• Không có kết quả nào được tìm thấy

Quản trị hàng tồn kho tại Công ty TNHH TMTH Tuấn Việt – Chi nhánh Huế

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Quản trị hàng tồn kho tại Công ty TNHH TMTH Tuấn Việt – Chi nhánh Huế"

Copied!
84
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH

------

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

ĐỀ TÀI:

QUẢN TRỊ HÀNG TỒN KHO TẠI CÔNG TY TNHH TMTH TUẤN VIỆT – CHI NHÁNH HUẾ

HỒ THỊ THU THỦY

Huế, 01/2021

Trường Đại học Kinh tế Huế

(2)

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH

------

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

ĐỀ TÀI:

QUẢN TRỊ HÀNG TỒN KHO TẠI CÔNG TY TNHH TMTH TUẤN VIỆT – CHI NHÁNH HUẾ

GVHD:

PGS.TS NGUYỄN KHẮC HOÀN

SVTH:

HỒTHỊTHU THỦY Lớp: K51B - QTKD MSSV: 17K4021259

Huế, 01/2021

Trường Đại học Kinh tế Huế

(3)

Lời Cảm Ơn

Trong suốt khoảng thời gian từkhi bắt đầu học tập tại Trường em đã nhận được rất nhiều sự giúp đỡ, quan tâm chỉ bảo từ phía Thầy Cô với những tri thức và tâm huyết đã dìu dắt biết bao nhiêu thếhệ sinh viên như chúng em. Đặc biệt, trong khoảng thời gian làm khóa luận tốt nghiệp này.

Trải qua khoảng thời gian thực tập cuối khóa tại Công ty TNHH TMTH Tuấn Việt – Chi nhánh Huế trước tiên em xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ nhiệt tình của chị Dương Thị Thảo Kế toán trưởng của công ty và tập thểcán bộnhân viên của Công ty đã tận tình giúpđỡem trong suốt quá trình thực tập.

Đồng thời em xin chân thành cảm ơn quý Thầy Cô Trường Đại học Kinh tếHuế đã quan tâm, giúp đỡ em trong suốt thời gian học tập tại Trường. Một lần nữa em xin chân thành cảm ơn quý Thầy Cô và đặc biệt là Thầy PGS.TS Nguyễn Khắc Hoàn người đã giúp đỡ, quan tâm và hướng dẫn để em có thể hoàn thành tốt bài khóa luận này.

Trong quá trình thực tập cũng như suốt thời gian làm khóa luận tốt nghiệp với điều kiện thời gian và kiến thức còn hạn chế nên không thể tránh khỏi những sai sót khi tìm hiểu, nhận xét vềCông ty TNHH TMTH Tuấn Việt–Chi nhánh Huếvà những giải pháp em đưa ra có thể không tối ưu nên rất mong nhận được sự cảm thông của Công ty và mong nhận được sự đóng góp và giúp đỡ của quý Thầy Cô để em có thể hoàn thiện hơn bài khóa luận tốt nghiệp này.

Em xin chân thành cảm ơn!

Trường Đại học Kinh tế Huế

(4)

Ký hiệu viết tắt Tên đầy đủ

PGS Phó giáo sư

TS Tiến sĩ

NXB Nhà xuất bản

HTK Hàng tồn kho

GVHB Giá vốn hàng bán

TNHH Trách nhiệm hữu hạn

TMTH Thương mại tổng hợp

KKĐK Kiểm kê định kỳ

KKTX Kê khai thường xuyên

CP Chi phí

Trường Đại học Kinh tế Huế

(5)

LỜI CẢM ƠN...i

DANH MỤC VIẾT TẮT...ii

MỤC LỤC...iii

DANH MỤC BẢNG...vii

DANH MỤC HÌNH...viii

PHẦN 1: ĐẶT VẤN ĐỀ...9

1.1. Tính cấp thiết của đềtài...9

1.2. Mục tiêu nghiên cứu... 10

1.2.1. Mục tiêu chung... 10

1.2.2. Mục tiêu cụthể... 10

1.3.Đối tượng và phạm vi nghiên cứu... 10

1.3.1. Đối tượng nghiên cứu... 10

1.3.2. Phạm vi nghiên cứu... 10

1.3.3. Phương pháp nghiên cứu... 11

1.3.3.1.Phương pháp phân tích sốliệu: ...11

1.3.3.2.Phương pháp thu thập sốliệu:... 11

1.4. Bốcục khóa luận... 12

PHẦN 2: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢNGHIÊN CỨU... 13

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN TRỊ HÀNG TỒN KHO TRONG DOANH NGHIỆP... 13

1.1. Tổng quan vềquản trị hàng tồn kho... 13

1.1.1. Khái niệm, vai trò của hàng tồn kho... 13

1.1.1.1. Khái niệm hàng tồn kho... 13

1.1.1.2. Vai trò của hàng tồn kho... 14

1.1.2. Phân loại hàng tồn kho... 15

1.1.2.1. Phân loại theo mục đích sửdụng và công dụng của hàng tồn kho... 15

1.1.2.2. Phân loại theo nguồn hình thành... 16

1.1.2.3. Phân loại theo yêu cầu sửdụng... 16

1.1.2.4. Phân loại theo kếhoạch dựtrữ, sản xuất và tiêu thụ... 16

1.1.2.5. Phân loại theo chất lượng hàng hóa... 17

Trường Đại học Kinh tế Huế

(6)

1.1.3.Các nhân tố ảnh hưởng đến hàng tồn kho... 17

1.2. Quản trịhàng tồn kho trong doanh nghiệp... 18

1.2.1.Quản lý hàng tồn kho trong doanh nghiệp... 18

1.2.2.Lợi ích và chi phí của việc giữhàng tồn kho... 19

1.2.2.1. Lợi ích... 19

1.2.2.2. Chi phíliên quan đến công tác quản lý hàng tồn kho... 19

1.2.3.Các phương pháp hạch toán hàng tồn kho... 20

1.2.3.1. Phương pháp kiểm kê định kỳ... 20

1.2.3.2. Phương pháp kê khai thường xuyên... 21

1.2.4.Phương pháp tính giá hàng hóa xuất kho... 22

1.2.4.1. Phương pháp nhập trước xuất trước (FIFO)... 22

1.2.4.2. Phương pháp bình quân gia quyền... 23

1.2.4.3. Phương pháp đích danh... 24

1.2.5.Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quảquản lý hàng tồn kho... 24

1.2.5.1. Chỉ tiêu đánh giá khả năng luân chuyển HTK... 24

1.2.5.2. Chỉtiêu hệsố đảm nhiệm hàng tồn kho... 25

1.2.6. Các mô hình quản trịhàng tồn kho... 25

1.2.6.1. Mô hình lượng đặt hàng kinh tế cơ bản (EOQ–Economic Order Quantity).. 25

1.2.6.2. Mô hình sản lượng đặt hàng theo sản xuất (POQ–Production Order Quantity)... 28

1.2.6.3. Mô hình khấu trừtheo số lượng (QDM–Quantity Discount Model)... 30

1.2.7.Rủi ro trong quản trị hàng tồn kho... 31

1.2.7.1. Sự gián đoạn nguồn cungứng... 31

1.2.7.2. Sựbiến đổi vềchất lượng hàng hóa... 31

1.2.7.3. Khả năng tiêu thụ hàng hóa của doanh nghiệp... 32

1.2.7.4. Sựbiến động của tỷgiá hối đoái... 32

1.2.8.Các chỉtiêu phản ánh hiệu quảhoạt động sản xuất kinh doanh... 32

1.2.8.1. Các chỉ tiêu đánh giá khả năng sinh lời... 32

1.2.8.2. Chỉtiêu vềkhả năng thanh toán... 33

1.2.9.Cơ sởthực tiễn... 34

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ HÀNG TỒN KHO TẠI CÔNG TY TNHH TMTH TUẤN VIỆT... 36

Trường Đại học Kinh tế Huế

(7)

2.1.1. Khái quát chung:... 36

2.1.2. Lịch sửhình thành và phát triển của Công ty TNHH TMTH Tuấn Việt... 36

2.1.3. Giá trịcốt lõi–sứmệnh–viễn cảnh... 37

2.1.3.1 Giá trịcốt lõi... 37

2.1.3.2. Sứmệnh... 37

2.1.3.3. Viễn cảnh:... 37

2.1.4. Đối tác nhà cung cấp:... 37

2.1.5. Nguồn lực của Công ty TNHH TMTH Tuấn Việt... 38

2.1.5.1. Tổchức bộmáy quản lý... 38

2.1.5.2. Tình hình laođộng... 40

2.1.5.3. Tình hình cơ sởvật chất –kỹthuật... 42

2.2. Kết quả động sản xuất kinh doanh của Công ty TNHH TMTH Tuấn Việt giai đoạn 2017–2019... 43

2.2.1. Khái quát kết quảhoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty TNHH Tuấn Việt giai đoạn 2017–2019... 43

2.2.2. Tình hình biến động tài sản - nguồn vốn của Công ty TNHH Tuấn Việt giai đoạn 2017–2019... 46

2.2.3. Một số chỉ tiêu phản ánh hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty TNHH Tuấn Việt giai đoạn 2017 –2019... 49

2.3. Thực trạng công tác quản lý hàng tồn kho tại Công ty TNHH TMTH Tuấn Việt. 51 2.3.1. Thực trạng nguồn nhân lực kho... 51

