• Không có kết quả nào được tìm thấy

Hoàn thiện tổ chức cung cấp thông tin kế toán

Chương 2: THỰC TRẠNG TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẠI

3.3. Giải pháp hoàn thiện tổ chức công tác kế toán tại các doanh nghiệp

3.3.5. Hoàn thiện tổ chức cung cấp thông tin kế toán

Quản trị quá trình tạo ra giá trị của DN gắn liền với việc hoạch định những thông tin cần thiết như giá bán, doanh thu, sản xuất, chi phí, kết quả SXKD. Do vậy, các báo cáo định hướng hoạt động SXKD được xây dựng linh hoạt đảm bảo bao quát được các hoạt động SXKD tại các DN.

Các báo cáo định hướng cơ bản cần được các DN xây dựng thành viên thuộc TCT Sông Đà bổ sung như: Báo cáo dự toán giá bán theo phương pháp trực tiếp: cung cấp những thông tin định hướng giá bán trong mối quan hệ với chi phí được phân thành định phí, biến phí và với lợi nhuận mục tiêu; Báo cáo dự toán giá bán theo phương pháp toàn bộ: cung cấp những thông tin định hướng giá bán trong mối quan hệ với các bộ phận cấu thành nên giá bán theo phương pháp toàn bộ: Giá vốn, chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp, lợi nhuận mục tiêu... Trên cơ sở các báo cáo định hướng hoạt động SXKD và báo cáo tình hình thực hiện kết quả hoạt động SXKD theo từng nội dung công việc, hay theo từng trung tâm trách nhiệm cần xây dựng các báo cáo phân tích sự biến động giữa định hướng với kết quả thực hiện, giúp các nhà quản lý tại các DN kiểm soát, đánh giá tình hình và xác định nguyên nhân gây ra những biến động đó.

3.3.5.2. Hoàn thiện tổ chức lập và trình bày Báo cáo tài chính hợp nhất v Hoàn thiện tổ chức lập các BCTCHN

Việc lập, trình bày các BCTCHN cần thực hiện đầ đủ và triệt để hơn nữa các quy định và hướng dẫn đối với thủ tục điều chỉnh-loại trừ các giao dịch nội bộ theo Thông tư 202/2014/TT-BTC.

- Đối với Bảng cân đối kế toán hợp nhất: Căn cứ số liệu hợp nhất trên sổ kế toán hợp nhất TCT Sông Đà năm 2019, một số các bút toán điều chỉnh-loại trừ cần bổ sung và tiếp tục hoàn thiện đối với giao dịch nội bộ về CPSXKDDD, TSCĐ:

Thực hiện điều chỉnh-loại trừ khoản lãi/lỗ nội bộ chưa thực hiện trong trị giá hàng tồn kho:

Cơ sở số liệu cho việc loại trừ này do bộ phận kế toán hợp nhất tổng hợp được từ các bảng kê doanh thu và giá vốn nội bộ, các bảng kê hàng tồn kho xuất xứ nội bộ được chuyển đến bởi kế toán các đơn vị thành viên TCT Sông Đà.

- Đối với doanh thu bán hàng hóa thông thường, việc theo dõi số liệu để có căn cứ xác định lãi/lỗ nội bộ chưa thực hiện phụ thuộc vào kế toán chi tiết hàng tồn kho trên TK 156 và có thể áp dụng phương pháp tỷ lệ.

- Đối với doanh thu và giá vốn xây lắp nội bộ, việc theo dõi số liệu để có căn cứ xác định lãi/lỗ nội bộ chưa thực hiện phụ thuộc vào kế toán chi tiết hàng tồn kho trên TK154 và có thể áp dụng phương pháp đích danh, kế toán đơn vị thành viên cần mở các sổ phụ để phản ánh từng CT/HMCT theo từng đơn vị thành viên nội bộ TCT Sông

Đà. Kế toán hợp nhất sẽ tổng hợp các dữ liệu liên quan vào Bảng tổng hợp doanh thu, giá vốn, lãi/lỗ nội bộ theo kết cấu đề xuất sau đây với các dữ liệu mang tính đại diện (Bảng 3.2)

Minh họa từ dữ liệu Bảng tổng hợp doanh thu, giá vốn, lãi/lỗ nội bộ (Bảng 3.2), kế toán lập bút toán điều chỉnh trên Bảng tổng hợp các bút toán điều chỉnh như sau:

