• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ - GV đặt câu hỏi:

II. Đọc hiểu văn bản 1. Đọc - hiểu chú thích

3.2. Bài ca dao số 3

- Mở đầu bằng cụm

Hình ảnh 2:

Hình ảnh 3:

Hình ảnh 4:

(?)Hình ảnh: tằm, kiến, hạc, cuốc với những cảnh ngộ cụ thể gợi cho em liên tưởng đến ai ?

? Bài ca dao 2 phản ánh điều gì?

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:

+ Học sinh thảo luận, suy nghĩ tìm ra câu trả lời

Bước 3: Báo cáo, thảo luận:

từ thân em quen thuộc.

- Thân em – trái bần -> hình ảnh so sánh gợi sự liên tưởng tới cái nghèo khó.

- Hình ảnh : Gió dập sóng dồi biết tấp vào đâu

-> Hình ảnh ẩn dụ gợi số phận chìm nổi lênh đênh vô định của người phụ nữ trong xã hội phong kiến.

- Phản ánh sinh động nỗi đau khổ, bất hạnh, cs vất vả lam lũ của người dân lao động trong xã hội cũ.

- Lên án, tố cáo mạnh mẽ xã hội phong kiến đầy áp bức, bất công.

Người lao động vẫn vượt lên nỗi đau khổ để sống lạc quan, cất cao tiếng hát.

- Xã hội cần có sự bình đẳng giai cấp, giải phóng phụ nữ...

HS đứng tại chỗ trình bày miệng, HS khác nhận xét đánh giá.,Gv chuẩn kiến thức

Lời của người lao động.

Thương thay

Tiếng than thân biểu hiện sự thương cảm, xót xa cho số phận những con người khốn khổ.

* Phân tích để HS phát hiện ra phép đối và từ láy (tích hợp tiết 11: Từ láy).

Mỗi con vật tượng trưng cho nỗi bất hạnh và những số phận đau khổ khác nhau.

Hình ảnh 1:

-> Con Tằm: Thân phận suốt đời bị kẻ khác bòn rút sức lực.

* Liên hệ đến đặc điểm sinh học của tằm: ăn lá dâu ….nhả sợi tơ.

Hình ảnh 2:

-> Kiến: Thân phận nhỏ bé, yếu ớt, suốt đời ngược xuôi làm lụng vất vả mà vẫn nghèo khó.

* Tích hợp môn Sinh học: liên hệ đến đặc điểm của loài kiến: bé, hay kiếm ăn theo đàn.

Hình ảnh 3:

-> Hạc: Liên tưởng đến cuộc đời phiêu bạt lân đận với những cố gắng vô vọng.

Hình ảnh 4:

-> Cuốc: kêu ra máu : Thân phận những con người thấp cổ bé họng, khổ đau cam chịu không được lẽ công bằng soi tỏ, càng kêu, máu càng chảy, càng đau khổ tuyệt vọng.

* Tích hợp liên hệ đến câu chuyện sự tích con cuốc…

GV nhận định:

NT ẩn dụ:

Con tằm sự hy sinh🡺 Con kiến 🡺 vất vả Con hạc 🡺 mòn mỏi Con cuốc 🡺 tuyệt vọng

Những hình ảnh trên rất gần gũi với cuộc đời khổ cực, vất vả, bất hạnh của người lao động.

GV bình:

- Mỗi lần được sử dụng là một lần diễn tả một nỗi thương – thương cho thân phận mình và thân phận người cùng cảnh ngộ 🡺 Sự lặp lại tô đậm mối thương cảm, xót xa cho cuộc đời cay đắng nhiều bề của người lao động . * Hình ảnh những con vật bé nhỏ, đáng thương như cò, kiến , hạc, cuốc rất

gần gũi với cuộc đời khổ cực, vất vả, bất hạnh của họ.

* Họ thường vận vào mình vì cho rằng chúng cũng có cùng số kiếp, thân phận khốn khổ như mình.

* Họ thương con tằm, cái kiến … chính là thương bản thân mình .

Bước 4: Kết luận, nhận định:

Giáo viên nhận xét, đánh giá.

NV2 :

Bước 1 : Chuyển giao nhiệm vụ

* GV: Yêu cầu HS đọc bài ca dao.

? Bài ca dao là lời của ai? Vì sao em biết được điều đó?

? Có rất nhiều những bài ca dao bắt đầu bằng cụm từ này? Những bài ca dao ấy thường nói về ai? Về điều gì và thường giống nhau như thế nào về nghệ thuật?

? Hình ảnh so sánh trong bài ca dao 3 có gì đặc biệt?

? Em biết gì về trái bần ? Tên gọi của trái bần gợi liên tưởng gì?

? Em hiểu hình ảnh "Gió dập sóng dồi" biết tấp vào đâu như thế nào? Ý nghĩa của hình ảnh này?

? Liên hệ phụ nữ ngày nay?

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:

+ Học sinh thảo luận, suy nghĩ tìm ra câu trả lời

HS trả lời theo dòng suy nghĩ GV định hướng

Bước 3: Báo cáo, thảo luận:

HS đứng tại chỗ trình bày miệng, HS khác nhận xét đánh giá,GV chuẩn kiến thức

-Lời cô gái vì được bắt đầu bằng cụm từ Thân em

- Thân em như: - Củ ấu gai...

- Tấm lụa đào - Hạt mưa sa

- Giếng giữa đàng...

chân

→ Thường nói về thân phận khổ đau của người phụ nữ trong XH cũ.

- Giống nhau:

+ Mở đầu bằng nhóm từ thân em.

+ Sử dụng hình ảnh so sánh

Giải thích như chú thích SGK : Trái bần gợi sự nghèo khổ.

GV bình : Trái bần dẹt, lại chua và chát, ai ngắm, ai nếm, ai ăn ? Một thứ trái chẳng ngọt ngon gì, có thể coi là vô vị và vô dụng. Trái bần ấy đã rụng, đã trôi nổi trên dòng sông, bị “gió dập sóng dồi”, bị va đập, bị tung lên nhấn xuống liên tiếp, dồn dập. Cô gái ví mình, so sánh thân phận mình, số phận mình với

“trái bần trôi” là lời tự than đáng thương. Một tương lai mờ mịt. Cái đặc biệt trong phép so sánh còn là hình ảnh trái bần – một loại quả nhưng bần là một cách chơi chữ gợi sự liên tưởng tới cái nghèo khó.

Gió dập, sóng dồi : Sự xô đẩy, vùi dập tàn nhẫn của sóng gió mênh mông , không biết trôi về đâu , hình ảnh ẩn dụ gợi số phận chìm nổi lênh đênh vô định của người phụ nữ trong xã hội phong kiến.

Tự liên hệ.

- Không còn những số phận đau khổ bất hạnh như Thị Kính, Hồ Xuân Hương, Vũ Nương, chị Dậu ...

- Người phụ nữ được bình đẳng với nam giới về mọi mặt...

-Bước 4: Kết luận, nhận định:

Giáo viên nhận xét, đánh giá

* Bình: Bài ca dao 3 là lời than trực tiếp của người phụ nữ. Bài ca dao đã diễn tả một cách xúc động những đắng cay của người phụ nữ trong xã hội xưa. Họ dù có xinh đẹp, tài hoa đến mấy thì số phận họ cũng chỉ như hạt mưa, cái giếng giữa đàng, trái bần trôi... vật vờ, may rủi, hạnh phúc hay bất hạnh không lường trước được.

Sau này Hồ Xuân Hương đã sử dụng sáng tạo cụm từ thân em để bày tỏ sự thương cảm, chua xót cho số phận người phụ nữ trong bài thơ Bánh trôi nước...(Thân em vừa trắng lại vừa tròn ...)

Hoạt động 4: Tổng kết nội dung, nghệ thuật? Nghệ thuật đặc sắc của 2 bài ca?

a) Mục tiêu: Học sinh biết cách tổng kết nội dung, nghệ thuật? Nghệ thuật đặc sắc của 2 bài ca?

b) Nội dung: HS vận dụng sgk, kiến thức GV cung cấp để thực hiện nhiệm vụ, trả lời ra giấy nháp.

c) Sản phẩm: Đáp án của HS d) Tổ chức thực hiện:

- Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

? Nghệ thuật đặc sắc của 2 bài ca?

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:

+ Học sinh thảo luận, suy nghĩ tìm ra câu trả lời

Bước 3: Báo cáo, thảo luận:

HS đứng tại chỗ trình bày miệng,

HS khác nhận xét đánh giá,

GV chuẩn kiến thức -Bước 4: Kết luận, nhận định:

Giáo viên nhận xét, đánh giá

4. Tổng kết 4.1. Nghệ thuật

- Thể thơ lục bát với âm điệu buồn, chua xót.

- Sử dụng mô típ quen thuộc (thân em); thành ngữ (gió dập sóng dồi) - Hình ảnh so sánh, ẩn dụ, tượng trưng, phóng đại, điệp từ.

4.2. Nội dung – ý nghĩa

* Nội dung

- Nỗi đắng cay của người phụ nữ.

- Sự phản kháng, tố cáo XH phong kiến .

* Ý nghĩa văn bản

Một khía cạnh làm nên giá trị của ca dao là thể hiện tinh thần nhân đạo, cảm thông, chia sẻ với những con người gặp cảnh ngộ cay đắng, khổ cực.

4.3. Ghi nhớ (SGK - 49)