• Không có kết quả nào được tìm thấy

Thực trạng tổ chức cung cấp thông tin kế toán

Chương 2: THỰC TRẠNG TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẠI

2.2. Thực trạng tổ chức công tác kế toán tại các doanh nghiệp xây dựng

2.2.5. Thực trạng tổ chức cung cấp thông tin kế toán

2.2.5.1. Thực trạng tổ chức lập BCTC ở TCT Sông Đà và các DN xây dựng thành viên (a) Hệ thống Báo cáo tài chính

Tại TCT Sông Đà và các DN xây dựng thành viên lập BCTC gồm BCTC năm và BCTC quý. Mẫu biểu và cách thức lập BCTC được các DN thực hiện tuân thủ theo quy định về hệ thống BCTC trong Chế độ kế toán DN ban hành theo TT 200/2014/QĐ-BTC ngày 22/12/2014.

Tại Tổng công ty Sông Đà

TCT vừa phải lập BCTC tổng hợp, vừa phải lập BCTCHN thì phải lập BCTC tổng hợp trước. Tổng hợp theo loại hình hoạt động: Xây dựng; đầu tư XDCD sau đó mới lập BCTC tổng hợp hoặc BCTCHN giữa các loại hình hoạt động.

Nội dung, hình thức trình bày, thời hạn lập, nộp, và công khai BCTC tổng hợp thực hiện theo quy định tại Thông tư Hướng dẫn VAS số 21 “Trình bày Báo cáo tài chính” và VAS số 25 “Báo cáo tài chính hợp nhất và kế toán khoản đầu tư vào công ty con”.

Hệ thống Báo cáo tài chính tổng hợp sử dụng tại TCT Sông Đà, bao gồm:

• Bảng cân đối kế toán tổng hợp (Phụ lục 2.14: BCĐKT của TCT Sông Đà)

• Báo cáo KQHĐKD tổng hợp (Phụ lục 2.15: BCKQHĐKD của TCT Sông Đà)

• Báo cáo lưu chuyển tiền tệ (Phụ lục 2.16: BCLCTT của TCT Sông Đà)

• Thuyết minh báo cáo tài chính tổng hợp

Tại các DN xây dựng thành viên hoạt động theo mô hình CTM - CTC

Tại các DN thành viên hoạt động theo mô hình CTM - CTC, tổ chức bộ máy quản lý bao gồm các đơn vị thành viên, chi nhánh hạch toán phụ thuộc. Các đơn vị thành viên lập BCTC riêng, chi nhánh lập BCTC (dạng không đầy đủ), cuối quý, năm gửi về phòng kế toán. Hệ thống BCTC tại các DN thành viên bao gồm:

• Bảng cân đối kế toán (Phụ lục 2.17: BCĐKT của CTCP Sông Đà 2)

• Báo cáo KQHĐKD (Phụ lục 2.18: BCKQHĐ của CTCP Sông Đà 2)

• Báo cáo lưu chuyển tiền tệ (Phụ lục 2.19: BCLCTT của CTCP Sông Đà 2)

• Thuyết minh báo cáo tài chính

Tại các BĐHDA, ngoài các BCTC nêu trên còn lập thêm các BCTC và phụ biểu BCTC theo quy định tại Chế độ kế toán đơn vị chủ đầu tư, là: Báo cáo nguồn vốn đầu tư; Báo cáo thực hiện đầu tư xây dựng; Phụ biểu chi tiết nguồn vốn đầu tư; Phụ biểu thực hiện đầu tư theo dự án, công trình; Báo cáo tình hình thực hiện dự án...

Công tác tổng hợp số liệu, lập BCTC theo quý, năm tại TCT Sông Đà và các DN xây dựng thành viên đã được phân công cho các cán bộ kế toán có kinh nghiệm và chuyên môn cao. Các chính sách kế toán chủ yếu được các DN áp dụng trong việc lập BCTC phù hợp với Chuẩn mực kế toán và Chế độ kế toán DN hiện hành. Tuy nhiên, qua khảo sát thực trạng, việc đọc, phân tích BCTC và các tài liệu có liên quan của các DN thành viên, nhận thấy có một số chính sách kế toán và công việc xử lý số liệu cuối kỳ trước khi lập BCTC có những điểm khác biệt so với quy định hiện hành, cụ thể là:

Ngày 31/12/2016 là chưa có cơ sở về phiếu giá quyết toán chính thức giữa hai bên và xuất hóa đơn cho chủ đầu tư.

- Một số DN thành viên trong TCT không thực hiện việc trích lập dự phòng theo quy định hiện hành đối với các khoản: nợ phải thu khó đòi; giảm giá các khoản đầu tư tài chính; giảm giá hàng tồn kho; bảo hành sản phẩm xây dựng…

+ Về trích lập dự phòng nợ phải thu khó đòi: Khi lập BCTC cuối kỳ kế toán, DN phải dự kiến mức tổn thất có thể xảy ra hoặc tuổi nợ quá hạn của các khoản nợ và tiến hành lập dự phòng cho từng khoản nợ phải thu khó đòi, kèm theo các chứng cứ chứng minh các khoản nợ khó đòi này. Tuy nhiên, một số DN không thực hiện trích lập dự phòng, Ví dụ như: Tại CTCP Sông Đà 2 chưa trích lập đầy đủ dự phòng nợ phải thu khó đòi dẫn đến lợi nhuận của Công ty đang phản ánh cao hơn số tiền tương ứng. Cụ thể: Tại thời điểm 31/12/2016, tổng số dư các khoản nợ phải thu đã quá hạn là 9,62 tỷ đồng. Tuy nhiên, Công ty mới thực hiện trích lập dự phòng nợ phải thu khó đòi với số tiền là 1,36 tỷ đồng. Giá trị dự phòng nợ phải thu khó đòi cần trích lập theo ước tính khoảng 8,49 tỷ đồng, giá trị dự phòng Công ty trích lập thiếu là 7,14 tỷ đồng.

Do tình hình kinh tế trong nước còn khó khăn, nguồn vốn bố trí cho các công trình hạn chế nên công tác thu hồi công nợ các khách hàng còn chậm, một số khách hàng dây dưa chưa trả nợ; Ngoài ra một số công trình giá trị giữ lại bảo hành, chờ quyết toán lớn (Chủ đầu tư không cho phát hành thư bảo lãnh) dẫn đến công nợ phải thu toàn Công ty lớn đã gây nhiều khó khăn cho Công ty trong việc cân đối vốn phục vụ sản xuất kinh doanh, đồng thời làm tăng các khoản chi phí tài chính làm giảm hiệu quả SXKD của Công ty. Số dư công nợ phải thu khách hàng chưa đến hạn tại ngày 31/12/2016: 37,8 tỷ đồng; Số dư công nợ trên phần lớn là các khoản tiền giữ lại chờ bảo hành và quyết toán chưa đến hạn thanh toán của các CT/HMCT. Đơn vị chỉ đạo và đôn đốc các phòng ban chức năng và các đơn vị trực thuộc Công ty hoàn thiện các thủ tục quyết toán công trình, đồng thời làm việc với các Chủ đầu tư để đề xuất phát hành thư bảo lãnh.

+ Về dự phòng giảm giá khoản đầu tư, TCT đang thực hiện trích lập dự phòng các khoản đầu tư góp vốn vào CTC theo giá thị trường chứng khoán là chưa phù hợp với quy định của chế độ kế toán DN Việt Nam theo TT 200/BTC. Trong năm TCT đang thực hiện ghi nhận khoản lãi tài chính từ cổ tức bằng cổ phiếu tại các CTCP; Các khoản đầu tư góp vốn vào đơn vị khá không có giá giao dịch trên thị trường nhưng chưa thu thập được BCTC làm căn cứ xem xét trích lập dự phòng theo quy định, như:

CTCP Sông Đà 9 là 21.457.440 đồng. (Nguồn: Cơ sở của ý kiến kiểm toán trên BCTCHN của TCT năm 2016). Do vậy, TCT cần bổ sung thông tin về các khoản đầu tư góp vốn dài hạn để làm căn cứ xác định dự phòng giảm giá khoản đầu tư theo quy định chế độ kế toán hiện hành.

(b) Hệ thống Báo cáo quản trị

Qua khảo sát, phỏng vấn nhận thấy, 100% các cấp lãnh đạo của TCT sông Đà và các DN xây dựng thành viên rất quan tâm tới thông tin trình bày trên các BCQT để

phục vụ kịp thời điều hành hoạt động SXKD và cho rằng nhu cầu tổ chức hệ thống thông tin kế toán phục vụ quản lý rất cần thiết.

Theo kết quả khảo sát, cho thấy: 52/52 DN (chiếm 100%) đều thực hiện lập BCQT. (Phụ lục 1.3a). Việc lập BCQT được thực hiện định kỳ có 42/52DN (chiếm 80,77%) như CTCP Sông Đà 2, CTCP Sông Đà 3, CTCP Sông Đà 5, CTCP Sông Đà 9, CTCP Someco,…; thực hiện khi có yêu cầu có 10/52 DN (chiếm 19,23%) như ở các BĐHDA thủy điện Lai Châu, BĐHDA thủy điện Huội Quảng (Phụ lục 1.3a).

Các BCQT mà các DN sử dụng như: Báo cáo tình hình hàng tồn kho; Báo cáo tình hình công nợ phải thu phải trả; Báo cáo giá thành sản xuất sản phẩm (công trình);

Báo cáo tình hình doanh thu, chi phí, lợi nhuận của từng sản phẩm (công trình),... (Phụ lục 2.11: Danh mục các BCTC và BCQT cần báo cáo bắt buộc về Tổng công ty). Các thông tin được trình bày trên BCQT khá đầy đủ thể hiện được các thông tin về định mức, kế hoạch, dự toán, thông tin về số kỳ trước, số kỳ này…. Tuy nhiên, do hệ thống BCQT của các DN này được thiết kế sẵn trên phần mềm kế toán, được lập song song với phận hệ kế toán tài chính, nên mẫu biểu của các BCQT này còn cứng nhắc, thiếu một số mẫu báo cáo hoặc mẫu báo cáo được thiết kế chưa phù hợp với yêu cầu thông tin quản lý đặc thù trong lĩnh vực thi công xây dựng. Hầu hết các DN trong TCT mới chỉ lập các báo cáo thực hiện theo số liệu thực tế phát sinh chưa lập đầy đủ hệ thống báo cáo định hướng hoạt động SXKD và báo cáo phân tích biến động giữa định hướng và thực tế phát sinh.

Theo kết quả khảo sát, có 37/52 DN (chiếm 71,15%) đáp ứng nhu cầu thông tin quản trị nội bộ của DN; còn lại 15/52DN (chiếm 28,85%) cho rằng hệ thống BCQT của Công ty vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu cung cấp thông tin phục vụ quản trị nội bộ DN.

Nguyên nhân chưa đáp ứng được yêu cầu cung cấp thông tin xuất phát từ việc lập BCQT từ một số DN chỉ lập khi có yêu cầu dẫn đến thông tin kế toán đưa ra phục vụ ra quyết định chiếm 51,92%, chưa đáp ứng 48,08% (Phụ lục 1.3b), khó khăn trong việc ra quyết định.

2.2.5.2. Thực trạng tổ chức lập BCTCHN v Khái quát cơ cấu tổ chức TCT Sông Đà

Sự hình thành TCT Sông Đà theo mô hình CTM-CTC mang đặc điểm chung của hầu hết các CTM-CTC Việt Nam dựa trên cơ sở tái cấu trúc TCT: (Phụ lục 2.12: Danh sách công ty con của TCT Sông Đà đến năm 2019 và Phụ lục 2.13: Danh sách công ty liên kết được trình bày trên BCTCHN của TCT Sông Đà năm 2019).

- Không xảy ra hợp nhất kinh doanh

- Các công ty con được hình thành từ chuyển đổi các đơn vị trực thuộc TCT - TCT Sông Đà là CTM, các CTC gồm cấp 1 (trực tiếp) và cấp 2 (gián tiếp)

* Phạm vi hợp nhất BCTC của TCT Sông Đà:

Theo cấu trúc TCT Sông Đà mô tả trên đây, TCT Sông Đà có hai cấp CTC nên việc hợp nhất BCTC phải qua hai giai đoạn:

(1) Các CTC cấp 1 thực hiện hợp nhất BCTC với CTC cấp 2 (nếu có);

(2) TCT Sông Đà- CTM thực hiện hợp nhất BCTC với các CTC cấp 1 (Sơ đồ 2.4) - Trách nhiệm lập BCTCHN của TCT thuộc về kế toán của CTM - TCT Sông Đà. Cơ sở số liệu để lập BCTCHN của TCT gồm: BCTC riêng của công ty thành viên thuộc phạm vi hợp nhất không có CTC; BCTCHN của công ty thành viên thuộc phạm vi hợp nhất có công ty con và các tài liệu liên quan khác

- Trách nhiệm lập BCTCHN của các công ty thành viên có CTC thuộc về kế toán của công ty thành viên đó. Cơ sở số liệu để lập BCTCHN của công ty thành viên có CTC, gồm: BCTC riêng của CTC thuộc phạm vi hợp nhất của công ty thành viên đó và các tài liệu liên quan khác.

Sơ đồ 2.4: Cơ cấu tổ chức chi phối quy trình hợp nhất BCTC của TCT Sông Đà Công ty mẹ TCT Sông

Đà Các đơn vị hạch

toán độc lập

Các đơn vị hạch toán độc lập

Các Ban điều hành dự án

Công ty con cấp 1

Nhóm 1*

Các CTC không lập BCTCHN

Nhóm 2**

Là công ty mẹ và có lập BCTCHN

Công ty con cấp 2 VD cho Nhóm 1

- CTCP Sông Đà 4 - CTCP Sông Đà 5 - CTCP Sông Đà 6 - ….

VD cho Nhóm 2 - CTCP Sông Đà 2 - CTCP Sông Đà 9 - CTCP Sông Đà 10 - CTCP Someco SĐ - …

v Thống nhất thủ tục điều chỉnh - loại trừ ảnh hưởng của các giao dịch nội bộ - Tại CTM - TCT Sông Đà: Trình tự lập BCTCHN gồm hai bước:

(1) Cộng các khoản mục tương ứng thuộc các BCTC sử dụng để hợp nhất. Các BCTC được sử dụng để hợp nhất gồm:

+ BCTC riêng của công ty mẹ TCT Sông Đà (Chính là BCTC tổng hợp) + BCTC riêng của các công ty con cấp 1 không phải lập BCTCHN

+ BCTCHN của các công ty con cấp 1 phải lập BCTCHN với công ty con cấp 2 (2) Điều chỉnh, loại trừ các giao dịch nội bộ. Các khoản được loại trừ gồm:

+ Khoản đầu tư của công ty mẹ tại các công ty con

+ Lợi ích cổ đông không KS trong tài sản ròng và trong lợi nhuận sau thuế hợp nhất + Loại trừ các giao dịch nội bộ như công nợ, doanh thu, giá vốn nội bộ…

- Tại CTC cấp 1 phải hợp nhất BCTC với CTC cấp 2: Trình tự lập BCTCHN gồm 2 bước sau:

(1) Cộng các khoản mục tương ứng thuộc các BCTC sử dụng để hợp nhất. Các BCTC được sử dụng để hợp nhất gồm:

+ BCTC riêng của CTC cấp 1 (là CTM của CTC cấp 2) + BCTC riêng của CTC cấp 2 (là CTC của CTC cấp 1)

(2) Điều chỉnh, loại trừ các giao dịch nội bộ. Các khoản được loại trừ gồm:

+ Khoản đầu tư của CTC cấp 1 tại CTC cấp 2

+ Lợi ích cổ đông không KS trong tài sản ròng và trong lợi nhuận sau thuế hợp nhất + Loại trừ các giao dịch nội bộ như công nợ, doanh thu, giá vốn nội bộ…

v Hệ thống BCTCHN của TCT Sông Đà và quá trình triển khai lập BCTCHN Tổ chức hệ BCTCHN của TCT Sông Đà về cơ bản đã thực hiện khá tốt các thông lệ, chuẩn mực kế toán về BCTC và BCTCHN quy định tại Luật Kế toán, VAS01, VAS07, VAS08, VAS21, VAS25, VAS30, TT200/2014/TT-BTC, TT202/2014/TT-BTC… Hệ thống BCTCHN của TCT Sông Đà và các DN thành viên hoạt động được lập theo định kỳ năm dương lịch, bao gồm 4 báo cáo:

- Bảng cân đối kế toán hợp nhất (Phụ lục 2.20: Bảng CĐKTHN của TCT Sông Đà) - Báo cáo KQHĐ hợp nhất (Phụ lục 2.21: BCKQHĐ hợp nhất của TCT Sông Đà)

- Báo cáo lưu chuyển tiền tệ hợp nhất (Phụ lục 2.22: BCLCTTHN của TCT Sông Đà) - Thuyết minh báo cáo tài chính hợp nhất

Bên cạnh đó, để phục vụ cho yêu cầu cung cấp thông tin của nhiều đối tuợng khác nhau và phù hợp với quy định, TCT còn tiến hành lập hệ thống BCTCHN giữa niên độ.

v Về tổ chức lập các BCTCHN của TCT Sông Đà:

- Tổ chức lập Bảng cân đối kế toán hợp nhất (BCĐKTHN) của TCT Sông Đà:

được lập trước hết theo thông lệ kế toán Việt Nam quy định tại VAS21-“Trình bày báo cáo tài chính”; tuân thủ các nguyên tắc lập và trình bày BCTC và không áp dụng nguyên tắc “Bù trừ” các khoản mục tài sản và nợ phải trả được phân loại tương tự với các khoản mục này trên BCĐKT riêng. Các kỹ thuật hợp nhất đối với BCĐKT của TCT Sông Đà tập trung vào các bút toán điều chỉnh khoản đầu tư của CTM - TCT Sông Đà tại các CTC cấp 1, xác định Lợi ích cổ đông không kiểm soát trong tài sản ròng của các CTC đó để tách riêng chỉ tiêu này thành một khoản mục riêng và trình bày theo VAS25, điều chỉnh-loại trừ các khoản công nợ nội bộ.

Căn cứ số liệu hợp nhất trên Bảng tổng hợp các bút toán hợp nhất của TCT Sông Đà năm 2019, các bút toán điều chỉnh-loại trừ khi lập BCĐKTHN của TCT Sông Đà được minh họa như sau:

+ Điều chỉnh-loại trừ khoản đầu tư của công ty mẹ tại các công ty con:

Chi tiết các khoản đầu tư của CTM - TCT Sông Đà tại từng CTC trực tiếp và gián tiếp được phản ánh trên Sổ theo dõi các khoản đầu tư CTC. Theo số liệu năm 2019, TCT Sông Đà có 15 công ty con trực tiếp thuộc phạm vi mà CTM - TCT Sông Đà phải thực hiện hợp nhất BCTC (Bảng 2.6: Sở hữu vốn TCT Sông Đà tại các CTC năm 2019). Kế toán hợp nhất căn cứ vào số liệu trên sổ đó để xác định tổng các khoản đầu tư CTC trực tiếp cần loại trừ ra khỏi BCTCHN toàn TCT Sông Đà ở khoản mục

“Vốn góp của chủ sở hữu” và “Đầu tư vào công ty con”.

Căn cứ số liệu năm 2019 (Bảng 2.6), bút toán điều chỉnh tổng hợp để hợp nhất đối với khoản đầu tư của công ty mẹ TCT Sông Đà tại các công ty con như sau:

Bút toán 01: Nợ- Vốn góp của chủ sở hữu: 2.368.660.102.323 Có- Đầu tư vào công ty con: 2.368.660.102.323

Bảng 2.6: Sở hữu vốn Tổng Công ty Sông Đà tại các công ty con năm 2019

TT Công ty con Vốn điều lệ Sở hữu vốn của CTM-TCT Sông Đà

% Thành tiền (VND) 1 CTCP Sông Đà 2 144.235.360.000 40,77% 58.804.756.272 2 CTCP Sông Đà 3 159,993,560,000 51,00% 81.596.715.600

3 CTCP Sông Đà 4 103.000.000.000 65,00% 66.950.000.000

4 CTCP Sông Đà 5 259.998.480.000 64,16% 166.815.024.768 5 CTCP Sông Đà 6 347.716.110.000 65,24% 226.849.990.164 6 CTCP Sông Đà 9 342.340.000.000 58,50% 200.268.900.000 7 CTCP Sông Đà 10 427.323.110.000 62,27% 266.094.100.597

8 CTCP Sông Đà 12 50.000.000.000 49,00% 24.500.000.000

9 CTCP PCCC & ĐTXD SĐ 25.000.000.000 51,00% 12.750.000.000 10 CTCP Someco Sông Đà 83.536.200.000 46,15% 38.551.956.300 11 CTCP ĐT&PT Sê San 3A 280.000.000.000 51,00% 142.000.000.000 12 CTCPTĐ Nậm chiến 951.250.449.375 58,58% 557.242.513.243 13 CTCP Thủy điện Cần đơn 689.986.200.000 50,96% 351.616.967.520 14 CTCP Tư vấn Sông Đà 26.097.100.000 51,01% 13.312.130.710 15 CTTNHH MTV Hạ tầng SĐ 161.307.047.149 100,00% 161.307.047.149

Cộng 4.051.783.616.524 2.368.660.102.323

+ Xác định Lợi ích cổ đông không kiểm soát:

Lợi ích cổ đông không kiểm soát trong tài sản ròng của công ty con trình bày trên BCĐKTHN của TCT Sông Đà được xác định theo công thức:

Trong đó, tài sản ròng của CTC phân bổ cho cổ đông không kiểm soát được kế toán xác định theo từng khoản mục trên sổ kế toán hợp nhất: Vốn góp của chủ sở hữu;

Thặng dư vốn cổ phần; Cổ phiếu quỹ; Chênh lệch tỷ giá; Lợi nhuận chưa phân phối;

các quỹ khác thuộc vốn chủ sở hữu… Tỷ lệ lợi ích cổ đông không kiểm soát được căn cứ vào sổ theo dõi các khoản đầu tư của CTM - TCT Sông Đà tại các CTC năm 2019, kế toán hợp nhất sẽ tính toán cụ thể cho lợi ích thiểu số đối với từng khoản mục thuộc vốn chủ sở hữu, minh họa tại Bảng 2.7 sau:

Lợi ích cổ đông không kiểm soát trong tài sản

ròng công ty con

Tài sản ròng của công ty con

Tỷ lệ lợi ích (sở hữu) của cổ đông không

kiểm soát

= +

Bảng 2.7: (Trích) Lợi ích cổ đông không kiểm soát trong tài sản ròng tại Tổng công ty Sông Đà

Năm 2019 Đơn vị tính: VND

STT Công ty con Tài sản ròng

Lợi ích cổ đông thiểu số tại TCT Sông Đà

% Thành tiền

1

CTCP Sông Đà 2 187.912.414.126 59,23% 111.300.522.887 Trong đó:

-Vốn góp của chủ sở hữu -Thặng dư vốn cổ phần -…

……

……..

2

CTCP Sông Đà 3 119.654.447.013 49,00% 58.630.679.036 Trong đó:

-Vốn góp của chủ sở hữu -Thặng dư vốn cổ phần -…

………….

…………

Cộng 2.327.411.041.484

Trong đó:

-Vốn góp của chủ sở hữu -Thặng dư vốn cổ phần -…

1.683.123.514.201 119.220.619.018

Căn cứ vào dữ liệu trên, bút toán điều chỉnh tổng hợp năm 2019 đối với lợi ích thiểu số được thực hiện như sau:

Bút toán 02: Nợ- Vốn góp của chủ sở hữu: 1.683.123.514.201 Nợ- Thặng dư vốn cổ phần: 119.220.619.018

Nợ- … : ……….

Có- Lợi ích cổ đông không kiểm soát: 2.327.411.041.484 + Điều chỉnh-loại trừ các khoản công nợ nội bộ:

Việc điều chỉnh-loại trừ các khoản công nợ nội bộ TCT Sông Đà được kế toán CTM thực hiện trên cơ sở dữ liệu về các giao dịch vay-cho vay; phải thu-phải trả giữa các DN thành viên:

√ Công nợ giữa CTM với các CTC căn cứ vào số liệu kế toán chi tiết công nợ do kế toán CTM theo dõi phản ánh.

√ Công nợ giữa các CTC căn cứ vào thông tin về các bên liên quan trong Thuyết minh BCTC của các công ty con, kết hợp với báo cáo quản trị để thu thập số liệu.

Đề cương

Tài liệu liên quan