiểm soát hải quan đối với tầu biển và hàng hoá xuất nhập khẩu

Trường Đại học Kinh tế Huế

(21)

Ðảm bảo thực hiện các quy định của Nhà nước về xuất nhập khẩu, về thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu

Tiến hành các biện pháp phát hiện, ngăn chặn, điều tra và xử lý hành vi buôn lậu, gian lận thương mại hoặc vận chuyển trái phép hàng hoá, ngoại hối, tiền Việt nam qua cảng biển ( tr 334 Vận tải và giao nhận trong ngoại thương)

1.2. Tổng quan về cảng biển:

1.2.1 Khái niệm cảng biển:

Gắn liền với sự phát triển của ngành hàng hải, trước kia cảng biển chỉ được coi là nơi tránh gió bão cho tàu thuyền. Ngày nay, cảng biển không những là nơi bảo vệ an toàn cho tàu thuyền mà còn làđầu mối giao thông quan trọng, trung tâm văn hóa và là một mắt xích chủ yếu của quá trình vận tải( tr 30 Nghiệp vụ giao nhận vận tải và bảo hiểm trong ngoại thương)

1.2.2 Vai trò, nhiệm vụ và quyền hạn của Cảng Vai trò:

Là đầu mối giao thông, đảm bảo cho tàu bè neo đậu yên ổn, nhanh chóng và thuận tiện xếp dỡ hàng hóa và hành khách, bảo quản và lưu giữ hàng hóa, gia công phân loại hàng hóa, thực hiện thủ tục pháp chế về quản lý nhà nước và các dịch vụ hàng hải phục vụcác tàu thuyền trong thời gian lưu trú ở cảng cũng như chuẩn bị cho các hành trình trên biển tiếp theo

Châm ngòi cho việc xây dựng các khu công nghiệp ven biển Thúc đẩy sựphát triển của thành phốcảngnhư:

+ Dân cư và người lao động có xu hướng đổ dồn về những nơi có nền kinh tế biển phát triển

+ Các ngành phục vụcông cộng cũng phát triển theo đà tăng trưởng của dân số:

như nhà trường, bệnh viện, nhà hát, nơi vui chơi giảitrí v.v…

+ Các dịch vụviễn thông, tài chính, ngân hàng, bảo hiểm… cũng phát triển + Xuất hiện và phát triển các dịch vụ môi giới tàu thuyền, xuất hiện các trung tâm đào tạo thuyền viên …

+ Các hãng bảo hiểm tàu thuyền, các hãngđăng kiểm

+ Tập trung hàng hóa cho xuất khẩu,và vai trò phân phối cho hàng hóa nhập khẩu

Trường Đại học Kinh tế Huế

(22)

Thúc đẩy sựphát triển kinh tếcủa cảvùng hấp dẫn

+ Cảng biển là của ngõ của toàn vùng hấp dẫn. Khi có cảng, điều kiện sản xuất gắn với thị trường bên ngoài được mở rộng. Các nông sản có dịp để đưa đ tiêu thụ ở vùng xa xôi

+ Nhiều xí nghiệp công nghiệp có 100% vốn nước ngoài cũng có dịp để xây dựng ở những nơi tận cùng ở vùng hấp dẫn để rồi lại đưa sản phẩm qua các cảng biển xuất khẩu sang các nước khác.

Nhiệm vụ và quyền hạn của Cảng:

Xây dựng quy hoạch, kế hoạch phát triển của cảng biển trong phạm vi trách nhiệm

Phối hợp hoạt động của các tổ chức, cơ quan thực hiện chức năng quản lý Nhà nước chuyên ngành tại cảng biển

Kiểm tra, giám sát việc thực hiện các quy định của pháp luật về đảm bảo an toàn cảng và luồng ra vào cảng

Phối hợp với các cơ quan thực hiện các hoạt động tìm kiếm, cứu nạn, hoặc xửlí sựcốô nhiễm môi trường

Cấp giấy phép cho tàu ra vào cảng và thực hiện các yêu cầu về bắt giữ, tạm giữ hàng hải

Yêu cầu các cá nhân, cơ quan hữu quan cung cấp thông tin, tài liệu đểthực hiện chức năng quản lý Nhà nước của cảng…

Cảng biển có các loại: Cảng thương mại, Cảng quân sự, Cảng cá. ( Tr 57 Vận tải và giao nhận trong ngoại thương)

1.2.3 Chức năng của Cảng:

Phục vụ tàu biển: Cảng là nơi ra vào, neo đậu của tàu, là nơi cung cấp các dịch vụ đưa đón tàu ra vào, lai dắt, cung ứng dầu mỡ, nước ngọt. vệ sinh, sửa chữa tàu…

Phục vụ hàng hóa: Cảng phải làm nhiệm vụ xếp dỡ, giao nhận, chuyển tải, bảo quản, lưu kho, tái chế, đóng gói, phân phối hàng hóa xuất nhập khẩu. Cảngcòn là nơi tiến hành thủ tục xuất nhập khẩu, là nơi bắt đầu, tiếp tục hoặc kết thúc quá trình vận tải…

Trường Đại học Kinh tế Huế

(23)

