• Không có kết quả nào được tìm thấy

Chuyển giao nhiệm vụ HS đọc bài văn “Hoa học trò”

? Bài văn nhằm thể hiện tình cảm gì?

? Việc miêu tả hoa phượng đóng vai trò gì trong bài văn biểu cảm ấy? (Chủ yếu miêu tả hoa hay nhằm mục đích gì?)

? Vì sao tác giả gọi hoa phượng là hoa học trò?

? Theo em bài văn biểu đạt tình cảm trực tiếp hay gián tiếp? Vì sao?

? Hãy xác định mạch ý của bài văn?

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:

+ Học sinh thảo luận, suy nghĩ tìm ra câu trả lời và ghi ra giấy nháp.

Bước 3: Báo cáo, thảo luận:

-HS đứng tại chỗ trình bày miệng, HS khác nhận xét đánh giá.

-Bước 4: Kết luận, nhận định:

Giáo viên nhận xét, đánh giá

II. Luyện tập

Bài văn: “Hoa học trò”.

- Bài viết bộc lộ nỗi buồn nhớ, trống trải khi xa trường, xa bạn.

- Mượn hoa phượng để nói về những cuộc chi tay của học trò.

- Biểu cảm gián tiếp qua biểu tượng hoa phượng – hoa học trò.

- Mạch ý của bài văn:

phượng nở … phượng rơi.

-> Phượng nhớ: người sắp xa, một trưa hè, một thành xưa

-> Phượng khóc, mơ, nhớ.

D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG

a) Mục tiêu: HS phát hiện các tình huống thực tiễn và vận dụng được các kiến thức, kĩ năng trong cuộc sống tương tự tình huống/vấn đề đã học.

b) Nội dung: GV tổ chức cho HS làm các bài tập c) Sản phẩm: Đáp án của HS

d) Tổ chức thực hiện:

Ghi lại nguyên văn bài ca dao Công cha như núi ngất trời và cho biết:

a. Bài ca dao biểu lộ tình cảm gì? Tình cảm đó được diễn tả bằng những hình ảnh nào? Nhận xét cách dùng hình ảnh đó?

b. Từ đây, em rút ra điều gì về cách chọn hình ảnh, sự việc để biểu lộ gián tiếp cảm xúc?

Gợi ý:

Chú ý mối quan hệ giữa tình cảm, cảm xúc cần biểu đạt với hình ảnh, sự việc, được kiếm tìm theo cách hồi tưởng, liên tưởng tương đồng hoặc tương phản.

*HƯỚNG DẪN BÀI TẬP VỀ NHÀ

* Học bài cũ

- Nắm kĩ đặc điểm của văn biểu cảm.

- Hoàn thành bài luyện tập.

* Chuẩn bị bài mới

Soạn bài: Đề văn và cách làm bài văn biểu cảm.

Ngày soạn:

Ngày dạy:

Tiết 21

Tập làm văn:

ĐỀ VĂN VÀ CÁCH LÀM BÀI VĂN BIỂU CẢM I. MỤC TIÊU BÀI HỌC

1. Kiến thức

- Nắm được đặc điểm, cấu tạo của đề văn biểu cảm.

- Nắm được cách làm bài văn biểu cảm.

2. Định hướng phát triển năng lực

- Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tư duy ngôn ngữ.

- Năng lực viết sáng tạo.

- Giao tiếp, phản hồi, lắng nghe tích cực.

- Suy nghĩ, phê phán, sáng tạo: phân tích, bình luận và đưa ra ý kiến cá nhân về vai trò, đặc điểm, cách biểu cảm trong bài văn biểu cảm.

- Ra quyết định: lựa chọn cách lập luận khi tạo lập văn bản.

3. Phẩm chất:

- HS biết yêu cuộc sống tốt đẹp hiện nay và có ý thức phấn đấu học tập tốt để trở thành người chủ tương lai của đất nước.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU - Giáo viên:

+ Nghiên cứu SGK, SBT, SGV, chuẩn kiến thức kĩ năng, tư liệu tham khảo.

+ Chuẩn bị kế hoạch dạy học, thiết bị, phương tiện dạy học.

+ Một số tập thơ, bài báo, bức thư biểu cảm.

- Học sinh:

+ Đọc kĩ SGK, tài liệu liên quan.

