• Không có kết quả nào được tìm thấy

Ghi nhớ (SGK - 49) C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ - GV đặt câu hỏi:

II. Đọc hiểu văn bản 1. Đọc - hiểu chú thích

4.3. Ghi nhớ (SGK - 49) C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP

Hoạt động 4: Tổng kết nội dung, nghệ thuật? Nghệ thuật đặc sắc của 2 bài ca?

a) Mục tiêu: Học sinh biết cách tổng kết nội dung, nghệ thuật? Nghệ thuật đặc sắc của 2 bài ca?

b) Nội dung: HS vận dụng sgk, kiến thức GV cung cấp để thực hiện nhiệm vụ, trả lời ra giấy nháp.

c) Sản phẩm: Đáp án của HS d) Tổ chức thực hiện:

- Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

? Nghệ thuật đặc sắc của 2 bài ca?

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:

+ Học sinh thảo luận, suy nghĩ tìm ra câu trả lời

Bước 3: Báo cáo, thảo luận:

HS đứng tại chỗ trình bày miệng,

HS khác nhận xét đánh giá,

GV chuẩn kiến thức -Bước 4: Kết luận, nhận định:

Giáo viên nhận xét, đánh giá

4. Tổng kết 4.1. Nghệ thuật

- Thể thơ lục bát với âm điệu buồn, chua xót.

- Sử dụng mô típ quen thuộc (thân em); thành ngữ (gió dập sóng dồi) - Hình ảnh so sánh, ẩn dụ, tượng trưng, phóng đại, điệp từ.

4.2. Nội dung – ý nghĩa

* Nội dung

- Nỗi đắng cay của người phụ nữ.

- Sự phản kháng, tố cáo XH phong kiến .

* Ý nghĩa văn bản

Một khía cạnh làm nên giá trị của ca dao là thể hiện tinh thần nhân đạo, cảm thông, chia sẻ với những con người gặp cảnh ngộ cay đắng, khổ cực.

4.3. Ghi nhớ (SGK - 49)

-HS thảo luận, cử đại diện trình bày, HS khác nhận xét.

Bước 4: Kết luận, nhận định GV đưa ra đáp án:

- Nội dung: đều nói về cuộc đời, thân phận con người trong xã hội cũ. Đều có ý nghĩa than thân và ý nghĩ phản kháng.

- NT: sử dụng hình thức thơ lục bát, hình ảnh so sánh quen thuộc mang tính truyền thống, đều có câu hỏi tu từ và những từ ngữ quen thuộc ( thương thay, thân em) .

D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG

a) Mục tiêu: HS phát hiện các tình huống thực tiễn và vận dụng được các kiến thức, kĩ năng trong cuộc sống tương tự tình huống/vấn đề đã học.

b) Nội dung: GV tổ chức cho HS làm các bài tập c) Sản phẩm: Đáp án của HS

d) Tổ chức thực hiện:

? Sưu tầm thêm những câu hát than thân bắt đầu bằng cụm từ “thân em”?

GV đưa ra một số bài:

Thân em như tấm lụa đào, Phất phơ giữa chợ biết vào tay ai?

Thân em như củ ấu gai Ruột trong thì trắng, vỏ ngoài thì đen.

Thân em như hạt mưa rào, Hạt rơi xuống giếng, hạt vào vườn hoa.

Thân em như hạt mưa sa, Hạt vào đài cát, hạt ra ruộng cày.

Thân em như hạt mưa sa, Hạt xuống giếng ngọc, hạt ra ruộng cày.

Thân em như trái bần trôi, Gió dập sóng dồi biết tấp vào đâu.

Thân em như cá giữa rào, Kẻ chài, người lưới biết vào tay ai?

Thân em như cam quýt bưởi bòng

Ngoài tuy cay đắng trong lòng ngọt ngon.

Thân em như con hạc đầu đình, Muốn bay chẳng cất nổi mình mà bay.

Thân em như ớt chín cây, Càng tươi ngoài vỏ càng cay trong

lòng.

Thân em như giếng giữa đàng, Người khôn rửa mặt, người phàm rửa

chân.

* HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ

* Đối với bài cũ

- Thuộc ghi nhớ, thuộc 2 bài ca dao; nắm được nội dung, nghệ thuật từng bài.

- Tìm hiểu và phân tích 2 bài ca dao còn lại ở nhà.

- Sưu tầm những bài ca dao khác cùng chủ đề.

* Đối với bài mới

Chuẩn bị : Những câu hát châm biếm

? Sự giống nhau giữa các bài ca dao thuộc chủ đề châm biếm ?

? Những câu hát châm biếm có điểm gì giống truyện cười dân gian ?

