• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài 4: Đọc những câu ca dao sau đây:

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC

II. Đọc hiểu văn bản 1. Đọc - hiểu chú thích

3. Phân tích

3.1. Bài ca dao số 1

- Hình thức đối đáp → phổ biến trong ca dao , dân ca.

+ Phần đầu: Lời hỏi + Phần sau: Lời đáp

- Địa danh: Thành Hà Nội, sông Lục Đầu, sông Thương, Núi Tản, đền Sòng, tỉnh Lạng.

-> gắn với mỗi địa phương, là nơi nổi tiếng về đặc điểm tự nhiên, lịch sử văn hóa ở Bắc Bộ.

=> Nhằm thử tài hiểu biết, trí thông minh, chia sẻ, bày tỏ tình cảm và bộc lộ lòng yêu qúy, niềm tự hào, tình yêu đối với quê hương đất nước.

3.2. Bài ca dao số 4

* Hai câu đầu: tả cảnh.

- Từ gợi tả.

- Phép đối, điệp ngữ, đảo ngữ

→Không gian rộng lớn, mênh mông, trù phú, đầy sức sống của cánh đồng lúa.

*Hai câu cuối: tả cô gái - Từ ngữ, hình ảnh so sánh đặc sắc, gợi tả.

-> Gợi vẻ đẹp trẻ trung, phơi phới, căng tràn sức sống của cô thôn nữ.

- Bài ca dao có 2 phần: phần đầu là câu hỏi của chàng trai, phần sau là lời đáp của cô gái.

2,Trình bày sản phẩm chuẩn bị.

* Cung cấp một số bài:

Anh hỏi em có bấy nhiêu lời

Xin em giảng rõ từng nơi, từng phần?

Anh hỏi em trong bấy nhiêu lời

Em xin giảng rõ từng nơi, từng phần.

Hoặc:

Cau già quá lứa bán buôn Em già quá lứa có buồn không em?

Cau già quá lứa bửa phơi Em già quá lứa có nơi đợi chờ.

3,- Đặc điểm riêng: gần với mỗi địa phương.

- Chung: đều là những nơi nổi tiếng về lịch sử văn hóa của miềm Bắc nước ta.

Núi đức Thánh Tản, thờ thần Sơn Tinh….

5, Đều xoay quanh 1 chủ đề, đề tài nào đó về sự vật hoặc cảnh giàu đẹp của quê hương:

dòng sông, ngọn núi…

6, Lịch lãm, tế nhị; có hiểu biết, yêu mến tự hào về quê hương, đất nước.

-Bước 4: Kết luận, nhận định:

Giáo viên nhận xét, đánh giá

* GV bình: Đoạn ca dao trích lời hỏi đáp của chàng trai, cô gái. Lời hỏi gồm 6 câu, mỗi câu hỏi về một địa danh, tên dòng sông, ngọn núi, tòa thành trên đất nước ta (từ thủ đô Hà Nội sang hải Dương, Bắc Giang xuống Thanh Hóa rồi ngược lên Lạng Sơn. Mỗi vùng một nét riêng hợp thành một bức tranh non nước Việt Nam thơ mộng, giàu truyền thống văn hóa.

Không trực tiếp nói ra nhưng cả hai đều thể hiện tình yêu, niềm tự hào về quê hương, tổ quốc mình.

NV2

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

* GV yêu cầu HS đọc bài ca dao.

? Giải nghĩa từ ni - tê, chẽn lúa đòng đòng?

* Cho HS quan sát tranh để hiểu rõ hình ảnh Chẽn lúa đòng đòng:

? Nhận xét  số tiếng trong mỗi câu? Nhịp thơ có gì đặc biệt? Ý nghĩa của sự đặc biệt đó?

? Hai   câu   thơ   đầu   và   2   câu   thơ   cuối,   đối tượng miêu tả có gì khác nhau?

? Nhận xét nghệ thuật trong 2 câu đầu?

( Từ ngữ,  biện pháp  tu từ )

? Cảm nhận về không gian ở đây?

? Phân tích hình ảnh  cô gái ở 2 dòng cuối?

Gợi ý: hình ảnh   cô gái được miêu tả  bằng biện pháp nghệ thuật gì? Cách dùng từ ngữ ở đây ntn?

? Nhận xét cách dùng từ " Thân em"?

? Chỉ ra cái hay của phép so sánh đó? ( Có phù hợp không ? Vì sao?)

? Câu thơ " Phất phơ ... ban mai" giúp em hiểu thêm gì về vẻ đẹp người con gái ?

? Hai câu đầu  miêu tả cánh đồng, 2 câu cuối miêu tả hình ảnh người con gái. Có phải bài ca  dao thiếu tính mạch lạc không? Vì sao?

? Bài ca  dao  là lời của ai? Người ấy muốn bày tỏ tình cảm  gì?

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:

+ Đọc văn bản và trả lời câu hỏi Bước 3: Báo cáo, thảo luận:

-HS trình bày , học sinh khác nhận xét , -GV sửa chữa.

* Yêu cầu HS giải thích theo SGK: ni - tê là những từ địa phương dùng ở miền Trung → sẽ tìm hiểu bài từ địa phương.

