• Không có kết quả nào được tìm thấy

Các quan điểm tiếp cận tổ chức công tác kế toán trong doanh nghiệp

Chương 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN

1.1.1. Các quan điểm tiếp cận tổ chức công tác kế toán trong doanh nghiệp

Tổ chức công tác kế toán (TCCTKT) khoa học hợp lý là điều kiện cần thiết để thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ và vai trò của kế toán, đảm bảo được chất lượng và hiệu quả của công tác kế toán trong doanh nghiệp (DN). TCCTKT là một trong những nội dung của công tác quản trị DN, nhưng bản chất của kế toán là một môn khoa học nên quan điểm TCCTKT được tiếp cận ở nhiều góc độ khác nhau.

Quan điểm tiếp cận TCCTKT sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới việc xác định nội dung của TCCTKT. Về nguyên tắc, TCCTKT được xem như tổ chức các công việc của kế toán một cách tốt nhất, nhằm đạt được yêu cầu hoạt động và cung cấp thông tin kế toán phục vụ công tác quản lý. Hiện nay, có nhiều quan điềm khác nhau về TCCTKT trong DN. Có thể khái quát một số quan điểm sau:

Quan điểm của các nhà khoa học trường Đại học Kinh tế quốc dân, cho rằng: “Tổ chức công tác kế toán là những mối quan hệ có yếu tố cấu thành bản chất của hạch toán kế toán, chứng từ kế toán, đối ứng tài khoản, tính giá, tổng hợp - cân đối kê toán”

([13]. Theo quan điểm này cho rằng, TCCTKT là tổ chức sử dụng các phương pháp kế toán để thu nhận, xử lý và cung cấp thông tin và các phương pháp kế toán bao gồm phương pháp CTKT, phương pháp đối ứng TKKT, phương pháp tính giá và phương pháp tổng hợp-cân đối. Mặt khác, quan điểm này chưa đề cập đến tổ chức BMKT, chưa thấy rõ được việc tổ chức BMKT theo các phần hành hay bộ phận kế toán cụ thể cũng như tổ chức công tác kiểm tra kế toán dẫn đến hạn chế đến hiệu quả TCCTKT trong DN.

Quan điểm của tác giả Ngô Thị Thu Hồng, cho rằng: “Tổ chức công tác kế toán là tổ chức việc sử dụng các phương pháp kế toán để thực hiện việc phân loại, ghi chép, tổng hợp các nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh phù hợp với Luật kế toán, Luật NSNN và các chính sách, chế độ hiện hành; phù hợp với đặc điểm hoạt động SXKD ở đơn vị” [17]. Quan điểm này, có sự thống nhất với quan điểm của các nhà khoa học trường Đại học Kinh tế quốc dân ở chỗ vận dụng các phương pháp kế toán phù hợp với Luật kế toán và các chính sách kế toán hiện hành, qua đó đã khắc phục được những hạn chế của quan điểm trên, nêu được cụ thể hơn về TCCTKT trong DN, tạo điều kiện cho việc vận dụng TCCTKT vào thực tế được thuận lợi hơn. Tuy nhiên,

vẫn chưa nêu rõ vấn đề về tổ chức BMKT và công tác kiểm tra kế toán được thực hiện như thế nào để thực hiện được các khâu của công việc kế toán.

Quan điểm của tác giả Nguyễn Tố Tâm và Nguyễn Thị Kim Chi (2014), cho rằng:

“Tổ chức công tác kế toán là việc tạo lập mối liên hệ bản chất giữa đối tượng hạch toán và các phương pháp kế toán thông qua nhân tố con người cung cấp thông tin cho nhà quản lý, đảm bảo điều kiện để thực hiện chức năng, nhệm vụ và phát huy tốt vai trò của kế toán trong hoạt động quản lý” [44]. Theo quan điểm này, TCCTKT là tổ chức khối lượng công tác kế toán trên cơ sở căn cứ vào các phương pháp kế toán và tổ chức nhân sự trong bộ máy kế toán cho DN. TCCTKT là cầu nối giữa lý thuyết hạch toán kế toán với thực tiễn hạch toán kế toán, là cơ sở để ban hành pháp luật về kế toán. Tuy nhiên, quan điểm này chưa nêu rõ vấn đề về công tác kiểm tra kế toán để thực hiện các khâu công việc của kế toán nên khi thực hiện các doanh nghiệp sẽ gặp khó khăn.

Quan điểm của các nhà khoa học trường Học viện Tài chính, cho rằng: “Tổ chức công tác kế toán ở doanh nghiệp là tổ chức việc thu nhận, hệ thống hóa và cung cấp thông tin về hoạt động của doanh nghiệp” [48]. Quan điểm này nêu một cách toàn diện hơn về TCCTKT và cũng có sự đồng nhất với quan điểm nêu trên, cụ thể TCCTKT trong DN phải giải quyết được cả hai phương diện: Tổ chức thực hiện các phương pháp kế toán, các nguyên tắc kế toán, các phương pháp kế toán nhằm đạt được mục đích của công tác kế toán và tổ chức BMKT nhằm liên kết các nhân viên kế toán thực hiện tốt công tác kế toán trong DN. Tuy nhiên, lại quá rộng nên sẽ gây khó khăn cho việc ứng dụng vào thực tiễn TCCTKT trong DN là vì, mục đích chính của TCCTKT là để phục vụ quá trình thu nhận thông tin, xử lý thông tin và cung cấp thông tin kinh tế tài chính một cách đáng tinh cậy và hữu ích cho các đối tượng sử dụng thông tin nhằm đạt hiệu quả cao hất trên cơ sở tuân thủ pháp luật và phù hợp với thực tiễn trong từng thời kỳ phát triển.

Quan điểm của tác giả Nguyễn Phước Bảo Ân và cộng sự (2012), cho rằng: “Tổ chức công tác kế toán là việc xác định những công việc, những nội dung mà kế toán phải thực hiện hay phải tham mưu cho các bộ phận phòng ban khác thực hiện, nhằm hình thành một hệ thống kế toán đáp ứng các yêu cầu của doanh nghiệp trong điều kiện ứng dụng công nghệ thông tin” [2]. Theo quan điểm này, trong giai đoạn hiện nay, khi tiến hành TCCTKT trong DN thì việc ứng dụng CNTT trong công tác kế toán là tất yếu.

Tuy nhiên, vấn đề đặt ra là làm thế nào để mua phần mềm đáp ứng yêu cầu hoặc triển khai một hệ thống kế toán máy. Quá trình TCCTKT là hình thành một hệ thống kế toán đáp ứng được việc ghi nhận đầy đủ các dữ liệu đầu vào, tổ chức xử lý dữ liệu, nắm bắt nhu cầu thông tin của từng đối tượng sử dụng thông tin nhằm cung cấp các thông tin hữu ích và tin cậy để phủ hợp với yêu cầu quản lý của DN. Mặt khác, quan điểm này

nhấn mạnh tới tác dụng của thông tin kế toán đối với các đối tượng sử dụng thông tin, tuy nhiên lại chú trọng nhiều đến việc sử dụng các phương tiện (phần mềm) để cung cấp thông tin mà chưa chú trọng tới việ bố trí nhân sự trong bộ máy kế toán.

Quan điểm của tác giả Trần Đình Tuấn (2014), cho rằng: “Tổ chức công tác kế toán là quá trình thiết lập các mối quan hệ phụ hợp có định hướng giữa các yếu tố cấu thành nên một hệ thống, bao gồm tổ chức bộ máy kế toán, tổ chức vận dụng các nguyên tắc, chính sách, phương pháp kế toán, vận dụng các chính sách, chế độ quản lý kinh tế, tài chính vào đơn vị nhằm thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ của kế toán và đảm bảo kế toán phát huy hết vai trò trong công tác quản lý điều hành hoạt động của đơn vị” [46]. Theo quan điểm này, TCCTKT được nêu một cách toàn diện hơn, có tính đến mối liên hệ phù hợp giữa các yếu tố cấu thành nên hệ thống (các phương pháp kế toán được sử dụng trong DN). Tuy nhiên, phạm vi quá rộng, gây khó khăn trong việc ứng dụng vào TCCTKT thực tiễn của DN.

Quan điểm của tác giả Vương Thị Bạch Tuyết (2017), cho rằng: “Tổ chức công tác kế toán là tổ chức khoa học, hợp lý các bộ phận kế toán đồng thời phải đạt được hai mục tiêu trọng tâm: Một là tổ chức bộ máy kế toán nhằm giúp các nhân viên kế toán phối hợp, thực hiện tốt công việc của mình tại đơn vị; Hai là dựa trên cơ sở kết hợp khoa học giữa những nguyên lý chung và đặc thù hoạt động SXKD riêng để tổ chức vận dụng các nguyên tắc, phương pháp kế toán nhằm cung cấp các thông tin kinh tế, tài chính phục vụ cho công tác quản lý kinh tế tại đơn vị” [49]. Quan điểm này có sự đồng nhất với các quan điểm trên ở chỗ TCCTKT bao gồm tổ chức bộ máy kế toán, xác định mối quan hệ giữa các nhân viên kế toán trong bộ máy kế toán và trên cơ sở đặc thù của DN để tổ chức vận dụng các phương pháp kế toán.

Như vậy, các quan điểm nêu trên có cách tiếp cận khác nhau và có sự khác biệt nhất định trên một số điểm về TCCTKT trong DN nhưng cơ bản đều có sự đồng thuận, đó là tổ chức các công việc của kế toán một cách khoa học trên cơ sở gắn kết giữa các công việc kế toán, giữa bộ phận người làm kế toán trong một đơn vị, nhằm thu thập, xử lý, hệ thống hóa và cung cấp thông tin kế toán tài chính ở đơn vị một cách trung thực, kịp thời, đầy đủ và có hiệu quả.

Có thể khái quát TCCTKT trong DN có những đặc trưng cơ bản như sau:

- TCCTKT trong DN có thể bị chi phối bởi những đặc điểm của từng DN và trong mối quan hệ giữa CTM-CTC;

- Tổ chức BMKT hợp lý nhằm tạo được sự liên kết và phối hợp chặt chẽ giữa các nhân viên kế toán đảm nhiệm và thực hiện tốt công tác kế toán tại doanh nghiệp.

- TCCTKT trong DN một mặt phải giải quyết được việc tổ chức thực hiện các

phương pháp kế toán, các nguyên tắc kế toán, và các phương pháp, phương tiện tính toán để tổ chức thực hiện, vận dụng các chính sách kinh tế tài chính và kế toán hiện hành, Tổ chức thu nhận thông tin kế toán

- TCCTKT phải sử dụng các phương pháp kế toán một cách khoa học, hợp lý để đáp ứng yêu cầu về thu nhận thông tin, xử lý thông tin và cung cấp thông tin kinh tế, tài chính hữu ích và đáng tin cậy cho các đối tượng sử dụng thông tin;

- Tổ chức công tác kiểm tra, kiểm soát trong công tác kế toán.

Đề cương

Tài liệu liên quan