• Không có kết quả nào được tìm thấy

Chương 2: THỰC TRẠNG TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẠI

2.3. Đánh giá thực trạng tổ chức công tác kế toán tại các doanh nghiệp

2.3.3. Nguyên nhân hạn chế

Một là, hệ thống các văn bản pháp lý của các DN xây dựng hoạt động theo mô hình CTM-CTC, lĩnh vực tài chính kế toán, về lĩnh vực thi công xây dựng còn có nhiều bất cập là nguyên nhân gây nên những khó khăn cho việc xây dựng quy trình hệ thống TCCTKT tại các DN. Khi xây dựng quy trình TCCTKT không chỉ chịu sự chi phối từ đặc điểm hoạt động SXKD và yêu cầu quản lý của DN mà còn chịu sự chi phối rất lớn bởi hệ thống các văn bản pháp lý hiện hành có liên quan đến hoạt động của DN.

Các văn bản pháp lý hiện đang trong quá trình hoàn thiện để phù hợp với điều kiện tái cơ cấu DN trong công tác kế toán nên thường xuyên được sửa đổi, bổ sung, ban hành mới. Vì vậy đòi hỏi các quy chế quản lý nội bộ tại các DN này cũng phải thường xuyên được rà soát, đối chiếu, sửa đổi, bổ sung. Hiện nay, chưa có văn bản pháp lý nào có tính hệ thống, đầy đủ và hoàn chỉnh hướng dẫn hạch toán những nghiệp vụ đặc thù của các DN xây dựng trong giai đoạn đã, đang và sau khi tái cơ cấu.

Các chuẩn mực kế toán Việt Nam nói cung, các chuẩn mực kế toán Việt Nam liên quan đến BCTCHN nói riêng, khi ban hành và công bố thường không được hướng dẫn kịp thời; nội dung thường khó hiểu; các văn bản hướng dẫn ra đời chậm hơn chuẩn mực và còn nhiều bất cập, chưa triệt dể, khiến người thi hành rất lúng túng. Trong khi đó, sự tiếp cận của họ với lý luận là có hạn, việc tập hấn cũng không được thực hiện chu đáo nên trong quá trình vận dụng không tránh khỏi những khó khăn. Điều này, gây khó khăn cho DN trong việc tổ chức vận dụng các nội dung về tổ chức thu nhận, xử lý, cung cấp thông tin kế toán,...

Hai là, Các dự án xây dựng dừng thi công do lệnh cách ly toàn xã hội dẫn đến tiến độ triển khai thi công tại các công trình dự án chậm, người lao động phải nghỉ, máy móc thiết bị chờ việc, tình hình thanh toán chậm do các chủ đầu tư gặp khó khăn dẫn dến hiệu quả SXKD của TCT Sông Đà và các DN xây dựng thành viên những năm gần đây suy giảm. Vì vậy, các DN này phải giảm các chi phí quản lý trong đó có chi phí để xây dựng và vận hành TCCTKT thích hợp (tổ chức BMKT). Quá trình tái cơ cấu nền kinh tế vẫn tiếp tục diễn ra và được đẩy mạnh từ năm 2016 đến nay với các

trọng tâm là hệ thống ngân hàng, giải quyết nợ xấu, cổ phần hóa các DNNN và nâng cao hiệu quả đầu tư công. Đây là nguyên nhân chính dẫn đến tại một số DN xây dựng thành vên bố trí cơ cấu phòng ban chức năng không đầy đủ, cán bộ chuyên môn kiêm nhiệm nhiều công việc, tại TCT chưa có bộ máy giúp việc HĐTV đủ mạnh. Đồng thời trong BMKT tại các DN thành viên hoạt động mô hình CTM - CTC, chưa có bộ phận chuyên lập BCTCHN nên việc nhận thức về tầm quan trọng của BCTCHN còn nhiều hạn chế nên việc huớng dẫn thực hiện và tiến hành kiểm tra. Nhu cầu sử dụng và phân tích thông tin trong BCTCHN của còn thấp, năng lực khai thác và sử dụng thông tin chưa cao.

