• Không có kết quả nào được tìm thấy

Hoàn thiện tổ chức thực hiện, vận dụng các chính sách kinh tế tài

Chương 2: THỰC TRẠNG TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẠI

3.3. Giải pháp hoàn thiện tổ chức công tác kế toán tại các doanh nghiệp

3.3.2. Hoàn thiện tổ chức thực hiện, vận dụng các chính sách kinh tế tài

- Kế toán công nợ, vốn đầu tư nội bộ: Theo dõi, kiểm tra, giám sát, đối chiếu chi tiết các khoản phải thu, các khoản vốn đầu tư nội bộ. Trên cơ sở các bảng kê công nợ nội bộ nhận được, lập Bảng đối ứng công nợ nhằm loại bỏ sự trùng lặp. Cuối kỳ chuyển Bảng đối ứng công nợ, sổ chi tiết vốn đầu tư nội bộ cho kế toán tổng hợp phản ánh Bảng tổng hợp các bút toán điều chỉnh.

- Kế toán hàng tồn kho, TSCĐ, doanh thu/ thu nhập và chi phí phát sinh nội bộ:

Theo dõi, kiểm tra, giám sát, đối chiếu chi tiết các khoản doanh thu/ thu nhập, chi phí nội bộ; giao dịch TSCĐ, hàng tồn kho phát sinh nội bộ. Trên cơ sở các bảng kê giao dịch nội bộ nhận được, lập Bảng tổng hợp giao dịch nội bộ cho từng nội dung tương ứng. Cuối kỳ chuyển các Bảng tổng hợp này cho kế toán tổng hợp phản ánh vào Bảng tổng hợp các bút toán điều chỉnh.

- Kế toán phân bổ chênh lệch phát sinh, xác định giá trị hợp lý, định giá tài sản:

Phụ trách công việc kế toán liên quan các giao dịch mua các khoản đầu tư, xác định giá trị hợp lý các khoản đầu tư, thực hiện các bút toán phân bổ chênh lệch (lợi thế thương mại) nếu có, lập Bảng xác định lãi/lỗ công ty liên doanh liên kết và Bảng tổng hợp các khoản điều chỉnh phát sinh công ty liên doanh liên kết. Cuối kỳ chuyển các tài liệu tổng hợp này cho kế toán tổng hợp phản ánh Bảng tổng hợp các bút toán điều chỉnh.

- Kế toán hợp nhất kinh doanh, hợp nhất hoạt động theo lĩnh vực và khu vực địa lý: Phụ trách công việc kế toán về các giao dịch hợp nhất kinh doanh, hợp nhất hoạt động theo khu vực địa lý phục vụ lập BCTCHN bộ phận.

- Kế toán tổng hợp, lập, trình bày và công bố BCTCHN: Phụ trách việc tổng hợp số liệu từ các phần hành kế toán hợp nhất trên đây phản ánh vào Bảng tổng hợp các bút toán điều chỉnh và thực hiện thủ tục hợp nhất vào Bảng tổng hợp các chỉ tiêu hợp nhất, sau đó thực hiện lập và trình bày các BCTCHN, phân tích và công bố thông tin.

3.3.2. Hoàn thiện tổ chức thực hiện, vận dụng các chính sách kinh tế tài chính và kế

Tuân thủ và vận dụng linh hoạt các nguyên tắc, chuẩn mực và CĐKT trong tổ chức thu nhận, xử lý hệ thống hóa thông tin kế toán

Trước hết các DN cần phải xác định rõ phạm vi: nội dung mang tính bắt buộc thực hiện theo quy định pháp luật về kế toán; Nội dung mang tính hướng dẫn của ngành; Nội dung do DN tự xây dựng, thiết kế.

Trong khi chờ những quy định và hướng dẫn đầy đủ của Bộ Tài chính, các DN cần phải tiếp tục tuân thủ các quy định pháp lý về kế toán đã được ban hành. Đồng thời chủ động và linh hoạt vận dụng thông lệ và chuẩn mực kế toán quốc tế, các chính sách kinh tế và quy chế tài chính trong lĩnh vực xây dựng và CTCP để xử lý những tình huống mới phát sinh ở DN mình một cách hợp lý nhất và nêu kiến nghị đối với Bộ Tài chính để hoàn thiện hệ thống kế toán DN nói chung và hệ thống kế toán DN xây dựng trong giai đoạn tái cơ cấu doanh nghiệp nói riêng.

Hoàn thiện tổ chức thực hiện, vận dụng các nguyên tắc, chuẩn mực kế toán, các kỹ thuật tính giá phục vụ xử lý, hệ thống hóa thông tin

Các DN phải nhận thức rõ tầm quan trọng và ý nghĩa của việc thực hiện, vận dụng một cách đầy đủ và nhất quán các nguyên tắc, chuẩn mực kế toán và phương pháp kế toán để xử lý, hệ thống hóa thông tin đối với việc đảm bảo tính hợp pháp, tính tin cậy và so sánh được của thông tin mà công ty công bố.

Trên cơ sở các nguyên tắc kế toán được chấp nhận chung và hệ thống chuẩn mực kế toán DN đã được ban hành và công bố, kết hợp với việc nghiên cứu triệt để đặc thù hoạt động SXKD và các điều kiện khả thi của đơn vị mình, công ty cần xây dựng chính sách kế toán áp dụng nhất quán và phù hợp với công ty; Chính sách kế toán đó phải được phổ biến quán triệt đến từng nhà quản lý, từng bộ phận chức năng liên quan và toàn bộ các kế toán viên của công ty. Việc thay đổi chính sách kế toán của công ty là hoàn toàn có thể được phép nhưng vẫn phải nằm trong khuôn khổ pháp lý về kế toán và điều quan trọng là công ty phải công bố công khi sự thay đổi và ảnh hưởng của sự thay đổi đến các chỉ tiêu trên BCTC đối với các đối tượng sử dụng thông tin kế toán.

3.3.2.2. Hoàn thiện tổ chức thực hiện, vận dụng các chính sách kinh tế tài chính và kế toán hiện hành phục vụ lập BCTCHN

Đối với kỹ thuật đánh giá sản phẩm dở dang và xác định chi phí SXKD dở dang cuối kỳ, TCT Sông Đà cần xây dựng chính sách nhất quán chung đối với từng sản phẩm cùng loại và hướng dẫn các đơn vị thực hiện, đi đến bãi bỏ việc ấn định một cách chủ quan tỷ lệ lãi khi xác định chi phí SXKDDD như một số DN đang làm hiện nay và công bố công khai trong Thuyết minh BCTC về chính sách này.

Như đã chỉ ra ở thực trạng Mục 2.3.2, chính sách kế toán giữa các công ty thành viên TCT Sông Đà về cơ bản không tồn tại những khác biệt lớn cần điều chỉnh cho mục đích hợp nhất BCTC, trừ nội dung liên quan phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang (xác định chi phí SXKD dở dang). Thực tế, khi hợp nhất BCTC, TCT Sông Đà không thực hiện bất kỳ sự điều chỉnh nào về chính sách kế toán của các thành viên.

Để hoàn thiện thủ tục thống nhất chính sách kế toán hợp nhất, đối với vấn đề này về lý thuyết TCT Sông Đà có thể chọn một trong hai cách như sau:

- Cách 1: Thống nhất chính sách kế toán đối với xác định chi phí SXKDDD trong phạm vi toàn TCT

- Cách 2: Mỗi công ty thành viên tiếp tục duy trì chính sách kế toán riêng, nhưng trước khi thực hiện hợp nhất BCTC, công ty mẹ cần thực hiện điều chỉnh về một chính sách kế toán nhất quán đối với việc xác định chi phí SXKD dở dang.

