• Không có kết quả nào được tìm thấy

Tổ chức thực hiện, vận dụng các chính sách kinh tế tài chính và kế

Chương 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN

1.3. Nội dung tổ chức công tác kế toán trong doanh nghiệp xây dựng hoạt

1.3.2. Tổ chức thực hiện, vận dụng các chính sách kinh tế tài chính và kế

1.3.2. Tổ chức thực hiện, vận dụng các chính sách kinh tế tài chính và kế toán

♦ Đối với TSCĐ: Tuân thủ và vận dụng các nguyên tắc giá gốc, phù hợp, khách quan, nhất quán và công khai; các chuẩn mực kế toán quy định về TSCĐ với nội dung:

• Ghi nhận ban đầu TSCĐ

• Ghi nhận sau ban đầu TSCĐ

• Hạch toán chi phí phát sinh sau ghi nhận ban đầu

• Lựa chọn phương pháp khấu hao

• Trình bày BCTC các khoản mục TSCĐ

♦ Đối với các khoản đầu tư: Tuân thủ và vận dụng các nguyên tắc giá gốc, thận trọng, phù hợp, khách quan, nhất quán và công khai; các chuẩn mực kế toán quy định về đầu tư đối với các nội dung:

• Ghi nhận ban đầu các khoản đầu tư

• Lựa chọn phương pháp giá gốc hay phương pháp vốn chủ sở hữu đối với ghi nhận sau ban đầu các khoản đầu tư

• Trình bày BCTC các khoản mục đầu tư

♦ Đối với thu nhập/ doanh thu: Tuân thủ và vận dụng các nguyên tắc dồn tích, thận trọng, phù hợp, khách quan, nhất quán và công khai; các chuẩn mực kế toán quy định về thu nhập và doanh thu đối với các nội dung:

• Điều kiện ghi nhận thu nhập/ doanh thu

• Thời điểm ghi nhận thu nhập/ doanh thu

• Quy mô ghi nhận thu nhập/ doanh thu

• Trình bày BCTC các khoản mục thu nhập/ doanh thu

♦ Đối với chi phí: Tuân thủ và vận dụng các nguyên tắc dồn tích, thận trọng, phù hợp, khách quan, nhất quán và công khai; các chuẩn mực kế toán quy định về chi phí đối với các nội dung:

• Điều kiện ghi nhận chi phí

• Thời điểm ghi nhận chi phí

• Quy mô ghi nhận chi phí

• Lựa chọn các kỹ thuật phân bổ chi phí phù hợp

• Trình bày BCTC các khoản mục chi phí

Thứ ba, Tổ chức nguồn dữ liệu cơ sở cho việc tính giá.

1.3.2.2. Thực trạng tổ chức thực hiện, vận dụng các chính sách kinh tế tài chính và kế toán hiện hành phục vụ lập BCTCHN

Mặc dù BCTCHN không có tính pháp lý về các nghĩa vụ tài chính của toàn bộ nhóm công ty, nhưng có tính pháp lý về nghĩa vụ lập và trình bày nếu nghĩa vụ này được thể chế hóa ở từng quốc gia. Do vậy, trong quá trình tổ chức lập và trình bày BCTCHN, các công ty thành viên có nghĩa vụ tuân thủ và vận dụng các thông lệ kế toán đó vào điều kiện cụ thể của TĐKT/TCT.

v Những nguyên tắc cơ bản lập và trình bày BCTC

Các thành viên của một TĐKT/ TCT tổ chức theo mô hình CTM-CTC có thể vận dụng và lựa chọn các chính sách kế toán khác nhau để xử lý thông tin kế toán, nhưng khi cung cấp thông tin hợp nhất phải đảm bảo nhất quán các chính sách kế toán cho các giao dịch và sự kiện cùng bản chất trong hoàn cảnh tương tự.

Để đảm bảo tính thống nhất trong quản lý và phù hợp với các thông lệ chung, khi lập và trình bày BCTC cần phải tuân thủ những nguyên tắc cơ bản sau:

Hoạt động liên tục: Khi lập và trình bày BCTC cần phải đánh giá khả năng hoạt động liên tục của đơn vị. Các BCTC phải được lập trên cơ sở DN đang hoạt động liên tục trừ khi đơn vị có ý định cũng như buộc phải ngừng hoạt động hoặc thu hẹp đáng kể quy mô của mình. Trong quá trình đánh giá, những người có trách nhiệm lập BCTC biết được có những điều không chắc chắn liên quan đến các sự kiện hoặc điều kiện ảnh hưởng đến khả năng hoạt động liên tục của đơn vị nhưng việc áp dụng nguyên tắc phù hợp vẫn còn phù hợp thì những điều không chắc chắn đó cần được nêu rõ.

Cơ sở dồn tích: BCTC được lập theo cơ sở kế toán dồn tích, ngoại trừ các thông tin liên quan đến lưu chuyển tiền. Theo cơ sở kế toán dồn tích, các giao dịch và sự kiện được ghi nhận vào thời điểm phát sinh, không căn cứ vào thời điểm thực thu, thực chi và được ghi nhận vào sổ kế toán và BCTC của các kỳ kế toán liên quan.

Nhất quán: Việc trình bày và phân loại các khoản mục trong BCTC phải nhất quán các niên độ kế toán với nhau. Nếu có sự thay đổi thì phải giải trình rõ lý do ảnh hưởng của sự thay đổi đó trong thuyết minh BCTC nhằm đảm bảo khả năng so sánh.

Trọng yếu và tập hợp: Từng khoản mục trọng yếu phải được trình bày riêng biệt trong BCTC. Các khoản mục không trọng yếu thì không phải trình bày riêng rẽ mà phải được tập hợp vào những khoản mục có cùng tính chất hoặc chức năng.

Bù trừ: Khi lập và trình bày BCTC thì các khoản mục tài sản và công nợ; các khoản mục thu nhập và chi phí không được bù trừ với nhau. Trong trường hợp được bù trừ thì phải dựa trên cơ sở nguyên tắc trọng yếu và tập hợp, đơn vị phải xem xét đến sự cần thiết diễn giải phần giá trị gộp tại thuyết minh BCTC.

v Các văn bản pháp lý về kế toán có liên quan đến BCTC và BCTCHN phải được kế toán CTM cập nhật và áp dụng, đồng thời hướng dẫn đến kế toán của các CTC, bởi vì tuy kế toán CTC không có trách nhiệm lập BCTCHN nhưng có nghĩa vụ liên quan đến các tài liệu giao dịch nội bộ và cung cấp BCTC riêng cùng các dữ liệu giao dịch nội bộ cho CTM. Các quy định pháp lý kế toán hiện hành của Việt Nam có liên quan đến việc lập và trình bày BCTCHN của các DN hoạt động theo mô hình CTM-CTC gồm:

• Luật Kế toán; VAS01-“Chuẩn mực chung”;

• VAS07-“ Kế toán các khoản đầu tư vào công ty liên kết”;

• VAS08-“Thông tin tài chính về các khoản góp vốn liên doanh”;

• VAS11-“Hợp nhất kinh doanh”; VAS21-“Trình bày báo cáo tài chính”;

• VAS25-“BCTCHN và kế toán các khoản đầu tư vào CTC”;

• VAS 30-“Lãi trên cổ phiếu”;

• Thông tư 200/2014/TT-BTC- “Hướng dẫn chế độ kế toán doanh nghiệp”;

• TT202/2014/TT-BTC- “Hướng dẫn phương pháp lập và trình bày BCTCHN”…

Đề cương

Tài liệu liên quan