• Không có kết quả nào được tìm thấy

Thực trạng tổ chức thực hiện, vận dụng các chính sách kinh tế tài

Chương 2: THỰC TRẠNG TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẠI

2.2. Thực trạng tổ chức công tác kế toán tại các doanh nghiệp xây dựng

2.2.2. Thực trạng tổ chức thực hiện, vận dụng các chính sách kinh tế tài

2.2.2. Thực trạng tổ chức thực hiện, vận dụng các chính sách kinh tế tài chính và kế

Kết quả khảo sát cho thấy chính sách kế toán không nhất quán trong TCT, thiếu hướng dẫn, quy định nội bộ từ trên TCT Sông Đà đối với việc đánh giá sản phẩm dở, xác định chi phí sản xuất kinh doanh dở dang cuối kỳ, dẫn đến thực trạng một số DN thực hiện xác định chi phí SXKDDD chưa phù hợp, như trường hợp ấn định mức lãi cố định nêu trên mang tính chủ quan, thiếu cơ sở cả về lý luận và thực tế.

2.2.2.2. Thực trạng tổ chức thực hiện, vận dụng các chính sách kinh tế tài chính và kế toán hiện hành phục vụ lập BCTCHN

- Thống nhất kỳ kế toán và đồng tiền kế toán: Hiện nay CTM-TCT Sông Đà và gần như tất cả các CTC cấp 1 đã niêm yết hoặc đăng ký giao dịch trên TTCK TP Hồ Chí Minh, TTCK Hà Nội, do đó phải thực hiện rất nghiêm ngặt chế độ công bố thông tin tài chính. Hầu hết các CTC cấp 2 chưa niêm yết tại TTCK tập trung. Tuy vậy, kế toán các công ty thành viên đều không có sự khác biệt với kỳ kế toán và đồng tiền kế toán của công ty mẹ cũng như kỳ kế toán và đồng tiền kế toán hợp nhất. Niên độ kế toán của các công ty thuộc TCT Sông Đà bắt đầu từ 01/01 đến 31/12 hàng năm dương lịch; đơn vị tiền tệ sử dụng trong kế toán là Việt Nam Đồng. Các công ty thực hiện lập BCTC theo quý và năm, phù hợp với kỳ công bố thông tin hợp nhất của TCT Sông Đà, do vậy TCT Sông Đà không cần thực hiện sự điều chỉnh về kỳ kế toán và đồng tiền kế toán.

- Thống nhất chính sách kế toán: Các DN xây dựng thuộc TCT Sông Đà hoạt động trong cùng lĩnh vực và hầu hết đã chuyển đổi sang mô hình công ty cổ phần, do đó các chính sách kế toán được áp dụng tại CTM và các CTC không có sự khác biệt lớn.

+ Về chính sách kế toán chung: Các công ty thành viên đều áp dụng hệ thống kế toán Việt Nam và thực hiện chế độ kế toán doanh nghiệp hiện hành theo Thông tư số 200/2014/TT-BTC ngày 22/12/2014 và các thông tư hướng dẫn thực hiện chuẩn mực kế toán của Bộ Tài chính trong việc lập, trình bày BCTC riêng, BCTC tổng hợp, BCTCHN.

+ Một số chính sách kế toán cụ thể đối với khoản mục chủ yếu:

√ Chính sách kế toán đối với hàng tồn kho: Các nội dung thống nhất hoặc khác biệt trong chính sách kế toán hàng tồn kho của TCT Sông Đà và thành viên bao gồm nguyên tắc, phương pháp ghi nhận và hạch toán hàng tồn kho biểu hiện như sau:

Chi phí SXKD dở dang cuối kỳ từng CT/HMCT

=

Chi phí SXKD dở dang đầu kỳ

Chi phí SXKD phát sinh trong kỳ +

Giá trị sản lượng dở dang đầu kỳ

Giá trị sản lượng thực hiện trong kỳ +

X

Giá trị sản lượng dở dng

cuối kỳ từng CT/HMCT

• Hàng tồn kho được ghi nhận ban đầu theo giá gốc, sau ban đầu theo giá thấp hơn giữa giá gốc và giá trị thuần có thể thực hiện;

• Trị giá hàng tồn kho xuất kho, tồn cuối kỳ được xác định theo phương pháp bình quân gia quyền là phổ biến, trừ đối với CPSXKD dở dang. Riêng kế toán CTM-TCT Sông Đà, việc tính trị giá HTK được lựa chọn kỹ thuật tùy thuộc từng loại HTK cụ thể.

• Phương pháp hạch toán hàng tồn kho là kê khai thường xuyên

• Đối với chi phí sản xuất kinh doanh dở dang có những khác biệt nhất định trong cách đánh giá sản phẩm dở dang, mặc dù đối tượng tính đều chi tiết cho từng công trình, hạng mục công trình (Như trình bày tại Mục 2.2.3.1).

√ Chính sách kế toán đối với TSCĐ: Các thành viên TCT Sông Đà áp dụng chính sách kế toán thống nhất trong việc ghi nhận và hạch toán TSCĐ theo thông lệ chung quy định tại các chuẩn mực kế toán liên quan (VAS03- “Tài sản cố định hữu hình”, VAS04-

“Tài sản cố định vô hình”), cùng khấu hao TSCĐ theo phương pháp tuyến tính.

√ Chính sách kế toán đối với các khoản đầu tư: Các thành viên TCT Sông Đà áp dụng chính sách kế toán thống nhất đối với ghi nhận và hạch toán các khoản đầu tư theo thông lệ quy định tại các chuẩn mực kế toán liên quan. Khoản đầu tư vào công ty LKLD, trên BCTC riêng sử dụng phương pháp giá gốc, trên BCTCHN sử dụng phương pháp vốn chủ sở hữu để ghi nhận.

√ Chính sách kế toán đối với Vốn chủ sở hữu: Hầu hết các DN xây dựng thuộc TCT Sông Đà sau tái cơ cấu đều hoạt động theo mô hình công ty cổ phần có kết cấu Vốn chủ sở hữu tương tự nhau do đó việc thống nhất chính sách kế toán đối với Vốn chủ sở hữu giữa công ty mẹ và các công ty con là kết quả hiển nhiên, biểu hiện cụ thể:

• Chỉ tiêu “Vốn đầu tư của chủ sở hữu” được các thành viên ghi nhân tương đương vốn điều lệ (Vốn góp theo mệnh giá) và tách biệt với “Thặng dư vốn cổ phần”

trên BCĐKT.

• “Cổ phiếu quỹ” được các thành viên ghi nhận theo giá trị thực tế và trình bày trên Bảng cân đối kế toán là một khoản giảm Vốn chủ sở hữu (ghi âm)

• “Cổ tức phải trả” được phần lớn các thành viên ghi nhận là khoản phải trả trên Bảng cân đối kế toán sau khi có thông báo chia cổ tức.

√ Chính sách kế toán đối với Thu nhập/ Doanh thu, Chi phí: Doanh thu và thu nhập được các thành viên ghi nhận khi thỏa mãn các tiêu chuẩn quy định theo thông lệ chung tại các chuẩn mực kế toán liên quan (VAS14-“Doanh thu và thu nhập khác”…);

Chi phí được ghi nhận phù hợp với doanh thu và thu nhập; đảm bảo tuân thủ và vận dụng các nguyên tắc dồn tích, nguyên tắc thực hiện, nguyên tắc thận trọng, nguyên tắc trọng yếu…

Như vậy, chính sách kế toán giữa các công ty thành viên TCT Sông Đà về cơ bản không tồn tại những khác biệt lớn cần điều chỉnh cho mục đích hợp nhất BCTC, trừ nội dung liên quan phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang (xác định chi phí sản xuất kinh doanh dở dang). Thực tế, khi hợp nhất BCTC, TCT Sông Đà không thực hiện bất kỳ sự điều chỉnh nào về chính sách kế toán của các thành viên.

Đề cương

Tài liệu liên quan