? Sưu tầm những câu ca dao cùng chủ đề ? Ngày soạn :

Ngày dạy :

Tiết 14 :

Văn bản :

NHỮNG CÂU HÁT CHÂM BIẾM I. MỤC TIÊU BÀI HỌC

1. Kiến thức

- Thấy được ứng xử của tác giả dan gian trước những thói hư, tật xấu, những hủ tục lạc hậu.

- Một số biện pháp nghệ thuật tiêu biểu thường thấy trong các bài ca dao châm biếm.

- Hiểu về nghệ thuật gây cười trong ca dao: khai thác những chuyện ngược đời, dùng hình ảnh tượng trưng, biện pháp phóng đại.

2. Định hướng phát triển năng lực

- Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tư duy ngôn ngữ.

- Năng lực viết sáng tạo.

- Giao tiếp, phản hồi, lắng nghe tích cực.

- Tự nhận thức được những câu hát châm biếm là chủ đề tiêu biểu của ca dao, dân ca, thường bày tỏ thái độ phê phán những thói hư, tật xấu trong xã hội cũ từ đó có ý thức học tập tốt, tránh xa các tệ nạn xã hội, sống lành mạnh.

3. Phẩm chất:

- HS biết yêu cuộc sống tốt đẹp hiện nay và có ý thức phấn đấu học tập tốt để trở thành người chủ tương lai của đất nước.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU - Giáo viên:

+ Nghiên cứu SGK, SBT, SGV, chuẩn kiến thức kĩ năng, tư liệu tham khảo.

+ Chuẩn bị kế hoạch dạy học, thiết bị, phương tiện dạy học.

- Học sinh:

+ Đọc kĩ SGK, tài liệu liên quan.

+ Soạn bài theo hệ thống câu hỏi SGK.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC A. HOẠT ĐỘNG MỞ ĐẦU

a) Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho hs tìm hiểu bài b) Nội dung: Thực hiện yêu cầu GV đưa ra

c) Sản phẩm: HS trình bày được đúng yêu cầu.

d) Tổ chức thực hiện:

GV đặt câu hỏi: Em hãy liệt kê những thói hư thật xấu của bạn thân hay của những người xung quanh mà em biết:

Hs:Ở bẩn, lười biếng, siêng ăn nhác làm, nghiện rượu, nói khoác, dấu dốt, lăng nhăng...

Con người ta từ cổ chí kim, từ Tây sang Đông không ai hoàn hảo tuyệt đối cả, có lẽ ai cũng có những thoái hư tật xấu nhất định. Vậy người xưa đã phơi bày những thói hư tật xấu đồng thời nhắc nhở, phê phán, khuyên bảo nhau như thế nào? Ta sẽ tìm hiểu bài Những câu hát châm biếm để thấy được điều này

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS SẢN PHẨM DỰ KIẾN

Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu đặc điểm chung của ca dao châm biếm.

a) Mục tiêu: Học sinh tìm hiểu đặc điểm chung của ca dao châm biếm.

b) Nội dung: Vận dụng sgk, kiến thức GV cung cấp để thực hiện nhiệm vụ.

c) Sản phẩm: Nắm rõ đặc điểm chung của ca dao châm biếm.

d) Tổ chức thực hiện:

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

* Giới thiệu đặc điểm của mảng ca dao châm biếm: Biết châm biếm là biết sống, biết phân biệt phải trái, xấu tốt ở đời, là biết cười. Những câu hát châm biếm trong ca dao, dân ca Việt Nam rất phong phú thể hiện một cách nhìn phê phán sắc sảo, một bản lĩnh sống đàng hoàng của người dân lao động. Những câu hát châm biếm đã giễu cợt, đả kích, hạ bệ, hạ nhục biết bao đối tượng cao quý, tôn nghiêm trong xã hội phong kiến.

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:

+ Học sinh suy nghĩ tìm ra câu trả lời - Bước 3: Báo cáo, thảo luận:

+ HS trình bày miệng, HS khác nhận xét đánh giá.

- Bước 4: Kết luận, nhận định:

+ GV nhận xét thái độ và kết quả làm việc của HS, chuẩn đáp án.

I. Giới thiệu chung

* Ca dao châm biếm: phản ánh những hiện tượng bất bình thường trong cuộc sống, có ý nghĩa châm biếm.

Hoạt động 2: Hướng dẫn HS tìm hiểu văn bản

a) Mục tiêu: Học sinh tìm hiểu văn bản

b) Nội dung: HS vận dụng sgk, kiến thức GV cung cấp để thực hiện nhiệm vụ, trả lời ra giấy nháp.

c) Sản phẩm: Đáp án của HS d) Tổ chức thực hiện:

NV1

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