1.3. Giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu bằng container 1.3.1. Một số khái niệm giao nhận

1.3.1.1. Khái niệm dịch vụ giao nhận:

Đặc điểm nổi bật của buôn bán quốc tế là người mua, người bán ở những nước khác nhau. Sau khi hợp đồng mua bán được ký kết, người bán thực hiện việc giao hàng, tức là hàng hóa được vận chuyển từ nước người bán sang nước người mua. Để cho quá trình vận chuyển đó bắt đầu được, tiếp tục được và kết thúc được, tức là hàng hóa đến tay người mua được, cần phải thực hiện hàng loạt các công việc khác liên quan đến quá trình chuyên chở như: đóng gói, bao bì, lưu kho, đưa hàng ra cảng, làm các thủ tục gửi hàng, xếp hàng lên tàu, chuyển tải hàng hóa ở dọc đường, dỡ hàng ra khỏi tàu và giao cho người nhận…Những công việc đó được gọi là dịch vụ giao nhận

Dịch vụ giao nhận ( Freight Forwarding Service ) theo “ Quy tắc mẫu của FIATA về dịch vụ giao nhận”, là bất kì loại dịch vụ nào liên quan đến vận chuyển, gom hàng, lưu kho bốc xếp, đóng gói hay phân phối hàng hóa cũng như dịch vụ tư vấn hay có liên quan đến các dịch vụ trên, kể cả các vấn đề hải quan, tài chính, mua bảo hiểm, thanh toán, thu thập chứng từ liên quan đến hàng hóa. Theo Luật Thương mại Việt Nam,Giao nhận hàng hóa là hành vi thương mại, theo đó người làm dịch vụ giao nhận hàng hóa nhận hàng từ người gửi, tổ chức vận chuyển, lưu kho, lưu bãi, làm các thủ tục giấy tờ và các dịch vụ khác có liên quan để giao hàng cho người nhận theo ủy thác của chủ hàng, của người vận tải hoặc của người giao nhận khác. (tr 319- 320 Vận tải và giao nhận trong ngoại thương )

1.3.1.2. Phạm vi của dịch vụ giao nhận hàng hóa

Phạm vi các dịch vụ giao nhận là nội dung cơ bản của dịch vụ giao nhận kho vận.

Trừ khi bản thân người gửi hàng ( hoặc người nhận hàng ) muốn tự mình tham gia làm bất kỳ khâu thủ tục, chứng từ nào đó, còn thông thường người giao nhận có thể thay mặt người gửi hàng ( hoặc người nhận hàng ) lo liệu quá trình vận chuyển hàng hóa qua các cung đoạn cho đến tay người nhận cuối cùng. Người giao nhận có thể làm dịch vụ một cách trực tiếp hoặc thông qua đại lý và thuê dịch vụ của những người thứ ba khác.

Những dịch vụ mà người giao nhận thường tiến hành là :

Trường Đại học Kinh tế Huế

(24)

+ Chuẩn bị hàng hóa để chuyên chở

+ Tổ chức chuyên chở hàng hóa trong phạm vi ga, cảng, + Tổ chức xếp dỡ hàng hóa

+ Làm tư vấn cho chủ hàng trong việc chuyên chở hàng hóa,

+ Ký kết hợp đồng vận tải với người chuyên chở, thuê tàu, lưu cước + Làm các thủ tục gửi hàng, nhận hàng,

+ Làm thủ tục hải quan, Kiểm nghiệm, Kiểm dịch + Mua bảo hiểm cho hàng hóa

+ Lập các chứng từ cần thiết trong quá trình gửi hàng, nhận hàng, + Thanh toán, thu đổi ngoại tệ

+ Nhận hàng từ chủ hàng, giao cho người chuyên chở và giao cho người nhận + Gom hàng, lựa chọn tuyến đường vận tải, phương thức vận tải và người chuyên chở thích hợp

+ Đóng gói bao bì, phân loại, tái chế hàng hóa + Lưu kho, bảo quản hàng hóa

+ Nhận và kiểm tra các chứng từ cần thiết liên quan đến sự vận động của hàng hóa

+ Thanh toán cước phí, chi phí xếp dỡ, chi phí lưu kho, lưu bãi…

+ Thông báo tình hình đi và đến của các phương tiệrn vận tải + Thông báo tổn thất với người chuyên chở

+ giúp chủ hàng trong việc khiếu nại đòi bồi thường

Ngoài ra, người giao nhận còn cung cấp các dịch vụ đặc biệt theo yêu cầu của chủ hàng như: vận chuyển máy móc thiết bị cho các công trình xây dựng lớn, vận chuyển quần áo may sẵn trong các Container đến thẳng cửa hàng, vận chuyển hàng triển lãm ra nước ngoài… Đặc biệt trong những năm gần đây, người giao nhận thường cung cấp dịch vụ vận tải đa phương thức, đóng vai trò là MTO và phát hành cả chứng từ vận tải. ( tr320- 322 Vận tải và giao nhận trong ngoại thương )

1.3.1.3. Quyền hạn và nghĩa vụ các bên

Theo Điều 167 Luật Thương mại Việt Nam quy định người giao nhận và chủ hàng có những quyền và nghĩa vụ sau đây:

Trường Đại học Kinh tế Huế

(25)

a) Công ty, doanh nghiệp làm dịch vụ giao nhận hàng hóa Được hưởng tiền công và các khoản thu nhập hợp lý khác;

Thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ của mình theo hợp đồng;

Trong quá trình thực hiện hợp đồng, nếu có lí do chính đáng vì quyền lợi khách hàng thì có thể thực hiện khác với chỉ dẫn của khách hàng nhưng phải thông báo ngay cho khách hàng;

Sau khi ký kếp hợp đồng, nếu thấy không thể thực hiện được chỉ dẫn của khách hàng thì có phải thông báo cho khách hàng biết để xin chỉ dẫn thêm;

Trong trường hợp hợp đồng không thỏa thuận về thời gian cụ thể thực hiện nghĩa vụ với khách hàng thì phải thực hiện các nghĩa vụ trong một thời hạn hợp lý. ( tr 324 Vận tải và giao nhận trong ngoại thương )

b) Quyền và nghĩa vụ của khách hàng:

Lựa chọn người làm dịch vụ giao nhận hàng hóa đáp ứng với yêu cầu của mình;

Yêu cầu bồi thường thiệt hại nếu người làm dịch vụ giao nhận vi phạm hợp đồng;

Cung cấp đầy đủ chỉ dẫn cho người làm dịch vụ giao nhận hàng hóa;

Đóng gói, ghi chú mã hiệu hàng hóa theo hợp đồng mua bán hàng hóa, trừ trường hợp người làm dịch vụ giao nhận hàng hóa đảm bảo công tác này;

Bồi thường thiệt hại, trả các chi phí phát sinh cho người làm dịch vụ giao nhận hàng hóa nếu người đó đã thực hiện đúng chỉ dẫn của khách hàng hoặc do lỗi của khách hàng gây ra;

Trả cho người làm dịch vụ mọi khoản tiền đãđến hạn thanh toán và các chi phí phát sinh hợp lý

1.3.2. Vai trò của người giao nhận trong thương mại quốc tế

Trong quá trình hội nhập và phát triển kinh tế của Việt Nam, cùng với sự phát triển và tăng trưởng kinh tế của đất nước, vai trò của người giao nhận cũng ngày càng lớn mạnh theo. Điều này thể hiện qua một số mặt sau:

Giúp tiết kiệm thời gian, chi phí cho hoạt động sản xuất, kinh doanh

Trong quá trình tái sản xuất xã hội, khâu lưu thông hàng hóa cũng như luân chuyển tư liệu sản xuất chiếm vị trí đặc biệt quan trọng. Nhờ sự chuyên môn hóa cao mà các doanh nghiệp sản xuất chỉ cần tiếp xúc với một đầu mối là người giao nhận vẫn

Trường Đại học Kinh tế Huế

(26)

có thể đảm bảo được nguồn đầu vào, nơi lưu kho hàng hóa, giao nhận hàng hóa cho đối tác…Điều này không chỉ giúp doanh nghiệp tiết kiệm được thời gian, công sức, mà còn giúp họ tập trung vào sản xuất, tạo điều kiện cho quá trình sản xuất được phát triển. Trong giá bán của sản phẩm thì chi phí lưu thông, vận chuyển chiếm tỷ trọng khá lớn, việc chuyên môn hóa khâu lưu thông hay nói cách khác sự phát triển của ngành giao nhận giúp giảm giá bán, đẩy nhanh tốc độ lưu thông hàng hóa, tăng khối lượng hàng trong thương mại, tạo nên quá trình vận chuyển hàng mang tính chuyên môn hóa cao. Nhờ vậy, việc giảm giá bán được một phần là nhờ giảm chi phí lưu thông qua hoạt động giao nhận. Người giao nhận chuyên cung cấp dịch vụ vận tải, do họ đã có sẵn phương tiện vận tải chuyên nghiệp, kinh doanh trên những tuyến đường cố định, nên khách hàng sử dụng dịch vụ này không phải đầu tư phương tiện vận tải đồng thời được hưởng mức cước thấp. Bên cạnh việc giá bán hàng hóa giảm nhờ giảm chi phí lưu thông, người giao nhận với trình độ nghiệp vụ cũng như cơ sở hạ tầng của mình còn giúp cho hàng hóa được luân chuyển nhanh, an toàn, đảm bảo chất lượng, đáp ứng tốt nhu cầu của khách hàng, nhờ đó làm tăng khả năng cạnh tranh của hàng hóa trên thị trường. Việc phát triển dịch vụ giao nhận giúp các doanh nghiệp không còn phải tự lo các loại giấy tờ, thủ tục, thay vào đó các công việc này được giao cho các nhà giao nhận chuyên nghiệp với những kỹ năng được đào tạo bài bản, cùng hệ thống các mối quan hệ rộng rãi, giúp cho việc thực hiện được diễn ra suôn sẻ, nhanh chóng, đáp ứng nhu cầu của khách hàng.

