• Không có kết quả nào được tìm thấy

DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC Ở VIỆT NAM ĐÃ THỰC HIỆN VAI TRÒ NHƯ THẾ NÀO?

CẢI CÁCH DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC NHÌN TỪ VAI TRÒ CỦA DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC ĐỂ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG TRONG ĐIỀU KIỆN TOÀN CẦU HÓA

2. DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC Ở VIỆT NAM ĐÃ THỰC HIỆN VAI TRÒ NHƯ THẾ NÀO?

Một câu hỏi đặt ra là DNNN trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hướng đến phát triển toàn diện, bền vững như ở Việt Nam đã và đang thực hiện vai trò trên như thế nào? Có thể xem xét thực trạng thực hiện vai trò như sau:

Thứ nhất, DNNN vẫn tiếp tục đóng góp vào tăng trưởng kinh tế. Kể từ khi có Luật Doanh nghiệp chung được ban hành mở đầu cho giai đoạn phát triển doanh nghiệp, với quá trình tái cấu trúc DNNN diễn ra trong thời gian qua, DNNN đang ngày càng đổi mới, mặc dù đang có xu hướng giảm về số lượng nhưng nhìn chung khu vực DNNN vẫn đóng góp đáng kể vào GDP so với các thành phần kinh tế khác. Giai đoạn 2011 - 2016, khu vực DNNN đóng góp cho tăng trưởng trong cả giai đoạn đạt 29% GDP, đồng thời duy trì tỷ trọng đầu tư ở mức 12,37% GDP1*. GDP theo giá thực tế của khu vực DNNN đã tăng lên với mức tăng trung bình từ 2005 đến 2016 là 5,42%.

Bảng 1 - Tỷ trọng GDP theo Thành phần kinh tế

Đơn vị tính: %

THÀNH PHẦN 2018 2017 2016 2015 2014 2013 2012 2011

Kinh tế Nhà nước 27,67 28,63 28,81 28,69 28,73 29,01 29,39 29,01 Kinh tế ngoài Nhà nước 42,08 41,74 42,56 43,22 43,33 43,52 44,62 43,87 Khu vực có vốn đầu tư nước

ngoài 20,28 19,63 18,59 18,07 17,89 17,36 16,04 15,66

Nguồn: Tổng hợp từ Niên giám thống kê từ 2012-2018 Cơ cấu đầu tư của DNNN trong tổng đầu tư toàn xã hội mặc dù có sự dịch chuyển dần sang KTTN, giảm xuống còn 33,3% năm 2018, nhưng xét cả về giá trị và tỷ trọng DNNN chỉ đứng sau khu vực KTTN tính trong các thành phần kinh tế.

Thứ hai, các DNNN tiếp tục đóng góp tích cực cho NSNN. Các DNNN mặc dù chiếm tỷ lệ rất nhỏ về số lượng trong khu vực doanh nghiệp (khoảng 0,67%), nhưng DNNN vẫn là nguồn thu lớn cho NSNN, mặc dù cơ cấu đóng góp vào NSNN của DNNN từ 2015 có xu hướng ngày càng giảm và khu vực KTTN ngày càng tăng do tác động từ đổi mới, sắp xếp lại khu vực DNNN và sự thay đổi trong tính toán nguồn thu vào NSNN2**. Điều này là tất yếu cho một nền kinh tế thị trường nhưng với khoảng cách không quá chênh lệch cho thấy DNNN vẫn đóng một vai trò quan trọng trong tạo nguồn thu để phát triển kinh tế đất nước, vai trò này vẫn sẽ tiếp tục trong một giai đoạn nữa, cho đến khi khu vực kinh tế tư nhân có đủ khả năng, đủ năng lực thực hiện được vai trò là động lực kinh tế của đất nước.

1 Tài chính Việt Nam 2015, NXB Tài chính 2016, Hà Nội

2 Đã loại trừ các khoản thu từ cổ tức, lợi nhuận còn lại của DNNN, tiền bán cổ phần sở hữu Nhà nước tại doanh nghiệp kể từ 2015.

Bảng 2 - Cơ cấu thu NSNN theo thành phần kinh tế

KHU VỰC 2018 2017 2016 2015 2014 2013 2012 2011

theo tỷ trọng (%)

Thu từ khu vực doanh nghiệp

nhà nước 10,74 11,45 13,52 15,67 21,43 23,01 19,43 17,51

Thu từ khu vực doanh nghiệp

có vốn ĐTNN 13,08 13,31 14,40 13,81 14,11 13,54 11,23 10,68

Thu từ khu vực công thương

nghiệp - NQD 14,72 13,99 13,88 12,70 12,78 12,83 12,53 11,71 Nguồn: Niên giám thống kê 2012-2018 Vai trò chính trị của DNNN trong thời gian qua có nhiều thay đổi phù hợp với sự thay đổi dần từng bước của thể chế chính trị, chủ trương, đường lối phát triển kinh tế - xã hội của Đảng và Nhà nước đề ra. Nếu trong thời kỳ kế hoạch hóa tập trung, các DNNN được thành lập ở hầu hết các ngành, nắm quyền chi phối trên mọi lĩnh vực, đóng vai trò quyết định sự phát triển của quốc gia; thì đến giai đoạn nước ta bước sang thực hiện nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, các DNNN đã phải tiến hành cải cách, thu hẹp lĩnh vực hoạt động, nhường chỗ cho các khu vực doanh nghiệp khác có đủ khả năng tham gia để thực hiện. DNNN sẽ chỉ tập trung vào những ngành, lĩnh vực mà các khu vực doanh nghiệp khác không có khả năng tham gia hoặc không muốn tham gia, những ngành lĩnh vực liên quan đến an ninh, an toàn của quốc gia và thực hiện những mục tiêu kinh tế khác. Với quan điểm rõ ràng như vậy của Đảng và Nhà nước, DNNN trong thời gian qua vừa thực hiện các mục tiêu chính trị của Nhà nước thông qua hoạt động kinh tế, vừa thực hiện tiến trình cải cách, sắp xếp lại DNNN qua nhiều giai đoạn.

Cải cách DNNN trong thời gian qua đã góp phần tạo ra “sân chơi” cho khu vực kinh tế tư nhân và FDI. Đối với các ngành, lĩnh vực hoạt động kinh doanh, số lượng các DNNN thực hiện cổ phần hóa đã giảm đáng kể, từ chỗ cả nước có hơn 12.000 doanh nghiệp 100% vốn nhà nước (1990), đến năm 2001 giảm xuống còn 5.655 doanh nghiệp, đến năm 2011 còn 1.309 doanh nghiệp và đến tháng cuối năm 2018 chỉ còn 505 doanh nghiệp 100% vốn nhà nước. So với năm 2001, tổng số DNNN giảm tới 91%.

DNNN trong thời gian qua vẫn là công cụ để điều tiết nền kinh tế, bảo đảm thực hiện có hiệu quả các chính sách ổn định vĩ mô, kiềm chế lạm phát, tạo nguồn thu cho NSNN, đóng góp quan trọng cho phát triển kinh tế xã hội và chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thực hiện nhiệm vụ quốc phòng, an ninh và chính sách an sinh xã hội.

Các DNNN hoạt động chủ yếu trong những lĩnh vực mà doanh nghiệp tư nhân không làm được, hoặc đóng vai trò dẫn dắt, khai phá những lĩnh vực quan trọng đối với nền kinh tế như điện lực, năng lượng, an ninh, quốc phòng, cảng biển, sân bay… Đồng thời, các DNNN cũng có các hoạt động cung ứng sản phẩm, dịch vụ công ích nhưng vẫn đảm bảo tuân thủ nguyên tắc thị trường, bình đẳng với các thành phần kinh tế khác.

Đối với vai trò xã hội, DNNN đóng góp vào việc thực hiện các hoạt động văn hóa, đảm bảo an sinh xã hội và góp phần cải thiện đời sống nhân dân, đơn cử như đóng góp của các DNNN theo

Nghị quyết số 30a/2008/NQ-CP về Chương trình giảm nghèo nhanh và bền vững đối với 61 huyện nghèo (Nghị quyết 30a). Theo đó, kết quả thực hiện trong thời gian qua được đánh giá là đi vào cuộc sống và đạt kết quả tích cực trên nhiều phương diện. Sự hỗ trợ từ phía các DNNN trong 6 năm kể từ khi Nghị quyết có hiệu lực là 3.138 tỷ đồng trong tổng nguồn lực được huy động khoảng trên 20 nghìn tỷ đồng.

Hoạt động cộng đồng được các DNNN triển khai tập trung vào xây dựng nhà tình nghĩa, đóng góp vào các Quỹ khuyến học, hỗ trợ đồng bào gặp thiên tai, xây dựng trường học, hỗ trợ xóa nhà tạm, hỗ trợ thiết bị y tế, thiết bị giáo dục và đầu tư cơ sở hạ tầng,… Theo đó, trong giai đoạn 2011 - 2015, các DNNN đã có những đóng góp trực tiếp và gián tiếp vào hoạt động này, góp phần tạo việc làm cho trên 7,8 triệu người, tỷ lệ thất nghiệp giảm dưới 4%, Tỷ lệ hộ nghèo giảm khoảng 2%/năm (các huyện nghèo giảm trên 4%/năm), đến cuối năm 2015 còn dưới 4,5%. Số người tham gia BHXH tăng từ 9,7 triệu người năm 2011 lên 12 triệu năm 2015. Mặc dù xét về cơ cấu, khu vực DNNN chiếm tỷ trọng nhỏ nhất trong 3 khu vực và ngày càng giảm dần, nhưng nếu so sánh với số lượng DNNN ngày càng thu hẹp sau tiến trình cổ phần hóa, trong khi thu nhập bình quân của người lao động và hiệu suất sử dụng lao động của DNNN cao nhất trong ba khu vực doanh nghiệp thì có thể đánh giá các DNNN vẫn đóng góp nhiều trong việc giải quyết vấn đề lao động.

Bảng 3 - Tỷ trọng lao động làm việc trong các khu vực doanh nghiệp

Đơn vị tính: %

KHU VỰC 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017

Doanh nghiệp Nhà nước 15,27 14,35 12,67 12,05 10,67 9,18 8,28 Doanh nghiệp ngoài Nhà nước 61,33 60,97 59,27 59,32 59,99 61,17 60,65 Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước

ngoài 23,40 24,54 26,38 28,63 29,34 29,65 31,07

Nguồn: Tổng hợp từ Niên giám thống kê từ 2012-2018 Đối với việc đảm nhận thị trường hàng hóa công cộng, đặc biệt trong cung ứng dịch vụ sự nghiệp công và cung ứng dịch vụ công cộng, DNNN thay mặt cho kinh tế Nhà nước thực hiện các nhiệm vụ đảm bảo giữ vững ổn định đời sống người dân thông qua cung cấp các dịch vụ trong lĩnh vực giáo dục đào tạo, y tế, các dịch vụ cung cấp nước sạch, đảm bảo điện sinh hoạt*, giao thông công cộng và xử lý rác thải, nước thải,… Đồng thời, DNNN tham gia điều tiết về giá các mặt hàng nguyên liệu đầu vào sản xuất quan trọng cho các ngành sản xuất trong nước như giá điện, giá xăng dầu. So với nhiều nước trong khu vực, giá điện Việt Nam luôn thấp hơn (giá bán lẻ điện hiện nay của Việt Nam là 1.864,44 đồng/kWh, tương đương 8,1 cent/kWh theo Quyết định số 648/

QĐ-BTC của Bộ Công Thương từ tháng 3/2019), Trung Quốc là 10,04 cent/kWh, Thái Lan 11,81 cent/kWh...

3 Để giữ ổn định mặt bằng giá đầu vào cho các ngành sản xuất, trong nhiều năm qua, mặc dù thị trường có nhiều biến động, nhưng giá điện nhìn chung được giữ ổn định ở mức thấp. So với nhiều nước trong khu vực, giá điện Việt Nam thấp hơn. Cụ thể, giá bán lẻ điện hiện nay của Việt Nam là 1.622 đồng/kWh, tương đương 7,31 cent/kWh. Trong khi đó, Trung Quốc là 10,04 cent/kWh, Thái Lan 11,81 cent/kWh...

Đề cương

Tài liệu liên quan