2.3.2. Phân loại hàng tồn kho... 52

2.3.3. Công tác sắp xếp, vịtrí hàng hóa trong kho... 53

2.3.4. Quy trình quản lý hoạt động nhập–xuất kho tại công ty TNHH Tuấn Việt... 55

2.3.4.1. Quy trình quản lý hoạt động nhập kho... 55

2.3.4.2. Quy trình quản lý hoạt động xuất kho... 57

2.3.5. Tình hình xuất nhập tồn kho của công ty TNHH TMTH Tuấn Việt giai đoạn 2017–2019... 58

2.3.6. Các nguyên tắc ghi nhận hàng tồn kho... 60

2.3.7. Đánh giá hiệu quảquản lý HTK tại công ty TNHH TMTH Tuấn Việt... 61

2.3.7.1. Khả năng luân chuyển HTK của Công ty TNHH TMTH Tuấn Việt... 61

2.3.7.2. Chỉtiêu hệsố đảm nhiệm HTK của công ty TNHH TMTH Tuấn Việt... 63

Trường Đại học Kinh tế Huế

(8)

2.3.8. Các nhân tố ảnh hưởng đến công tác quản lý hàng tồn kho của công ty TNHH

TMTH Tuấn Việt... 66

2.3.9. Một số rủi ro trong công tác quản lý hàng tồn kho tại công ty TNHH TMTH Tuấn Việt... 67

2.3.10.Đánh giá chung vềcông tác quản trịhàng tồn kho tại công ty TNHH Tuấn Việt.. 68

2.3.10.1. Điểm mạnh... 68

2.3.10.2. Hạn chế... 69

CHƯƠNG 3: ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP ĐỂ NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC QUẢN TRỊ HÀNG TỒN KHO TẠI CÔNG TY TNHH TMTH TUẤN VIỆT CHI NHÁNH HUẾ... 70

3.1. Định hướng phát triển của Công ty TNHH Tuấn Việt trong thời gian tới... 70

3.2. Giải pháp nâng cao công tác quản trịhàng tồn kho tại Công ty TNHH Tuấn Việt... 71

3.2.1. Áp dụng mô hình lượng đặt hàng kinh tế cơ bản EOQ... 71

3.2.2. Cải tiến công tác sắp xếp vị trí hàng hóa tại kho... 76

3.2.3. Áp dụng phương pháp 5S... 77

3.2.4. Một sốgiải pháp khác nâng cao công tác quản lý HTK... 78

PHẦN 3: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ... 79

1. Kết luận... 79

2. Kiến nghị... 80

2.1. Đối với chính quyền địa phương... 80

2.2. Đối với công ty... 80

TÀI LIỆU THAM KHẢO... 82

Trường Đại học Kinh tế Huế

(9)

Bảng 2.1: Danh mục sản phẩm của Công ty TNHH TMTH Tuấn Việt...38

Bảng 2.2: Tình hình laođộng của Công TNHH TMTH Tuấn Việt trong giai đoạn 2017 –2019 ...41

(Đơn vị: Người) ...41

Bảng 2.3: Tình hình cơ sởvật chất của Công ty TNHH TMTH Tuấn Việt...42

Bảng 2.4: Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty TNHH Tuấn Việt giai đoạn 2017–2019 ...44

Bảng 2.5: Tài sản–nguồn vốn của Công ty TNHH Tuấn Việt giai đoạn 2017 –201947 Bảng 2.6: Chỉ tiêu đánh giá khả năng sinh lời ...50

Bảng 2.7: Khả năng thanh toán của Công ty TNHH TMTH Tuấn Việt ...51

Bảng 2.8: Phân loại hàng tồn kho Công ty TNHH TMTH Tuấn Việt ...53

Bảng 2.9: Tình hình xuất nhập tồn kho của công ty TNHH TMTH Tuấn Việt giai đoạn 2017–2019 ...58

Bảng 2.10: Đánh giá khả năng luân chuyển HTK của Công ty TNHH TMTH Tuấn Việt ...62

Bảng 2.11: Hệsố đảm nhiệm HTK của công ty TNHH TMTH Tuấn Việt ...64

Bảng 2.12: Khả năng sinh lời HTK của công ty TNHH TMTH Tuấn Việt...65

Bảng 3.1: Nhu cầu HTK của Công ty TNHH TMTH Tuấn Việt ...72

Bảng 3.2: Xác định chi phí cho một đơn đặt hàng ...73

Bảng 3.3: Tổng chi phí lưu kho – Chi phí lưu kho 1 năm giai đoạn 2017–2019...73

Bảng 3.4: Tóm tắt các thông số...74

Bảng 3.5: Lượng đặt hàng tối ưu- tổng chi phí tồn kho tối thiểu–khoảng thời gian dự trữ tối thiểu – điểm tái đặt hàng – số lượng đơn đặt hàng tối ưu trong năm theo mô hình EOQ giaiđoạn 2017–2019 ...75

Trường Đại học Kinh tế Huế

(10)

Hình 1.1: Mô hình lượng đặt hàng kinh tế cơ bản EOQ ...26

Hình 1.2: Mối quan hệgiữa chi phí đặt hàng và chi phí tồn trữ...26

Hình 1.3:Điểm đặt hàng - ROP ...28

Hình 1.4: Mô hình sản lượng đặt hàng theo sản xuất POQ...29

Hình 1.5: Mô hình khấu trừtheo số lượng QDM...30

Hình 2.1: Nhà cung cấp của Công ty TNHH TMTH Tuấn Việt ...38

Hình 2.2: Sơ đồtổchức Công ty TNHH TMTH Tuấn Việt ...39

Hình 2.3: Mô hình kho hàng của công ty TNHH TMTH Tuấn Việt ...54

Hình 2.4: Quy trình quản lý hoạt động nhập kho ...55

Hình 2.5: Quy trình quản lý hoạt động xuất kho...57

Hình 3.1: Mô hình kho hàng...77

Hình4.1: Tính năng của SWM...81

Trường Đại học Kinh tế Huế

(11)

PHẦN 1: ĐẶT VẤN ĐỀ

1.1. Tính cấp thiết của đềtài

Trong xu hướng phát triển và hội nhập toàn cầu, Việt Nam đang có độ mở khá cao và tăng khá nhanh. Do đó vấn đề đặt ra của các doanh nghiệp là cần tranh thủthời cơ đểtiếp thu trìnhđộ khoa học–công nghệ đồng thời tranh thủ vượt lên, tích cực mở rộng thị phần. Nhưng việc mở cửa lại nền kinh tế trong bối cảnh đại dịch Covid –19 vẫn chưa được khống chếtrên phạm vi toàn cầu sẽ đi kèm với những rủi ro và thách thức rất lớn có thể ảnh hưởng đến sự sống còn của các doanh nghiệp. Vì vậy, các doanh nghiệp muốn duy trì hoạt động kinh doanh của tổchức ngoài việc định vị, điều chỉnh lại các chiến lược, phát triển kinh phân phối, nắm bắt cơ hội thị trường, xây dựng thương hiệu sản phẩm và quản trịrủi ro cũng là những vấn đềcấp thiết.

Đối với các doanh nghiệp sản xuất cũng như thương mại thì tồn kho được xem là cầu nối giữa sản xuất và tiêu thụvà quản trị hàng tồn kho là một vấn đề rất quan trọng và có ý nghĩađặc biệt. Một doanh nghiệp thương mại muốn thành công cần phải biết cân bằng giữa lượng cung và cầu đồng thời theo dõi, kiểm tra hàng tồn kho một cách chính xác. Quản trị hàng tồn kho là một công việc khá phức tạp và có tác động mạnh mẽ đến hiệu quả hoạt động của một doanh nghiệp. Vì vậy, đòi hỏi nhà quản lý của doanh nghiệp cần nhạy bén để có thể vận dụng các phương pháp quản lý vào đúng hoàn cảnh, tình trạng của doanh nghiệp một cách sáng tạo.

Quản trị hàng tồn kho là duy trì lượng hàng tồn hợp lý từ đó giúp quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp thông suốt không bị gián đoạn. Ngoài ra, nếu thực hiện tốt công tác quản trị hàng tồn kho sẽ giúp doanh nghiệp giảm được chi phí cho việc thuê mặt bằng thuê kho bãiđể cất giữhàng hóa, nguyên vật liệu. Đồng thời, đảm bảo có đủ hàng hóa để đáp ứng nhu cầu của thị trường, tránh thiếu hụt hàng hóa, nguyên vật liệu sản xuất dẫn đến giảm lợi nhuận hoặc có thểtệ hơn làmất khách hàng, mất thịphần.

Một điều đáng chú ý là mặc dù biết công tác quản trịhàng tồn kho rất quan trọng có ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp nhưng các doanh

Trường Đại học Kinh tế Huế

(12)

nghiệp tại Việt Nam chưa thực sự quan tâm và coi nó như một cái gì đó không đáng quan ngại cho lắm. Vì vậy, nhận biết được tầm quan trọng của công tác quản trị hàng tồn kho trong doanh nghiệp em đã chọn đề tài: “Quản trị hàng tồn kho tại Công ty TNHH TMTH Tuấn Việt –Chi nhánh Huế”. Với mong muốn có thểgiúp công ty tìm ra những thiếu sót trong công tác quản trị hàng tồn kho và đưa ra các giải pháp phù hợp với tình hình hoạt động của công ty.

1.2. Mục tiêu nghiên cứu 1.2.1. Mục tiêu chung

Dựa trên cơ sở lý luận vềquản lý hàng tồn kho tiến hành nghiên cứu thực trạng quản lý hàng tồn kho tại Công ty TNHH TMTH Tuấn Việt –Chi nhánh Huế. Từ đó đề xuất một sốgiải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý hàng tồn kho tại công ty.