Bút toán 06: Nợ- Lợi nhuận chưa phân phối: 23.748 trđ Có- Hàng tồn kho: 23.748 trđ

+ Thực hiện điều chỉnh - loại trừ khoản lãi/lỗ nội bộ chưa thực hiện trong giá trị TSCĐ theo bút toán:

Nếu lãi: Nợ- Hao mòn TSCĐ (Số lãi đã thực hiện)

Nợ- Lợi nhuận chưa phân phối (Số lãi chưa thực hiện) Có- Tài sản cố định (Tổng số lãi)

Nếu lỗ: Nợ- Tài sản cố định (Tổng số lỗ)

Có- Hao mòn TSCĐ (Số lỗ đã thực hiện)

Có- Lợi nhuận chưa phân phối (Số lỗ chưa thực hiện) Bảng 3.2: Bảng tổng hợp doanh thu, giá vốn, lãi/lỗ của TCT Sông Đà

TCT Sông Đà Bảng tổng hợp doanh thu, giá vốn, lãi/lỗ nội bộ Năm 2019 ĐVT: triệu VND

Giao dịch

Bên bán Bên mua Hợp nhất

Doanh thu bán HHDV/

Doanh thu xây

lắp

Giá vốn Lãi/lỗ

Giá vốn hàng bán

ra ngoài/

GV CT hoàn thành đã bàn giao

Giá vốn chưa bán ra ngoài/

GV CT chưa bàn

giao

Lãi/lỗ đã thực hiện

Lãi/lỗ chưa

thực hiện

Giá vốn nội bộ

điều chỉnh

(1) (2) (3) (4) (5) (6) (7)=(4:2)*5

(8)=(4)-(7)

(9)=(2)-(8)=(3)+(7) SĐ 9 bán

cho Cty mẹ 127.966 106.699 21.267 0 127.966 0 21.267 106.699

SĐ 9 bán

cho SĐ 5 27.525 21.322 6.203 16.515 11.010 3.722 2.481 25.044

SĐ 2 bán

cho Cty mẹ 9.866 8.124 1.742 9.866 0 1.742 0 9.866

Cộng 165.357 136.145 29.212 26.381 138.976 5.464 23.748 141.609

Tổng số lãi/lỗ phát sinh từ giao dịch mua-bán TSCĐ trong nội bộ TCT Sông Đà sẽ được phân bổ thực hiện trong thời gian khấu hao TSCĐ của bên mua.

Cơ sở số liệu cho việc loại trừ khoản lãi/lỗ nội bộ chưa thực hiện trong giá trị TSCĐ do bộ phận kế toán hợp nhất tổng hợp được từ các bảng kê giao dịch nội bộ về TSCĐ nội bộ do kế toán các đơn vị thành viên lập trên cơ sở các dữ liệu kế toán chi tiết TK211, TK241 và chuyển về. Do đặc thù của TSCĐ khác với HTK nên các bảng kê này được thiết kế với mẫu biểu phù hợp như minh họa sau đây:

Bảng 3.3: Bảng kê giao dịch nội bộ về TSCĐ của TCT Sông Đà

TCT Sông Đà-Cty mẹ BẢNG KÊ GIAO DỊCH NỘI BỘ VỀ TSCĐ Năm 2019 đvt:trđ Tgian Bên liên

quan TSCĐ Giá bán Giá

ghi sổ Lãi/lỗ Giá

mua Khấu hao 1/2019 SĐ 9 Thiết bị

XSL 150 100 50

5/2019 SĐ 2 CT XL 240 6 năm

… … … …

Bảng 3.4: Bảng kê giao dịch nội bộ về TSCĐ của CTCP Sông Đà 9 CTCP SĐ 9 BẢNG KÊ GIAO DỊCH NỘI BỘ VỀ TSCĐ

Năm 2019 đvt:trđ Tgian Bên liên

quan

TSCĐ Giá bán

Giá ghi sổ

Lãi/lỗ Giá mua

Khấu hao 1/2019 Cty mẹ Thiết bị

XSL 150 Đường

thẳng 5 năm

… … … …

… … … …

Mặt khác, vì TSCĐ được sử dụng và khấu hao qua nhiều năm nên bút toán điều chỉnh cho mỗi năm sẽ khác nhau. Kế toán cần lập Bảng tổng hợp số liệu điều chỉnh cho từng năm đối với từng TSCĐ giao dịch nội bộ, sau đó mới lập được Bảng tổng hợp giao dịch nội bộ TSCĐ cho từng kỳ kế toán làm căn cứ lập bút toán toán điều chỉnh trên Bảng tổng hợp các bút toán điều chỉnh. Theo đề xuất này, mỗi TSCĐ giao dịch nội bộ có một bảng kê theo dõi với biểu mẫu minh họa như sau:

Bảng 3.5: Bảng tổng hợp giao dịch nội bộ TSCĐ TCT Sông Đà Bảng kê giao dịch nội bộ TSCĐ Năm 2019 ĐVT: triệu VND

Tên TSCĐ: Thiết bị XSL……….………..

Mã: ……….…………

Thời Gian

Bên bán: TCT Sông Đà Bên mua: SĐ9 Hợp nhất

Giá bán

Giá ghi sổ

Lãi/lỗ

Giá trị phải khấu

hao

Thời gian khấu

hao

Khấu hao mỗi năm

Lãi nội bộ đã thực hiện lũy

kế

Lãi nội bộ chưa thực hiện

còn lại (1) (2) (3) (4) = (2) -

(3)

(5) (6) (7) = (5) : (6) (8) = (4):

(6)

(9) = (4) - (8)

Năm 1 150 100 50 150 5 30 10 40

Năm 2 150 5 30 20 30

Năm 3 150 5 30 30 20

Năm 4 150 5 30 40 10

Năm 5 150 5 30 50 0

Tình huống minh họa cho dữ liệu ở Bảng 3.5: Đầu năm 2019 TCT Sông Đà - CTM bán cho CTC- CTCP Sông Đà 9 một thiết bị XSL trị giá 150 trđ, giá ghi sổ (giá trị còn lại) của thiết bị này trên BCTC của TCT Sông Đà là 100 trđ. CTCP Sông Đà 9 đưa thiết bị vào sử dụng ngay với thời gia khấu hao ước tính 5 năm theo phương pháp đường thẳng, giá trị thanh lý thu hồi ước tính bằng 0. Như vậy số lãi tạo ra từ việc bán TSCĐ nội bộ là 50 trđ, khoản này sẽ được kế toán phân bổ trong 5 năm khấu hao thiết bị này tại SĐ9. Số lãi nội bộ thực hiện hàng năm chính là mức khấu hao tăng thêm trên chênh lệch giá bán với giá ghi sổ (tức là trên số lãi 50 trđ). Với tình huống trên, bút toán điều chỉnh cho năm 2019 là:

Bút toán 07: Nợ- Hao mòn TSCĐ: 10 trđ

Nợ- Lợi nhuận chưa phân phối: 40 trđ Có- Tài sản cố định: 50 trđ

Năm 2020, bút toán điều chỉnh sẽ như sau:

Bút toán 08: Nợ- Hao mòn TSCĐ: 20 trđ

Nợ- Lợi nhuận chưa phân phối: 30 trđ Có- Tài sản cố định: 50 trđ

Đến cuối năm thứ 5 (2023), lúc này toàn bộ số lãi 50 trđ đã thực hiện hết khi SĐ9 khấu hao xong thiết bị đó (và vẫn tiếp tục sử dụng), bút toán điều chỉnh sẽ là:

Bút toán 09: Nợ- Hao mòn TSCĐ: 50 trđ Có- Tài sản cố định: 50 trđ

- Đối với BCKQHĐKD hợp nhất của TCT Sông Đà: Các kỹ thuật điều chỉnh-loại trừ khi lập BCKQHĐKDHN hiện nay chủ yếu được TCT Sông Đà tập trung vào việc loại trừ doanh thu, giá vốn, chi phí lãi vay, cổ tức… phát phát sinh nội bộ; xác định lợi ích cổ đông không kiểm soát trong lợi nhuận thuần sau thuế. Để hoàn thiện, công ty mẹ khi hợp nhất BCKQHĐKD cần thực hiện bổ sung bút toán điều chỉnh-loại trừ lãi/lỗ nội bộ chưa thực hiện, trên cơ sở đã thu thập đầy đủ thông tin nguồn và lập được Bảng tổng hợp doanh thu nội bộ, giá vốn nội bộ, lãi/lỗ nội bộ.

Để điều chỉnh-loại trừ lãi/lỗ nội bộ chưa thực hiện trong HTK, căn cứ ví dụ đã minh họa ở Bảng 3.2 kế toán lập bút toán:

Bút toán 10: Nợ- Doanh thu bán hàng: 165.357 trđ Có- Giá vốn hàng bán: 141.609 trđ

Phần chênh lệch của 23.748 trđ của bút toán này chính là lãi nội bộ chưa thực hiện đã được kế toán loại trừ khỏi hàng tồn kho và lợi nhuận chưa phân phối trên BCĐKTHN theo bút toán minh họa số 06.

Như vậy, có thể nói việc điều chỉnh-loại trừ các giao dịch nội bộ nói chung, lãi/lỗ nội bộ chưa thực hiện trong hàng tồn kho và TSCĐ nói riêng phần lớn phụ thuộc vào khâu tổ chức dữ liệu nguồn từ các thành viên. Nếu TCT Sông Đà giao trách nhiệm và hướng dẫn các đơn vị thành viên một cách đầy đủ thì khó khăn hiện tại sẽ được tháo gỡ đáng kể. Mặt khác, ứng dụng CNTT vào công tác kế toán sẽ hỗ trợ đắc lực cho việc tổ chức thu thập và chuyển tải dữ liệu nguồn về các giao dịch nội bộ giữa các thành viên, từ đó tạo tiền đề cho quá trình hợp nhất BCTC được thực hiện một cách thuận lợi và nhanh chóng trong bối cảnh tái cơ cấu doanh nghiệp.

- Hoàn thiện Báo cáo LCTT hợp nhất: được lập trên cơ sở hợp nhất BCLCTT của CTM - TCT Sông Đà và các Báo cáo LCTT của các thành viên khác bằng cách cộng các khoản mục tương đương trên các báo cáo này.

BCLCTT hợp nhất lập trên cơ sở hợp pháp các BCLCTT cá thể phải được thống nhất toàn bộ về phương páhp lập. Hiện nay, BCLCTT hợp nhất và BCLCTT của CTM cũng như hầu hết các CTC đều được lập theo phương pháp gián tiếp. Để tạo cơ sở thuận lợi cho việc hợp nhất BCLCTT toàn TCT thì CTM-TCT Sông Đà cần có sự thống nhất phương pháp lập BCLCTT đến tất cả các công ty thành viên phù hợp với phương pháp lập phổi biến chung trong toàn TCT.

- Hoàn thiện tổ chức lập Thuyết minh BCTCHN: Cần thiết trình bày đầy đủ thông tin các bên liên quan, đặc biệt là các giao dịch nội bộ tập đoàn được loại trừ khỏi BCTCHN.

v Hoàn thiện tổ chức cung cấp và công bố thông tin tài chính hợp nhất

TCT Sông Đà và hầu hết các CTC đã niêm yết trên TTCK tập trung HOSE, HNX, hoặc đăng ký giao dịch trên thị trường Upcom, do đó việc tổ chức cung cấp thông tin tài chính hợp nhất ngoài tuân thủ thông lệ kế toán Việt Nam về BCTC và BCTCHN còn phải thực hiện đầy đủ trách nhiệm, nghĩa vụ công bố công khai các BCTCHN đến các cổ đông và công chúng theo quy định của pháp luật.

Hệ thống BCTCHN của TCT Sông Đà gồm BCĐKT hợp nhất, BCKQHĐKD hộ nhất, BCLCTT hợp nhất, Thuyết minh BCTCHN, được tổ chức lập và trình bày, công bố định kỳ (theo quý và năm), được thực hiện soát xét, kiểm toán theo đúng quy định hiện hành đối với BCTCHN bán niên và BCTCHN năm. Ngoài ra, trang Web của TCT Sông Đà và các DN thành viên cũng là một kênh công bố thông tin về BCTCHN đến những đối tượng sử dụng như cổ đông và công chúng.

Hoàn thiện cung cấp thông tin tài chính hợp nhất tại CTM và các CTC cấp 1 có đầu tư vốn vào các CTC cấp 2 theo hướng mở rộng hơn, không chỉ dừng lại ở phạm vi gửi BCTCHN đến đúng nơi, đúng thời hạn quy định. TCT Sông Đà và các DN xây dựng thành viên có nghĩa vụ lập BCTCHN cần hướng tới đối tượng sử dụng thông tin tài chính hợp nhất là các nhà đầu tư hiện hữu và tiềm năng, nhà quản trị TCT, đặc biệt là trong bối cảnh tái cơ cấu doanh nghiệp hiên nay. Ngoài việc cung cấp các thông tin định kỳ và bất thường theo luật định, các đơn vị cần tổ chức cung cấp thông tin theo yêu cầu của đối tượng sử dụng thông tin hợp nhất. Bộ phận chuyên trách công bố thông tin phải được chuẩn hóa cả về nghiệp vụ và văn hóa nghề nghiệp, có khả năng tổng hợp, phân tích thông tin hợp nhất theo yêu cầu của các đối tượng sử dụng thông tin. Việc lập và trình bày BCTCHN bộ phận được đánh giá là rất cần thiết để phục vụ cho các nhà quản lý. Xét theo đặc điểm tính chất, cơ cấu và sự phân bố hoạt động, báo cáo bộ phận chính yếu sẽ được lập theo lĩnh vực kinh doanh, báo cáo bộ phận thứ yếu được lập theo khu vực địa lý. Đối với BCTCHN và BCTCTH, TCT cần có chính sách cụ thể cho các DN dựa trên cơ sở những quy định về BCTCHN đã công bố:

- Tiến hàng thẩm định và kiểm toán BCTCHN trước khi công khai. Việc thẩm định BCTCHN thuộc trách nhiệm của Ban kiểm soát CTM và phải được quy định rõ tại Điều lệ CTM-CTC.

- Cần xem xét việc vận dụng hệ thống mạng nội bộ để chắt lọc thông tin giao dịch nội bộ và truyền thông tin này về CTM nhằm phục vụ tốt nhất cho việc lập BCTCHN.

v Hoàn thiện công tác phân tích BCTC

TCT Sông Đà và các DN thành viên cần xây dựng chiến lược và lập kế hoạch SXKD dài hạn một cách có căn cứ và xem đó là một phần quan trọng của sự cam kết với các đối tượng sử dụng thông tin. Do vậy, tính khả thi của kế hoạch SXKD phải được coi trọng, nâng cao nhận thức về vị trí và ý nghĩa của phân tích BCTC. Tổ chức phân tích BCTC cần được thực hiện một cách khoa học và thường xuyên theo kế hoạch lập trước và phải có sự phân công rõ ràng cho người chịu trách nhiệm phân tích BCTC. Luật kế toán Việt Nam quy định, một trong các nhiệm vụ của kế toán là “Phân tích thông tin, số liệu kế toán, tham mưu, đề xuất các giải pháp phục vụ yêu cầu quản trị và quyết định kinh tế - tài chính của đơn vị kế toán”. Theo đó, kế toán trưởng là người chịu trách nhiệm tổ chức chỉ đạo, phân công và lập kế hoạch phân tích các BCTC và các báo cáo khác.

Mặt khác, DN nên lưu ý đến các đặc thù của từng DN để xác lập thêm các nội dung và chỉ tiêu liên quan cần phân tích:

+ Khi phân tích cơ cấu tài sản và cơ cấu nguồn vốn, DN cần xác định: Tỷ lệ vốn cổ phần trên Tổng Tài sản và Tỷ lệ Vốn cổ phần trên Tổng Vốn chủ sở hữu. Mục đích để phân tích sự đảm bảo đối với các chủ nợ và khả năng huy động vốn của DN.

+ Khi phân tích hiệu quả kinh doanh, hiệu quả đầu tư và khả năng sinh lời của Vốn chủ sở hữu trong giai đoạn cổ phần hóa, DN cần xác định và phân tích: Tỷ suất lợi tức cổ phần, gồm: Tỷ suất trả lãi cổ tức; Tỷ suất cổ tức; Hệ số giá; Giá trị sổ sách của mỗi cổ phiếu

Việc phân tích BCTC chỉ là một phần chủ yếu của phân tích kinh tế - tài chính.

Để phục vụ việc lập kế hoạch SXKD và ra các quyết định, DN phải tiến hành phân tích kinh tế - tài chính dựa trên thông tin kế toán và các nguồn thông tin khác. Từ đó, dẫn đến yêu cầu DN phải phối hợp chặt chẽ các bộ phận cung cấp các nguồn thông tin khác nhau phục vụ phân tích kinh tế - tài chính cho dù người chịu trách nhiệm phân tích là người có trình độ kiến thức và năng lực.

Đề cương

Tài liệu liên quan