Đề xuất cụ thể: TCT Sông Đà nên theo hướng lựa chọn cách 1 áp dụng cho từng sản phẩm cùng loại vì nó tương đối phù hợp và khả thi trong điều kiện của TCT Sông Đà.

Đối với việc vận dụng các nguyên tắc kế toán, chuẩn mực kế toán và kỹ thuật tính giá trong việc lượng hóa các giao dịch nội bộ phục vụ hợp nhất BCTC, TCT Sông Đà cần xây dựng thống nhất một cách phù hợp điều kiện của TCT cũng như các DN thành viên. Ví dụ việc loại trừ lợi nhuận nội bộ chưa thực hiện đòi hỏi kế toán phải theo dõi được hàng bán có nguồn mua từ nội bộ TCT. Đây là một công việc khá phức tạp, mặc dù thông thường ta có: Trị giá hàng xuất bán = Khối lượng hàng xuất bán x Đơn giá vốn hàng xuất bán. Đơn giá được xác định theo một trong các phương pháp quy định tại VAS02- “Hàng tồn kho”. Vấn đề là phải theo dõi và xác định được số lượng hàng xuất bán có nguồn gốc nội bộ. Tùy từng điều kiện, các DN có thể vận dụng một trong hai phương pháp:

- Phương pháp đích danh: Áp dụng cho nhóm mặt hang có giá trị lớn, khối lượng ít, theo dõi tình hình nhập-xuất-tồn đích danh theo nguồn hàng có thể thực hiện được.

Các doanh nghiệp có thể mã hóa cho hàng có xuất xứ nội bộ, mở sổ phụ theo dõi nhập-xuất-tồn của hàng xuất xứ nội bộ.

- Phương pháp tỷ lệ: Trường hợp không thể theo dõi đích danh tình hình nhập-xuất-tồn hàng nguồn gốc nội bộ, kế toán có thể áp dụng phương pháp này để thay thế.

Khối lượng hàng bán có xuất xứ nội bộ

=

Khối lượng hàng xuất xứ nội bộ đầu kỳ

Khối lượng hàng xuất xứ nội bộ nhập trong kỳ +

Tổng khối lượng hàng tồn đầu kỳ

Tổng khối lượng hàng nhập trong kỳ +

x

Tổng khối lượng hàng

xuất bán trong kỳ

Do đặc thù hoạt động của loại hình xây lắp hoàn toàn có thể theo dõi cụ thể chi tiết đến từng CT/HMCT nên áp dụng phương pháp đích danh tương đối phù hợp và khả thi.

Ngoài việc cung cấp sản phẩm xây lắp, các DN thành viên còn có các giao dịch mua-bán lẫn nhau đối với các hàng hóa thông thường nhưng với tỷ trọng doanh thu rất nhỏ. Chính bởi vậy, trong điều kiện không đủ dữ liệu nguồn, kế toán hợp nhất đã bỏ qua ảnh hưởng không trọng yếu của giao dịch nội bộ về doanh thu bán hàng và giá vốn nội bộ cũng như lãi/lỗ nội bộ chưa thực hiện. Để khắc phục tình trạng này, việc tổ chức vận phương pháp và dụng kỹ thuật tính giá thích hợp như phương pháp tỷ lệ sẽ hỗ trợ kế toán đáp ứng triệt để các thủ tục điều chỉnh-loại trừ giao dịch nội bộ khi hợp nhất BCTC.

Đối với các DN xây dựng thuộc TCT có lập BCTCHN thì việc tổ chức vận dụng các nguyên tắc, chuẩn mực kế toán và phương pháp tính giá để xử lý các giao dịch nội bộ là một vấn đề khá phức tạp. TCT sẽ phải xây dựng và thiết kế tùy thuộc và đặc điểm và điều kiện thực thi của công ty, nhưng các nguyên tắc kế toán chung luôn phải được đảm bảo.

Đề cương

Tài liệu liên quan