+ Soạn bài theo hệ thống câu hỏi SGK.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC A. HOẠT ĐỘNG MỞ ĐẦU

a) Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho hs tìm hiểu bài b) Nội dung: Thực hiện yêu cầu GV đưa ra

c) Sản phẩm: HS trình bày được đúng yêu cầu.

d) Tổ chức thực hiện:

Gv cho học sinh làm một bài khảo sát 1. Người em yêu thương nhất là ai?

1. Mẹ

2. Ba/ bố C. Người khác...

2. Em có thường xuyên bày tỏ tình cảm trực tiếp với người mà em yêu thương không

1. Rất thường xuyên

2. Thường xuyên

3. Thình thoảng

4. Chưa bao giờ

3. Nếu bày tỏ trực tiếp lời nói yêu thương, em hay nói câu nào?

1. Con yêu ba/ mẹ...

2. Con cám ơn ba/mẹ...

3. Câu khác

4. Nếu thỉnh thoảng hoặc chưa bao giờ nói lời yêu thương người thân, em hãy cho biết lí do vì sao?

1. Mắc cỡ, ngượng ngùng, không biết bắt đầu từ đâu

2. Không thích bộc lộ ra

3. Lí do khác

GV dẫn dắt: Trong tiết học trước, chúng ta đã tìm hiểu về đặc điểm của văn biểu cảm, tiết học này chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về đề văn biểu cảm và cách làm bài văn biểu cảm.

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS SẢN PHẨM DỰ KIẾN

Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu đề văn biểu cảm và các bước làm bài văn biểu cảm

a) Mục tiêu: Học sinh tìm hiểu đề văn biểu cảm và các bước làm bài văn biểu cảm

b) Nội dung: Vận dụng sgk, kiến thức GV cung cấp để thực hiện nhiệm vụ.

c) Sản phẩm: Nắm rõ kiến thức đề văn biểu cảm và các bước làm bài văn biểu cảm

d) Tổ chức thực hiện:

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

* GV đưa 5 đề văn SGK (bảng phụ) và yêu cầu HS: Quan sát, đọc kỹ cả năm

I. Đề văn biểu cảm và các bước làm bài văn biểu cảm

1. Đề văn biểu cảm

đề, GV gạch chân dưới những từ có tính chất gợi ý: cảm nghĩ, vui, yêu.

* GV đặt câu hỏi: Hãy chỉ ra đối tượng biểu cảm trong các đề văn trên?

? Tình cảm cần biểu hiện trong các đề văn trên là gì?

* Đưa 3 đề bài:

1. Cảm nghĩ về vườn cây quê hương.

2. Cảm nghĩ về đêm trung thu.

3. Loài cây em yêu.

? Em hãy xác định đối tượng miêu tả được dùng làm phương tiện biểu cảm và mục đích miêu tả ở đề 1 và 3?

? Từ việc phân tích tìm hiểu em hãy cho biết các đề văn biểu cảm trên nêu ra những gì?

? Em rút ra kết luận gì về đề văn biểu cảm?

? Đề văn trên thuộc thể loại nào? (hãy xác định thể loại của đề?). Đề yêu cầu phát biểu cảm nghĩ về đối tượng nào?

Em hình dung và hiểu như thế nào về đối tượng ấy?

? Dựa vào nhiệm vụ từng phần trong bố cục các bài văn đã học hãy đề ra yêu cầu cho mỗi phần trong văn bản biểu cảm?

? Sau khi viết xong có cần đọc lại và sửa chữa bài viết không?

? Vì sao phải sửa lỗi?

? Qua tìm hiểu đề bài trên em hãy cho biết: Để hoàn chỉnh đề: cảm nghĩ về nụ

… phải trải qua các bước nào?

? Để tìm ý cho bài văn phải làm gì? Yêu cầu của lời văn ra sao?

? Từ đó em hãy xác định các bước làm bài văn biểu cảm?

? Bài học hôm nay cần nắm mấy đơn vị kiến thức?

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:

+ Học sinh suy nghĩ tìm ra câu trả lời Bước 3: Báo cáo, thảo luận:

+ HS trình bày miệng, HS khác nhận xét đánh giá.

- Đối tượng mtả được dùng làm phương tiện biểu cảm đề 1: vườn cây ở quê hương; đề 3: loài cây em yêu.

a. Phân tích ngữ liệu

- Đối tượng biểu cảm: quê hương (đề 1); đêm trăng trung thu (đề 2); nụ cười của mẹ (đề 3); tuổi thơ (đề 4); loài cây (đề 5).

- Tình cảm biểu hiện: cảm nghĩ, vui, buồn, em yêu.