1.2.2. Mục tiêu cụthể

-Hệthống hóa, phân tích và tổng hợp những vấn đề lý luận và thực tiễn vềcông tác quản lý hàng tồn kho trong doanh nghiệp.

-Nghiên cứu thực trạng, phân tích công tác quản lý hàng tồn kho tại Công ty TNHH TMTH Tuấn Việt–Chi nhánh Huế.

-Đề xuất giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý hàng tồn kho của doanh nghiệp

1.3.Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

1.3.1. Đối tượng nghiên cứu

Đề tài nghiên cứu các vấn đề liên quan đến công tác quản lý hàng tồn kho tại Công ty TNHH TMTH Tuấn Việt–Chi nhánh Huế.

1.3.2. Phạm vi nghiên cứu

-Phạm vi về thời gian: Các thông tin và sốliệu được thu thập tại Công ty TNHH TMTH Tuấn Việt trong giai đoạn 2017 – 2019. (Một số thông tin và số liệu có liên quan đến 2020)

Trường Đại học Kinh tế Huế

(13)

-Phạm vi về không gian:Đề tài được thực hiện tại Công ty TNHH TMTH Tuấn Việt – Chi nhánh Huế (Số 03 Nguyễn Văn Linh, Phường An Hòa, Thành phố Huế, Tỉnh Thừa Thiên Huế)

-Phạm vi về nội dung: Nội dung của đề tài xoay quanh việc nghiên cứu, làm rõ các vấn đề về công tác quản trị hàng tồn kho của công ty. Từ thực trạng đó để đề ra các giải pháp phù hợp nhằm nâng cao và hoàn thiện công tác quản lý hàng tồn kho tại công ty.

1.3.3. Phương pháp nghiên cứu

1.3.3.1. Phương pháp phân tích sốliệu:

-Thống kê mô tả: Sử dụng các chỉ tiêu số tương đối, tuyệt đối nhằm đánh giá những ảnh hưởng cũng như mối quan hệgiữa các yếu tốliên quan đến công tác quản trịhàng tồn kho.

-So sánh, đối chiếu: Từ những sốliệu liên quan đến vấn đềnghiên cứu được lấy từCông ty tiến hành so sánh phân tích và đưa ra kết luận vềcông tác quản trịhàng tồn kho tại Công ty TNHH TMTH Tuấn Việt, so sánh hệ thống các chỉ tiêu qua các năm nghiên cứu.

1.3.3.2. Phương pháp thu thập sốliệu:

Thu thập thông tin liên quan đến công tác quản trị hàng tồn kho của công ty TNHH TMTH Tuấn Việt. Các số liệu thứ cấp liên quan đến vấn đề nghiên cứu bao gồm: số liệu thống kê về tài sản - nguồn vốn, bảng cân đối kế toán giai đoạn 2017 - 2019, báo cáo kết quảhoạt động sản xuất kinh doanh giai đoạn 2017 - 2019,...Ngoài ra tiến hành thu thập thông tin từ bên ngoài doanh nghiệp thông qua các phương tiện

truyền thông khác.

Trường Đại học Kinh tế Huế

(14)

1.4. Bốcục khóa luận

Bốcục đềtài gồm 3 chương ngoài phần mở đầu và kết luận:

Chương 1: Cơ sởlý luận vềquản trịhàng tồn kho trong doanh nghiệp

Chương 2: Thực trạng quản trị hàng tồn kho tại Công ty TNHH TMTH Tuấn Việt–Chi nhánh Huế

Chương 3: Đềxuất giải pháp đểnâng cao công tác quản trị hàng tồn kho tại Công ty TNHH TMTH Tuấn Việt–Chi nhánh Hu

Trường Đại học Kinh tế Huế

(15)

PHẦN 2: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN TRỊ HÀNG TỒN KHO TRONG DOANH NGHIỆP

1.1. Tổng quan vềquản trịhàng tồn kho 1.1.1. Khái niệm, vai trò của hàng tồn kho 1.1.1.1. Khái niệm hàng tồn kho

Thực tế, khi nói đến hàng tồn kho nhiều người thường nghĩ đến những hàng hóa bị tồn lại kho do không bán được hay còn gọi là hàngế, cần thanh lý.Nhưng trong lĩnh vực kinh tế hàng tồn kho được xem là một vấn đề khá quan trọng đối với hầu hết các doanh nghiệp. Hàng tồn kho chiếm tỷtrọng khá lớn trong tổng giá trịtài sản của doanh nghiệp và rất dễxảy ra các sai sót trong quá trình quản lý. Hầu hết các doanh nghiệp sản xuất, dịch vụ hay thương mại có quy mô lớn nhỏ đều có hàng tồn kho. Do đó, để đảm bảo được tính thống nhất trong việc sử dụng các phương pháp và mô hình để kiểm soát hàng tồn kho thì yêu cầu các nhà quản trị cần nắm vững được các khái niệm cơ bản cũng như bản chất của hàng tồn kho.

Hàng tồn kho là các tài sản ngắn hạn tồn tại dưới hình thái vật chất có thể cân, đo, đong, đếm được như: nguyên vật liệu, công cụ, dụng cụ đã mua nhưng chưa đưa vào sửdụng, thành phẩm sản xuất xong nhưng chưa bán, hàng hóa thu mua nhưng còn tồn kho, hàng hóa đang trong quá trình sản xuất dở dang,…

Theo hệ thống chuẩn mực kế toán Việt Nam –Chuẩn mực số 2, Hàng tồn kho là những tài sản được giữ để bán trong kỳ sản xuất, kinh doanh bình thường, đang trong quá trình sản xuất, kinh doanh dở dang, nguyên liệu, vật liệu, công cụ, dụng cụ để sử dụng trong quá trình sản xuất, kinh doanh hoặc cung cấp dịch vụ.

Trên thực tếcòn tồn tại rất nhiều quan niệm vềhàng tồn kho của doanh nghiệp, nhưng có thểtốm lược lại như sau: “Hàng tồn kho thường xuất hiệnở các dạng như là hàng mua đểnhập kho, hàng mua đang đi đường, hàng gửi đi bán, đi gia công. Thành phẩm tồn kho và gửi đi bán, sản phẩm dở dang chưa hoàn thành và sản phẩm hoàn

Trường Đại học Kinh tế Huế

(16)

thành chưa nhập kho, nguyên liệu, vật liệu, công cụ, dụng cụ đã nhập kho, đã mua đang đi đường và chi phí dịch vụdở dang”.

1.1.1.2. Vai trò của hàng tồn kho

Đối với thị trường cạnh tranh khốc liệt như bây giờhàng tồn kho đóng vai trò rất quan trọng trong việc đảm bảo đủ sản phẩm cung ứng ra thị trường. Từ đó, tạo uy tín, chỗ đứng vững chắc trên thị trường, mởrộng thị trường và tấn công vào các phân khúc thị trường mới.

Trong suốt quá trình sản xuất đến tiêu thụ, việc doanh nghiệp bị khách hàng trả lại hàng bán vì một số lí do như hàng hóa chất lượng kém, lỗi bao bì,không đúng quy cách, sai sót kỹ thuật,…là điều không thể tránh khỏi. Vì vậy, trong trường hợp này doanh nghiệp có thểsửdụng hàng tồn kho đểcungứng kịp thời bù lại cho khách hàng hoặc có thể để khách hàng trực tiếp lựa chọn để thỏa mãn nhu cầu của họ. Từ đó, cải thiện chất lượng phục vụ giúp doanh nghiệp tiếp cận gần hơn với khách hàng, tăng mức độ hài lòng của khách hàng, tăng cường mối quan hệ hợp tác lâu dài, bền vững với mục đích cuối cùng của hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp là lợi nhuận.

Ngoài các đơn hàng đãđược đặt trước thì doanh nghiệp có thểsẽtiếp nhận thêm một số đơn hàng đột xuất với số lượng đặt lớn mà công ty lại không thểsản xuất được trong thời gian ngắn. Nhưng hàng tồn kho lại có thểgiải quyết được vấn đề này, do đó có thểthấy rằng hàng tồn kho giữvai trò rất quan trọng, giúp doanh nghiệp có thể xử lý tốt trong các trường hợp khẩn cấp, đảm bảo quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp diễn ra linh hoạt mang lại hiệu quả cao, đáp ứng kịp thời nhu cầu của khách hàng.

Đối với doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực sản xuất sản phẩm của họ phải trải qua một quá trình chếbiến lâu dài đểbiến đầu vào là nguyên liệu thành phẩm làm ra cuối cùng. Vì thếhàng tồn kho bao gồm hầu hết các loại, từnguyên vật liệu đến bán thành phẩm trên dây chuyền và bán thành phẩm cuối cùng trướckhi đến tay người tiêu dùng. Do đó, hàng tồn kho trong lĩnh vực này giữvai trò là cầu nối giữa tất cảcác giai đoạn, các giai đoạn diễn ra đồng bộcó khoa học và mạch lạc. Đồng thời, tạo điều kiện

Trường Đại học Kinh tế Huế

(17)

thuận lợi để các bộphận thỏa sức phát triển điểm mạnh của mình, giúp doanh nghiệp đứng vững trên một thị trường đầy biến động.

