• Không có kết quả nào được tìm thấy

Tổ chức công tác kiểm tra kế toán

Chương 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN

1.3. Nội dung tổ chức công tác kế toán trong doanh nghiệp xây dựng hoạt

1.3.6. Tổ chức công tác kiểm tra kế toán

Việc tổ chức phân tích BCTC và BCTHN là việc thiết lập trình tự các bước công việc cần tiến hành trong quá trình phân tích, được thực hiện qua các bước sau:

+ Lập kế hoạch phân tích: Xác định mục tiêu và xây dựng chương trình phân tích, đây là khâu quan trọng ảnh hưởng đến chất lượng, thời hạn và tác dụng của phân tích BCTC đối với việc cung cấp thông tin. Kế hoạch phân tích BCTC bao gồm nhiều nội dung khác nhau, trong dó phải xác định rõ nội dung và phạm vi phân tích, người chịu trách nhiệm, xác định nguồn dư liệu...

+ Tiến hành phân tích: Lực chọn các phương pháp phân tích, xử lý số liệu, tính toán các chỉ tiêu phân tích, xác định nguyên nhân và tính toán mức độ ảnh hưởng, tổng hợp kết quả và nhận xét. Nội dung phân tích thông tin kinh tế, tài chính tập trung vào các vấn đề sau: Phân tích thông tin kinh tế, tài chính qua các BCTC (Phân tích tình hình biến động của Tổng tài sản và từng loại tài sản qua đó thấy được sự thay đổi quy mô kinh doanh, năng lực kinh doanh của công ty; đánh giá cơ cấu vốn và sự tác động của nó đến quá trình kinh doanh; Phân tích tình hình công nợ và khả năng thanh toán nhằm đánh giá sức mạnh tài chính và mức độ độc lập hay phụ thuộc về tài chính, Phân tích cấu trúc tài chính và tình hình đầu tư, Phân tích tình hình tạo tiền và sử dụng tiền);

Phân tích thông tin kinh tế, tài chính theo yêu cẩu quản trị.

+ Kết thúc phân tích: Bao gồm viết báo cáo và hoàn chỉnh hồ sơ phân tích. Báo cáo phân tích là văn bản thể hiện nội dung và kế quả phân tích, điều này phụ thuộc vào mục tiêu, phạm vi và nội dung phân tích. Sau đó, các nhà phân tích phải hoàn thiện hồ sơ phân tích, bao gồm những tài liệu và sản phẩm của quá trình phân tích, từ báo cáo phân tích cho đến tài liệu phân tích đã thu nhập được. Đồng thời, hồ sơ phân tích phải được cất giữ và lưu trữ cùng với tài liệu văn bản của doanh nghiệp.

Trong điều kiện ứng dụng CNTT, bộ phận được phân công thực hiện nghiệp vụ phân tích thông tin kế toán quản trị chỉ cần sử dụng các dữ liệu cần thiết về thực hiện, kế hoạch, sau đó thao tác lập các báo cáo phân tích, hệ thống sẽ tạo ra các báo cáo phân tích theo yêu cầu của nhà quản trị.

Việc kiểm tra có thể thực hiện định kỳ hoặc bất thường, với một, một số hay tất cả các nội dung, thông qua đối chiếu số liệu trên các tài liệu kế toán với thực tế hoạt động, với các chính sách chế độ của Nhà nước, các quy định định mức kinh tế kỹ thuật của đơn vị. Về lâu dài tổ chức kiểm tra kế toán sẽ được thực hiện thông qua hệ thống kiểm toán mà trong đó kiểm toán nội bộ có ý nghĩa và vị trí hết sức quan trọng.

Việc kiểm tra kế toán là công việc của bản thân BMKT được thực hiện thường xuyên trong quá trình thu nhận, xử lý thông tin kế toán và trước khi lập BCTC, có như vậy mới đảm bảo thông tin cung cấp trên BCTC đáng tin cậy, thực hiện tốt hơn chức năng, vai trò và nhiệm vụ của kế toán trong DN.

Thông thường, khi tổ chức BMKT phải phân công một bộ phận chuyên thực hiện nhiệm vụ kiểm tra kế toán. Công tác kiểm tra kế toán trong DN được tiến hành theo những nội dung sau:

+ Thứ nhất: Kiểm tra việc lập và luân chuyển chứng từ kế toán, kiểm tra việc sử dụng tài khoản và ghi chép trên các sổ kế toán đảm bảo đúng quy dịnh của luật kế toán, chế độ kế toán, chính sách chế độ quản lý tài chính.

