• Không có kết quả nào được tìm thấy

Các nguyên tắc cơ bản để hoàn thiện tổ chức công tác kế toán tại các

Chương 2: THỰC TRẠNG TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẠI

3.2. Các nguyên tắc cơ bản để hoàn thiện tổ chức công tác kế toán tại các

Thứ nhất, Nguyên tắc tuân thủ pháp luật, cơ chế chính sách kinh tế - tài chính - kế toán của Việt Nam

Việc hoàn thiện TCCTKT ở các DN xây dựng thuộc TCT Sông Đà không thể đi lệch quỹ đạo pháp luật và cơ chế chính sách kinh tế - tài chính - kế toán hiện hành.

Đồng thời, mỗi DN đều có những đặc thù riêng về quy mô hoạt động, cơ cấu tổ chức quản lý kinh doanh, đặc điểm tính chất hoạt động, yêu cầu và chính sách quản lý, sự phân bố mạng lưới hoạt động… nên trong quá trình hoàn thiện TCCTKT ở từng DN phải tính đến đặc thù của DN đó.

Chế độ kế toán của loại hình DN xây dựng được xây dựng dựa trên cơ sở chế độ kế toán DN và được sự chấp thuận của Bộ Tài chính. Tuy nhiên vẫn còn những khó khăn tồn tại nhất định trong quá trình thực hiện, quá trình đổi mới và phát triển. Do thực tế các DN xây dựng thuộc TCT Sông Đà trong bối cảnh tái cơ cấu DN đang trong quá trình xây dựng hoàn thiện về cơ cấu tổ chức, chính sách tài chính và kế toán. Việc xây dựng chính sách kế toán chỉ đầy đủ khi các đơn vị này đã xây dựng được cơ cấu tổ chức và chính sách tài chính chặt chẽ và rõ ràng. Hơn nữa, các quy định của Nhà nước liên quan đến TCCTKT, đặc biệt là hệ thống BCTCHN hiện nay chưa đáp ứng được yêu cầu thực tiễn khiến quá trình cụ thể hóa các quy định này tại các DN xây dựng hoạt động theo mô hình CTM - CTC chưa đầy đủ và chưa phù hợp với xu thế phát triển trong tương lai.

Mặc dù phải tuân thủ theo hệ thống kế toán chung song TCCTKT tại TCT Sông Đà và các DN thành viên cũng cần phải đảm bảo phù hợp với đặc điểm, yêu cầu và trình độ quản lý và đón trước được tương lai phát triển của TCT. Bởi vì một TCT có những đặc thù riêng về quy mô hoạt động, yêu cầu và chính sách quản lý, sự phân bổ mạng lưới hoạt động, trình độ năng lực quản lý,… Việc tuân thủ và vận dụng hệ thống pháp luật kinh tế - tài chính - kế toán không nên cứng nhắc mà phải có sự linh hoạt và thích ứng tốt trong từng hoàn cảnh điều kiện cụ thể.

Thứ hai, Nguyên tắc phù hợp

Sự hội nhập quốc tế về kinh tế tất yếu kéo theo sự hội nhập về kế toán. Khi thông tin kế toán giữa các nước được xử lý theo những chính sách kế toán khác biệt cho

những giao dịch tương tự trong những hoàn cảnh tương tự sẽ dẫn đến việc so sánh các thông tin kế toán gặp khó khăn và làm giảm sức hấp dẫn của môi trường đầu tư. Do vậy, dù mỗi quốc gia đều có chính sách kế toán riêng nhưng vẫn phải đảm bảo sự phù hợp nhất định với các thông lệ, nguyên tắc, chuẩn mực kế toán quốc tế. Cho nên, thực hiện phương án tái cơ cấu là nhu cầu tất yếu, sẽ tạo cơ hội thu hút vốn đầu tư từ các cổ đông trong và ngoài nước nên TCCTKT ở các DN này sau khi tái cơ cấu phải có những nét tương đồng với mô hình TCCTKT cùng loại phổ biến trên thế giới.

Phù hợp với định hướng phát triển, đặc điểm hoạt động SXKD, trình độ và yêu cầu quản lý của từng DN. Với những định hướng phát triển của TCT Sông Đà và các DN xây dựng thành viên, đó là tiếp tục mở rộng thị trường và tăng trưởng doanh thu với ngành nghề kinh doanh chính là tổng thầu EPC làm động lực tăng trưởng và nâng cao sức cạnh tranh, tăng cường năng lực tài chính một cách bền vững, lành mạnh. Xây dựng và phát triển hệ thống các quy trình quản lý và được vận hành theo thông lệ tốt nhất về: tài chính, tổ chức kế toán, nhân sự, kiểm toán nội bộ, đấu thầu...

Phù hợp định hướng đổi mới phát triển và đặc thù về quản lý kinh tế tài chính của TCT và các DN thành viên. Việc thực hiện tái cơ cấu TCT Sông Đà và các DN xây dựng thành viên tạo ra loại hình DN có nhiều chủ sở hữu, huy động thêm vốn các nhà đầu tư và vốn xã hội vào đầu tư đổi mới công nghệ, phát triển SXKD; Sắp xếp lại tổ chức, đổi mới về phương thức quản trị DN; Cùng các nhà đầu tư phát triển nguồn nhân lực, ứng dụng tiến bộ kỹ thuật, phát triển thị trường; Thực hiện mục tiêu hiệu quả hơn và phát triển bền vững. Hiện nay, TCT đã thoái vốn toàn bộ tại các đơn vị và đang tiếp tục thoái vốn tại các đơn vị còn lại. Một số dự án đầu tư không hiệu quả đang được TCT đẩy nhanh tiến độ thoái vốn.