Đối với doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực thương mại doanh nghiệp mua hàng để bán kiếm lời hàng tồn kho chủ yếu của họ là hàng mua về và hàng chuẩn bị đến tay người tiêu dùng. Trong lĩnh vực này doanh nghiệp hầu như không có dự trữlà bán thành phẩm trên dây chuyền và bán thành phẩm cuối cùng trước khi đến tay người tiêu dùng. Vì vậy, hàng tồn kho của các doanh nghiệp này cũng đóng vai trò rất quan trọng, là cầu nối giữa giai đoạn mua hàng và bán hàng giúp quá trình sản xuất của doanh nghiệp được diễn ra liên tục, có đủ hàng hóa để đáp ứng kịp thời nhu cầu của thị trường, đồng thời mở rộng thêm một sốphân khúc thị trường đang thiếu hụt hàng hóa hoặc các thị trường hoàn toàn mới.

1.1.2. Phân loại hàng tồn kho

Hàng tồn kho trong doanh nghiệp phong phú và đa dạng vềchủng loại, đặc điểm, mục đích sử dụng và nguồn hình thành. Đồng thời, công dụng và vai trò trong quá trình sản xuất kinh doanh cũng khác nhau. Do đó để quản lý tốt hàng tồn kho doanh nghiệp cần tiến hành phân loại, sắp xếp hàng tồn kho theo các tiêu thức nhất định và có chủ đích.

1.1.2.1. Phân loại theo mục đích sửdụng và công dụng của hàng tồn kho Những hàng tồn kho có cùng mục đích sử dụng và công dụng được xếp vào một nhóm, không phân biệt chúng được hình thành từ nguồn nào, quy cách, phẩm chất ra sao,…Theo đó hàng tồn kho trong doanh nghiệp được chia thành:

-Hàng tồn kho dự trữ cho sản xuất: toàn bộ là hàng được dự trữ để phục vụ trực tiếp hoặc gián tiếp cho hoạt động sản xuất như NVL, bán thành phẩm, công cụ dụng cụ gồm cả giá trị sản phẩm dở dang.

-Hàng tồn khodự trữ cho tiêu thụ: phản ảnh toàn bộ hàng tồn kho được dự trữ phục vụ cho mục đích bán ra của doanh nghiệp như hàng hóa thành phẩm.

Trường Đại học Kinh tế Huế

(18)

1.1.2.2. Phân loại theo nguồn hình thành

-Hàng mua từ bên ngoài: là toàn bộ hàng được doanh nghiệp mua từ các nhà cung cấp ngoài hệ thống tổ chức kinh doanh của doanh nghiệp.

-Hàng mua nội bộ: là toàn bộ hàng được doanh nghiệp mua từ các nhà cung cấp thuộc hệ thống tổ chức kinh doanh của doanh nghiệp như mua hàng giữa các đơn vị trực thuộc trong cùng 1 Công ty, Tổng Công ty…

-Hàng tồn kho tự gia công: là tồn bộ hàng tồn kho được DNSX, gia công tạo thành.

-Hàng tồn kho được nhập từ các nguồn khác 1.1.2.3. Phân loại theo yêu cầu sửdụng

Theo tiêu thức này phân loại này, hàng tồn kho được chia thành:

-Hàng tồn kho sử dụng cho sản xuất kinh doanh: phản ánh giá trị hàng tồn kho được dự trữ hợp lý đảm bảo cho hoạt động sản xuất kinh doanh được tiến hàng bình thường.

-Hàng tồn kho chưa cần sử dụng: Phản ánh giá trị hàng tồn kho được dự trữ cao hơn mức dự trữ hợp lý.

-Hàng tồn kho không cần sử dụng: Phản ánh giá trị hàng tồn kho kém hoặc mất phẩm chất không được doanh nghiệp sử dụng cho mục đích sản xuất.

-Với cách phân loại này giúp đánh giá mức độhợp lý của hàng tồn kho, xác định đối tượng cần lập dự phòng và mức dự phòng giảm giá hàng tồn kho cần lập.

1.1.2.4. Phân loại theo kếhoạch dựtrữ, sản xuất và tiêu thụ Theo tiêu thức phân loại này, hàng tồn kho được chia thành:

-Hàng tồn kho trữ an toàn: Phản ánh hàng tồn trữ an toàn để kinh doanh được tiến hành thường xuyên, liên tục

-Hàng tồn trữ thực tế

-Cách phân loại này giúp nhà quản trị xác định được mức dự trữ an toàn phù hợp đồng thời xác định điểm mua hàng hợp lý.

Trường Đại học Kinh tế Huế

(19)

1.1.2.5. Phân loại theo chất lượng hàng hóa

Theo tiêu thức phân loại này, tùy thuộc vào chất lượng của hàng tồn kho mà hàng tồn kho được chia thành:

-Hàng tồn kho chất lượng tốt -Hàng tồn kho kém phẩm chất -Hàng tồn kho mất phẩm chất

1.1.2.6. Phân loại theo địa điểm lưu kho

Theo tiêu thức phân loại này, hàng tồn kho được chia thành:

-Hàng tồn kho trong doanh nghiệp: Phản ánh toàn bộ hàng tồn kho đang được bảo quản tại doanh nghiệp như hàng tồn kho, trong quầy, CCDC, nguyên liệu trong kho và đang sử dụng,…

-Hàng tồn kho bên ngoài doanh nghiệp: Phản ánh toàn bộ hàng tồn kho đang được bảo quản tại các đơn vị, tổ chức, cá nhân ngoài doanh nghiệp như hàng gửi bán, hàng đang đi đường,…

1.1.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến hàng tồn kho

Hàng tồn kho là một bộ phận của tài sản ngắn hạn, chiếm tỷtrọng lớn có vai trò quan trọng trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Vì vậy, các doanh nghiệp cần xác định và xem xét các nhân tố ảnh hưởng đến hàng tồn kho để đưa ra các biện pháp giải quyết.

Sựbiến động của giá cảhàng hóa

Giá cả hàng hóa ảnh hưởng rất lớn đến hàng tồn kho của doanh nghiệp. Giá cả của một mặt hàng hóa tăng đồng nghĩa với việc khách hàng mua ít hơn dẫn đến tăng lượng tồn kho của mặt hàng đó gây nên tình trạng ứ đọng và ngược lại.

Khả năng mởrộng thị trường

Một doanh nghiệp có khả năng xâm nhập tốt vào các phân khúc thị trường mới sẽ giúp tăng khả năng tiêu thụ sản phẩm, giảm lượng hàng tồn kho của doanh nghiệp và ngược lại.

Trường Đại học Kinh tế Huế

(20)

Khả năng cung ứng của nhà cung cấp

Đối với các doanh nghiệp việc lựa chọn nhà cung cấp uy tín, chất lượng là điều khá quan trọng. Nếu nhà cung cấp đảm bảo thời gian giao hàng đúng hẹn, kịp thời và liên tục theo yêu cầu của doanh nghiệp thì sẽ không dẫn đến tình trạng thiếu hụt hoặc dư thừa hàng hóa và ngược lại.

Khả năng vềvốn của doanh nghiệp

Một doanh nghiệp có khả năng vềvốn bị hạn chế dẫn đến không có kinh phí để dựtrữquá nhiều hàng hóa, nhưng trong trường hợp nhu cầu của thị trường tăng sẽ dẫn đến không đủ hàng hóa đểcungứng dẫn đến tình trạng thiếu hụtvà ngược lại.

Điều kiện kho bãi

Mặc dù có diện tích kho lớn nhưng điều kiện trong kho lại không đảm bảo được các tiêu chuẩn về bảo quản hàng hóa sẽ dẫn đến tình trạng hư hỏng, giảm chất lượng sản phẩm, tăng các chi phí quản lý kho và ngược lại.

1.2. Quản trịhàng tồn kho trong doanh nghiệp 1.2.1. Quản lý hàng tồn kho trong doanh nghiệp Khái niệm quản lý hàng tồn kho

Quản lý hàng tồn kho là một lĩnh vực có chức năng chính là xác định hình dạng và vị trí của hàng hóa lưu kho. Nó được yêu cầu tại các địa điểm khác nhau tại một cơ sở hoặc trong nhiều địa điểm của một mạng lưới cung cấp để đi trước quá trình sản xuất và dựtrữnguyên liệu thường xuyên và theo kếhoạch.

Quản trị hàng tồn kho là việc thực hiện các chức năng quản lí để thiết lập kế hoạch, tiếp nhận, cất trữ, vận chuyển, kiểm soát và cấp phát vật tư nhằm sử dụng tốt nhất các nguồn lưc nhằm phục vụ cho khách hàng, đáp ứng mục tiêu của doanh nghiệp.

Quản trị hàng tồn kho là hoạt động kiểm soát sự luân chuyển hàng tồn kho thông qua chuỗi giá trị, từ việc xử lí trong sản xuất đến phân phối.

Trường Đại học Kinh tế Huế

(21)

1.2.2. Lợi ích và chi phí của việc giữhàng tồn kho 1.2.2.1. Lợi ích

-Đảm bảo số lượng sản phẩm, hỗ trợ thương lượng với các nhà cung cấp cũng như đơn vị vận chuyển.

-Dự đoán được sự thay đổi của thị trường, việc lên xuống của giá cả sản phẩm, hàng hoá.

-Đáp ứng đủ và kịp thời về mong đợi cũng như nhu cầu của khách hàng với sản phẩm, dịch vụ.

-Kiểm soát các chi phí về kho bãi, bảo hiểm, chi phí nhân công và các chi phí liên quan đến sản phẩm, hàng hoá.

-Tiết kiệm được nhiều chi phí về việc đặt hàng thường xuyên hoặc giao hàng nhiều lần.

