• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bước 3: Tạo lập văn bản a.Viết phần đầu thư

II. Đọc hiểu văn bản 1. Đọc - hiểu

chú thích

NV2 :

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

? Căn cứ vào chú thích SGK, em hãy nhận dạng thể thơ? Đặc điểm?

? Vậy tuyên ngôn độc lập là gì?

? Nội dung tuyên ngôn độc lập trong bài thơ là gì?

Bố cục như thế nào?

? Vậy bài thơ đã có hình thức biểu ý và biểu cảm như thế nào?

2. Kết cấu – bố cục - Thể thơ: Thất ngôn tứ tuyệt (4 câu,7 chữ).

+ 4 câu mỗi câu 7 chữ

+ Hiệp vần cuối câu 1,2,4 hoặc 2,4.

- Nhịp: 4/3

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:

+ Học sinh thảo luận, suy nghĩ tìm ra câu trả lời Bước 3: Báo cáo, thảo luận:

-HS đứng tại chỗ trình bày miệng, HS khác nhận xét đánh giá.

-Dựa vào chú thích nhận dạng thể thơ trên các phương diện: số câu chữ, cách hiệp vần

* Nêu vấn đề: Bài thơ từng được coi là bản tuyên ngôn độc lập đầu tiên của dân tộc.

-Lời tuyên bố về chủ quyền của đất nước.

* Giải thích: Tuyên ngôn độc lập xảy ra sau quá trình giành độc lập từ một nước khác đến nắm quyền thống trị nước mình. Tuyên ngôn độc lập chỉ xảy ra khi một nước nắm quyền thống trị không đủ khả năng thống trị nữa, phải trả lại cho tộc người vốn là chủ nhân của nó đã bị tước quyền độc lập.

-Tuyên bố về chủ quyền của đất nước và khẳng định không một thế lực nào được xâm phạm, nếu xâm phạm phải chuốc lấy thất bại.

Đã nói đến thơ phải có biểu ý và biểu cảm.

-Thiên về biểu ý (nghị luận, trình bày ý kiến) bởi bài thơ đã trực tiếp nêu rõ ý tưởng bảo vệ độc lập, kiên quyết chống ngoại xâm nhưng vẫn có cách biểu cảm riêng. ở đây cảm xúc, thái độ mãnh liệt, sắt đá đã tồn tại bằng cách ẩn vào bên trong ý tưởng).

* HS quan sát tranh về hai văn bản :

Bản chữ Hán

Bản dịch

Bước 4: Kết luận, nhận định:

- Bố cục: chặt chẽ, rõ ràng, lô gic.

Gồm 2 phần:

+ Hai câu đầu:

Tuyên bố chủ quyền.

+ Hai câu cuối:

Khẳng định chiến thắng.

Giáo viên nhận xét, đánh giá

Hoạt động 3: Hướng dẫn HS phân tích bài thơ.

a) Mục tiêu: HS phân tích bài thơ.

b) Nội dung: HS vận dụng sgk, kiến thức GV cung cấp để thực hiện nhiệm vụ, trả lời ra giấy nháp.

c) Sản phẩm: Đáp án của HS d) Tổ chức thực hiện:

NV1

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

? Lời tuyên bố về chủ quyền được thể hiện qua những từ ngữ nào?

? Em hiểu “sông núi nước Nam” trong lời thơ này theo cách nào dưới đây?

a. là những dòng sông, dãy núi Việt Nam.

b. là giang sơn, đất nước Việt Nam, lãnh thổ của người Việt Nam.

Đưa ra lựa chọn và lí giải.

? Trong hai câu đầu tiên theo em có những chữ nào là quan trọng nhất?

? Dựa vào chú thích 1 trong sgk em hãy làm rõ nghĩa chữ “đế” trong Nam đế?

? Từ đó em hãy cho biết lời thơ: Nam đế cư có ý xác định nơi ở của vua nước Nam hay nơi thuộc chủ quyền của nước Nam?

? Chân lí về chủ quyền của nước Việt Nam đã được ghi ở sách trời, điều đó có ý nghĩa gì ?.

? Em có nhận xét gì về âm điệu của những lời thơ trên?

? Âm điệu đó có tác dụng gì trong việc diễn tả tư tưởng, cảm xúc về chủ quyền đất nước?

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:

+ Đọc văn bản và trả lời câu hỏi Bước 3: Báo cáo, thảo luận:

-HS trình bày , học sinh khác nhận xét , -GV chuẩn kiến thức

- Hai câu vang lên hùng hồn, chắc nịch, trang trọng và đầy tự hào nhưng có 4 chữ mang nhiều ý nghĩa mới mẻ, sâu sắc: Nam, quốc, đế, cư).

- Đế là vua.

* Bổ sung : Tích hợp kiến thức lịch sử :

Đế là vua ( nước lớn), vương cũng là vua (nước chư hầu). Nhưng đế được coi lớn hơn vương. Vậy chữ đế trong lời thơ này có ý tôn vinh vua nước Nam sánh ngang với các hoàng đế Trung Hoa.

Cả hai.

3. Phân tích 3.1.

Hai câu thơ đầu:

- Đế: Dùng với ý tôn vinh vua nước Nam.

- Bằng ngôn ngữ trang trọng, ý thơ đanh thép.

=> Khẳng định chủ quyền lãnh thổ của đất nước:

+ Nước Nam là của người Nam ->

Khẳng định ý thức độc lập, bình đẳng, tự cường ngang hàng, không phụ thuộc vào nước lớn.

