• Không có kết quả nào được tìm thấy

Chuyển giao nhiệm vụ GV yêu cầu HS thảo luận nhóm bàn

người đọc hiểu ngay rằng ẩn sau cái bánh trôi là người phụ nữ.

Bước 4: Kết luận, nhận định:

Giáo viên nhận xét, đánh giá NV2

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

-Giáo viên nhận xét, đánh giá NV4

Bước 1 : Chuyển giao nhiệm vụ

-GV dùng phương pháp đàm thoại gợi mở:

+ Với vẻ đẹp ấy, người phụ nữ có quyền được sống như thế nào trong một xã hội công bằng?

-+ Nhưng trong xã hội cũ, thân phận người phụ nữ có được như vậy không? Họ phải chịu số phận như thế nào?

GV yêu cầu HS theo dõi văn bản: Lời thơ nào diễn tả điều ấy? Em có nhận xét gì về nghệ thuật mà tác giả sử dụng ở câu thơ trên? Giá trị?

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:

+ Học sinh thảo luận, suy nghĩ tìm ra câu trả lời

Bước 3: Báo cáo, thảo luận:

HS đứng tại chỗ trình bày miệng,

HS khác nhận xét đánh giá,

GV chuẩn kiến thức

Quyền được nâng niu, trân trọng, quyền

🡪được hưởng hạnh phúc, được làm đẹp cho đời.

Chìm nổi, đắng cay, bị vùi dập.

🡪GV nhận xét, chuẩn kiến thức: Diễn tả số kiếp lênh đênh, trôi dạt, thân phận nhỏ bé, mong manh, cuộc sống cay cực của người phụ nữ trong xã hội bất công.

- GV bổ sung:

+ Thành ngữ “bảy...” thường nói về sự trôi nổi lênh đênh của kiếp người. Hai chữ nước non mang nghĩa chỉ hoàn cảnh sống, chỉ cuộc đời.

+ Đảo thành ngữ không kết thúc ở nổi mà kết thúc ở chìm làm cho thân phận người phụ nữ càng cay cực, xót xa hơn. Nghệ thuật đối lập giữa trắng và tròn, giữa chìm và nổi đã nói lên sự bất công của xã hội đối với người phụ nữ.

Tuy nhiên giọng điệu câu thơ không chỉ là lời than thân trách phận mà còn giãi bày sự bền gan trong tủi cực vẫn kiên trinh thách thức.

-Bước 4: Kết luận, nhận định:

Giáo viên nhận xét, đánh giá

Hoạt động 4: Hướng dẫn hs tổng kết.

a) Mục tiêu: Học sinh biết cách tổng kết văn bản

b) Nội dung: HS vận dụng sgk, kiến thức GV cung cấp để thực hiện nhiệm vụ, trả lời ra giấy nháp.

c) Sản phẩm: Đáp án của HS

d) Tổ chức thực hiện:

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

-GV yêu cầu HS: Nêu nghệ thuật đặc sắc của bài thơ?

-GV yêu cầu HS: Khái quát nội dung của bài thơ? Em đánh giá như thế nào về bài thơ và tác giả Hồ Xuân Hương?

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:

+ Học sinh thảo luận, suy nghĩ tìm ra câu trả lời và ghi ra giấy nháp.

Bước 3: Báo cáo, thảo luận:

-HS đứng tại chỗ trình bày miệng, HS khác nhận xét đánh giá.

- GV bổ sung: Bài thơ thể hiện khá đậm tính cách Hồ Xuân Hương và hồn thơ Hồ Xuân Hương. Nữ sĩ đã vận dụng ca dao thành ngữ, sử dụng ngôn ngữ bình dị dân gian để vịnh cái bánh trôi nước rất thân thuộc của quê nhà ->

Qua đó bày tỏ tấm lòng trân trọng về món ăn đậm đà của dân tộc. Bài tứ tuyệt còn là tấm lòng của bà chúa thơ Nôm khẳng định và ngợi ca những phẩm chất tốt đẹp, cao quý của người phụ nữ Việt Nam, nó có giá trị nhân bản sâu sắc.

-Bước 4: Kết luận, nhận định:

Giáo viên nhận xét, đánh giá

-> Giáo viên chốt kiến thức và ghi bảng

4. Tổng kết 4.1. Nghệ thuật

- Thể thơ thất ngôn tứ tuyệt thuần Nôm, đề tài bình dị, ngôn ngữ sắc sảo, bình dị, gần gũi với lời ăn tiếng nói hằng ngày, thành ngữ, mô típ dân gian.

- Hình ảnh ẩn dụ tượng trưng.

- Bài thơ đa nghĩa, độc đáo.

4.2. Nội dung, ý nghĩa

* Nội dung

- Vẻ đẹp, phẩm chất người phụ nữ trong xã hội phong kiến.

- Thái độ cảm thông của tác giả.

* Ý nghĩa

"Bánh trôi nước" là một bài thơ thể hiện cảm hứng nhân đạo trong văn học viết Việt Nam dưới thời phong kiến, ngợi ca vẻ đẹp, phẩm chất của người phụ nữ, đồng thời thể hiện lòng cảm thông sâu sắc đối với thân phận nổi chìm của họ.

4.3. Ghi nhớ (SGK- 95) C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP

a) Mục tiêu: Hs hoàn thiện kiến thức vừa chiếm lĩnh được; rèn luyện kĩ năng áp dụng kiến thức mới để giải quyết các tình huống/vấn đề trong học tập.

b) Nội dung: GV giao nhiệm vụ cho HS trả lời các câu hỏi c) Sản phẩm: Trả lời các câu hỏi của GV

d) Tổ chức thực hiện:

-Gv yêu cầu:

+ HS đọc thuộc diễn cảm bài thơ.

+ Tìm mối liên hệ cảm xúc giữa bài thơ "Bánh trôi nước” với các câu hát than thân thuộc ca dao?

- HS suy nghĩ trả lời. GV bổ sung

Đó là mối liên quan gắn bó, tiếp nối trong phạm vi một nguồn cảm xúc

nhân đạo chủ nghĩa đối với phụ nữ.

Bài tập trắc nghiệm: Hãy khoanh tròn chữ cái trước câu trả lời em cho là đúng.

Câu1 : Câu nào dưới đây thể hiện đúng đặc điểm bài thơ Bánh trôi nước của Hồ Xuân Hương?

A. Bài thơ được viết bằng chữ Nôm theo thể Đường luật thất ngôn tứ tuyệt.

B. Bài thơ được viết bằng chữ Hán theo thể Đường luật thất ngôn bát cú.

C. Bài thơ được viết bằng chữ Quốc ngữ theo thể Đường luật thất ngôn tứ tuyệt.

D. Bài thơ được viết bằng chữ Nôm theo thể Đường luật ngũ ngôn tứ tuyệt.

Câu 2.Qua hình ảnh chiếc bánh trôi nước, Hồ Xuân Hương muốn nói gì về