-Không làm gián đoạn hoạt động kinh doanh, cung ứng đầy đủ hàng hoá cho hoạt động marketing thu hút khách hàng.

-Giảm thiểu được nhiều tổn thất do hàng tồn kho lỗi thời.

1.2.2.2. Chi phíliên quan đến công tác quản lý hàng tồn kho

Công tác quản lý hàng tồn kho có thể ảnh hưởng trực tiếp đến chi phí hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Vì vậy, cần phân tích, xác định kỹ lưỡng các chi phí liên quanđể đưa ra các chính sách linh hoạt, phù hợp nhằm cực tiểu chi phí liên quan đến hàng tồn kho. Dựa trên cơ sở lý luận những loại chi phí liên quan đến hàng tồn kho: chi phí đặt hàng, chi phí mua hàng và chi phí thiếu hàng, chi phí tồn trữ.

Chi phí đặt hàng: bao gồm các chi phí giao dịch, vận chuyển và chi phí giao nhận hàng, chi phí đặt hàng được tính cho mỗi lần đặt hàng khi doanh nghiệp đặt hàng từbên ngoài. Chi phí cho mỗi lần đặt hàng thường rấtổn định và không phụthuộc vào số lượng hàng được mua.

CPđh= Sốlần đặt hàng trong một năm * Chi phí mỗi lần đặt hàng

Chi phí đặt hàng bao gồm: chi phí chuẩn bịmột yêu cầu mua hàng, chi phí đểlập được một đơn đặt hàng như chi phí thương lượng, chi phí nhận và kiểm tra hàng hóa, chi phí vận chuyển và chi phí trong thanh toán.

Trường Đại học Kinh tế Huế

(22)

Chi phí mua hàng: Khi mua nguyên vật liệu với kích thước lô hàng lớn sẽ làm tăng chi phí tồn trữ nhưng chi phí mua hàng thấp hơn do chiết khấu theo số lượng và cước phí vận chuyển cũng giảm.

Chi phí tồn trữ: Là những chi phí phát sinh có liên quan đến việc tồn trữ phát sinh trong quá trình thực hiện hoạt động bảo quản dựtrữ, chi phí nàynhư:

-Chi phí về vốn: đầu tư vào tồn kho phải được xét như tất cả cơ hội đầu tư ngắn hạn khác. Trong điều kiện nguồn vốn có hạn, đầu tư vào hàng tồn kho phải chấp nhận phí tổn cơ hội về vốn. Phí tổn cơ hội của vốn đầu tư vào tồn kho là tỷsuất sinh lợi của dự án đầu tư có lợi nhất đã bị bỏ qua. Sự gia tăng tồn kho làm tăng vốn cho tồn kho, và chấp nhận phí tổn cơ hội cao.

-Chi phí kho: bao gồm chi phí lưu giữ tồn kho như chi phí kho bãi, tiền lương nhân viên quản lý kho, chi phí sử dụng các thiết bị phương tiện trong kho (giữ nóng, chống ẩm, làm lạnh,…)

-Thuế và bảo hiểm: chi phí chống lại các rủi ro gắn với quản lý hàng tồn kho, đơn vị có thể phải tốn chi phí bảo hiểm, chi phí này sẽ tăng khi tồn kho tăng. Tồn kho là một tài sản, nó có thể bị đánh thuế, do đó tồn kho tăng chi phí thuế sẽ tăng.

-Hao hụt, hư hỏng: tồn kho càng tăng, thời giản giải toả tồn kho dài, nguy cơ hư hỏng, hao hụt, mất mát hàng hoá càng lớn. Đây cũng là một khoản chi phí liên quan đến tất cả các tồn kho ở mức độ khác nhau.

1.2.3. Các phương pháphạch toán hàng tồn kho 1.2.3.1. Phương pháp kiểm kê định kỳ

Hàng tồn kho được kiểm tra định kỳ, không phản ánh thường xuyên, liên tục, tại một thời điểm xác định trước và trong một khoảng thời gian nhất định, có thể là tuần, tháng hoặc quý.

Trị giá hàng xuất kho trong kỳ= trị giá hàng tồn kho đầu kỳ+ trị giá hàng nhập kho trong kỳ- trị giá hàng tồn kho cuối kỳ

Trường Đại học Kinh tế Huế

(23)

Đối với phương pháp KKĐK cần các chứng từ sau: phiếu nhập kho, phiếu xuất kho, biên bản kiểm kê vật tư, hàng hóa. Cuối kỳkếtoán nhận chứng từnhập xuất hàng hóa từthủkho, kiểm tra và phân loại chứng từtheo từng loại, từng nhóm hàng hóa, ghi giá hạch toán và tính tiền cho từng chứng từ.

Ưu điểm của phương pháp này là đơn giản, giảm nhẹ khối lượng hạch toán.

Ngược lại, nhược điểm của nó là vì công việc kiểm tra không được diễn ra thường xuyên nhưng tình hình xuất, nhập kho vẫn diễn ra liên tục nên sẽ gây hạn chế chức năng kiểm tra của kế toán trong quản lý. Đồng thời, sẽ khó phát hiện sai sót nếu khi kiểm kê hàng thực tếnhập kho không trùng với ghi sổkếtoán.

Từ ưu nhược điểm của phương pháp KKĐK có thể thấy rằng phương pháp này phù hợp với các doanh nghiệp kinh doanh mặt hàng có giá trị thấp, số lượng nhiều, nhiều chủng loại, quy cách và các đơn vịsản xuất ra một loại sản phẩm vì trong trường hợp này mới tính được tương đối chính xác giá thành.

1.2.3.2. Phương pháp kê khai thường xuyên

Với hệ thống này, hàng tồn kho được theo dõi thường xuyên, liên tục có hệ thống, bất kỳmột hoạt động nào của xuất nhập đều được ghi chép và cập nhật nhanh chóng.

Trị giá hàng tồn kho cuối kỳ = trị giá hàng tồn kho đầu kỳ + trị giá hàng nhập kho trong kỳ- trị giá hàng xuất kho trong kỳ.

Tương tự, trong phương pháp này cần có các chứng từ sau: Phiếu nhập kho, phiếu xuất kho, biên bản kiểm kê vật tư, hàng hóa. Mọi tình hình biến động tăng giảm và sốhiện có của vật tư, hàng hóa đều được phản ánh trên các tài khoản phản ánh hàng tồn kho.

Phương pháp KKTX có ưu điểm là xác định, đánh giá vềsố lượng và trịgiá hàng tồn kho vào từng thời điểm xảy ra nghiệp vụ; nắm bắt, quản lý hàng tồn kho thường xuyên, liên tục, góp phần điều chỉnh nhanh chóng kịp thời tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, đồng thời giảm tình trạng sai sót trong việc ghi chép và quản lý. Từ đó có thể thấy rằng phương pháp này có ưu điểm khá vượt trội

Trường Đại học Kinh tế Huế

(24)

nhưng đồng thời cũng có những mặt hạn chế sau: tăng khối lượng ghi chép hằng ngày, gây áp lực cho người làm công tác kếtoán.

Phương pháp KKTX thường áp dụng cho các đơn vị sản xuất và các doanh nghiệp thương mại kinh doanh các mặt hàng có giá trị lớn như xe hơi, máy móc,…Theo phương pháp này người làm kế toán có thể giúp chủ doanh nghiệp biết được mặt hàng nào đang bán chạy để kịp thời nhập hàng dự trữ và bán hàng. Đồng thời, với các mặt hàng ứ đọng, khó tiêu thụ thì nhanh chóng tìm ra giải pháp để tiêu thụhàng thu hồi lại vốn.

1.2.4. Phương pháp tính giá hàng hóa xuất kho

Việc mua những loại hàng hóa giống nhau nhưng được mua với những mức giá khác nhau làm phát sinh vấn đề là sử dụng giá trị vốn nào cho hàng hóa tồn kho cuối kỳ và giá trị vốn nào cho hàng hóa ra.

1.2.4.1. Phương pháp nhập trước xuất trước (FIFO)

Nhập trước xuất trước (FIFO) là một phương pháp quản lý và định giá tài sản, trong đó tài sản được sản xuất hoặc mua trước sẽ được bán, sửdụng hoặc xửlýtrước.

Theo FIFO, giả định rằng số NVL, sản phẩm, hàng hóa nào được nhập trước thì xuất trước, xuất hết số nhập trước mới đến số nhập sau theo giá thực tế của từng lô hàng xuất. Do đó, NVL, sản phẩm, hàng hóa tồn kho cuối kỳ được tính theo đơn giá của những lần nhập kho cuối cùng. Với phương pháp này giá trị hàng xuất kho được tính theo giá của lô hàng nhập kho ở thời điểm đầu kỳ hoặc gần đầu kỳ, giá trị hàng tồn kho cuối kỳ được tính theo giá của hàng nhập kho ở thời điểm cuối kỳ hoặc gần cuối kỳcòn tồn kho.

Ưu điểm:

- Doanh nghiệp ước tính được ngay trịgiá vốn hàng hóa xuất kho trong từng lần -Đảm bảo kịp thời cung cấp số liệu cho kế toán chuyển số liệu thực tế cho các khâu tiếp theo cũng như cho quản lý.

- Giá trị hàng tồn kho tương đối sát với giá thị trường khi giá cảhàng hóa không đổi hoặc có xu hướng giảm dần giúp cho chỉ tiêu hàng tồn kho trên các báo cáo tài chính mang ý nghĩa thực tế hơn.