Góp phần mở rộng thị trường

Ngày nay, sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin cho phép kết hợp các quá trình sản xuất, lưu kho hàng hoá, tiêu thụ vớihoạt động vận tải một cách hiệu quả hơn, nhanh chóng hơn đồng thời phức tạp hơn. Nó cũng cho phép người vận tải nâng cao chất lượng dịch vụ đối với người gửi hàng. Phát triển các dịch vụ truyền thống ở mức độ càng cao, người vận tải càng có khả năng mở rộng thị trường. Trước đây, hàng hoá thường đi từ nước người bán đến nước người mua thường dưới hình thức hàng lẻ, phải qua tay nhiều người vận tải và nhiều phương thức vận tải khác nhau. Do vậy xác suất xảy ra rủi ro, mất mát đối với hàng hoá thường rất lớn, người gửi hàng phải ký nhiều hợp đồng vận tải riêng biệt với từng người vận tải thực sự, trách nhiệm của mỗi người vận tải cũng chỉ giới hạn trong chặng đường, hay dịch vụ do người đó đảm nhiệm mà thôi. Cách mạng container hoá trong hoạt động vận tải vào những năm 60,

Trường Đại học Kinh tế Huế

(27)

70 của thế kỷ này đãđảm bảo an toàn và tăng độ tin cậy trong vận chuyển hàng hoá, là tiền đề cho sự ra đời của vận tải đa phương thức. Vì vậy, khách hàng rất cần một người có thể tổ chức mọi công việc ở tất cả các công đoạn để tiết kiệm chi phí, giảm thời gian hao phí, từ đó làm tăng lợi nhuận. Chính các nhà giao nhận là những người đứng ra đảm nhận những công việc này.

Nhờ có người giao nhận mà công việc lưu thông, vận chuyển hàng hóa diễn ra suôn sẻ, nhanh chóng hơn, đồng thời giúp các nhà sản xuất có điều kiện mở rộng thị trường. Trước đây khi hoạt động giao nhận chưa phát triển, mỗi nhà sản xuất chỉ có thể tập trung vào một số thị trường nhất định. Đó là do chi phí dành cho việc vận chuyển rất lớn, thị trường càng xa thì chi phí này càng cao từ đó làm cho giá hàng hóa cũng tăng theo. Điều này làm giảm khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp. Ngày nay, nhờ có dịch vụ giao nhận phát triển cao, việc tổ chức vận chuyển diễn ra chuyên nghiệp, nhanh chóng đã tạo điều kiện cho các doanh nghiệp mở rộng phạm vi kinh doanh, mạng lưới phân phối của họ từ đó được mở rộng trên toàn thế giới.

Mang lại nhiều lợi ích kinh tế, xã hội

Sự phát triển của ngành giao nhận đã tạo điều kiện cho chính phủ có thêm nguồn thu ngoại tệ, đẩy mạnh hơn nữa quá trình giao lưu kinh tế, xã hội, nối liền các hoạt động kinh tế giữa các khu vực trong nước với nước ngoài, giữa các nước với nhau.

Đặc biệt việc ứng dụng vận tải đa phương thức đã tạo điều kiện giúp đơn giản hóa các chứng từ, thủ tục thương mại, hải quan, do đó hấp dẫn các bạn hàng nước ngoài. Nó cũng giúp tạo thêm nguồn thu cho các công ty giao nhận trong nước và tạo điều kiện ứng dụng nhanh công nghệ vận tải hiện đại, trên cơ sở đó cơ sở hạ tầng vận tải được chú trọng đầu tư xây dựng hơn. Kết quả là hiện nay đã có nhiều công trình bến cảng, kho bãi chuyên dụng và các tuyến đường vận tải mới được ra đời.

Cùng với sự phát triển của hoạt động giao nhận vận tải, ngày nay có nhiều loại hình bảo hiểm phục vụ cho hoạt động của người giao nhận đã ra đời như bảo hiểm trách nhiệm dân sự của người giao nhận, bảo hiểm phương tiện vận chuyển…Sự ra đời của các loại hình bảo hiểm này đã góp phần đa dạng hóa các loại hình dịch vụ, phục vụ tốt hơn cho hoạt động giao nhận vận tải.

Một vai trò khác không thể không nhắc tới đó là việcngành giao nhận vận tải đã mang lại vô số việc làm cho người lao động. Đó không chỉ là các công việc chuyên

Trường Đại học Kinh tế Huế

(28)

môn liên quan đến hoạt động giao nhận như làm chứng từ, khai báo hải quan… mà còn tạo ra hàng loạt các công việc khác như chở hàng, bốc xếp, dán nhãn, kẻ ký mã hiệu… Đặc biệt sự phát triển của vận tải đa phương thức đòi hỏi phải ứng dụng các công nghệ mới, phương thức vận tải mới, đi kèm với đó là yêu cầu phải ứng dụng những kỹ thuật tiên tiến, hiện đại cũng như sự xuất hiện của nhiều ngành nghề mới.

Điều này đòi hỏi phải có một đội ngũ công nhân viên, chuyên gia, cán bộ nghiệp vụ thành thạo trong việc vận hành, sửa chữa, bảo quản, gia cố các máy móc, thiết bị, những người hiểu biết về các nghiệp vụ giao nhận, lưu kho, vận chuyển container.

Hiện nay ở nước ta cũng đã xuất hiện rất nhiều trung tâm gom hàng, giao nhận, phát hàng, hoàn trả vỏ container, cùng các hệ thống kho bãi, đội ngũ cán bộ nghiệp vụ chuyên lo giải quyết các thủ tục, giấy tờ, chứng từ theo tiêu chuẩn quốc tế.

Tóm lại, nhờ có sự ra đời, phát triển của người giao nhận và các dịch vụ mà họ cung cấp mà các thủ tục chứng từ có liên quan đến quá trình giao nhận vận tải được đơn giản hóa, thời gian vận chuyển được rút ngắn lại, khối lượng hàng hóa được trao đổi trong thương mại và vận tải quốc tế ngày một tăng lên. Sự phát triển của hoạt động giao nhận đã tạo điều kiện ứng dụng những thành tựu khoa học kỹ thuật mới vào hoạt động sản xuất, lưu thông và phân phối, phát huy được những lợi ích to lớn của hoạt động gom hàng, vận tải container, vậntải đa phương thức như tiết kiệm chi phí vận tải, chi phí bảo hiểm, giúp hạ giá thành sản phẩm, tăng sức cạnh tranh của sản phẩm, góp phần hiện đại hóa cơ sở vật chất kỹ thuật, hạ tầng cơ sở, tăng năng suất lao động xã hội, tạo ra nhiều ngành nghề dịch vụmới, giải quyết một khối lượng lớn việc làm cho xã hội, góp phần nâng cao đời sống nhân dân.

1.3.3. Dịch vụ giao nhận hàng hóa đường biển bằng container

1.3.3.1 Một số loại container sử dụng thông dụng trong vận tải đường biển 1.3.3.1.1. Khái niệm container:

Tháng 6 năm 1964, Uỷ ban kỹ thuật của tổ chức ISO ( International Standards Organization ) đãđưa ra định nghĩa tổng quát về container. Cho đến nay, các nước trên thế giới đều áp dụng định nghĩa này của ISO.

Theo ISO, container là một dụng cụ vận tải có các đặc điểm:

Có hình dáng cố định, bền chắc, để sử dụng được nhiều lần

Trường Đại học Kinh tế Huế

(29)

Có cấu tạo đặc biệt để thuận tiện cho việc chuyên chở bằng một hoặc nhiều phương tiện vận tải, hàng hóa không phải xếp dỡ ở dọc đường

Có thiết bị riêng để thuận tiện cho việc xếp dở và thay đổi từ công cụ vận tải này sang công cụ vận tải khác

Có cấu tạo đặc biệt để thuận tiện cho việc xếp hàng vào và dỡ hàng ra khỏi container

Có dung tích không ít hơn 1 mét khối.

=> Từ định nghĩa trên, ta thấy container không phải là loại bao bì hàng hóa thông thường, mặc dù nó có thể thực hiện chức năng như một bao bì vận tải. Container không phải là công cụ vận tải, cũng như không phải là một bộ phận của công cụ vận tải, vì nó không gắn liền với công cụ vận tải. ( tr 226, Vận tải và giao nhận trong ngoại thương )

1.3.3.1.2. Cấu trúc container

Cấu trúc container khá chi tiết và nhiều bộ phận cấu thành tuỳ theo từng loại container và công dụng sẽ có cấu trúc khác nhau. Đại khái một container sẽ có các bộ phận cơ bản sau:

Bộ khung (frame),

Khung đáy và mặt sàn (Froor and Base Frame), Khung mái và mái (Roof and Roof Frame),

Khung dọc và vách dọc (Side Walls and Side Fram),

Khung mặt trước và vách mặt trước (End Wall and Frame), Khung mặt sau và cửa (Door and Rear End Frame),

Các chi tiết trên là bộ phận cốt lõi cần phải có của một container, có thể có đầy đủ hoặc có thể không có một số chi tiết tuy theo từng loại container. Ngoài ra còn có một số chi tiết phụ cũng không kém phần quan trọng so với các chi tiết

1.3.3.1.3. Phân loại container:

Thực tế, container được phân thành nhiều loại dựa trên các tiêu chuẩn khác nhau, cụthể:

Phân loại theo kích thước:

Container loại nhỏ, trọng tải dưới 5 tấn và dung tích dưới 3m3

Trường Đại học Kinh tế Huế

(30)

Container loại trung bình: trọng tải 5-8 tấn và dung tích nhỏ hơn 10 m3 Container loại lớn: trọng tải hơn 10 tấn và dung tich hơn 10m3

Phân loại theo vật liệu đóng container:

Container được đóng bằng loại vật liệu nào thì gọi là tên vật liệu đó cho container, ví dụ: container thép, container nhôm, container gỗdán, container nhựa tổng hợp ….

