• Không có kết quả nào được tìm thấy

Chương 2: THỰC TRẠNG TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẠI

2.3. Đánh giá thực trạng tổ chức công tác kế toán tại các doanh nghiệp

2.3.2. Hạn chế

2.3.2.1. Hạn chế tổ chức công tác kế toán tại các DN xây dựng thành viên Một là, Hạn chế trong việc tổ chức bộ máy kế toán

Một số DN thành viên, trước khi cổ phần hóa có thực hiện phân quyền trong công tác kế toán và quy định công việc của từng phần hành kế toán bằng văn bản. Sau khi cổ phần hóa để quản lý hiệu quả tại một số DN không thực hiện phân quyền trong công tác kế toán mà phân bố công việc đồng đều cho nhân viên kế toán. Như vậy, tại một số DN quy trình quản lý công tác kế toán chưa mang tính hệ thống. Việc xem xét, lựa chọn mô hình tổ chức bộ phận KTQT kết hợp với kế toán tài chính trên cùng một phần hành kế toán mà chưa có tổ chức phận bận KTQT riêng.

Tại TCT Sông Đà và các DN thành viên vẫn tổ chức BMKT dưới hình thức các Phòng/Ban tài chính kế toán, với bộ phận làm công tác tài chính đặt dưới sự quản lý, điều hành trực tiếp của kế toỏn trưởng. Cách thức tổ chức này có ưu điểm là bộ máy quản lý gọn nhẹ, có sự phối hợp về cung cấp thông tin giữa những nhân viên kế toán với nhân viên làm công tác tài chính, tuy nhiên lại có những hạn chế là làm gia tăng khối lượng công việc của phòng kế toán nói chung và kế toán trưởng nói riêng, hạn

chế tính chủ động, độc lập của bộ phận kế toán và tài chính. Ngoài ra khi tổ chức BMKT ở một số đơn vị trong TCT cũng chưa phù hợp với điều kiện đơn vị đó sử dụng phần mềm kế toán phục vụ công việc kế toán, còn bố trí nhiều nhân viên làm công việc ghi sổ, chưa bố trí nhân viên làm công việc kiểm tra, kiểm soát một cách độc lập.

Hiện nay, 100% DN xây dựng thuộc TCT Sông Đà tổ chức bộ máy KTQT kết hợp với bộ máy KTTC. Tuy nhiên sự phân công công việc trong BMKT còn chưa có sự rõ ràng giữa KTTC và KTQT nên việc cung cấp thông tin còn hạn chế. Phần lớn BMKT cung cấp thông tin vẫn tập trung vào KTTC. Các cán bộ, nhân viên kế toán xử lý số liệu từ nguồn thông tin ban đầu, vừa tổng hợp nên BCTC vừa sử dụng để tổng hợp lên các BCQT. Các báo cáo này có thể đã được thiết kế sẵn mẫu biểu trên phần mềm kế toán, cũng có mẫu biểu tự kế toán thiết kế để đáp ứng nhu cầu sử dụng thông tin của nhà quản trị DN. Việc thực hiện song song KTTC và KTQT dẫn đến các số liệu trên BCQT và kết quả phân tích không được chuyên môn hóa, chưa thể hiện được mức độ trung thực khách quan của số liệu của báo cáo, chưa đem lại hiệu quả cao.

Hai là, Hạn chế trong việc tổ chức thực hiện, vận dụng các chính sách kinh tế, tài chính và kế toán hiện hành

Việt Nam đang trong quá trình phát triển và hội nhập với kế toán quốc tế cùng với sự thay đổi từ việc tái cơ cấu DN, tuy nhiên khung pháp lý và luật pháp vẫn chưa được đổi mới tương xứng với tốc độ phát triển kinh tế và đang trong quá trình nỗ lực xây dựng và hoàn thiện. Do vậy, mọi thay đổi và diễn giải, hướng dẫn pháp luật hiện hành có thể dẫn đến những hậu quả không mong đợi và gây ra những ảnh hưởng bất lợi tới hoạt động SXKD của TCT Sông Đà và các DN xây dựng thành viên. Thêm vào đó, việc thi công các công trình dễ xảy ra việc xử lý các vi phạm trong quá trình thi công, các khiếu nại của khách hàng về sự cố của công trình,... là những rủi ro gây ảnh hưởng xấu đến quá trình hoạt động SXKD của DN.

Ba là, Hạn chế trong việc thu nhận thông tin kế toán

- Việc ghi chép các yếu tố, chỉ tiêu trên CTKT: Chưa đầy đủ, kịp thời, còn có nhiều hiện tượng nội dung NVKTTC phát sinh chưa được ghi chính xác, ghi chung chung và còn ghi tắt; Chính sách và thủ tục phê duyệt CTKT chỉ được ban hành cho một số nghiệp vụ đặc thù; Thông tin về giao dịch nội bộ không được thể hiện rõ trên chứng từ nên gây khó khăn cho công tác hợp nhất BCTC.

- Tổ chức luân chuyển chứng từ tuy đã được quy định nhưng chưa thực sự khoa học nên thông tin đề thực hiện các giao dịch đôi khi còn bị chậm trễ, xử lí thông tin còn bị chồng chéo giữa các bộ phận. Các nghiệp vụ phát sinh chủ yếu tại các đội xây dựng, xí nghiệp và các đơn vị phụ thuộc (BĐHDA, chi nhánh) về quy định hướng dẫn về công tác lập, kiểm tra CTKT cho các bộ phận này chưa được cụ thể, chi tiết.

- Công tác kiểm tra, xử lý chứng từ chưa được thực hiện thường xuyên. Do đó, có không ít chứng từ kế toán chưa lập theo đúng mẫu biểu quy định; có nhiều loại chứng từ viết tay, không đảm bảo tính pháp lý của chứng từ kế toán cũng như ghi sổ kế toán.

- Trình độ, kinh nghiệm của nhân viên kế toán trong công tác kế toán còn nhiều hạn chế nhưng lại kiêm nhiệm thêm nhiều công việc khác nên công tác về CTKT còn có nhiều sai sót. Việc tập hợp và luân chuyển CTKT đặc biệt là các CTKT do đối tác bên ngoài lập về phòng kế toán của công ty còn chậm do các đơn vị chưa ban hành các quy định cụ thể. Nhiều đơn vị chưa có quy định bằng văn bản phân cấp thẩm quyền ký duyệt CTKT, nên việc xác định trách nhiệm và quyền hạn của các cá nhân chưa rõ ràng.

- Trong điều kiện ứng dụng CNTT trong công tác kế toán, các DN chưa sử dụng nhiều chứng từ điện tử, điều này làm cho việc ứng dụng CNTT chưa phát huy được hiệu quả.

Bốn là, Hạn chế trong việc xử lý, hệ thống hóa thông tin kế toán

- Về tổ chức vận dụng hệ thống TKKT: Hệ thống TKTK được sử dụng tại các đơn vị về số lượng cấp TKKT chi tiết chưa được mở nhiều để theo dõi cho nhiều đối tượng kế toán. Từng DN thành viên đang sử dụng và tự xây dựng hệ thống TKKT được chi tiết hóa xuất phát từ đặc điểm của các nghiệp vụ kinh tế tài chính và yêu cầu quản lý, dẫn tới mỗi đơn vị có cách quản lý riêng về các nội dung chi tiết, chưa có sự định hướng một cách khoa học và thống nhất trong toàn TCT. Việc mở tài khoản và hạch toán các nghiệp vụ kinh tế tài chính có cùng bản chất trong hoàn cảnh tương tự giữa các DN thành viên trong TCT chưa có sự thống nhất làm ảnh hưởng tới thông tin kế toán cung cấp, gây khó khăn cho kế toán trong việc hợp nhất BCTC.

- Về tổ chức vận dụng hình thức kế toán và sổ kế toán: Việc thiết kế các SKT chi tiết thì thực hiện chưa đầy đủ và đồng bộ cả về mẫu sổ và các chỉ tiêu phản ánh trên sổ. Các DN này không thực hiện in SKT hàng tháng mà in sổ kế toán theo năm nên có thể mất số liệu nếu phần mềm kế toán của đơn vị gặp sự cố, hoặc số liệu bị người sử dụng tự ý sửa đổi, bổ sung, điều chỉnh.

Năm là, Hạn chế trong việc cung cấp thông tin kế toán + Trong khâu tổ chức lập BCTC

Các thủ tục thực hiện trước khi lập BCTC như: Kiểm kê, đối chiếu công nợ; trích lập các khoản dự phòng;... chưa được các đơn vị thực hiện nghiêm túc theo quy định hiện hành làm ảnh hưởng đến chất lượng thông tin kế toán cung cấp.

+ Trong khâu tổ chức lập BCQT: Hệ thống BCQT chưa được thiết kế đầy đủ, phù hợp với các yêu cầu quản lý đặc thù của lĩnh vực thi công xây dựng. Hầu hết các

DN xây dựng thành viên chưa lập đầy đủ hệ thống các báo cáo định hướng hoạt động SXKD và báo cáo phân tích biến động giữa định hướng và thực tế phát sinh. BCQT chưa được quan tâm chú trọng, chưa đi sâu vào quản trị cho từng phần hành kế toán.

Các đơn vị được khảo sát chưa lập dự toán tiền. Do đó các đơn vị thành viên, TCT đều bị động trong việc thanh toán, nhiều khi phải vay với lãi suất cao ảnh hưởng đến doanh thu, lợi nhuận của đơn vị. Mặt khác các đơn vị đã lập dự toán tiền thì việc lập kế hoạch còn chưa hợp lý, chủ yếu dựa vào kinh nghiệm. Khi lập dự toán dòng tiền các đơn vị thường không chú ý các khoản tiền phát sinh từ dự án mới. Bởi đặc thù của ngành là các công việc được thực hiện gối nhau qua nhiều kỳ, cùng một lúc có thể triển khai nhiều dự án với tiến độ và biện pháp thi công khác nhau nên dòng tiền phát sinh trực tiếp từ dự án mới, mà khoản tiền này khi lập dự toán dòng tiền công ty thường không chú ý nên làm giảm khả năng thanh toán của đơn vị.

+ Về tổ chức phân tích thông tin kế toán: Tại các DN xây dựng hiện nay chưa có bộ phận phân tích BCTC chuyên trách mà do phòng Tài chính - Kế toán kiêm nhiệm (hầu hết các DN, trưởng, phó phòng tài chính kế toán là người thực hiện phân tích thông tin kế toán chịu trách nhiệm), do đó công tác này thực sự chưa hiệu quả. Số lượng cán bộ phân tích kiêm nhiệm nên chưa nhận thức hết khối lượng công việc của công tác phân tích BCTC. Mặt khác công tác phân tích BCTC chủ yếu được thực hiện theo yêu cầu vay vốn từ ngân hàng, tổ chức tín dụng hoặc khi có yêu cầu (19,23% DN) cung cấp thông tin cho HĐQT, BGĐ để đánh giá hay tổng kết hoạt động SXKD, quyết định đầu tư liên doanh, liên kết mà chưa chú trọng đến công tác phân tích BCTCHN phục vụ cho các quyết định quản trị DN.

Phương pháp phân tích được sử dụng bao gồm phương pháp so sánh (100% số DN trả lời) và phương pháp phân tích tỷ lệ (28,85%). Các phương pháp phân tích khác: phương pháp cân đối, phương pháp thay thế liên hoàn, phương pháp số chênh lệch… chưa được sử dụng trong công tác phân tích. Điều này làm hạn chế mức độ chi tiết và cụ thể của thông tin phân tích cung cấp cho nhà quản trị.

Sáu là, Hạn chế trong việc công tác kiểm tra kế toán

- Các DN xây dựng thành viên thường thực hiện công tác kiểm tra kế toán vào cuối quý, cuối năm trước khi lập BCTC nên khó phát hiện kịp thời những sai sót của việc ghi chép, hạch toán ban đầu, dẫn đến vào thời điểm cuối quý, cuối năm phát sinh nhiều bút toán điều chỉnh.

- Việc thực hiện kiểm tra chỉ giao cho một hoặc một số người khiến công tác kiểm tra kế toán thường chỉ giao cho một hoặc một số người khiến công tác kiểm tra kế toán thực hiện chưa được toàn diện, chỉ mang tính hình thức và còn nhiều sai sót.

- Hệ thống kiểm soát nội bộ tại TCT và một số DN không được quan tâm, chú trọng, sự trao đổi thông tin giữa các bộ phận còn thiếu trách nhiệm. Quy trình hoạt động bằng văn bản chưa rõ ràng.

2.3.2.2. Những hạn chế trong tổ chức công tác kế toán phục vụ hợp nhất BCTC Một là, Hạn chế trong việc tổ chức bộ máy kế toán

Sau tái cơ cấu, TCT Sông Đà và các thành viên trở thành nhóm công ty, không còn là pháp nhân, không tổ chức BMKT chung cho toàn bộ nhóm. Trách nhiệm hợp nhất BCTC thuộc về CTM. Một số CTC cấp 1 đầu tư vào CTC cấp 2 đồng thời gồm nhiều đơn vị trực thuộc trong cơ cấu tổ chức hoạt động kinh doanh, do đó ở phòng kế toán những công ty này vừa phải thực hiện lập BCTC tổng hợp, vừa phải lập BCTCHN khiến cho khối lượng công việc của kế toán trở nên khá cồng kềnh, nếu không có sự phân công chuyên môn hóa tốt sẽ dễ dẫn đến chậm nộp và công bố thông tin. Tổ chức nhân sự cho việc hợp nhất không xảy ra chuyên môn hóa.

Hai là, Hạn chế trong việc tổ chức thực hiện, vận dụng các chính sách kinh tế, tài chính và kế toán hiện hành phục vụ lập BCTCHN

Việc đánh giá sản phẩm dở, xác định chi phí SXKD dở dang cuối kỳ của các DN thành viên có sự khác nhau, không nhất quán trong toàn TCT, thiếu hướng dẫn, quy định nội bộ từ trên TCT đối với việc đánh giá sản phẩm dở, xác định chi phí SXKDDD cuối kỳ, dẫn đến thực trạng một số DN thực hiện xác định chi phí SXKDDD chưa phù hợp, như trường hợp ấn định mức lãi cố định nêu trên mang tính chủ quan, thiếu cơ sở cả về lý luận và thực tế gây khó khăn trong việc hợp nhất BCTC tại CTM - TCT Sông Đà.

Ba là, Hạn chế trong việc tổ chức thu nhận và luân chuyển tài liệu giao dịch nội bộ để phục vụ hợp nhất BCTC

Trên phương diện toàn TCT, tuy có xây dựng chủ trương về mô hình tổ chức thu thập luân chuyển tài liệu nội bộ phục vụ hợp nhất BCTC nhưng chưa được quán triệt và hướng dẫn cụ thể nên các công ty con chưa nhận thức rõ ràng về vai trò của hạch toán chi tiết giao dịch nội bộ để cung cấp đến kế toán công ty mẹ phục vụ lập BCTCHN toàn TCT. Khó khăn lớn nhất và cũng là hạn chế chủ yếu trong quá trình lập BCTCHN của TCTC Sông Đà là việc loại trừ ảnh hưởng của các giao dịch nội bộ đối với các khoản công nợ, doanh thu, giá vốn hàng bán, lãi/lỗ nội bộ chưa thực hiện.

Bốn là, Hạn chế trong việc tổ chức xử lý, hệ thống hóa thông tin để lập BCTCHN Cách tổ chức các tài khoản chi tiết phản ánh phải thu- phải trả khác ở các CTC chưa mang tính hệ thống, còn xảy ra thực trạng các chỉ tiêu cùng bản chất nhưng phản

ánh rải rác ở nhiều tài khoản khác nhau, hoặc ngược lại thiếu sự nhất quán trong cách phân loại giữa các thành viên, dẫn đến việc tổng hợp dữ liệu giao dịch nội bộ gặp nhiều cản trở, thậm chí không thực hiện được.

TCT Sông Đà đã ban hành Sổ tay hợp nhất cùng các biểu mẫu phục vụ hợp nhất như bảng kê giao dịch nội bộ, bảng tổng hợp giao dịch nội bộ, nhưng thực tế chưa áp dụng một cách triệt để tại từng thành viên.

Năm là, Hạn chế trong việc lập BCTCHN

TCT Sông Đà tuy có xây dựng chủ trương về mô hình tổ chức thu thập luân chuyển tài liệu nội bộ phục vụ hợp nhất BCTC nhưng chưa được quán triệt và hướng dẫn cụ thể nên các CTC chưa nhận thức rõ ràng về vai trò của hạch toán chi tiết giao dịch nội bộ để cung cấp đến kế toán CTM phục vụ lập BCTCHN toàn TCT. Cụ thể;

+ Về lập BCĐKTHN và báo cáo kết quả HĐKD hợp nhất

Về điều chỉnh các giao dịch nội bộ: Khi lập BCTCHN, kế toán CTM chỉ loại trừ khoản lãi, lỗ nội bộ chưa thực hiện từ những giao dịch trong kì, còn những lãi lỗ nội bộ phát sinh từ những giao dịch liên quan đến lợi nhuận sau thuế chưa phân phối đầu kỳ do ảnh hưởng của lợi nhuận chưa thực hiện trong giá trị hàng tồn kho đầu kỳ khi bán hàng ở kỳ sau chưa được xử lý theo quy định, không tính đến những ảnh hưởng của việc loại trừ lãi chưa thực hiện trong giao dịch CTC bán hàng hóa cho CTM, không thực hiện điều chỉnh đầy đủ chi phí khấu hao và hao mòn lũy kế do ảnh hưởng của lãi, lỗ chưa thực hiện trong giao dịch bán TSCĐ cũng như ảnh hưởng của việc loại trừ lợi nhuận chưa thực hiện đến lợi ích cổ đông không kiểm soát, xử lí các khoản dự phòng phát sinh từ các giao dịch nội bộ TCT khi lập BCTCHN. Chính vì thế, các đơn vị đều chưa thể xác định và theo dõi các khoản thuế thu nhập DN liên quan đến quá trình hợp nhất.

CTM - TCT Sông Đà đang gặp khó khăn trong việc loại trừ giao dịch nội bộ giữa các CTC với nhau do không được cung cấp đủ các dữ liệu chi tiết từ các CTC, thuyết minh BCTC của các CTC không trình bày đầy đủ và cụ thể các giao dịch với bên liên quan về công nợ, giao dịch mua-bán, giao dịch nội bộ về TSCĐ.

+ Về lập BCLCTTHN: Do tổ chức SKT chi tiết về dòng tiền chưa khoa học nên việc loại trừ các dòng tiền khi hợp nhất BCLCTT chưa đầy đủ, Bên cạnh đó việc tổ chức lập BCLCTT của riêng từng DN chưa tốt, kế toán còn có sự lẫn lộn giữa các dòng tiền với nhau, những giao dịch làm phát sinh các dòng tiềm ẩn không phải kế toán ở DN nào cũng nhận dạng được và phản ánh được đầy đủ vào báo cáo. Hệ quả là

Đề cương

Tài liệu liên quan