Trường Đại học Kinh tế Huế

(25)

Nhược điểm:

-Theo phương pháp này doanh thu hiện tại có được tạo ra bởi những giá trị đã có được từ cách đó rất lâu làm cho doanh thu hiện tại không phù hợp với những khoản chi phí hiện tại.

-Trong trường hợp doanh nghiệp lớn với số lượng, chủng loại mặt hàng nhiều, nhập xuất phát sinh liên tục dẫn đến những chi phí cho việc hạch toán cũng như khối lượng hạch toán, ghi chépsẽ tăng lên rất nhiều.

1.2.4.2. Phương pháp bình quân gia quyền -Phương pháp bình quân gia quyền cả kỳ dự trữ

Đối với phương pháp này, đến cuối kỳ mới tính trị giá vốn của hàng xuất trong kỳ. Tùy theo kỳ dự trữ của doanh nghiệp áp dụng mà kế toán HTK căn cứ giá nhập, lượng hàng tồn kho đầu kỳ để tính giá đơn vị bình quân:

Đơn giá xuất kho bình quân trong kỳ của một loại sản phẩm

= (Giá trị hàng tồn đầu kỳ + Giá trị hàng nhập trong kỳ) (Số lượng hàng tồn đầu kỳ + Số lượng hàng nhập trong kỳ Ưu điểm

Đơn giản, dễ làm, chỉ cần tính toán một lần vào cuối kỳ Nhược điểm

Độ chính xác không cao, cong việc tính toán dồn vào cuối tháng gây ảnh hưởng đến tiến độ của các phần hàng khác.

Chưa đáp ứng yêu cầu kịp thời của thông tin kế toán ngay thời điểm phát sinh nghiệp vụ

-Phương pháp bình quân gia quyền sau mỗi lần nhập

Đối với phương pháp này, sau mỗi lần nhập kế toán phải xác định đơn giá bình quân của từng loại nguyên vật liệu, công cụ, sản phẩm, hàng hóa. Căn cứ vào đơn giá bình quân và lượng nguyên vật liệu, công cụ, sản phẩm, hàng hóa xuất kho giữa 2 lần nhập kế tiếp để kế toán xác định giá thực tế của hàng xuất kho.

Giá đơn vị bình quân sau mỗi lần nhập = Giá thực tế từng loại tồn sau mỗi lần nhập Lượng thực tế từng loại tồn sau mỗi lần nhập Ưu điểm: Vừa chính xác, vừa cập nhật

Nhược điểm: Tốn nhiều công sức, tính toán nhiều lần

Trường Đại học Kinh tế Huế

(26)

1.2.4.3. Phương pháp đích danh

Theo phương pháp này, sản phẩm, vật tư, hàng hóa xuất kho thuộc lô hàng nhập nào thì lấy đơn giá nhập kho của lo hàng đó để tính. Phương pháp này tuân thủ nguyên tắc phù hợp của kế toán; chi phí thực tế phù hợp với doanh thu thực tế. Giá trị của hàng xuất kho đem bán phù hợp với doanh thu mà nó tạo ra. Đồng thời giá tị HTK được phản ánh đúng theo giá trị thực tế của nó.

Tuy nhiên, việc áp dụng phương pháp này đòi hỏi những điều kiện khắt khe, và chỉ áp dụng đối với những doanh nghiệp có ít mặt hàng, HTK có giá trị lớn, mặt hàng ổn định và loại HTK nhận diện được.

1.2.5. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quảquản lý hàng tồn kho 1.2.5.1. Chỉtiêuđánh giá khả năng luân chuyển HTK Chỉtiêu hệsốvòng quay hàng tồn kho

Hệ số vòng quay hàng tồn kho là chỉ tiêu đo lường khả năng quản trị hàng tồn kho và thường được so sánh qua các năm để đánh giá năng lực quản trị hàng tồn kho trong toàn bộtiến trình hoạt động của doanh nghiệp.

ố ò ℎà ồ ℎ = í ố ℎà á á ị ℎà ồ ℎ Trong đó:

-Số vòng quay hàng tồn kho là số lần mà hàng hóa tồn kho bình quân luân chuyển trong kỳ

Số vòng quay hàng tồn kho càng cao thì chứng tỏ doanh nghiệp hoạt động ổn định và hiệu quả, hàng hóa không bị ứ đọng nhiều. Vì vậy, hệsố vòng quay hàng tồn kho cần đủlớn đểcó thể đáp ứng đủ nhu cầu của thị trường. Tuy nhiên, nếu hệsố này quá cao sẽdẫn đến hàng hóa trong kho không nhiều dẫn đến không thểcung cấp kịp hàng hóatrong các trường hợp nhu cầu thị trường tăng đột ngột.

Chỉtiêu thời gian luân chuyển hàng tồn kho

Thời gian luân chuyển hàng tồn kho phản ánh trung bình cứbao nhiêu ngày hàng tồn kho quay vòngđược một lần.

Trường Đại học Kinh tế Huế

(27)

Thời gian luân chuyển HTK = Số ngày trong kỳ (360 ngày) Số vòng quay HTK

Thời gian luân chuyển HTK càng nhanh thì sẽgiúp doanh nghiệp giảm bớt được vốn dự trữ nhưng vẫn đảm bảo vốn cho nhu cầu sản xuất kinh doanh, nâng cao hiệu quảsửdụng vốn.

1.2.5.2. Chỉtiêu hệsố đảm nhiệm hàng tồn kho

Với chỉ tiêu này cho biết trung bình để tạo ra một đồng doanh thu thuần cần bao nhiều đồng vốn đầu tư cho hàng tồn kho.

ệ ố đả ℎệ = á ị ℎà ồ ℎ ℎ ℎ ℎầ

Hệsốnày càng thấp chứng tỏhiệu quả sửdụng vốn đầu tư sửdụng cho hàng tồn kho càng cao.

1.2.6. Các mô hình quản trịhàng tồn kho

1.2.6.1. Mô hình lượng đặt hàng kinh tế cơ bản (EOQ Economic Order Quantity)

Số lượng đặt hàng kinh tế (EOQ) là số lượng đặt hàng lý tưởng mà một công ty nên mua cho hàng tồn kho của mình với một chi phí sản xuất, một tỷlệ nhu cầu nhất định và các biến khác.

Trên thực tế, mô hình EOQ được hầu hết các doanh nghiệp sử dụng mặc dù mô hìnhđãđược đề xuất vàứng dụng từ năm 1915. Do đó, có thể thấy mô hình này rất dễ áp dụng, tuy nhiên các doanh nghiệp cần đặt ra các giải định trước, đó là:

-Nhu cầu sử dụng nguyên vật liệu hàng năm được xác định vàở mức đều -Chi phí đặt hàng và nhận một đơn hàng không phụ thuộc vào số lượng hàng -Chi phí tồntrữ là tuyến tính theo số lượng hàng tồn kho.

-Không có chiết khấu theo số lượng hàng hoá: điều này cho phép chúng ta loại chi phí mua hàng hoá ra khỏi tổng chi phí

-Toàn bộ khối lượng hàng hoá của đơn hàng giao cùng thời điểm

Trường Đại học Kinh tế Huế

(28)

-Thời gian kể từ khi đặt hàng cho đến khi nhận hàng được xác định Với những giả định trên mô hình EOQ có dạng:

Hình 1.1: Mô hình lượng đặt hàng kinh tế cơ bản EOQ

Mục tiêu của mô hình EOQ nhằm tối thiểu hóa tổng chi phí dự trữ. Đồng thời, với mô hình này chỉ có 2 loại chi phí duy nhất là chi phí tồn trữ và chi phí đặt hàng.

Biểu diễn mối quan hệgiữa 2 loại chi phí bằng đồthịsau:

Hình 1.2: Mối quan hệgiữa chi phí đặt hàng và chi phí tồn trữ

Thực tế, chi phí đặt hàng và chi phí tồn trữ có giá trị tỷ lệ nghịch với nhau. Dó đó, khi chi phí hàng hóa hoặc nguyên vật liệu tăng lên thì chi phí đặt hàng sẽ giảm xuống và đồng nghĩa chi phí dùng để tồn trữ tăng lên. Nhưng mục đích của mô hình này là tính toán làm thếnào cho tổng của hai loại chi phí này thấp nhất.

Các thông sốcủa mô hình EOQ:

Trường Đại học Kinh tế Huế

(29)

Tổng chi phí dựtrữ hàng năm:

TC = H × Q 2+ D

Q × S TC: Tổng chi phí dựtrữ hàng năm ($)

Q: Lượng đặt hàng mỗi lần (chiếc)

D: Nhu cầu hàng năm của mặt hàng dựtrữ S: Chi phí mỗi lầnđặt hàng

H: Chi phí cất trữ đơn vịtrong một năm Khối lượng đặt hàng tối ưu:

Lượng hàng tối ưu Q*:

Ta có lượng đặt hàng tối ưu khi tổng chi phí nhỏ nhất. Để có tổng chi phí nhỏ nhất thì Cđh= Ctt(hoặc lấy đạo hàm của tổng chi phí)

Q= 2DS H Sốlần đặt hàng tối ưu:

O = D Q Thời gian giữa các lần đặt hàng:

= ℎờ à ệ ă ( à , ầ , ℎá ) ố ầ đặ ℎà ố ư ( )

Theo mô hìnhđãđược giả định trên, sựtiếp nhận đơn hàng được thực hiện cùng ngay lập tức tại cùng một thời điểm. Tuy nhiên trên thực tế thời gian từ lúc đặt hàng cho đến khi nhận được hàng có thểngắn chỉtrong vài giờ hoặc có thểrất dài đến hàng tuần hàng tháng.

Do đó, điểm đặt hàng lại được xác định như sau:

Trường Đại học Kinh tế Huế

(30)

Hình 1.3:Điểm đặt hàng - ROP Lượng dựtrữan toàn:

Thực tế, dù các doanh nghiệp có áp dụng lượng trữ tối thiểu an toàn hay doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực mang tính thời vụ có chu kỳ ổn định thì việc dự trữ lượng hàng tồn kho cho doanh nghiệp là điều hết sức quan trọng. Để đảm bảo hoạt động sản xuất diễn ra bình thường, ổn định, tận dụng nắm bắt các cơ hội kinh doanh thì cần duy trì lượng hàng tồn kho dựtrữan toàn.

1.2.6.2. Mô hình sản lượng đặt hàng theo sản xuất (POQ–Production Order Quantity)

Mô hình sản lượng đặt hàng theo lô sản xuất- POQlà mô hình dự trữ được ứng dụng khi lượng hàng được đưa đến liên tục hoặc khi sản phẩm vừa được tiến hành sản xuất vừa tiến hành sử dụng hoặc bán ra.

Mô hình này được áp dụng trong trường hợp lượng đặt hàng được đưa đến một cách liên tục, hàng được tích lũy dần cho đến khi lượng đặt hàng được tập kết hết.

Đồng thời, cũng áp dụng được trong trường hợp doanh nghiệp vừa sản xuất vừa bán hoặc doanh nghiệp sản xuất lấy vật tư đểdùng.

Mô hình POQ khác mô hình EOQở điểm đó là hàng được đưa đến làm nhiều lần và nhu cầu sửdụng hàng ngày phải nhỏ hơn mức cungứng để tránh hiện tượng thiếu hụt.

Trường Đại học Kinh tế Huế

(31)

Giả thiết của mô hình:

-Nhu cầu hàng năm, chi phí tồn trữ và chi phí đặt hàng của một loại vật liệu có thể ước lượng được.

-Không sử dụng tồn kho an toàn, vật liệu được cung cấp theo mức đồng nhất, vật liệu được sử dụng ở mức đồng nhất và tất cả vật liệu được dùng hết toàn bộ khi đơn hàng kế tiếp về đến.

-Nếu hết tồn kho thì sự đáp ứng khách hàng và các chi phí khác không đáng kể.

-Không có chiết khấu theo số lượng.

-Mức cung cấp lớn hơn mức sử dụng.

Hình 1.4: Mô hình sản lượng đặt hàng theo sản xuất POQ Các thông sốcủa mô hình POQ:

Tồn kho tối đa = Mức tăng tồn kho * Thời gian giao hàng Hay:

Tồn kho tối thiểu: Qmin= 0

ồ ì 1

2 ồ ố đ ồ ố ể

Chi phí tồn trữ hàng năm = Tồn kho trung bình * Phí tổng trữ đơn vị hàng năm Ctt Q p d

2p H

Chi phí đặt hàng hằng năm = Số đơn đặt hàng/năm * Chi phí một đơn đặt hàng

Cđh D

Q S

Trường Đại học Kinh tế Huế

(32)

Tổng chi phí tồn kho: Chi phí tồn trữ hàng năm + Chi phí đặt hàng hàng năm TC Q p d

2p H D

Q S

1.2.6.3. Mô hình khấu trừtheo số lượng (QDM–Quantity Discount Model) Trên thực tế, chúng ta thấy các doanh nghiệp nhằm mục đích tăng doanh số họ thường áp dụng chính sách chiết khấu khi mua số lượng lớn. Đó chính là chính sách khấu trừtheo số lượng. Khi lượng mua hàng tăng lên mỗi lần, doanh nghiệp mua hàng sẽ được hưởng mức giá mua một đơn vị sản phẩm thấp hơn và chi phí đặt hàng giảm, nhưng dựtrữtrong kho sẽ tăng lên làm cho chi phí lưu kho tăng.

Hình 1.5: Mô hình khấu trừtheo số lượng QDM Tổng chi phí của hàng dựtrữ được tính như sau:

Tổng chi phí của hàng dự trữ = Chi phí mua hàng + Chi phí đặt hàng + Chi phí dựtrữ

Pr 2

Xác định lượng hàng tối ưu:

Bước 1: Xác định sảnlượng tối ưu ở từng mức khấu trừ Q 2DS

I Pr Trong đó:

Pr là giá mua của một đơn vị hàng hoá

I là tỉ lệ % chi phí dự trữ tính theo giá mua 1 đơn vị hàng hoá

Trường Đại học Kinh tế Huế

(33)

Bước 2:Điều chỉnh sản lượng những đơn hàng không đủ điều kiện lên mức sản lượng phù hợp.

Ở mỗi mức khấu trừ, nếu lượng hàng đã tính ở bước một thấp không đủ điều kiện để hưởng mức giá khấu trừ, chúng ta điều chỉnh lượng hàng lên đến mức tối thiểu để được hưởng giá khấu trừ.

Ngược lại, nếu lượng hàng cao hơn thì điều chỉnh xuống bằng mức tối đa.

Bước3: Tính tổng chi phí theo mức sản lượng đã điều chỉnh

Sử dụng công thức tính tổng chi phí nếu trên để tính toán tổng chi phí cho các mức sản lượng đã được xác định ở bước 1 và bước 2.

Bước4:Chọn Q* có tổng chi phí của hàng dự trữ thấp nhất đã xác định ở bước 3.

1.2.7. Rủi ro trong quản trị hàng tồn kho 1.2.7.1. Sự gián đoạn nguồn cungứng

Sự gián đoạn nguồn cung ứng là một trong những rủi ro thường gặp trong hoạt động sản xuất kinh doanh, đặc biệt đối với những hàng hóa nhập khẩu và mang tính chất thời vụ. Sự gián đoạn nguồn cungứng cũng có thểxảy ra khi hoạt động mua hàng của doanh nghiệp không được thực hiện

Trên thực tế, muốn dựtrữmột lượng lớn hàng tồn kho thì cần một khoản chi phí khá lớn. Do vậy, đối với việc quản trị hàng tồn kho hiệu quảthì doanh nghiệp cần xác định lượng hàng tồn kho thấp nhất. Tuy nhiên, đối với nhà quản trị bán hàng thì lại muốn lượng hàng tồn kho tương đối cao, đặc biệt là khi cắt giảm nguồn cung ứng được báo trước.

1.2.7.2. Sựbiếnđổi vềchất lượng hàng hóa

Đối với hầu hết tất cảcác doanh nghiệp yếu tốchất lượng hàng hóa đóng vai trò rất quan trọng trong việc tiêu thụ hàng hóa của mình. Do đó, mức tồn kho hàng hóa bị chi phối bởi chất lượng hàng hóa trong kho. Vì vậy, nếu doanh nghiệp thực hiện công tác bảo quản hàng tồn kho tốt sẽ dẫn đến chất lượng hàng hóa được đảm bảo đồng nghĩa mức tồn kho giảm xuống và ngược lại. Chất lượng hàng hóa biến đổi đa phần

Trường Đại học Kinh tế Huế

(34)

đều do các nguyên nhân sau: khí hậu, nhiệt độ, đặc điểm tính chất hàng hóa, kỹthuật bảo quản và các thiết bịbảo quản,…

1.2.7.3. Khả năng tiêu thụhàng hóa của doanh nghiệp

Trong bối cảnh kinh tế hội nhập như hiện nay, cạnh tranh trở thành một yếu tố mang tính quyết định đến sự tồn tại và phát triển của mỗi doanh nghiệp. Do đó, khả năng tiêu thụ của doanh nghiệp phụ thuộc khá nhiều vào những chiến lược mà doanh nghiệp áp dụng. Bên cạnh đó, các yếu tố như: nguồn lực của doanh nghiệp, giá cả, đặc tính của sản phẩm (đặc điểm khác biệt hóa, mẫu mã, bao bì, chất lượng,…), khách hàng (thu nhập, sự trung thành, thói quen tiêu dùng,…).

Ngoài ra, khả năng xâm nhập và tấn công vào các thị trường mới cũng ảnh hưởng rất lớn tới việc tiêu thụ hàng hóa. Vì vậy, nếu khả năng xâm nhập vào các thị trường mới lớn thì doanh nghiệp cần dự trữ một lượng hàng tồn kho đảm bảo để có thể đáp ứng kịp thời các hoạt động tiêu thụ trên các thị trường đó. Ngược lại, nếu khả năng xâm nhập và tấn công vào các thị trường thấp thì doanh nghiệp cần xác định lượng hàng tồn kho hợp lý tránhứ đọng hàng hóa.

1.2.7.4. Sựbiến động của tỷgiá hối đoái

Sự biến động của tỷ giá hối đoái là một trong những rủi ro lớn đối với công tác quản trị hàng tồn kho của doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xuất nhập khẩu. Sự thay đổi đột ngột của tỷ giá gây trở ngại khá lớn trong công tác dự báo chính xác tỷ giá. Vì vậy, để đối mặt với rủi ro này các doanh nghiệp thường lựa chọn đồng tiền mạnh để xác định giá trịsản phẩm hàng hóa dựtrữtồn kho.

1.2.8. Các chỉtiêu phản ánh hiệu quảhoạt động sản xuất kinh doanh 1.2.8.1. Các chỉ tiêu đánh giá khả năng sinh lời

Tỷsuất sinh lời trên doanh thu (ROS): phản ánh mối quan hệgiữa tổng lợi nhuận thu được trong kỳ so với tổng mức doanh thu thu được trong kỳ đó. Chỉ ra mối quan hệgiữa lợi nhuận ròng và doanh thu.