Thứ ba, Nguyên tắc kế thừa và thống nhất.

Hoàn thiện TCCTKT cần phải kế thừa kinh nghiệm và các thành tựu đạt được trong công tác kế toán nói chung, TCCTKT nói riêng của TCT Sông Đà và các DN xây dựng thành viên; là đơn vị có bề dày truyền thống 60 năm xây dựng và phát triển, có tốc độ phát triển vượt bậc về quy mô vốn, lực lượng lao động, đã khẳng định được vị trí hàng đầu trong lĩnh vực tổng thầu EPC. Một trong những nhân tố đem lại những thành công đó chính là tính hữu hiệu của việc TCCTKT đang vận hành. Vì vậy, khi hoàn thiện TCCTKT tại các DN này cần có những đánh giá khách quan về những thành công và hạn chế của hệ thống kế toán của toàn TCT, để những ưu điểm sẽ được tiếp tục kế thừa và thực hiện tại các DN thành viên. Mặt khác, thông tin kế toán cung cấp ở các DN xây dựng thuộc TCT không chỉ phục vụ cho các đối tượng trong nước sử dụng, mà còn được các đối tượng bên ngoài lãnh thổ sử dụng trong quá trình hội nhập kinh tế. Cùng với sự hoàn thiện là phải có sự tiếp thu, vận dụng có chọn lọc kinh nghiệm của các nước trên thế giới về công tác kế toán, nhưng đồng thời phải kế thừa

những nội dung quy định của kế toán Việt Nam sao cho phù hợp với đặc điểm và yêu cầu quản lý của từng doanh nghiệp.

TCCTKT trong DN phải đảm bảo sự thống nhất giữa các bộ phận kế toán trong đơn vị, giữa TCT và các DN thành viên, giữa TCCTKT ở CTM và các CTC. Đó là sự thống nhất về nội dung, phương pháp kế toán, chính sách kế toán trong toàn TCT. Mặt khác, TCCTKT trong DN cũng phải đảm bảo sự thống nhất giữa các nội dung của công tác kế toán, đảm bảo sự thống nhất giữa các nội dung của công tác kế toán, đảm bảo sự thống nhất giữa đối tượng, phương pháp, hình thức tổ chức BMKT của DN.

Thứ tư, Nguyên tắc khả thi và hiệu quả

Hoàn thiện TCCTKT tại các DN xây dựng thuộc TCT Sông Đà cần được xem xét trên quan điểm khả thi và hiệu quả để đảm bảo được mục tiêu là góp phần hoàn thiện hệ thống kế toán Việt Nam, đáp ứng nhu cầu thông tin và yêu cầu quản lý, đặc điểm hoạt động SXKD của các DN có vốn Nhà nước. Nếu việc thiết kế và vận hành các quy định về TCCTKT một cách khoa học, bám sát các đặc điểm, yêu cầu, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của các cá nhân trong BMKT; đồng thời phù hợp với tình hình trang thiết bị cũng như việc áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật trong công tác quản lý của đơn vị thì nó sẽ phát huy hiệu quả, để thông tin kế toán cung cấp thông tin.

Ngược lại, nếu xây dựng các quy định TCCTKT một cách hình thức, không tính đến các điều kiện có thể thực hiện được ở tại DN thì các quy định đó sẽ không phát huy tác dụng, thậm chí còn tạo ra cơ chế chồng chéo làm giảm hiệu lực của việc TCCTKT.

Thứ năm, Nguyên tắc đáp ứng vận dụng công nghệ thông tin

Trong điều kiện ứng dụng CNTT, các DN cần phải cân nhắc đến sự phù hợp của việc lựa chọn phần mềm, đó là phần mềm đóng gói hay phần mềm đặt hàng: phần mềm có tính năng quản trị nguồn nhân lực DN (ERP) hay là phần mềm kế toán thông dụng. Nhà quản trị phải cân nhắc đến chi phí bỏ ra khi tổ chức ứng dụng phần mềm và dự tính những lợi ích trong tương lai là ngắn hạn hay dài hạn. Việc áp dụng CNTT vào TCCTKT sẽ giảm thiểu được nhiều lao động thủ công, tăng nhanh tốc độ xử lý dữ liệu, bảo đảm lưu trữ được gọn nhẹ, hiệu quả. Vì thế quá trình TCCTKT tại các DN phải tính đến yếu tố áp dụng CNTT nhằm đáp ứng các yêu cầu sau: Một là, Tính kiểm soát: dù là phần mềm đặt hàng hay phần mềm đóng gói, nhà quản trị phải cân nhắc yêu cầu nhà cung cấp phần mềm những thông tin được thu thập, xử lý, cung cấp phải được kiểm soát toàn diện của toàn bộ hệ thống kế toán theo sự phân quyền. Hai là, tính linh hoạt: Khi DN ứng dụng phần mềm phải cân nhắc được khả năng sử dụng và có thể dễ dàng cập nhật, nâng cấp cho tương thích với sự thay đổi ủa chính sách chế độ tài chính kế toán, sự thay đổi hoặc mở rộng ngành nghề kinh doanh, thay đổi hình thức sở hữu của doanh nghiệp.

3.3. Giải pháp hoàn thiện tổ chức công tác kế toán tại các doanh nghiệp xây dựng

Đề cương

Tài liệu liên quan