* Cho HS quan sát tranh để hiểu rõ hình ảnh Chẽn lúa đòng đòng:

-Câu 1,2 : 12 tiếng / dòng →nhịp 4/4/4

C3: 7 tiếng/dòng → nhịp 2/3/2→ Lục bát biến thể.

-2 câu đầu tả cảnh; 2 câu cuối tả người

-Gợi không gian rộng lớn, dài rộng của cánh đồng lúa xanh tốt. Dù đứng bên ni hay bên tê cánh đồng vẫn thấy mênh mông, bát ngát. Không gian ấy biểu hiện sự phấn chấn, yêu đời của người nông dân..

-- Phép so sánh; từ ngữ : Chẽn lúa, đòng đòng, phất phơ, hồng... → Gợi tả.

*Bình : Thân em cách dùng thường gặp trong ca dao dân ca:

- Thân em như củ ấu gai ...

- Thân em như hạt mưa sa...

- Thân em như tấm lụa đào...

- Những từ ấy mang đậm tâm trạng buồn, than trách.

- Cách so sánh: Thân em .... đòng đòng: So sánh đặc sắc, phù hợp, có nét tương đồng: gợi tả sự trẻ trung, phơi phới, tràn đầy sức sống căng tràn.

-Sự mềm mại, uyển chuyển, vươn lên, hoà cùng ánh nắng ban mai của buổi sớm: mát mẻ, dễ chịu.

- Có thể hiểu là lời chàng trai, bày tỏ tình cảm với cô gái , ngợi ca...

- Có thể hiểu là lời cô gái... ( SGV - câu hỏi 7 - b/c /48).

-Bước 4: Kết luận, nhận định:

Giáo viên nhận xét, đánh giá

* GV bình :

- Hai câu đầu tả cảnh, 2 câu cuối tả người nhưng người và cảnh hài hoà → tạo nên một bức tranh. Người làm cho cảnh trở nên sống động, có hồn → Bức tranh càng quyến rũ lòng người:

- Hai câu cuối lấy sự vật ở 2 câu đầu chẽn lúa đòng đòng – ví với người → Liên kết, mạch lạc.

Hoạt đông 4: Tổng kết nội dung, nghệ thuật văn bản? Nghệ thuật đặc sắc của 2 bài ca?

a) Mục tiêu: Học sinh biết cách tổng kết nội dung, nghệ thuật văn bản?

Nghệ thuật đặc sắc của 2 bài ca?

b) Nội dung: HS vận dụng sgk, kiến thức GV cung cấp để thực hiện nhiệm vụ, trả lời ra giấy nháp.

c) Sản phẩm: Đáp án của HS d) Tổ chức thực hiện:

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

+GV yêu cầu học sinh đọc và trả lời câu hỏi

? Nghệ thuật đặc sắc của 2 bài ca?

? Nội dung các bài ca dao? Ca dao, dân ca về tình yêu quê hương đất nước, con người gợi lên trong em những tình cảm và mong ước gì?

? Ca dao dân ca có ý nghĩa gì đối với đời sống con người?

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:

+ Học sinh thảo luận, suy nghĩ tìm ra câu trả lời và ghi ra giấy nháp.

+ Giáo viên: hướng dẫn đọc, hỗ trợ nếu HS cần.

Bước 3: Báo cáo, thảo luận:

HS đứng tại chỗ trình bày miệng, HS khác nhận xét đánh giá.

-Bước 4: Kết luận, nhận định:

Giáo viên nhận xét, đánh giá

-> Giáo viên chốt kiến thức và ghi bảng.

4. Tổng kết 4.1. Nghệ thuật

-Thể thơ lục bát, lục bát biến thể

- Từ ngữ, hình ảnh đặc sắc, giọng điệu tha thiết, tự hào, giàu tính gợi tả.

- Cấu tứ đa dạng, độc đáo.

- Biện pháp tu từ: so sánh điệp từ, liệt kê,...

4.2. Nội dung – ý nghĩa

* Nội dung

- Cảnh sắc, vẻ đẹp của quê hương, đất nước, con người.

- Tình yêu, lòng tự hào của nhân dân ta.

* Ý nghĩa văn bản

Ca dao bồi dáp thêm tình cảm cao đẹp của con người đối với quê hương đất nước.

4.3. Ghi nhớ (SGK - 40) C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP

a) Mục tiêu: Hs hoàn thiện kiến thức vừa chiếm lĩnh được; rèn luyện kĩ năng áp dụng kiến thức mới để giải quyết các tình huống/vấn đề trong học tập.

b) Nội dung: GV giao nhiệm vụ cho HS trả lời các câu hỏi c) Sản phẩm: Trả lời các câu hỏi của GV

d) Tổ chức thực hiện:

- Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

GV: Chuyển đặt câu hỏi cho HS trả lời

? Nhận xét về thể thơ trong 2 bài ca?

? Tình cảm chung thể hiện trong 2 bài ca là gì?

- Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

- HS trao đổi cặp đôi, thống nhất lựa chọn - GV lắng nghe

Bước 3. Báo cáo thảo luận

HS thảo luận, cử đại diện trình bày, HS khác nhận xét.

Bước 4: Kết luận, nhận định