-> Năm đề văn biểu cảm nêu ra đối tượng biểu cảm và định hướng tình cảm cho bài văn.

b. Ghi nhớ 1 (SGK - 88).

2. Các bước làm bài văn biểu cảm

a. Phân tích ngữ liệu

* Tìm hiểu đề và tìm ý:

- Đối tượng cảm nghĩ: Nụ cười của mẹ.

- Biểu hiện cụ thể: Nụ cười tươi tắn, đôn hậu, bao dung, vui vẻ, hạnh phúc, động viên, khích lệ, yêu thương.

* Dàn bài:

- Mở bài:

+ Giới thiệu đối tượng biểu cảm:

Nụ cười của mẹ.

+ Khái quát cảm xúc đối với nụ cười của mẹ: hạnh phúc

- Thân bài:

+ Nêu những biểu hiện, đặc điểm, sắc thái của nụ cười.

. Nụ cười vui, yêu thương trìu mến.

. Nụ cười khuyến khích, động viên

. Nụ cười an ủi, chia sẻ.

+ Những khi vắng nụ cười của mẹ.

- KB: Ý nghĩa, tác dụng của nụ cười ấy (sưởi ấm gia đình, tâm hồn mọi người), trách nhiệm của mình.

* Viết bài:

- Gợi ý MB: Các cụ xưa đã nói:

“Một nụ cười bằng mười thang thuốc bổ”. Quả đúng như vậy. Nụ cười của mẹ tôi là thang thuốc bổ

- Mục đích đề 1: bày tỏ những suy nghĩ, tình cảm về vườn cây ở quê hương mình -> Nói lên niềm tự hào.

* Kết luận: Đề văn biểu cảm giống đề miêu tả, tự sự đã học thường có hai phần: đối tượng biểu cảm và yêu cầu biểu cảm.

Trình bày.

* Lưu ý HS: MB, KB phải bám sát yêu cầu của đề:

- MB: định hướng, cơ sở cho thân bài.

- Kết bài rút ra từ mở bài, thân bài.

- Căn cứ vào dàn bài GV gợi ý cho HS viết một vài đoạn văn như mở bài, một vài ý như thân bài và kết bài.

GV có thể đưa 1 đoạn mẫu cho HS tham khảo.

Kết bài: Cuộc đời tôi có thể thiếu nhiều thứ vật chất bời gia đình tôi còn nghèo, nhưng không thể thiếu vắng nụ cười của mẹ. Tôi sẽ cố gắng học tập, tu dưỡng

“cho tròn chữ hiếu” để nụ cười mẹ tôi luôn rạng rỡ.

Hoạt động độc lập hoàn chỉnh đoạn văn của mình -> đọc, nhận xét.

- Bước 4: Kết luận, nhận định:

+ GV nhận xét thái độ và kết quả làm việc của HS, chuẩn đáp án.

+GV yêu cầu học ghi nhớ SGK-88

vô giá cho cả gia đình……

- Gợi ý KB: Nụ cười của mẹ đem lại hạnh phúc cho cả gia đình.

Càng yêu thương và mong muốn cho nụ cười ấy luôn nở trên gương mặt dịu hiền của mẹ, em càng hiểu rõ trách nhiệm của mình lớn hơn bao giờ hết.

* Sửa lỗi

-> Để làm đề văn biểu cảm trên.

- Trải qua 4 bước: tìm hiểu đề và tìm ý; lập dàn bài; viết bài; sửa bài.

- Để tìm ý phải hình dung đối tượng biểu cảm và cảm xúc, tình cảm của mình.

- Lời văn thích hợp, gợi cảm.

b. Ghi nhớ 2 (SGK-88)

C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP

a) Mục tiêu: Hs hoàn thiện kiến thức vừa chiếm lĩnh được; rèn luyện kĩ năng áp dụng kiến thức mới để giải quyết các tình huống/vấn đề trong học tập.

b) Nội dung: GV giao nhiệm vụ cho HS trả lời các câu hỏi c) Sản phẩm: Trả lời các câu hỏi của GV

d) Tổ chức thực hiện:

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

GV yêu cầu HS đọc bài văn SGK và trả lời câu hỏi:

? Bài văn biểu đạt tình cảm gì đối với đối tượng nào?

? Tình cảm ấy bộc lộ trực tiếp hay gián tiếp?

? Căn cứ vào đâu em xác định như vậy?

? Hãy đặt cho bài văn 1 nhan đề và một

II. Luyện tập Bài văn SGK -89

- Bài văn bộc lộ tình cảm yêu mến, gắn bó tha thiết, sâu nặng với quê hương An Giang -> Bộc lộ trực tiếp qua những câu biểu cảm.

- Đặt nhan đề: An Giang quê tôi;

Ký ức về một miền quê; Nơi ấy

đề văn thích hợp?

? Hãy nêu lên dàn ý của bài?

? Chỉ ra phương thức biểu cảm của bài văn?

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:

+ Học sinh thảo luận, suy nghĩ tìm ra câu trả lời và ghi ra giấy nháp.

Bước 3: Báo cáo, thảo luận:

-HS đứng tại chỗ trình bày miệng, HS khác nhận xét đánh giá.

-Bước 4: Kết luận, nhận định:

Giáo viên nhận xét, đánh giá

quê tôi; Quê hương tình sâu nghĩa nặng; Nghĩ về quê hương An Giang.

- Dàn ý:

+ MB: Khái quát cảm xúc về quê hương An Giang.

+ TB: Biểu hiện tình yêu mến quê hương.

- Tình yêu quê từ tuổi thơ.

- Tình yêu quê hương trong chiến đấu và những tấm gương yêu nước.

+ KB: Tình cảm gắn bó của tuổi trưởng thành.

- Phương thức biểu cảm của bài:

Vừa biểu cảm trực tiếp nỗi lòng mình, vừa biểu cảm gián tiếp khi nói đến thiên nhiên tươi đẹp và con người anh hùng của quê hương.

D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG

a) Mục tiêu: HS phát hiện các tình huống thực tiễn và vận dụng được các kiến thức, kĩ năng trong cuộc sống tương tự tình huống/vấn đề đã học.

b) Nội dung: GV tổ chức cho HS làm các bài tập c) Sản phẩm: Đáp án của HS

d) Tổ chức thực hiện:

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

? Sửa chữa nhược điểm của dàn bài trên như thế nào cho đạt yêu cầu?

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:

+ Học sinh thảo luận, suy nghĩ tìm ra câu trả lời và ghi ra giấy nháp.

Bước 3: Báo cáo, thảo luận:

-HS đứng tại chỗ trình bày miệng, HS khác nhận xét đánh giá.

Gợi ý:

Đối chiếu với gợi ý chung về dàn bài văn biểu cảm dưới đây để nhận xét ưu, nhược điểm trong bài để điều chỉnh:

- Mở bài: Nêu cảm nghĩ chung về đối tượng.

- Thân bài: Trình bày cụ thể về cảm nghĩ đó (hình dung từng đặc điểm gợi cảm của đối tượng và nêu cảm xúc, tình cảm của em về từng đặc điểm đó).

- Kết luận: Nhận xét và nâng cao, mở rộng cảm nghĩ.

-Bước 4: Kết luận, nhận định:

Giáo viên nhận xét, đánh giá

*HƯỚNG DẪN BÀI TẬP VỀ NHÀ

* Học bài cũ

Dựa vào dàn ý đã lập cho đề bài:Cảm nghĩ về nụ cười của mẹ, hãy viết thành một bài văn ngắn (1 khoảng trang vở). Sau đó đọc lại và tự sửa lỗi (nếu có).

* Chuẩn bị bài mới

Soạn bài: Đọc thêm: Sau phút chia ly.

Nhóm 1: Tìm hiểu về thể thơ của văn bản?

Nhóm 2: Tìm hiểu hoàn cảnh ra đời của bài thơ?

Nhóm 3: Tâm trạng của người chinh phụ?

Ngày soạn:

Ngày dạy:

Tiết :22

BÁNH TRÔI NƯỚC

(Hồ Xuân Hương) I. MỤC TIÊU BÀI HỌC

Sau bài học, HS có khả năng:

1. Kiến thức

- Cảm nhận phẩm chất và tài năng của Hồ Xuân Hương qua một bài thơ thất ngôn tứ tuyệt Đường luật chữ Nôm.

- Sơ giản về tác giả Hồ Xuân Hương.

- Vẻ đẹp và thân phận chìm nổi của người phụ nữ qua bài “Bánh trôi nước”

- Tính chất đa nghĩa của ngôn ngữ và hình tượng trong bài thơ.

2. Định hướng phát triển năng lực

- Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tư duy ngôn ngữ.

- Năng lực viết sáng tạo.

- Tự nhận thức được niềm khát khao hạnh phúc bình dị của người phụ nữ trong xã hội phong kiến; đấu tranh vì quyền lợi chân chính của người phụ nữ trong xã hội hiện đại.

- Làm chủ bản thân: tự xác định được trách nhiệm của cá nhân trong việc bảo vệ quyền sống hoà bình; lên án, tố cáo xã hội phong kiến phân quyền trọng nam khinh nữ.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 1. Giáo viên:

+ Nghiên cứu SGK, SBT, SGV, chuẩn kiến thức kĩ năng, tư liệu tham khảo.

+ Chuẩn bị kế hoạch dạy học, thiết bị, phương tiện dạy học.

+ Cuốn Hồ Xuân Hương – thơ chữ Hán, chữ Nôm – Bùi Huy Cẩn, Giáo án, chân dung nữ sĩ Hồ Xuân Hương.

2. Học sinh:

+ Đọc kĩ SGK, tài liệu liên quan.

+ Soạn bài theo hệ thống câu hỏi SGK.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

A. HOẠT ĐỘNG MỞ ĐẦU

a) Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho hs tìm hiểu bài b) Nội dung: Thực hiện yêu cầu GV đưa ra

c) Sản phẩm: HS trình bày được đúng yêu cầu.

d) Tổ chức thực hiện:

- GV tổ chức trò chơi: Ai nhanh hơn?

Luật chơi: GV chia lớp thành 4 đội. GV chiếu hình ảnh các loại bánh ở nước ta, các đội đoán tên. Đội nào đoán đúng và nhiều đáp án đúng sẽ giành thắng cuộc.

- Gv dẫn dắt: Mỗi vùng quê, mỗi dân tộc trên mọi miền tổ Tổ quốc ta lại có những loại bánh khác nhau, thể hiện sự tinh tế trong ẩm thực và cả nét đẹp văn hoá trong tâm hồn nhân dân. Bánh trôi nước - một món ăn không thể thiếu trong ngày mùng ba tháng ba âm lịch, cũng là hình ảnh được nữ sĩ Hồ Xuân Hương đưa vào thơ của bà để gửi gắm những tâm tư, tình cảm.... Để lí giải tại sao HXH lại mượn hình ảnh bánh trôi nước mà không phải là thứ bánh khác, cô và các con sẽ cùng nhau tìm hiểu bài thơ Bánh trôi nước nhé.

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động của GV và HS Sản phẩm dự kiến Hoạt động 1: GV giới thiệu cho HS về tác phẩm, tác giả.

a) Mục tiêu: Học sinh tìm hiểu thông tin về tác giả và tác phẩm

b) Nội dung: Vận dụng sgk, kiến thức GV cung cấp để thực hiện nhiệm vụ.

c) Sản phẩm: Nắm rõ thông tin về tác giả và tác phẩm.

d) Tổ chức thực hiện:

NV1

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

-GV yêu cầu HS dựa vào SGK và tìm hiểu ở nhà: Dựa vào chú thích SGK và những tài liệu đã học nêu cách hiểu về cụm từ “bà chúa thơ Nôm” và tóm tắt những nét chính về cuộc đời, phong cách thơ Hồ Xuân Hương?

-GV yêu cầu HS nêu hoàn cảnh ra đời của văn bản ?

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:

+ Học sinh thảo luận, suy nghĩ tìm ra câu trả lời

Bước 3: Báo cáo, thảo luận:

*HS đứng tại chỗ trình bày miệng, HS khác nhận xét đánh giá, GV chuẩn kiến thức .

- GV bổ sung: Giới thiệu: “Bà chúa thơ Nôm”

– Nữ sĩ thành công nhất (đứng đầu) về thơ Nôm.

Cuộc đời bà gắn liền với nhiều giai thoại: Tài sắc vẹn toàn, số phận hẩm hiu, từng làm vợ lẽ ông Phủ Vĩnh Tường và Tổng Cóc. Bà để lại cho đời 60 bài thơ Nôm và tập “Lưu hương

I. Giới thiệu chung 1. Tác giả :

- Nữ sĩ Hồ Xuân Hương sống vào thế kỉ XVIII đầu XIX.

- Bà chúa thơ Nôm.

2. Tác phẩm

- In trong tập “Hợp tuyển thơ văn Việt Nam”

- Là bài thơ Nôm tiêu biểu cho tư tưởng, phong cách nghệ thuật độc đáo của nữ sĩ Xuân Hương.