Tỷ suất sinh ờ trên doanh thu = Lợi nhuận sau thuế Doanh thu thuần

Trường Đại học Kinh tế Huế

(35)

Ý nghĩa:Dựa vào tỷsuất sinh lờitrên doanh thu người ta có thểthấy rằng cứmột đồng doanh thu được tạo ra thì sẽ thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận. Nếu tỷsuất sinh lời càng cao thì chứng tỏhoạt động kinh doanh của doanh nghiệp đạt hiệu quảtốt, chi phí cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp là hợp lệ và ngược lại.

Tỷsuất sinh lời trên vốn chủsởhữu (ROE): phản ánh mối quan hệgiữa lợi nhuận thu được trong kỳso với số vốn bỏra trong kỳ đó. Vốnở đây bao gồm vốn cố định và vốn lưu động.

ỷ ấ sinh ờ ê = ợ ℎậ ℎế

Ý nghĩa: Tỷsuất sinh lời trên vốn phản ánh rằng, cứ một đồng vốn bỏra thì thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận. Tỷsuất sinh lời trên vốn càng cao chứng tỏ hiệu quả sửdụng vốn của doanh nghiệp càng lớn.

Tỷsuất sinh lời trên tổng tài sản (ROA): phản ánh sự tương quan giữa mức sinh lời so với tài sản, ROA thể hiện hiệu quả của công ty trong việc sử dụng tài sản để kiếm lời

ỷ ấ sinh ờ ê ổ à ả = ợ ℎậ ℎế ổ à ả

Ý nghĩa: Tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản phản ánh rằng, cứ một đồng tài sản được sửdụng trong quá trình sản xuất kinh doanh thì tạo ra được bao nhiêu đồng lợi nhuận. ROA càng cao thì khả năng sửdụng tài sản càng có hiệu quả và ngược lại.

1.2.8.2. Chỉtiêu vềkhả năng thanh toán

Khả năng thanh toán ngắn hạn: phản ánh mối quan hệ giữa tài sản ngắn hạn và các khoản nợ ngắn hạn. Hệ số thanh toán ngắn hạn thể hiện mức độ đảm bảo của tài sản lưu động với nợ ngắn hạn. Đồng thời, phản ánh khả năng của doanh nghiệp trong việc dùng các tài sản ngắn hạn để chi trả cho các khoản nợ ngắn hạn của mình. Chỉ số này càng cao chứng tỏ doanh nghiệp càng có nhiều khả năng thanh toán các khoản nợ khi nó đến hạn nhưng nếu quá cao thì cũng không tốt vì nó cho thấy doanh nghiệp sử dụng tài sản ngắn hạn chưa hiệu quả.

Trường Đại học Kinh tế Huế

(36)

ℎả ă ℎ ℎ á ắ ℎạ = ổ à ả ắ ℎạ ổ ợ ắ ℎạ

Khả năng thanh toán nhanh:phản ánh khả năng doanh nghiệp có đủ tài sản ngắn hạn để chi trả cho các khoản nợ mà không cần phải bán hàng tồn kho hay không. Chỉ số này càng cao chứng tỏ doanh nghiệp càng có nhiều khả năng thanh toán các khoản nợ một cách nhanh chóng. Nếu chỉ số này nhỏ hơn hẳn so với chỉ số thanh toán hiện thời có nghĩa là tài sản ngắn hạn phụ thuộc nhiều vào hàng tồn kho. Hệ số thanh toán nhanhđược thể hiện bằngcông thức:

ℎả ă ℎ ℎ á ℎ ℎ= ổ à ả ắ ℎạ − à ồ ℎ ổ ợ ắ ℎạ

1.2.9. Cơ sở thực tiễn

Với xu hướng của cách mạng công nghiệp 4.0 đã tạo nên một bước đi mới trong thị trường phân phối hàng hóa.Trong xu hướng phát triển khoa học công nghệ, thương mại điện tửcó vai trò ngày càng quan trọng trong ngành bán lẻ. Tuy nhiên, với sựphát triển của thị trường cũng như các thay đổi trong cách thức kinh doanh đang có sức hút mạnh mẽ đối với các nhà đầu tư có ý định nhảy vào lĩnh vực này, khiến cuộc tranh tranh trở nên nóng hơn bao giờ hết.

Đáng chú ý ở đây là khi Hiệp định EVFTA được thực thi, với những cam kết mở cửa thị trường dịch vụ, đầu tư, phân phối dó đó các doanh nghiệp EU sẽ đẩy mạnh đầu tư vào ngành phân phối, bán lẻ của Việt Nam. Việc mở cửa thị trường trong nước sẽ tạo cơ hội cho các doanh nghiệp, sản phẩm hàng hóa EU tiếp cận được thuận lợi hơn thị trường của Việt Nam. Đồng thời, thị trường trong nước có cơ hội tiếp cận và thu hút nguồn vốn đầu tư lớn, công nghệ quản lý thương mại hiện đại. Khi đó, ehej thống phân phối bán buôn, bán lẻ sẽ được hiện đại hóa, người tiêu dùng sẽ được tiếp cận nguồn cung các sản phẩm và dịch vụ chất lượng cao từ EU. Từ những cơ hội mà các doanh nghiệp EU mang lại đang đặt ra nhiều thách thức không nhỏ, gây sức ép rất lớn và mối lo ngại cho các nhà bán lẻnội địa. Đồng thời, với tiềm lực từcác doanh nghiệp phân phối lớn đến từ EU nên các doanh nghiệp phân phối trong nước rất dễ bị thâu tóm.

Trường Đại học Kinh tế Huế

(37)

Trong bối cảnh đó, các cơ quan quản lý nhà nước cần nhanh chóng đưa ra các quyết định để kịp thời phát triển thị trường trong nước và đặc biệt là thị trường phân phối, bán lẻ. Bên cạnh đó, tiến hành xây dựng các biện pháp bảo vệdoanh nghiệp bán lẻ nội địa, kiểm soát chặt chẽ hoạt động của doanh nghiệp nước ngoài, không cho họ có lợi thếtiếp cận nguồn lực kinh doanh nhiều hơn doanh nghiệp nội địa.

Trường Đại học Kinh tế Huế

(38)

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ HÀNG TỒN KHO TẠI CÔNG TY TNHH TMTH TUẤN VIỆT

2.1. Tổng quan về công ty TNHH Tuấn Việt 2.1.1. Khái quát chung:

-Tên: Công ty TNHH TMTH Tuấn Việt–Chi nhánh Huế -Tên quốc tế: TUAN VIET CO.,LTD

-Mã sốthuế: 3100261120– 002 đăng ký và quản lý bởi Cục Thuếtỉnh TT–Huế -Ngày cấp: 13/11/2006

-Địa chỉ trụ sở: Số 03 Nguyễn Văn Linh, Phường An Hòa, Thành phố Huế, Tỉnh Thừa Thiên Huế

-Chủ sở hữu: Hoàng Khánh

-Kế toán trưởng: Dương Thị Thảo -Điện thoại/Fax: 0543834987

-Ngành nghề kinh doanh chính: Buôn bán thực phẩm –hàng tiêu dùng -Đơn vị chủ quản: Công ty TNHH Thương Mại Tổng Hợp Tuấn Việt

2.1.2. Lịch sử hình thành và phát triển của Công ty TNHH TMTH Tuấn Việt Công ty TNHH TMTH Tuấn Việt tiền thân là một đại lý bán buôn, cung cấp hàng cho một số quầy hàng trong thành phố vào năm 1992 tại Tiểu khu 8 – Nam Lý– Đồng Hới –QuảngBình. Năm 1998 Tuấn Việt thành lập thành Doanh nghiệp tư nhân.

Ngày 21 tháng 12 năm 2001 theo giấy phé

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Để xây dựng ánh xạ thỏa các tính chất này, chúng tôi áp dụng một số đánh giá gradient của nghiệm phương trình elliptic tựa tuyến tính với dữ liệu độ đo, được nghiên

Sơ đồ 1.5: Mô hình nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến độ nhận diện thương hiệu (Nguồn: Mã hóa thang đo các yếu tố ảnh hưởng đến mức độ nhận diện thương hiệu được thể hiện

sách khuyến khích có tác động ở những mức độ khác nhau, và việc xây dựng mô hình hồi quy trong trường hợp chính sách chăm sóc điểm bán của Nhà phân phối Tuấn Việt

Theo Trần Thế Hùng (đề tài: Hoàn thiện công tác quản lý tiền lương trong ngành điện lực Việt Nam, 2008): “Quản lý tiền lương là tổng thể các quan điểm, các nguyên tắc,

học bán các sản phẩm bằng cách tiếp cận khách hàng, trình bày sản phẩm của mình, phản hồi, thương lượng giá cả và các điều khoản, chốt giao dịch, ngoài ra nhân viên

Dựa vào kết quả nghiên cứu đã trình bày, ta đã xác định được các yếu tố chính ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả hoạt động bán hàng đối với dịch vụ truyền

Xuất phát từ lý do đó, trong thời gian thực tập tại công ty, tôi quyết định lựa chọn đề tài:“ Phân tích những nhân tố ảnh hưởng đến động lực làm việc đối với nhân viên tại

Kính chào quý anh/ chị công nhân viên của công ty cổ phần dệt may Hòa Thọ, tôi là sinh viên đến từ trường Đại học kinh tế Huế, được sự cho phép và tạo điều kiện của