Phân loại theo cấu trúc container:

Container kín ( Closed Container ) Container mở( Open Container ) Container khung ( Frame Container ) Container gấp ( Tilt Container ) Container phẳng ( Flat Container )

Container có bánh lăn ( Rolling Container )

Bảng 1: Tham số kỹ thuật của 7 loại Container thuộc xêri 1 theo tiêu chuẩn của ISO

Ký hiệu

Chiều cao Chiều rộng Chiều dài

Trọng tải tối

đa

Trọng tải định

Dung tích trong

foot mm foot mm foot mm tấn tấn m3

1.A 8,0 2,435 8,0 2,435 40,0 12.190 30 27,0 61,0

1.A.A 8,0 2,435 8,0 2,435 40,0 12.190 30 27,0 61,0

1.B 8,0 2,435 8,0 2,435 29,1 9.125 25 23,0 45,5

1.C 8,0 2,435 8,0 2,435 19,1 6.055 20 18,0 30,5

1.D 8,0 2,435 8,0 2,435 9,9 2.990 10 8,7 14,3

1.E 8,0 2,435 8,0 2,435 6,5 1.965 7 6,1 9,1

1.F 8,0 2,435 8,0 2,435 4,5 1.460 5 4,0 7,0

Trường Đại học Kinh tế Huế

(31)

Theo CODE R688- 21968 của ISO, phân loại theo mục đích sử dụn, container được chia thành 5 nhóm chủyếu sau :

Nhóm 1: Container chở hàng bách hóa (General purpose container). Nhóm này bao gồm các loại : container kín có cửa ở một đầu, container kín có cửa ở một đầu và các bên, có cửa ở trên nóc, mở cạnh, mở trên nóc ,mở bên cạnh; container có thành thấp(Half–Heigh Container ); container có lỗ thông hơi …

Nhóm 2:Container chở hàng rời ( Dry Bulk/Bulker Freight Container ). Là loại container dùng để chở hàng rời ( ví dụ như thóc hạt, xà phòng bột, các loại hạt nhỏ…). Đôi khi loại container này có miệng trên mái để xếp hàng và có cửa container bên cạnh để dỡ hàng ra. Tiện lợi của kiểu container này là tiết kiệm sức lao động khi xếp hàng vào và dỡ hàng ra, nhưng nó cũng có điểm bất lợi là trọng lượng vỏ nặng, số cửa và nắp có thể gây khó khăn trong việc giữ an toàn và kín nước cho hàng hóa trong container, vì nếu nắp nhồi hàng vào nhỏ quá thì sẽ gây khó khăn trong việc xếp hàng có thứ tự.

Nhóm 3: Container bảo ôn/ nóng/ lạnh ( Thermal Insulated/ Heated/ Refrigerated/

Reefer container ). Loại container này có sườn, sàn, mái và cửa ốp chất cách nhiệt để hạn chế sự thay đổi nhiệt độ giữa bên trong và bên ngoài container. Nhiều container loại này có thiết bị làm lạnh hoặc làm nóng được đặt ở một đầu hay bên thành của container hay việc làm lạnh dựa vào những chiếc máy được gắn phía trước container hoặc bởi hệ thống làm lạnh trực tiếp của tàu hay bãi container. Nhiều container lại dựa vào sự làm lạnh hỗn hợp ( khống chế nhiệt độ ). Đây là loại container dùng để chứa hàng mau hỏng ( hàng rau quả…) và các loại hàng hóa bị ảnh hưởng do sự thay đổi nhiệt độ. Tuy nhiên, vì có lớp cách điện và máy làm lạnh nên làm giảm dung tích chứa hàng của container, sự bảo quản máy móc cũng đòi hỏi cao hơn, nếu các thiết bị máy móc được đăt ở trong container.

Nhóm 4: Container thùng chứa ( Tank Container ) dùng để chở hàng hóa nguy hiểm và hàng dạng lỏng ( như dầu ăn, hóa chất thể lỏng…). Những thùng chứa bằng thép được chế tạo phù hợp với kích thước của ISO dung tích là 20 cb.ft hình dáng như một khung sắt hình chữ nhật chứa khoảng 400 galon ( 15.410 lít), tùy theo yêu cầu loại container này có thể được lắp thêm thiết bị làm lạnh hay nóng. Đây là loại container

Trường Đại học Kinh tế Huế

(32)

được chế tạo để chở những hàng hóa đặc biệt, nó có ưu điểm là giảm sức lao động dùng để xếp dỡ hàng hóa và có thể được sử dụng như một kho chứa tạm thời. Tuy nhiên, nó cũng có những hạn chế như:giá thành ban đầu cao, chi phí bảo dưỡng nhiều.

Trước khi cho hàng hóa vào đòi hỏi phải tốn công làm sạch thùng chứa ( mỗi lần cho hàng vào là một phần phải làm vệ sinhsạch sẽ thùng chứa . Khó khăn cho vận chuyển, vì hàng dễ bị bay hơi, rò rỉ dọc đường, trọng lượng vỏ lớn.

Nhóm 5: Các container đặc biệt ( Special Container ) như: Container chở xúc vật sống ( Cattle Container ). Những container của ISO được lắp đặt cố định những ngăn chuồng cho súc vật sống và có thể hoặc không thể chuyển đổi thành container phù hợp cho mục đích chuyên chở hàng hóa bách hóa. Loại container này dùng để chuyên chở súc vật sống, do vậy nhược điểm chính của nó là vấn đề làm vệ sinh sạch sẽ khi xếp các lô hàng hóa trực tiếp theo. Trong nhiều quốc gia thủ tục kiểm dịch các container dùng để chở súc vật sống rẩ khắt khe, do vậy container rỗng khi quay trở lại cần chú ý khâu vệ sinh. ( tr 227- 230 Vận tải và giao nhận trong ngoại thương )

1.3.3.2. Trình tự giao nhận hàng hóa XNK tại cảng biển:

Đối với hàng hóa xuất khẩu:

a, Yêu cầu đối với việc giao hàng xuất khẩu: Giao hàng nhanh chóng, kết toán chính xác, lậpbộ chứng từ đầy đủ, hợp lệ để thanh toán tiền hàng

b. Trình tự giao hàng xuất khẩu:

Gồm các bước nghiệp vụ sau: chuẩn bị hàng, nắm tình hình tàu; kiểm tra hàng;

làm thủ tục Hải quan, giao hàng cho tàu, lập bộ chứng từ thanh toán, thanh toán các chi phí cho cảng.