+ Sự phân định địa phận, lãnh thổ đó được ghi ở "thiên thư"-> Chủ quyền lãnh thổ của dân tộc Việt Nam là một điều hiển nhiên, rõ ràng, không thể khác. Đó là chân lí hợp đạo trời, thuận lòng người.

- Tạo hoá đã định sẵn nước Việt Nam là của người Việt Nam

- Hào hùng, đanh thép.

-Bước 4: Kết luận, nhận định:

Giáo viên nhận xét, đánh giá

* Bình : Một chân lý hiển nhiên và thiêng liêng đã được khẳng định: Bắc có bắc đế thì Nam cũng có hoàng đế của mình. Chân lý này càng rõ ràng vững chắc hơn khi đã được ghi chép và phân định tại thiên thư, ở sách của trời.

* Bình giảng : Tác giả khẳng định núi sông nước Nam là đất nước ta, bờ cõi của ta – một nước có chủ quyền do Nam Đế trị vì. Nam Đế tượng trưng cho quyền lực và quyền lợi của nhân dân ta, một dân tộc có nền văn hiến rực rỡ, lâu đời, 1 quốc gia có nền độc lập bền vững. Chân lí ấy thành sự thật hiển nhiên trong thực tế, nhưng càng rõ ràng, vững chắc hơn khi sách trời công nhận -> hợp đạo trời đất, hợp lòng người, đó là chân lí bất di bất dịch.

- Liên hệ với "Tuyên ngôn độc lập" của Bác Hồ:

khẳng định chủ quyền, độc lập của dân tộc NV2:

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

? Câu 3, 4 được dịch nghĩa như thế nào? Hãy diễn lại bằng lời văn ý hai câu thơ đó và nhận xét về giọng điệu của lời thơ?

? Thực chất câu hỏi "Như hà.... xâm phạm" đã lột trần bản chất của lũ giặc xâm lược như thế nào?

Bản chất phi nghĩa, vô đạo lí của bọn phong kiến phương Bắc đã bao đời cậy thế mạnh, cậy lớn làm càn.

? Từ đó nội dung nào của tuyên ngôn được bộc lộ và phản ánh?

? Dựa trên cơ sở nào để tác giả khẳng định điều đó?

(Tích hợp lịch sử)

? Từ việc phân tích cách biểu ý trong bài thơ, em cảm nhận được thái độ, tình cảm nào của tác giả bài viết?

? Vì sao có thể ví bài thơ như bản tuyên ngôn độc lập đầu tiên của dân tộc Việt Nam và được coi như bài thơ thần?

? Trong lịch sử dân tộc ta, ngoài Sông núi nước Nam em còn biết những văn bản nào được coi là tuyên ngôn độc lập của nước ta?

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:

+ Đọc văn bản và trả lời câu hỏi

3.2. Hai câu cuối - NT: một câu dùng để hỏi, một câu dùng để khẳng định

- Thái độ rõ ràng, quyết liệt: coi kẻ xâm lược là " nghịch lỗ".

- Cảnh báo, chỉ sự thất bại nhục nhã của quân xâm lược.

→ Khẳng định niềm tin, ý chí quyết tâm chiến thắng kẻ thù bảo vệ Tổ quốc ,bảo vệ độc lập dân tộc.

Bước 3: Báo cáo, thảo luận:

-HS trình bày , học sinh khác nhận xét , -GV chuẩn kiến thức

Câu 3: hướng về lũ giặc bạo tàn (nghịch lỗ) xâm lược, cướp phá Đại Việt.

- Câu 4: lời cảnh báo, đe doạ, thách thức, khẳng định sự thất bại thảm hại của lũ giặc nếu chúng cố tình xâm lược nước ta.

Bộc lộ.

-Liên hệ tới: cuộc kháng chiến chống Hán, Đường trong lịch sử dân tộc.

- Lòng tự hào, niềm tin về chủ quyền, tinh thần độc lập, ý chí tự cường, niềm tin chiến thắng ở sức mạnh chính nghĩa.

-Bởi vì đó là sự khẳng định vững chắc quyền tồn tại độc lập và bình đẳng của non sông nam quốc. Đó cũng là quyết tâm sắt đá của vua tôi Đại Việt nhất định sẽ đập tan mọi âm mưu và hành động liều lĩnh, ngông cuồng của bất cứ bọn xâm lược nào dù chúng mạnh và nham hiểm đến đâu.

- Bình Ngô đại cáo – Nguyễn Trãi thế kỉ XV.

- Tuyên ngôn độc lập - Hồ chí Minh giữa thế kỉ XX.

* Liên hệ tư tưởng yêu nước, tự hào dân tộc, ý chí quyết tâm bảo vệ tổ quốc, độc lập ...của Chủ tịch Hồ Chí Minh.

-Bước 4: Kết luận, nhận định:

Giáo viên nhận xét, đánh giá

* Bình: Thật có ló khi ví bài thơ thần như bản tuyên ngôn độc lập đầu tiên trong lịch sử dân tộc. Đó là tiếng nói yêu nước, niềm tin vững chắc ở quyền tồn tại độc lập, bình đẳng của non sông Đại Việt.

Hoạt động 4: Tổng kết nội dung, nghệ thuật

? Nghệ thuật đặc sắc của bài thơ?

a) Mục tiêu: Học sinh biết cách tổng kết nội dung, nghệ thuật

? Nghệ thuật đặc sắc của bài thơ?

b) Nội dung: HS vận dụng sgk, kiến thức GV cung cấp để thực hiện nhiệm vụ, trả lời ra giấy nháp.

c) Sản phẩm: Đáp án của HS d) Tổ chức thực hiện: