• Không có kết quả nào được tìm thấy

Kết luận, nhận định GV đưa ra đáp án:

- HS trao đổi cặp đôi, thống nhất lựa chọn - GV lắng nghe

Bước 3. Báo cáo thảo luận

HS thảo luận, cử đại diện trình bày, HS khác nhận xét.

Bước 4: Kết luận, nhận định

Chuẩn bị: Từ láy ? Thế nào là từ láy ? (xem lại lớp 6)? Có những loại từ láy nào ? Nghĩa của từ láy ?

Ngày soạn:

Ngày giảng:

Tiết :

Tiếng việt : TỪ LÁY I. MỤC TIÊU BÀI HỌC

Sau bài học, học sinh có khả năng:

1. Kiến thức

- Nhận diện được hai loại từ láy: từ láy bộ phận và từ láy toàn bộ.

- Nắm được khái niệm từ láy.

- Hiểu được giá trị tượng thanh, gợi hình, gợi cảm của từ láy; biết cách sử dụng từ láy.

2. Năng lực

- Năng lực chung: giải quyết vấn đề, năng lực tư duy ngôn ngữ.

- Năng lực chuyên biệt: Viết đoạn văn ngắn có sử dụng từ láy bộ phận, từ láy hoàn toàn.

3. Phẩm chất:

- HS biết yêu cuộc sống tốt đẹp hiện nay và có ý thức phấn đấu học tập tốt để trở thành người chủ tương lai của đất nước.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 1. Chuẩn bị của giáo viên:

+ Nghiên cứu SGK, SBT, SGV, chuẩn kiến thức kĩ năng, tư liệu tham khảo.

+ Chuẩn bị kế hoạch dạy học, thiết bị, phương tiện dạy học, Cuốn Từ vựng ngữ nghĩa Tiếng việt.

2. Chuẩn bị của học sinh:

+ Đọc kĩ SGK, tài liệu liên quan.

+ Soạn bài.

A. HOẠT ĐỘNG MỞ ĐẦU

a) Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho hs tìm hiểu bài b) Nội dung: Thực hiện yêu cầu GV đưa ra

c) Sản phẩm: HS trình bày được đúng yêu cầu.

d) Tổ chức thực hiện:

? Hai từ trên thuộc từ loại gì? Nhận xét nghĩa của 2 từ?

Xinh đẹp: 2 tiếng đều có nghĩa -> từ ghép.

Xinh xinh: 1 tiếng có nghĩa, tiếng còn lại láy lại toàn bộ tiếng kia->

từ láy.

GV chuyển ý: Vậy xinh xinh là từ láy gì chúng ta tìm hiểu trong tiết này....

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS SẢN

PHẨM DỰ

KIẾN Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu về các loại từ láy

a) Mục tiêu: Học sinh tìm hiểu về các loại từ láy

b) Nội dung: Vận dụng sgk, kiến thức GV cung cấp để thực hiện nhiệm vụ.

c) Sản phẩm: Nắm chắc kiến thức về các loại từ láy d) Tổ chức thực hiện

NV1 :

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

? Các từ láy "đăm đăm, mếu máo, liêu xiêu" có đặc điểm âm thanh gì giống và khác nhau?

? Dựa vào phân tích trên hãy phân loại từ láy và nêu đặc điểm của từng loại ?

? Lấy VD về mỗi loại từ láy?

? Vì sao các từ "bần bật", "thăm thẳm" lại không nói được là bật bật, thẳm thẳm?

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:

+ Học sinh thảo luận, suy nghĩ tìm ra câu trả lời Bước 3: Báo cáo, thảo luận:

HS đứng tại chỗ trình bày miệng, HS khác nhận xét đánh giá.

- Giống: giữa các tiếng có hiện tượng láy lại các âm thanh.

- Khác:

+ Đăm đăm: các tiếng lặp lại hoàn toàn.

+ Mếu máo, liêu xiêu: lặp lại phụ âm đầu và phần vần.

* Kết luận: Đăm đăm: từ láy toàn bộ.

Mếu máo, liêu xiêu: từ láy bộ phận.

- Rất khó nói, nghe không xuôi tai.

* Giảng : Thực chất 2 từ láy trên là từ láy toàn bộ (bật bật, thẳm thẳm), nhưng để cho dễ nói, dễ nghe, tạo ra sự hài hòa về âm thanh nên những từ láy toàn bộ trên đã bị biến đổi phụ âm cuối hoặc thanh điệu.

Bước 4: Kết luận, nhận định:

Giáo viên nhận xét, đánh giá NV2

Bước 1 : Chuyển giao nhiệm vụ

? Hãy tìm 1 số từ láy toàn bộ có sự biến đổi thanh điệu và phụ âm cuối?

*Đưa ra các từ sau: (BT5)

Mặt mũi, máu mủ, râu ria, rừng rú, no nê, chùa chiền, tươi tốt, ...

→ Các từ trên có phải là từ láy không? Vì sao?

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:

Thảo luận nhóm bàn - 2 phút Bước 3: Báo cáo, thảo luận:

HS đứng tại chỗ trình bày miệng, HS khác nhận xét đánh giá.

- Đo đỏ, nho nhỏ, đèm đẹp, xôm xốp, ha hả,...

- Đọc ghi nhớ / SGK / 42 ( 2 em).

I. Các loại từ láy

1. Phân tích ngữ liệu - Đăm đăm: các tiếng lặp lại hoàn toàn -> láy toàn bộ.

- Mếu máo: lặp lại phụ âm đầu.

- Liêu xiêu: lặp lại phần vần.

-> láy bộ phận.

* Có 2 loại từ láy: từ láy toàn bộ và từ láy bộ phận.

* Giải thích: đó không phải là từ láy ( dù phụ âm đầu được lặp lại) vì các tiếng có vai trò ngang nhau, đều có nghĩa →đó là từ ghép đẳng lập → Nhắc nhở HS: phân biệt từ láy với từ ghép đẳng lập.

-Bước 4: Kết luận, nhận định:

Giáo viên nhận xét, đánh giá

Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu về nghĩa của từ láy a) Mục tiêu: Học sinh tìm hiểu về các loại từ láy

b) Nội dung: Vận dụng sgk, kiến thức GV cung cấp để thực hiện nhiệm vụ.

c) Sản phẩm: Nắm chắc kiến thức về các loại từ láy d) Tổ chức thực hiện:

NV1:

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