Chuẩn bị hàng hóa, nắm tình hình tàu:

Nghiên cứu hợp đồng mua bán và L/C để chuẩn bị hàng hóa, xem người mua đã trả tiền hay mở L/C chưa,

Chuẩn bị các chứng từ cần thiết để làm thủ tục hải quan

Nắm tình hình tàu hoặc tiến hành lưu cước, đăngký chuyến tàu

Lập Cargo List gửi hãng tàu hoặc yêu cầu cấp “ Lệnh giao container rỗng”

Trường Đại học Kinh tế Huế

(33)

Khai và nộp tờ khai Hải quan cùng với các giấy tờ khác như: hợp đồng mua bán, hóa đơn thương mại, giấy phép kinh doanh, bản kê khai chi tiết, giấy phép xuất khẩu ( nếu cần)

Làm thủ tục kiểm nghiệm, giám định, kiểm hóa, tính thuế :

Xin kiểm nghiệm, giám định, kiểm dịch, nếu cần và lấy giấy chứng nhận hay biên bản thích hợp

Hải quan kiểm tra thực tế hàng hóa: Theo Luật Hải quan, phần lớn hàng hóa xuất khẩu được miễn kiểm tra hải quan, đặc biệt đối với những chủ hàng có quá trình chấp hành tốt Luật Hải quan

Tính thuế và ra thông báo thuế, hoàn thành thủ tục hải quan Giao hàng hóa xuất nhập khẩu cho tàu :

Đối với hàng đóng trong container:

Nếu gửi hàng nguyên ( FCL/FCL):là xếp hàng nguyên container, người gửi hàng và người nhận hàng chịu trách nhiệm đóng hàng vào và dỡ hàng ra khỏi container. Khi người gửi hàng có khối lượng hàng đồng nhất đủ chứa một hoặc nhiều container, người ta sẽ thuê một hoặc nhiều container để gửi hàng.

Chủ hàng hoặc người được chủ hàng ủy thác điền và ký Booking Note rồi đưa cho đại diện hãng tàu hoặc đại lý tàu biển để xin ký cùng với bản danh mục hàng xuất khẩu ( Cargo List )

Sau khi ký Booking Note, hãng tàu sẽ cấp lệnh giao vỏ container cho chủ hàng mượn và giao Packing List và Seal

Chủ hàng lấy container rỗng về địa điểm quy định để đóng hàng vào container, lập Packing List

Mang hàng ( hay container đã đóng hàng ) ra cảng để làm thủ tục hải quan ( có thể được miễn kiểm tra tùy loại hàng)

Giao Packing List cho Phòng Thương vụ của cảng để cảng làm thủ tục và đến Hải quan đăng ký hạ bãi container đồng thời lập Hướng dẫn xếp hàng ( Shipping Order ) để trên cơ sở đó lập B/L

Trường Đại học Kinh tế Huế

(34)

Vận chuyển container ra bãi, làm thủ tục hạ bãi ( chậm nhất là 8 tiếng trước khi bắt đầu xếp hàng) và đóng phí. Khi hải quan đóng dấu xác nhận thì việc giao hàng coi như đã xong ( việc xếp container lên tàu là do cảng làm ) và chủ hàng có thể lấy B/L

Trước khi xếp container lên tàu, đại lí tàu biển sẽ lên danh sách hàng xuất khẩu ( Loading List ), sơ đồ xếp hàng , thông báo thời gian bắt đầu làm hàng cho điều độ của cảng biết để bố trí người và phương tiện

Bốc container lên tàu ( do cảng làm ). Cán bộ giao nhận liên hệ với hãng tàu hay đại lý để lấy B/L hoặc đóng dấu ngày tháng bốc hàng lên tàu vào B/ L nhận để xếp ( nếu trước đó đã cấp ) để có B/L đã xếp

Nếu gửi hàng lẻ ( LCL/LCL): là những lô hàng của nhiều chủ hàng đóng chung một container mà người gom hàng (người chuyên chở hoặc người giao nhận) phải chịu trách nhiệm đóng và dỡ hàng vào hoặc ra khỏi container

Chủ hàng gửi Cargo List cho hãng tàu hoặc đại lý của hãng tàu, hoặc người giao nhận. Sau khi chấp nhận, hãng tàu hay người giao nhận sẽ thỏa thuận với chủ hàng về ngày giờ, địa điểm giao nhận hàng,

Chủ hàng hay người được chủ hàng ủy thác mang hàng ra cảng, kiểm tra hải quan và giao cho người chuyên chở ( cùng với Shipping Order để lập B/L) hoặc người giao nhận tại CFS hoặc ICD quy định và lấy B/L ( có ghi Part of container ) hay House B/L, nếu chủ hàng yêu cầu, House B/L cũng có thể được đóng dấu thêm chữ “ Surrendered”. Trong trường hợp này, khi nhận hàng ở cảng đến sẽ không cần xuất trình House B/L gốc, nhưng người giao nhận phải điện báo cho đại lý của mìnhở cảng đến biết và để đại lý giao hàng cho người nhận,

Nguời chuyên chở chịu trách nhiệm đóng hàng vào container, bốc container lên tàu và vận chuyển đến nơi đến, hoặc nếu thông qua người giao nhận, thì người giao nhận sẽ đóng hàng của nhiều chủ vào container và giao nguyên cho container cho hãng tàu để lấy Master B/L

Thanh lý, thanh khoản tờ khai hải quan:

Lập bộ chứng từ thanh toán:

Căn cứ vào hợp đồng mua bán và L/C ( nếu thanh toán theo L/C), cán bộ giao nhận phải lập hay lấy các chứng từ cần thiết để tập hợp thành bộ chứng từ thanh toán

Trường Đại học Kinh tế Huế

(35)

và xuất trình cho ngân hàng để thanh toán tiền hàng. Bộ chứng từ thanh toán theo L/C thường gồm các chứng từ sau đây:

- B/L - Hối phiếu

-Hóa đơn thương mại - Phiếu đóng gói

- Giấy chứng nhận phẩm chất - Giấy chứng nhận trọng lượng - Giấy chứng nhận số lượng - Giấykhử trùng ( nếu có )

- Giấy chứng nhận xuất xứ ( C/O) - Giấy chứng nhận kiểm dịch ( nếu có ) - Giấy chứng nhận của người hưởng thụ

-Đơn Bảo hiểm hoặc giấy chứng nhận Bảo hiểm ( nếu xuất khẩu CIF/CIP) … Thanh toán các chi phí cần thiếtcho cảng như: chi phí bốc hàng, vận chuyển, bảo quản, lưu kho … ( tr 334-338 Vận tải và giao nhận trong ngoại thương)

Đối với hàng hóa nhập khẩu:

a. Yêu cầu đối với việc giao nhận hàng nhập khẩu: Nhận hàng nhanh chóng, kết toán chính xác, lập kịp thời, đầy đủ, hợp lệ các chứng từ, biển bản liên quan đến tổn thất của hàng hóa để khiếu nại các bên có liên quan

b. Các bước giao nhận hàng nhập khẩu:

Chủ hàng thường phải tiến hành các bước sau:

Chuẩn bị trước khi nhận hàng nhập khẩu, bao gồm các công việc:

- Kiểm tra việctrả tiền hay việc mở L/C

- Nắm thông tin về hàng và tàu, về thủ tục hải quan đối với mặt hàng có liên quan - Nhận các giấy tờ như: Thông báo sẵn sàng ( NOR), thông báo tàu đến ( Notice of Arrival), B/L và các chứng từ khác về hàng hóa

Nhận hàng từ cảnghoặc tàu:

Hàng nhập đóng trong container:

Đối với hàng nguyên ( FCL/FCL):

Trường Đại học Kinh tế Huế

(36)

Khi nhận được “ Thông báo hàng đến” từ hãng tà

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Bán hàng là nghiệp vụ kinh doanh cơ bản, trực tiếp thực hiện chức năng lưu thông hàng hóa phục vụ cho sản xuất và đời sống của nhân dân, là khâu quan

• Xu hướng tại điểm bán hàng Trong phạm vi tiêu dùng đại trà, các DN cam kết cải thiện môi trường tại điểm bán hàng, vì vậy cần phải chỉ ra các quan điểm tài chính

Luận văn đã đánh giá công tác quản trị lực lượng bán hàng tại Chi nhánh, đo lường mức độ hài lòng của khách hàng trong quan hệ với Chi nhánh thông qua các yếu tố

Theo cách tiếp cận này thì: “ Bán hàng là một khâu mang tính chất quyết định trong hoạt động kinh doanh, một bộ phận cấu thành thuộc hệ thống tổ chức quản lý

Phát triển công nghệ được thực hiện bằng nhiều con đường như: tự nghiên cứu và phát triển, nhận chuyển giao công nghệ, mua bán, cho tặng…Tuy nhiên,

Biện pháp chuyển giao RRTD CVDN tại ACB Đà Nẵng * Mua bảo hiểm tín dụng Hiện tại ACB Đà Nẵng thực hiện biện pháp bắt buộc DN vay vốn mua bảo hiểm tài sản đối với các khoản cho vay

Phụ lục Bảng 1: Hệ thống cầu tàu Bảng 2: Thiết bị vận chuyển hang hoá Bảng 3: Cơ cấu lao động theo độ tuổI Bảng 4: Cơ cấu lao động theo trình độ học vấn Bảng 5: Chỉ tiêu sản xuất

Nội dung công tác kế toán hàng hóa trong doanh nghiệp 1.2.1: Kế toán chi tiết hàng hóa trong doanh nghiệp Các phương pháp hạch toán chi tiết hàng hóa được áp dụng phổ biến hiện nay: