• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ Gọi HS đọc bài tập 1

I. Giới thiệu chung 1. Tác giả : Nguyễn

3. Hướng dẫn phân tích:

a. Cảnh sống và tâm hồn Nguyễn Trãi ở

? Cảnh sống và tâm hồn của NV "ta" hiện lên như thế nào qua đoạn thơ? Tìm những từ ngữ miêu tả hành động của NV "ta"? Qua những từ ngữ đó, em hình dung như thế nào về cuộc sống của Nguyễn Trãi?

? Hãy phân tích các cặp câu để thấy rõ cuộc sống thảnh thơi, thư thái của Nguyễn Trãi ở Côn Sơn?

? Trong đoạn thơ những hình ảnh, biện pháp tu từ nào được sử dụng nhiều nhất? Hãy chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp đó?

? Em có cảm nghĩ gì về hình ảnh nhân vật ta ngâm thơ nhàn "trong màu xanh mát" của "trúc bóng râm" từ đó em thử hình dung thi sĩ Nguyễn Trãi ở Côn Sơn là con người như thế nào?

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:

+ Học sinh thảo luận, suy nghĩ tìm ra câu trả lời Bước 3: Báo cáo, thảo luận:

HS đứng tại chỗ trình bày miệng,

HS khác nhận xét đánh giá,

GV chuẩn kiến thức

nghe: suối chảy

ngồi: trên đá Cảnh sống thanh Ta nằm: rừng thông nhàn, ung dung, tự

ngâm thơ: nhàn tại, làm chủ thiên tìm : bóng mát nhiên.

nhắc lại 5 lần → ta = Nguyễn Trãi

*Nghe, ngồi, nằm, ngâm, tìm → Cuộc sống thảnh thơi, thư thái, đang thả hồn vào cảnh trí Côn Sơn

→ của 1 thi sĩ.

- Nghe tiếng suối Côn Sơn → âm thanh êm ái, du dương bất tận như tiếng của đàn cầm.

- Nguyễn Trãi ngồi trên tảng đá phủ rêu-> như ngồi chiếu êm.

- Nguyễn Trãi nằm ngủ -> bóng mát của rừng thông vi vu như ru -> Nguyễn Trãi như quên hết mọi sự vướng bận, hoá thân vào thiên nhiên.

- Trong màu xanh mát, ken dày của bóng trúc ->

"ta" ngâm thơ nhàn tản, tự do.

Qua hành động, cử chỉ: ta nghe, ta ngồi, ta tìm, ta nằm, ta ngâm thơ -> Quả thật là một cuộc

Côn Sơn.

- Điệp từ: "Ta": 5 lần-chính là tác giả.

Ta:- Nghe, ngồi, nằm, ngâm, tìm

→ Cảnh sống thanh nhàn thảnh thơi, đang thả hồn vào cảnh trí Côn Sơn.

- Từ ngữ gợi tả, hình ảnh so sánh đặc sắc.

=> Phong thái ung dung, tự do giao hoà trọn vẹn với thiên nhiên cuộc sống thanh cao, tâm hồn thi sĩ.

sống rỗi rãi, thanh nhàn, ung dung tự tại, thả hồn vào thiên nhiên, mặc sức tận hưởng sự kỳ diệu của thiên nhiên.

- Nhưng có lẽ đây là sự rỗi rãi bất đắt dĩ vì trong đáy sâu thẳm tâm hồn, Nguyễn Trãi có khi nào không suy nghĩ, lo lắng cho dân, cho nước. Chẳng qua vì bọn gian thần lộng hành nên ông phải lui về ẩn dật chờ thời cơ giúp đời, giúp nước. Ông

luôn canh cánh một nỗi niềm vì dân, vì nước.

- Tuy nhiên vốn là một thi sỹ bẩm sinh nên đây là một dịp để Nguyễn Trãi thảnh thơi thả hồn trong cảnh, sống một cuộc sống tự do phóng khoáng, giao hoà trọn vẹn với thiên nhiên.

- Từ ngữ gợi tả: rì rầm, phơi …

- Hình ảnh so sánh, ví von. điệp từ ta, có…

=> Nổi bật vẻ đẹp của cảnh Côn Sơn, vừa cho thấy được tình cảm gắn bó, tâm hồn thi sỹ của Nguyễn Trãi trước thiên nhiên, đồng thời tạo cho giọng thơ: nhẹ nhàng, thảnh thơi, êm ái.

-Bước 4: Kết luận, nhận định:

Giáo viên nhận xét, đánh giá

* GV bình: Nghe tiếng suối chảy rì rầm, róc rách, một dòng chảy hết sức bình thường của tự nhiên nhưng với tâm hồn của một thi sĩ thì Nguyễn Trãi lại tưởng rằng dường như mình đang đc nghe tiếng đàn cầm 4 dây với muôn điệu nhạc. Gần 5 thế kỉ sau, giữa rừng Việt Bắc, trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, nthơ Hồ Chí Minh lại viết :

“Tiếng suối trong như tiếng hát xa...”

Phải chăng tiếng suối lặng thầm của thiên nhiên đã làm cho tâm hồn của các thi sĩ tạm quên đi những lo lắng, suy tư của cuộc sống đời thường ? Ở các câu thơ tiếp theo là cử chỉ và hành động của nhà thơ thật ung dung, tiêu dao, tự tại, phóng khoáng và sảng khoái, nhàn tản như chưa hề lo nghĩ gì ngoài cái thú hoà nhập cùng thiên nhiên.

Hàng loạt động từ trong các câu thơ cũng đồng thời khẳng định tư thế làm chủ của nhà thơ trước thiên nhiên rộng lớn.

- Tiếng suối chảy rì rầm đc ví với tiếng đàn cầm, đá rêu phơi được ví với chiếu êm. Nghe thấy tiếng suối rì rầm, nhà thơ mường tưởng ra tiếng đàn khi trầm khi bổng réo rắt bên tai. Nhì thấy mặt đá phẳng có rêu phơi, nhà thơ ngồi trên đá mà nghĩ như đang “ngồi chiếu êm”. Trí tưởng tượng và

nghệ thuật so sánh của Nguyễn Trãi thật lãng mạn, thật tài hoa. Tạo vật thiên nhiên bỗng hoá thành những vật dụng gần gũi, thân thương của con người. Điều đó còn khẳng định tâm hồn của nhà thơ đầy niềm lạc quan, dí dỏm...

NV2 :

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

? Nội dung bức tranh trong SGK (Cảnh trí Côn Sơn)

? Nội dung bức tranh trong SGK (Cảnh trí Côn Sơn)

? Tìm những chi tiết, hình ảnh miêu tả cảnh tượng ở Côn Sơn? Cảnh tượng ấy gợi cho em những suy nghĩ gì?

Giọng điệu của đoạn thơ? Nhờ đâu có giọng điệu đó?

? Tác giả say sưa ca ngợi cảnh trí Côn Sơn. Điều đó cho em hiểu gì về tác giả Nguyễn Trãi?

? Bài thơ cho ta hiểu thêm gì về Nguyễn Trãi ? ? Qua đó bài thơ muốn ca ngợi điều gì ?

? Trong đoạn thơ những từ nào được điệp lại.

Hiện tượng điệp từ đó góp phần tạo nên giọng điệu của đoạn thơ như thế nào ?

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:

+ Học sinh thảo luận, suy nghĩ tìm ra câu trả lời Bước 3: Báo cáo, thảo luận:

-HS đứng tại chỗ trình bày miệng, HS khác nhận xét đánh giá.

- Hình ảnh và nhân vân vật.

- Suối chảy rì rầm - Trúc bóng râm - Đá rêu phơi - Ghềnh

- Thông như nêm

-> Những hình ảnh trên gợi cảnh trí thiên nhiên lâu đời, nguyên thuỷ. Vừa hùng vĩ, vừa lãng mạn, nên thơ. Đó là khung cảnh thiờn nhiờn khoáng đạt, trong lành, mát mẻ vừa cú cỏc tĩnh, vừa có những âm thanh sống động, cảnh Côn Sơn cũng gợi sự thanh cao, cứng cỏi của những bậc "chính nhân quân tử".

* Bình: Với Nguyễn Trãi, Côn Sơn là vùng đất gắn bó bằng nhiều kỉ niệm từ thuở ấu thơ đến lúc tuổi già. Nơi đây, núi non hùng vĩ, cây cối tốt tươi, sơn thuỷ hữu tình. Bản thân ông cũng đã nhiều năm tuổi trẻ sống ở đây. Khi cáo quan, ông về với Côn Sơn như về với nơi chôn rau, cắt rốn, về với bạn bè tri kỉ tri âm. Mỗi hốc đá, mỗi bờ

b. Cảnh trí Côn Sơn - Cảnh Côn Sơn khoáng đạt, trong lành mát mẻ.

+ Điệp từ Côn Sơn và ta=> giọng điệu nhẹ nhàng thảnh thơi êm tai;

- Bức tranh thiên nhiên tươi đẹp, nên thơ, hấp dẫn -> có nhạc, hoạ.

cây, non nc, mây trời Côn Sơn gắn bó với vị anh hùng, vị danh nhân văn hóa bằng tình cảm máu thịt. Vì thế bài thơ là tiếng nói cất lên từ trái tim sâu nặng, da diết, một tâm hồn thanh cao, giàu cảm xúc của nhà thơ Nguyễn Trãi.

- Tâm hồn thanh cao, giàu cảm xúc thi nhân.

- Giai điệu chung của đoạn thơ là :

- Đoạn thơ có giọng điệu nhẹ nhàng, thảnh thơi.

Các điệp từ “Côn Sơn, ta, trong” góp phần tạo nên giọng điệu đó.

Bước 4: Kết luận, nhận định:

Giáo viên nhận xét, đánh giá C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP

a) Mục tiêu: Hs hoàn thiện kiến thức vừa chiếm lĩnh được; rèn luyện kĩ năng áp dụng kiến thức mới để giải quyết các tình huống/vấn đề trong học tập.

b) Nội dung: GV giao nhiệm vụ cho HS trả lời các câu hỏi c) Sản phẩm: Trả lời các câu hỏi của GV

d) Tổ chức thực hiện:

Gọi HS đọc bài tập 1.

? Cách ví von tiếng suối của Nguyễn Trãi trong hai câu thơ Côn Sơn suối chảy rì rầm. Ta nghe như tiếng đàn cầm bên tai và của Hồ Chí Minh trong câu thơ : Tiếng suối trong như tiếng hát xa (Cảnh khuya) có gì giống và khác nhau ?

Thảo luận nhóm bàn, cử đại diện trình bày.

Nhóm khác nhận xét, bổ sung.

Nhận xét các ý kiến, thống nhất.

II. Luyện tập Bài 1

- Cả hai bài thơ đều là sản phẩm của tâm hồn thi sĩ, những tâm hồn có khả năng hoà nhập với thiên nhiên. Cả hai bài thơ cùng nghe tiếng suối mà như nghe nhạc trời. Mặc dù một bên nhạc trời là đàn cầm còn một bên là tiếng hát. Đàn cầm và tiếng hát khác nhau nhưng cũng là âm nhạc cả.

D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG

a) Mục tiêu: HS phát hiện các tình huống thực tiễn và vận dụng được các kiến thức, kĩ năng trong cuộc sống tương tự tình huống/vấn đề đã học.

b) Nội dung: GV tổ chức cho HS làm các bài tập c) Sản phẩm: Đáp án của HS

d) Tổ chức thực hiện:

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

Bài tập trắc nghiệm: Hãy khoanh tròn chữ cái trước câu trả lời em cho là đúng.

Câu 1.Hình ảnh nào sau đây không được nói tới trong đoạn trích Bài ca Côn Sơn?

A. Bóng trúc. C. Bóng trăng.

B. Rừng thông. D. Suối chảy.

Câu 2.Bài thơ Bài ca Côn Sơn của Nguyễn Trãi, từ

"ta" được lặp lại bao nhiêu lần?

A. Năm lần. C. Sáu lần.

B. Ba lần. D. Bốn lần.

Câu 3.Dòng nào thể hiện đúng những đối tượng được kể trong Bài ca Côn Sơn của Nguyễn Trãi?

A. Suối, đá, rêu, ghềnh, thông, tùng, cúc.

B. Suối, thác, rêu, ghềnh, thông, rừng, trúc.

C. Suối, đá, ghềnh, thông, rừng, trúc, cổ thụ.

D. Suối, đá, rêu, ghềnh, thông, rừng, trúc.

Câu 4.Âm thanh nào được nhắc tới trong Bài ca Côn Sơn của Nguyễn Trãi?

A. Tiếng thú gầm. C. Tiếng ếch nhái kêu B. Tiếng thác chảy. D. Tiếng suối chảy, tiếng đàn cầm.

Câu 5.Bài ca Côn Sơn được Nguyễn Trãi viết vào thời

gian nào?

A. Khi Nguyễn Trãi tham gia kháng chiến chống giặc Minh (1418-1427).

B. Khi Nguyễn Trãi đang làm quan trong triều nhà Hồ.

C. Khi Nguyễn Trãi về Côn Sơn ở ẩn.

D. Khi Nguyễn Trãi làm quan trong triều nhà Lê.

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:

+ Học sinh thảo luận, suy nghĩ tìm ra câu trả lời và ghi ra giấy nháp.

Bước 3: Báo cáo, thảo luận:

-HS đứng tại chỗ trình bày miệng, HS khác nhận xét đánh giá.

-Bước 4: Kết luận, nhận định:

Giáo viên nhận xét, đánh giá

*HƯỚNG DẪN BÀI TẬP VỀ NHÀ

* Học bài cũ

- Học thuộc bài thơ, nắm được nội dung và nghệ thuật của bài thơ.

- Hoàn thành bài luyện tập.

* Chuẩn bị bài mới

Soạn bài: Đặc điểm của văn biểu cảm.

Ngày soạn:

Ngày dạy:

Tiết 20

Tập làm văn:

ĐẶC ĐIỂM VĂN BẢN BIỂU CẢM I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

- Nắm được bố cục của bài văn biểu cảm.

- Yêu cầu của việc biểu cảm.

- Cách biểu cảm gián tiếp và trực tiếp.

2. Định hướng phát triển năng lực

- Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tư duy ngôn ngữ.

- Năng lực viết sáng tạo.

- Giao tiếp, phản hồi, lắng nghe tích cực.

- Suy nghĩ, phê phán, sáng tạo: Phân tích, bình luận và đưa ra ý kiến cá nhân về vai trò, đặc điểm, cách biểu cảm trong bài văn biểu cảm.

- Ra quyết định: Lựa chọn cách lập luận khi tạo lập văn bản.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