+ Thứ hai: Kiểm tra hiện vật thông qua kiểm kê tài sản, đảm bảo cho số liệu kế toán cung cấp phù hợp với thực trạng tài sản hiện có tại doanh nghiệp.

+ Thứ ba: Đối chiếu số liệu giữa các sổ kế toán (sổ kế toán tổng hợp và sổ kế toán chi tiết, sổ kế toán của các bộ phận kế toán có liên quan), đối chiếu số liệu giữa sổ kế toán với số liệu của các bộ phận có liên quan trong hệ thống quản lý của DN, đối chiếu giữa chứng từ kế toán với sổ kế toán, nhằm đảm bảo số liệu của kế toán được ghi chép, phản ánh đầy đủ, chính xác và theo đúng quy định.

+ Thứ tư: Kiểm tra việc tổ chức thực hiện công tác kế toán trong DN, đánh giá việc thực hiện trách nhiệm và sự phối hợp công việc giữa các nhân viên trong BMKT của doanh nghiệp.

Trong điều kiện ứng dụng CNTT thì phương pháp kiểm tra kế toán cũng cần có sự thay đổi cho phù hợp. Do đặc thù của phần mềm kế toán, các nghiệp vụ phát sinh được sử dụng chứng từ gốc nhập liệu một lần duy nhất. Cho nên trọng tâm của việc kiểm tra là các chứng từ kế toán: tính hợp lý, hợp pháp của chứng từ và công tác nhập dữ liệu; kiểm tra phương pháp khử trùng chứng từ… Việc kiểm tra kế toán có những thuận lợi nhất định vì các phần mềm kế toán thường tích hợp các phân hệ phát hiện và cảnh báo một số lỗi thông dụng khi nhập dữ liệu như về định dạng ngày tháng, số âm, logic về ngày tháng và số học... Nhờ vậy, các nhầm lẫn, sai sót khi thao tác trên phần mềm kế toán có thể được phát hiện và khắc phục kịp thời. Đồng thời, người kiểm tra kế toán có thể sử dụng các lệnh khác nhau trên phần mềm kế toán để thực hiện tìm kiếm, lọc dữ liệu cần thiết để đối chiếu, xác minh theo mục đích cụ thể, nhất định.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

Tổ chức tốt công tác kế toán ở các doanh nghiệp nói chung và các doanh nghiệp xây dựng hoạt động theo mô hình CTM-CTC nói riêng đóng góp một phần hết sức quan trọng vào sự phát triển của các doanh nghiệp, thúc đẩy sự phát triển nền kinh tế của một quốc gia. Kế thừa kết quả nghiên cứu đã có về tổ chức công tác kế toán, NCS đã hệ thống hóa lý luận chung và phát triển nghiên cứu trong bối cảnh kinh tế mới, mang lại các nội dung chính của chương 1 như sau:

Thứ nhất, Khái quát hóa những vấn đề cơ bản về tổ chức công tác kế toán trong doanh nghiệp, bao gồm: các quan điểm tiếp cận về TCCTKT, nguyên tắc và nhiệm vụ của TCCTKT trong doanh nghiệp.

Thứ hai, Khái quát chung về doanh nghiệp hoạt động theo mô hình CTM-CTC;

Phân tích các đặc điểm của các doanh nghiệp xây dựng hoạt động theo mô hình CTM-CTC và các nhân tố ảnh hưởng chi phối đến tổ chức công tác kế toán trong DN này;

Thứ ba, Trình bày nội dung tổ chức công tác kế toán trong các doanh nghiệp xây dựng hoạt động theo mô hình CTM-CTC trên cơ sở lý luận chung về tổ chức công tác kế toán kết hợp với các yếu tố đặc thù về DN xây dựng hoạt động theo mô hình CTM-CTC.

Những nội dung của Chương 1 là định hướng cho việc nghiên cứu các vấn đề về thực tế tổ chức công tác kế toán tại các doanh nghiệp xây dựng thuộc Tổng công ty Sông Đà (Chương 2) và đề xuất, kiến nghị nhằm hoàn thiện tổ chức công tác kế toán tại các doanh nghiệp xây dựng thuộc Tổng công ty Sông Đà đặt trong bối cảnh tái cơ cấu (Chương 3).

Đề cương

Tài liệu liên quan