• Không có kết quả nào được tìm thấy

Các nguyên tắc tổ chức công tác kế toán trong doanh nghiệp

Chương 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN

1.1.2. Các nguyên tắc tổ chức công tác kế toán trong doanh nghiệp

phương pháp kế toán, các nguyên tắc kế toán, và các phương pháp, phương tiện tính toán để tổ chức thực hiện, vận dụng các chính sách kinh tế tài chính và kế toán hiện hành, Tổ chức thu nhận thông tin kế toán

- TCCTKT phải sử dụng các phương pháp kế toán một cách khoa học, hợp lý để đáp ứng yêu cầu về thu nhận thông tin, xử lý thông tin và cung cấp thông tin kinh tế, tài chính hữu ích và đáng tin cậy cho các đối tượng sử dụng thông tin;

- Tổ chức công tác kiểm tra, kiểm soát trong công tác kế toán.

Thứ hai, Nguyên tắc phù hợp

Phù hợp với yêu cầu hội nhập kinh tế, hội nhập quốc tế về kế toán

Sự hội nhập quốc tế về kinh tế tất yếu kéo theo sự hội nhập về kế toán bởi vì kế toán là một công cụ quản lý kinh tế quan trọng. Trong quá trình phát triển, việc phải chủ động hội nhập kinh tế quốc tế nhằm gắn kết nền kinh tế và thị trường trong nước với nền kinh tế khu vực và thế giới là một xu thế tất yếu và mang ý nghĩa đến sự phát triển bền vững. Do đó, Việt Nam đã nhận thức rõ điều này nên các văn bản pháp luật được Nhà nước ban hành về kế toán đã được điều chỉnh, cập nhật và thay đổi trên cơ sở việc áp dụng hài hòa các quy định của những nguyên tắc kế toán chung được thừa nhận, hệ thống chuẩn mực kế toán quốc tế.

Khi các DN hoạt động theo mô hình CTM-CTC không bị giới hạn về lĩnh vực đầu tư, mở rộng thị trường ra nhiều lãnh thổ của các quốc gia khác thì mô hình TCCTKT ở các DN này cũng phải phù hợp với mô hình kế toán của các Dn cùng loại của các quốc gia trên thế giới. Theo tác giả Trần Đình Tuấn, cho rằng: “TCCTKT trong các DN hoạt động theo mô hình CTM-CTC vừa phải tuân thủ theo các quy định kế toán của quốc gia đặt trụ sở chính, vừa phải nghiên cứu để phù hợp với luật pháp về kế toán của các quốc gia có đơn vị thành viên hoạt động. DN này cần xem xét những ảnh hưởng do sự khác biệt về các quy định kế toán tại các quốc gia, vùng lãnh thổ khác nhau mà DN có chi nhánh, đơn vị thành viên hoạt động. Nếu có sự khác biệt cần tìm cách dung hòa hoặc phương hướng giải quyết phù hợp” [46].

Phù hợp với đặc điểm, điều kiện, hoàn cảnh cụ thể của doanh nghiệp và trình độ chuyên môn của đội ngũ cán bộ quản lý, nhân viên kế tại tại doanh nghiệp

Theo tác giả Lưu Đức Tuyên và Ngô Thị Thu Hồng: “TCCTKT phải phù hợp với đặc điểm tổ chức sản xuất, tổ chức quản lý và đặc điểm hoạt động của DN” [48]. Theo tác giả Nguyễn Phước bảo Ân: “Mỗi DN hoạt động kinh doanh trong những lĩnh vực, ngành nghề khác nhau sẽ có những đặc điểm khác nhau như đối tượng kinh doanh, chu kỳ kinh doanh, rủi ro kinh doanh,...” [2]. Những đặc thù này của từng DN sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến TCCTKT trong DN đó, đặc biệt là vấn đề thiết lập mô hình tổ chức BMKT và vận dụng các phương pháp kế toán để thu nhận thông tin, xử lý thông tin, cung cấp thông tin và công tác kiểm tra kế toán.

Đối với các DN hoạt động theo mô hình CTM-CTC thì mối quan hệ giữa CTM với CTC và các đơn vị thành viên chủ yếu là quan hệ đầu tư vốn. Quan hệ này xác định sự chi phối của đơn vị nắm quyền kiểm soát với đơn vị bị kiểm soát nhưng không có nghĩa là đơn vị nắm quyền kiểm soát được quyền đơn phương quyết định toàn bộ hoạt động của đơn vị bị kiểm soát đó. Do đó, bộ máy kế toán của các DN hoạt động

theo mô hình này sẽ bao gồm hai bộ phận: Bộ máy kế toán trong các đơn vị thành viên và bộ máy kế toán của toàn mô hình. Các đơn vị thành viên thường có hoạt động SXKD trên nhiều lĩnh vực, địa điểm, địa bàn khác nhau để phù hợp với đặc điểm kinh doanh của mỗi đơn vị. Khi lập BCTCHN, cần phải xem xét đến ảnh hưởng của chế độ kế toán các DN đang áp dụng để tiến hành điều chỉnh số liệu trên BCTC riêng của các đơn vị theo quy tắc nhất định.

Do vậy, khi TCCTKT trong DN luôn phải xuất phát từ những yếu tố thực tế của đơn vị, bao gồm: Quy chế tài chính của doanh nghiệp; Quy mô, phạm vi địa bàn hoạt động; Năng lực của đội ngũ cán bộ quản lý, nhân viên kế toán; Trình độ áp dụng CNTT trong công tác kế toán,... các yếu tố này sẽ chi phối đến việc thiết lập mô hình tổ chức bộ máy kế toán, tổ chức thu nhận, xử lý, cung cấp thông tin kế toán, tổ chức công tác kiểm tra kế toán trong các DN này.

Thứ ba, Nguyên tắc thống nhất

TCCTKT trong DN phải đảm bảo cung cấp kịp thời, trung thực và đầy đủ các thông tin về hoạt động SXKD phục vụ yêu cầu quản lý DN. Đối với các DN hoạt động theo mô hình CTM-CTC, các DN có mối liên hệ với nhau vừa mang tính liên kết, vừa mang tính độc lập, đồng thời các bộ phận quản lý khác nhau trong mỗi DN có liên quan chặt chẽ với nhau, cùng thực hiện phục vụ cho công tác quản lý chung. Song, mỗi DN và mỗi bộ phận chức năng đảm bảo những nhiệm vụ khác nhau, các bộ phận này cần phải cung cấp những thông tin phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của mình phục vụ cho công tác điều hành, quản lý chung của toàn DN. Do đó, TCCTKT phải chú ý giải quyết tốt mối quan hệ giữa các DN thành viên với nhau, giữa CTM với các CTC nhằm đảm bảo đồng bộ trong việc thu nhận thông tin, xử lý thông tin và cung cấp thông tin phục vụ cho quản lý chung toàn DN, đặc biệt là các nội dung liên quan đến việc trình bày BCTCHN.

Thứ tư, Nguyên tắc hiệu quả và có tính khả thi

Theo tác giả Lưu Đức Tuyên và Ngô Thị Thu Hồng, cho rằng: “TCCTLT phải đảm bảo tiết kiệm” [48], nhiều tác giả cũng đồng thuận về nguyên tắc này. Thực hiện theo nguyên tắc này nhằm đảm bảo tính hiệu quả của kế toán với tư cách là công cụ quản lý kinh tế trên cả hai phương diện vĩ mô và vi mô. Nói cách khác, đó chính là nguyên tắc duy trì lợi ích của các đối tượng sử dụng thông tin bao gồm: Nhà nước, nhà quản lý DN, các cổ đông,… thông qua việc đảm bảo tính hữu ích của thông tin kế toán. Đồng thời, tính hiệu quả cũng được xem xét trong khâu tổ chức BMKT và hệ thống kiểm soát nội bộ, sao cho vừa gọn nhẹ, vừa tiết kiệm chi phí mà vẫn đạt hiệu quả tốt, gọn nhẹ, tránh cồng kềnh để nâng cao năng suất lao động kế toán và tiết kiệm chi phí.

Đối với các DN hoạt động theo mô hình CTM-CTC thì CTM và mỗi đơn vị thành viên đều phải tổ chức bộ máy kế toán riêng. Việc TCCTKT tại CTM và các CTC cần được tiến hành sao cho không bị chồng chéo. Bộ máy kế toán trong CTM ngoài việc tổ chức các phần hành kế toán như các đơn vị thành viên khác còn phải có thêm bộ phận thực hiện công tác lập BCTCHN. Bộ phận này cần được xác định công việc cụ thể đối với từng người làm kế toán nhằm phát huy được hiệu quả của bộ phận chuyên môn, nghiệp vụ. Trên cơ sở đó, đảm bảo tính tiết kiệm, hiệu quả và khả thi.

Đề cương

Tài liệu liên quan