2.3.3.2. Nguyên nhân chủ quan

Một là, sự thay đổi liên tục mô hình hoạt động của TCT gây ra những khó khăn về tổ chức, quản trị, điều hành. Trong một thời gian ngắn, từ năm 2010 đến nay mô hình hoạt động, quản lý của TCT đã nhiều lần thay đổi, từ mô hình TCT chuyển đổi thành Tập đoàn, sau đó lại trở về TCT; Đến nay thì trở thành CTCP. Mỗi lần thay đổi mô hình hoạt động, quản lý gây ra các xáo trộn về các công tác tổ chức hoạt động quản lý và công tác kế toán để cung cấp thông tin phục vụ yêu cầu quản lý còn hạn chế, chưa có kinh nghiệm cần thiết để tổ chức mô hình BMKT phù hợp với mục đích phục vụ cho lập và trình bày BCTCHN.

Hai là, việc định hướng, xây dựng và tổ chức thực hiện các quy chế quản lý, điều hành và các tiêu chuẩn, định mức áp dụng thống nhất trong toàn TCT còn mờ nhạt.

Trong những năm qua TCT tập trung vào vai trò là đầu mối tập hợp các nguồn lực, phối hợp giữa các DN thành viên trong TCT để thực hiện các dự án đầu tư hoặc nhận thầu các công trình có quy mô lớn (thủy điện, công trình ngầm…), hỗ trợ hoạt động tài chính, cũng như định hướng chiến lược SXKD trung và dài hạn, định hướng về tổ chức, cán bộ cho các DN thành viên, mà chưa quan tâm thỏa đáng trong việc xây dựng các quy chế quản lý thống nhất chung như: Quy chế phối hợp giữa CTM - CTC, giữa các DN thành viên với nhau; Quy chế báo cáo trao đổi thông tin;... Ngoài ra, CTM chưa ban hành được hệ thống các quy chế quản lý nội bộ mẫu có tính chất định hướng để các DN thành viên trong TCT tham khảo vận dụng.

Ba là, trình độ quản lý của các nhà quản lý và đội ngũ nguời làm kế toán còn hạn chế và chưa đầy đủ. Việc cung cấp thông tin của BCTCHN chưa được chú trọng nên chưa có sự đầu tư thoả đáng về nhân lực vật lực tài lực để nắm bắt những đổi mới và đặc biệt là vận dụng chuẩn mực kế toán trong công tác lập BCTCHN. Năng lực khai thác và sử dụng BCTCHN còn bất cập. Công tác phân tích BCTC phục vụ cho nhà

quản lý chưa được tổ chức phù hợp, chưa đúng quy định. Nhiều nhà quản lý còn hạn chế về khả năng đọc và phân tích BCTC. Việc phân tích chỉ được thực hiện vào cuối năm mà không được tổ chức thường xuyên, liên tục dẫn đến việc dự báo các hoạt động của DN không được chính xác.

Bốn là, nguyên nhân chủ yếu được xác định là do thiếu cơ sở dữ liệu nguồn về các giao dịch nội bộ trong việc hợp nhất BCTCHN. Cụ thể là:

- Tại các CTC, kế toán chưa thực hiện theo dõi các giao dịch nội bộ trên các sổ phụ phản ánh doanh thu nội bộ, hàng tồn kho xuất xứ nội bộ, giá vốn nội bộ, chi phí nội bộ… Cuối kỳ kế toán, các công ty con cấp 1 không phải hợp nhất BCTC chỉ chuyển về phòng kế toán công ty mẹ BCTC riêng, các CTC cấp 1 phải hợp nhất BCTC với CTC cấp 2 chỉ chuyển về CTM - TCT Sông Đà các BCTCHN. Do vậy, bộ phận kế toán CTM - TCT Sông Đà không có đủ căn cứ số liệu để tổng hợp toàn bộ các giao dịch nội bộ, không thực hiện được các bút toán điều chỉnh-loại trừ được hoàn toàn công nợ nội bộ, doanh thu nội bộ, giá vốn nội bộ, chi phí nội bộ, lãi/lỗ nội bộ chưa thực hiện.

- Tại CTM - TCT Sông Đà, các CTC cấp 1 phải hợp nhất BCTC với CTC cấp 2:

Bước đầu đã triển khai theo dõi và hạch toán một số giao dịch nội bộ phát sinh giữa CTM và các CTC, như mở sổ chi tiết theo dõi khoản đầu tư của CTM vào CTC, mở sổ phụ theo dõi doanh thu bán hàng/ cung cấp dịch vụ cho các công ty con và các đơn vị trực thuộc… Do vậy kế toán lập BCTCHN có thể thực hiện được việc loại trừ khoản đầu tư của CTM tại các CTC. Tuy nhiên, vì không theo dõi và tổng hợp được số liệu về giá vốn nội bộ cũng như về doanh thu bán hàng/ cung cấp dịch vụ giữa các công ty con với nhau nên kế toán vẫn không thể loại trừ hết được ảnh hưởng của các giao dịch nội bộ đối với doanh thu, giá vốn, chi phí, lãi/lỗ nội bộ.

Hiện nay tài liệu nguồn về giao dịch nội bộ TCT Sông Đà còn thiếu hụt nhiều do không thu thập được đầy đủ tại các công ty thành viên, nhất là với các CTC cấp 2 có CTM trực hệ phải lập BCTCHN. Lý do chính là kế toán các CTC còn lúng túng khi hạch toán chi tiết các giao dịch nội bộ TCT, nhiều nghiệp vụ phát sinh không có chứng từ ghi nhận, kế toán công ty mẹ chưa có sự chủ động sát sao trong việc hướng dẫn kế toán CTC nhận thức được ý nghĩa của thông tin giao dịch nội bộ đối với lập BCTCHN cũng như cách thức thu thập các thông tin cần thiết cho việc hợp nhất BCTC.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2

Trong chương này, Luận án đã tập trung vào việc trình bày, phân tích, đánh giá và tổng hợp các vấn đề thực tiễn tổ chức công tác kế toán nhằm phục vụ lập và trình bày BCTCHN tại các DN xây dựng thuộc TCT Sông Đà đặt trong bối cảnh tái cơ cấu DN theo các nội dung cơ bản sau:

Thứ nhất: Phân tích các đặc điểm và các nhân tố ảnh hưởng đến tổ chức công tác kế toán tại các doanh nghiệp xây dựng thuộc TCT Sông Đà trong bối cảnh tái cơ cấu;

Thứ hai: Phân tích, đánh giá và tổng hợp trên cơ sở nghiên cứu các quy định pháp lý kế toán tính đến thời điểm hiện tại của Việt Nam đối với các doanh nghiệp xây dựng. kết quả của nghiên cứu này là cơ sở cho việc đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện môi trường pháp lý kế toán áp dụng cho các doanh nghiệp xây dựng.

Thứ ba: Đánh giá những ưu điểm và những hạn chế về thực trạng tổ chức công tác kế toán tại các DN xây dựng thuộc TCT đặt trong bối cảnh tái cơ cấu. Kết quả của việc nghiên cứu nội dung này là cơ sở cho việc đề xuất các giải pháp hoàn thiện tổ chức công tác kế toán nhằm phục vụ lập và trình bày BCTCHN tại TCT và các DN xây dựng thành viên trong bối cảnh tái cơ cấu; Đề xuất với Nhà nước các giải pháp hoàn thiện hệ thống pháp lý kế toán áp dụng cho doanh nghiệp xây dựng trong giai đoạn cổ phần hóa và các điều kiện cho việc hoàn thiện.

Chương 3

HOÀN THIỆN TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẠI CÁC DOANH NGHIỆP XÂY DỰNG THUỘC TỔNG CÔNG TY SÔNG ĐÀ

3.1. Định hướng phát triển của Tổng công ty Sông Đà và hoàn thiện công tác tái

Đề cương

Tài liệu liên quan