• Không có kết quả nào được tìm thấy

Thực trạng tổ chức bộ máy kế toán

Chương 2: THỰC TRẠNG TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẠI

2.2. Thực trạng tổ chức công tác kế toán tại các doanh nghiệp xây dựng

2.2.1. Thực trạng tổ chức bộ máy kế toán

Tổng công ty Sông Đà không thiết lập BMKT chung cho toàn TCT. Mỗi đơn vị kế toán thành viên đều có BMKT riêng thực hiện nhiệm vụ thu nhận, xử lý và cung cấp thông tin kế toán trong phạm vi kinh tế của đơn vị thành viên đó. Mối quan hệ giữa các BMKT thành viên chủ yếu được thiết lập giữa CTM và các CTC trong việc tổ chức hợp nhất BCTC của TCT.

2.2.1.1. Thực trạng tổ chức bộ máy kế toán của các DN xây dựng thành viên (a) Lựa chọn và xây dựng mô hình tổ chức bộ máy kế toán

TCT Sông Đà là một tổ hợp DN kinh doanh đa ngành, trong đó tổng thầu xây dựng và sản xuất điện là ngành nghề kinh doanh chính. Tổ chức BMKT ở TCT Sông Đà và các DN thành viên trong TCT được tiến hành ở mỗi đơn vị là khác nhau do lĩnh vực hoạt động; đặc điểm và quy trình hoạt động, quy mô và phạm vi địa bàn hoạt động, mức độ phân cấp quản lý kinh tế tài chính, trình độ trang bị, sử dụng các phương tiện kỹ thuật tính toán, biên chế BMKT và trình độ nhân viên kế toán,… của từng đơn vị khác nhau. Nhìn chung, BMKT của các đơn vị thành viên trong TCT được bố trí dạng các phòng/ban tài chính kế toán không chỉ thuần túy thực hiện các công việc kế toán mà còn đảm nhận cả những công việc liên quan đến công việc tài chính của đơn vị.

v Tổ chức mô hình bộ máy kế toán tại CTM - TCT Sông Đà

TCT Sông Đà hoạt động chủ yếu là đấu thầu, đầu tư và quản lý vốn trong các DN thành viên. Căn cứ vào quy mô hoạt động và trình độ quản lý tại từng thành viên, TCT quy định cho từng thành viên thực hiện hạch toán độc lập hoặc hạch toán phụ thuộc (Phụ lục 2.7: Sơ đồ phân công nhiệm vụ chuyên viên của Ban Tài chính - Kế toán TCT Sông Đà). Chính vì đặc điểm này mà TCT Sông Đà thường tổ chức mô hình BMKT theo mô hình vừa tập trung vừa phân tán. Bộ máy kế toán của TCT được mô tả qua Sơ đồ 2.2: Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán tại Tổng công ty Sông Đà.

82

Sơ đồ 2.2: Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán tại Tổng Công ty Sông Đà

(Nguồn: Đề án tái cấu trúc Tổng công ty Sông Đà - CTCP) Trưởng Ban Tài chính - Kế toán

BMKT Công ty con

BMKT Công ty TNHH MTV Hạ tầng Sông Đà Ban Tài chính - Kế toán của

Tổng công ty

BP phụ trách

hoạt động của Ban

BP phụ trách

chế chính

sách

BP kế toán

hợp nhất

BP đầu tư tài chính quản lý đầu

BP quản

công

tác kiểm

toán

BP kế toán CTM - TCT

BP quản lý các hoạt động khác

- Lập BCTC riêng của công ty mẹ - Lập BCTC tổng hợp của CTM ...

Bộ máy kế toán tại các đơn vị trực thuộc

BMKT Ban điều hành DATĐ Lai Châu

BMKT Ban điều hành DATĐ Sơn La

BMKT Ban điều

hành DATD Xêkaman

1

BMKT Ban điều

hành DATD Xêkaman

3

Ban Tài chính kế toán của TCT Sông Đà phân công, bố trí nhân viên kế toán thực hiện các nhiệm vụ sau:

- Kế toán trưởng kiêm Giám đốc Ban tài chính - kế toán TCT: Xây dựng, định hướng, chiến lược phát triển công tác Tài chính - Tín dụng; Công tác tổ chức cán bộ, nhân sự; Đối ngoại với các bộ, ngành, các tổ chức tài chính tín dụng trong và ngoài nước; Bồi dưỡng, nâng cao nghiệp vụ cho các cán bộ, nhân viên;…

- Phó Trưởng Ban tài chính - kế toán TCT, gồm: Phó kế toán trưởng phụ trách hạch toán kế toán, tổ chức hạch toán kế toán; Tổ chức lập và ký các báo cáo đã kiểm toán; Quản lý chi phí theo dự toán của TCT, BĐHDA,… Phó kế toán trưởng phụ trách về việc huy động và sử dụng vốn, cụ thể: xây dựng kế hoạch và tổ chức huy động vốn; Xây dựng mức lãi suất huy động; Tham gia đàm phán các hợp đồng… Phó kế toán trưởng phụ trách công tác đầu tư, tái cơ cấu, sáp nhập DN của TCT và toàn Tổng công ty.

- Bộ phận phụ trách tổ chức, hoạt động của Ban: Tổ chức, lập kế hoạch và tổng kết các hoạt động của Ban; tiếp nhận các thông tin và cung cấp thông tin với bên ngoài; kiểm soát thu chi, cấp vốn, vay vốn; xây dựng hệ thống báo cáo…

- Bộ phận phụ trách cơ chế, chính sách: Tìm hiểu, xác định, hướng dẫn các vướng mắc về cơ chế của TCT đối với các DN thành viên; triển khai các cơ chế của Nhà nước; tham gia xây dựng, tuyên truyền các vấn đề liên quan đến điều lệ và quy chế tài chính…

- Bộ phận kế toán hợp nhất: Xây dựng thông tin hợp nhất, hướng dẫn các công ty con hợp nhất.

- Bộ phận đầu tư tài chính và quản lý các khoản đầu tư: Dự thảo phương án xử lý các kiến nghị của người đại diện phần vốn vóp của TCT tại các CTC, công ty liên kết; Giám sát tình hình sử dụng vốn của các công ty;…

- Bộ phận quản lý công tác Kiểm toán: Lựa chọn công ty kiểm toán cho TCT và các đơn vị thành viên; đồng thời phối hợp kiểm toán cho toàn Tổng công ty.

- Bộ phận quản lý các hoạt động khác: Tiếp cận các tài liện từ bên ngoài, xử lý các thông tin để báo cáo cấp trên;…

- Bộ phận kế toán CTM - TCT: Thực hiện toàn bộ công tác kế toán: Kế toán tiền, kế toán TSCĐ, Kế toán tiền lương,…; Tổng hợp, lập BCTC cho CTM và cùng bộ phận kế toán hợp nhất lập BCTCHN;…

v Tổ chức bộ máy kế toán tại các đơn vị, chi nhánh hạch toán phụ thuộc

Đối với các đơn vị thành viên, chi nhánh hạch toán phụ thuộc vào TCT thì không tổ chức BMKT riêng hoặc có tổ chức BMKT nhưng chủ yếu là thu nhận, xử lý và tổng hợp các chứng từ ban đầu, sau đó chuyển toàn bộ chứng từ này cùng các tài liệu tổng hợp về Ban tài chính, kế toán của TCT để tiến hành xử lý. Thông thường chỉ áp dụng cho các đơn vị phụ thuộc quy mô nhỏ nằm gần văn phòng. Các đơn vị hạch toán phụ thuộc hoạt động theo ủy quyền của TCT, các đơn vị này cơ bản phụ thuộc toàn bộ vào TCT từ việc tìm kiếm các công trình, nguồn vốn, quản lý, lao động. Chứng từ kế toán của đơn vị hạch toán phụ thuộc không phải nộp về TCT, chỉ nộp BCTC theo định kỳ.

Khi nhận các công trình giao khoán từ TCT thì các chi nhánh nộp về TCT mức phí dao động phụ thuộc vào công trình được đấu thầu hay chỉ định thầu. Như vậy, công tác kế toán tại các chi nhánh hạch toán phụ thuộc chịu sự giám sát rất lớn của TCT. Bộ phận kế toán tại các đơ vị này thường 3 - 6 nhân viên kế toán, nhiệm vụ cụ thể của từng kế toán viên được Kế toán trưởng tại các Ban này quyết định và được tổ chức theo mô hình tập trung (Phụ lục 1.3a).

v Tổ chức BMKT tại các DN xây dựng thành viên hạch toán độc lập

Các DN xây dựng thành viên hoạt động theo mô hình CTM - CTC gồm nhiều đơn vị, xí nghiệp. Các đơn vị này đều là các đơn vị hạch toán độc lập, có tổ chức BMKT riêng, và đều lập BCTC. Chính vì vậy, tùy theo đặc điểm hoạt động, quy mô SXKD; tính chất phức tạp và đa dạng của các loại nghiệp vụ trong ngành nên BMKT tại các đơn vị này sẽ tổ chức theo hình thức kế toán khác nhau.

Theo kết quả khảo sát (Phụ lục 1.3a)., có 19/52 DN (chiếm 36,54%) (như:

BĐHDA thủy điện Huội Quảng, CTCP Sông Đà Hà Nội, CTCP Tư vấn Sông Đà, Công ty TNHH MTV Công trình giao thông Sông Đà …) tổ chức BMKT theo mô hình tập trung; có 33/52 DN (chiếm 63,46%) tổ chức BMKT theo mô hình vừa tập trung vừa phân tán (như: CTCP Sông Đà 9, CTCP Sông Đà 10, CTCP Sông Đà 5, CTCP Sông Đà 2, CTCP Sông Đà 6,...) (Sơ đồ 2.3: Mô hình tổ chức bộ máy kế toán của Công ty cổ phần Sông Đà 9).

Theo kết quả khảo sát, cho thấy: 44/52 DN (chiếm 84,62%) phân công công việc cho các nhân viên kế toán trong BMKT theo các phần hành kế toán (như: CTCP Sông Đà 2, CTCP Sông Đà 5, CTCP Giao thông Sông Đà, CTCP Sông Đà Hà Nội…); có 5/52 DN (chiếm 9,62%) phân công công việc cho các nhân viên kế toán trong BMKT kế toán theo quy trình kế toán (như: CTCP Sông Đà 6, CTCP Tư vấn Sông Đà,...)

Bộ phận kế toán thực hiện thu nhận thông tin ban đầu qua chứng từ kế toán, tự thực hiện công tác ghi nhận chứng từ vào sổ kế toán và lập BCTC. Cuối quý, cuối năm gửi BCTC về bộ phận kế toán trụ sở TCT để kế toán tổng hợp lập BCTCHN của toàn TCT. (Sơ đồ 2.3: Mô hình tổ chức bộ máy kế toán của CTCP Sông Đà 9).

Sơ đồ 2.3: Mô hình tổ chức bộ máy kế toán của Công ty cổ phần Sông Đà 9

- Kế toán trưởng: Tổ chức và vận hành BMKT tại công ty, lập kế hoạch tuyển dụng đào tạo nguồn nhân lực tài chính, kế toán. Chịu trách nhiệm toàn bộ các hoạt động tài chính, thiết lập hệ thống CTKT, hệ thống TKKT, sổ kế toán, hệ thống BCKT theo quy định của công ty và nhà nước. Cuối quý, cuối năm gửi BCTC về bộ phận kế toán trụ sở TCT để kế toán tổng hợp lập BCTCHN.

- Kế toán tổng hợp: có nhiệm vụ kiểm tra, đối chiếu số liệu giữa các đơn vị nội bộ, dữ liệu chi tiết và tổng hợp, sự cân đối giữa số liệu kế toán chi tiết và tổng hợp, số đư cuối kỳ có hợp lý và khớp đúng với các báo cáo chi tiết. Cuối kỳ lập BCTC và các báo cáo có liên quan.

- Kế toán vật tư, giá thành: Căn cứ vào lệnh sản xuất, phiếu báo sửa chữa, yêu cầu xuất vật tư, sổ sách, chứng từ của từng CT/HMCT của các tổ đội xây dựng gửi lên để lập thẻ tính giá thành cho từng vụ việc, CT/HMCT. Phân bổ các khoản chi phí NVL, nhân công, máy thi công và sản xuất chung cho từng vụ việc, thành phầm theo tiêu thức đã được quy định. Căn cứ lệnh điều chuyển nội bộ, hóa đơn bán hàng, GTGT, phiếu đề nghị cấp vật tư, phụ tùng; Lập phiếu xuất kho vật tư, hàng hóa, công cụ dụng cụ. Lập và gửi các báo cáo tồn kho, TSCĐ, giá thành định kỳ theo quy định.

Kế toán...

Kế toán vật tư, giá thành Kế toán

thuế, TSCĐ Kế toán

tổng hợp

Kế toán đội công trình trực thuộc, không tổ chức kế toán riêng Kế toán ở các chi nhánh, xí nghiệp có

tổ chức bộ máy kế toán riêng

Thủ quỹ Kế toán

thuế, TSCĐ Kế toán

tổng hợp Kế toán

ngân hàng Kế toán

công nợ

Phó phòng kế toán phụ trách nghiệp vụ Phó phòng kế toán phụ

trách tài chính (thu vốn)

Kế toán trưởng

- Kế toán tiền lương và BHXH, TSCĐ: có nhiệm vụ kiểm tra, đối chiếu bảng chấm công, lập bảng tính lương, BHXH thực hiện việc chi trả và các khoản phụ cấp cho cán bộ công nhân viên theo đúng chế độ. Kê khai, thu, nộp BHXH cho cán bộ công nhân viên, lập các chứng từ đối chiếu thu nộp với cơ quan BHXH; lập số BHXH cho cán bộ công nhân viên; Đối chiếu chốt sổ đối với các trường hợp điều chuyển công tác, nghỉ việc. Theo dõi TSCĐ tại công ty, thực hiện công tác kiểm ra và lập báo cáo kiểm kê, phân loại TSCĐ.

- Kế toán thanh toán, công nợ: có nhiệm vụ hướng dẫn các thủ tục về tạm ứng, thanh toám cho khách hàng và các bộ phận có liên quan. Theo dõi các khoản công nợ chi tiết cho từng đối tượng.

- Thủ quỹ: có trách nhiệm ghi chép đầy đủ, kịp thời các khoản thu chi từ quỹ tiền mặt vào sổ quỹ. Thực hiện kiểm quỹ định kỳ và đảm bảo số dư tiền mặt tại quỹ khớp với số dư trên sổ quỹ.

- Kế toán tại các đội công trình: các công trình bố trí các nhân viên hạch toán banđầu để theo dõi tình hình xuất nhập vật tư, NVL và những biến động về chi phí, tài sản của CT/HMCT phụ trách. Thu nhận, tập hợp các chứng từ kế toán có liên quan gửi lên phòng kế toán của công ty.

Cũng do quản lý nhiều đơn vị phụ thuộc nên số lượng cán bộ kế toán bình quân tại trụ sở các công ty, bình quân từ 7 đến 20 người (CTCP Sông Đà 2 có 10 người, CTCP Sông Đà 9 có 7 người, CTCP Sông Đà 5 có 16 người, CTCP Sông Đà 6 là 30 người). Phòng tài chính kế toán tại các DN này có trách nhiệm quản lý, khai thác và phát triển nguồn lực tài chính bảo đảm phục vụ các mục tiêu SXKD của Công ty. Chịu trách nhiệm thẩm định về mặt tài chính các dự án đầu tư, thực hiện công tác hạch toán và lưu trữ CTKT, sổ sách kế toán theo đúng các quy định; Tiến hành giải ngân các khoản vay và thanh toán, kê khai và quyết toán các loại thuế; lập BCTC theo đúng quy định. Làm việc với các cơ quan liên quan đến công tác tài chính kế toán, đề xuất phương hướng, biện pháp cải tiến để quản lý tài chính. Hàng năm, công ty đều tổ chức cho các nhân viên đi bồi dưỡng, cập nhật kiến thức về kế toán khi có sự thay đổi chế độ kế toán thông qua các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ ngắn hạn.

(b) Mô hình tổ chức công tác kế toán tài chính và kế toán quản trị

Tiến hành khảo sát về việc tổ chức công tác kế toán tài chính và kế toán quản trị trong các DN thành viên. Kết quả được thể hiện (Bảng 2.4: Kết quả khảo sát tổ chức công tác kế toán tài chính và kế toán quản trị tại các doanh nghiệp thuộc TCT Sông Đà) như sau:

Bảng 2.4: Kết quả khảo sát tổ chức công tác kế toán tài chính và kế toán quản trị tại các doanh nghiệp thuộc Tổng công ty Sông Đà

Nội dung Số lượng Tỷ lệ

(%)

I/ Không tổ chức bộ phận KTQT 0/52 0%

II/ Có tổ chức bộ phận KTQT 52/52 100%

Kết hợp với kế toán tài chính trên cùng một phần hành kế toán 52/52 100%

Không kết hợp kế toán tài chính trên cùng một phần hành kế toán 0/52 0%

Cách tổ chức khác 0/52 0%

(Nguồn: Tác giả tổng hợp từ kết quả khảo sát) Theo bảng 2.4, cho thấy có 52/52 doanh nghiệp (chiếm 100%) tổ chức bộ phận quản trị. Tuy nhiên, việc tổ chức bộ phận KTQT tại các công ty này chủ yếu là kết hợp với bộ máy KTTC và trên cùng một phần hành kế toán của công ty.

Để hỗ trợ cho công tác kế toán, tại TCT Sông Đà và các DN xây dựng thành viên đều ứng dụng tin học vào công tác kế toán. Trong phòng kế toán, mỗi cán bộ kế toán được trang bị một máy tính độc lập và được kết nối theo kiểu máy chủ - máy trạm và được kết nối internet. Theo kết quả khảo sát, 100% DN đều sử dụng phần mềm kế toán làm công cụ hỗ cho công tác kế toán. Phần mềm kế toán có chức năng phân quyền sử dụng cho từng nhân viên kế toán cho phép phòng tránh tối đa các gian lận và sai sót có thể xảy ra.

2.2.1.2. Thực trạng tổ chức bộ phận kế toán lập BCTCHN

(1). Tại CTM - TCT Sông Đà: Ban tài chính kế toán của TCT có phân công bộ phận chuyên trách thực hiện lập BCTCHN với các nhiệm vụ chính là:

- Chỉ đạo và hướng dẫn kế toán các CTC thuộc phạm vi hợp nhất tuân thủ các chính sách kế toán hợp nhất của TCT;

- Chỉ đạo và hướng dẫn kế toán các CTC thuộc phạm vi hợp nhất thực hiện quy trình thu nhận, xử lý (gồm cả điều chỉnh BCTC vì mục đích hợp nhất) và luân chuyển các tài liệu kế toán hợp nhất;

- Lập và trình bày các BCTCHN của TCT Sông Đà;…

(2) Tại các CTC cấp 1 phải hợp nhất BCTC với CTC cấp 2 không phân công bộ phận chuyên trách thực hiện lập BCTCHN. Thay vào đó, các công việc liên quan hợp nhất BCTC do kế toán tổng hợp lập BCTC riêng đồng thời đảm nhận. Sở dĩ như vậy là do các công ty con cấp 1 chỉ có 1 đến 3 công ty con cấp 2, các công ty con đó thường hoạt động khác lĩnh vực, giao dịch lẫn nhau ít phát sinh, do vậy bút toán điều chỉnh-loại trừ giao dịch nội bộ không quá phức tạp.

2.2.2. Thực trạng tổ chức thực hiện, vận dụng các chính sách kinh tế tài chính và kế

Đề cương

Tài liệu liên quan